Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vận dụng nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.14 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------Chủ đề số:
7

BÀI LUẬN HẾT MÔN
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin

ĐỀ BÀI SỐ 7: “Vận dụng nội dung quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.

SINH VIÊN: Bùi Phương Anh
LỚP: 4222 NHÓM: 4
MSSV: 422229

1


MỤC LỤC
TRANG
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
ĐỀ BÀI SỐ 7: “Vận dụng nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt
Nam hiện nay”...........................................................................................................1
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền kinh tế
ở Việt Nam hiện nay..................................................................................................2


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
LLSX Lực lượng sản xuất
QHSX Quan hệ sản xuất

1


MỞ ĐẦU
Muốn giúp cho đất nước được hưng thịnh, cho đồng bào được ấm no thì
trước tiên chúng ta phải đặt mối quan tâm hàng đầu là phát triển kinh tế. Trong
công cuộc làm giàu cho đất nước, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp
phần vào thành công đó. Nhận thức được tầm quan trọng như thế, sau đây bài tiểu
luận xin được trình bày về chủ đề: “Vận dụng nội dung quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền
kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

1. Khái niệm “lực lượng sản xuất”, “quan hệ sản xuất”:
1.1. Lực lượng sản xuất:

Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình
sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất
làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn
làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của
con người và xã hội.

Lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri
thức...) và các tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong
đó nhân tố người lao động giữ vai trò quyết định.
1.2. Quan hệ sản xuất:

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất.
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của
quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống
2


nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất.1
2. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình đ ộ phát tri ển
của lực lượng sản xuất :
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành của phương
thức sản xuất. Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải
là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cần quan niệm sự phù hợp một cách biện chứng,
lịch sử - cụ thể, trong quá trình, trong trạng thái động. Do bản tính của mình, lực
lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố
tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn. Vì vậy lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là hai mặt đối lập biện chứng trong phương thức sản xuất.
C. Mác đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với
quan hệ sản xuất đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất
đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất,
quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến lợi ích của người sản xuất, từ

đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
II. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
1.Thực trạng sự vận dụng quy luật trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt
Nam hiện nay:
1.1.Thời kì trước đổi mới (trước 1986)
Trước thời kì đổi mới nước ta nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp và sự thể hiện quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX biểu hiện cụ thể như sau:
1

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin , Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.133-134.

3


+Nước ta đã thiết lập một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất một cách ào
ạt, trong khi đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX (vi phạm tính lịch sử cụ
thể).
+ Đồng thời, trong quá trình cải tạo nền sản xuất chỉ tập trung cải tạo
QHSX, chủ trương xây dựng QHSX tiến bộ mở đường cho LLSX phát triển (đi
ngược lại với quy luật QHSX phù hợp với phát triển của LLSX).
Thực tế vận dụng quy luật này cho thấy chúng ta đã quá coi trọng vai trò của
QHSX và cho rằng có thể đưa QHSX đi trước để mở đường, thúc đẩy LLSX cùng
phát triển. Việc áp dụng quan niệm ấy là hoàn toàn sai lầm, minh chứng cho điều
đó là LLSX trong thời gian qua thấp kém, QHSX được duy trì ở trình độ quá cao.
Từ đó làm mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển LLSX với hình thức kinh tế - xã hội

được áp đặt một cách chủ quan trên đất nước ta. Mâu thuẫn đó đã để lại nhiều hậu
quả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà: kinh tế chậm phát triển, sản xuất trì trệ, tăng
trưởng chỉ đạt 0,4% (trong khi chỉ tiêu đặt ra là 13-14%), tình trạng thiếu lương
thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập khẩu 1,576 triệu tấn lương thực, ngân
sách thiếu hụt, giá cả hàng năm tăng 20%, nhập khẩu chiếm 4-5 phần xuất khẩu.
Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng,..Qua
đó, ta có thể thấy một thực tế của việc làm trái quy luật đã gây ra hậu quả nặng nề
cho nền kinh tế đất nước là rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Như vậy,
QHSX không phù hợp với trình độ LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.2
1.2.Sự vận dụng quy luật này trong việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam
hiện nay:
1.2.1. Trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay:

-Thứ nhất, trình độ của người lao động đã được nâng cao rõ rệt và không
ngừng tăng cao, cụ thể: tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng
nhanh từ 24.492.700 người năm 2013 ( chiếm 46,3% tổng số lao động của cả

2

Phương Bùi: Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay,

cập nhật ngày
2/7/2016, truy cập ngày 25/12/2017.

4


nước) lên 28.855.850 người năm 2016 ( chiếm 53% tổng số lao động của cả
nước)3. Người lao động năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó,…kinh nghiệm và kĩ
năng lao động của con người Việt Nam cũng khác nhau. Từ đó, trình độ tổ chức và

phân công lao động, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở Việt
Nam hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Qua đó, cho thấy trình độ chuyên môn tay nghề
của lao động nước ta đang có những chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu cũng như đòi hỏi thực tế của nền kinh tế đất nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
-Thứ hai, trình độ của tư liệu sản xuất tiến bộ hơn so với thời kì trước đổi
mới:
+ Công cụ lao động hiện đại hơn với sự đầu tư, mua mới nhiều máy móc,
công cụ hiện đại vào trong quá trình sản xuất góp phần làm cho năng suất lao động
tăng cao, giảm bớt được chi phí sức lao động.
+ Đối tượng lao động hiện nay cũng hiện đại hơn rất nhiều: nếu trước đây
với nền văn minh nông nghiệp thì đối tượng lao động chủ yếu là ruộng đất còn
trong giai đoạn hiện nay, với nền văn minh cơ khí thì đối tượng lao động được mở
rộng với các nguyên liệu như: than đá, chất đốt, dầu khí,…Tất cả tạo điều kiện cho
sự phát triển ngày càng hiện đại của lực lượng sản xuất.
1.2.2. Những QHSX đang được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX

QHSX chúng ta thiết lập và xây dựng hiện nay là QHSX trong nền kinh tế
thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là QHSX xã hội chủ nghĩa tiến bộ
vì nó hơn hẳn QHSX phong kiến và QHSX tư bản chủ nghĩa ( có bản chất bóc lột
và ngày càng tỏ ra lỗi thời không phù hợp với lịch sử). Và QHSX xã hội chủ nghĩa
sẽ dần xóa bỏ áp bức bóc lột đưa mọi thành viên trong bộ máy sản xuất và cả xã
hội đến ấm no, hạnh phúc.

3

Thế Sự: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước đạt khoảng 53%, />
tin/-/asset_publisher/88ckYn8rLvmd/content/ty-le-lao-ong-qua-ao-tao-cua-ca-nuoc-at-khoang-53-/pop_up ?_101
_INSTANCE_88ckYn8rLvmd_viewMode=print, cập nhật ngày 13/01/2017, truy cập ngày 25/12/2017.


5


- Đa dạng hóa các hình thức sở hữu: Do trình độ của LLSX ở nước ta hiện
nay đa dạng, không đồng đều, nhiều trình độ do đó nước ta phải xây dựng một
QHSX phù hợp. Cùng với tiến trình xã hội hóa lực lượng sản xuất do công nghiệp
hóa, hiện đại hóa mang lại con đường cơ bản của sự phát triển. Các hình thức kinh
tế quá độ để chuyển tư hữu thành công hữu là rất đa dạng. Đa dạng có nghĩa là
chúng ta xây dựng một nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại: sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu nhà nước giữ vị trí chủ
đạo và then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với
LLSX ở nước ta hiện nay. Quan hệ sở hữu đang ngày càng tiến bộ vì nó đang vận
hành theo hướng hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực trong quá trình sản xuất
và phấn đấu đi đến xóa bỏ áp bức bóc lột đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
toàn xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: trải qua thời kì chiến tranh
nước ta đã và đang từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện tiến dần tới sự tiến bộ
và phù hợp. Nếu trước kia chúng ta chỉ công nhận sự tồn tại của hai thành phần
kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh
tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Một ví dụ minh chứng cụ
thể cho sự tồn tại của thành phần kinh tế cũ này là: ở nước ta tồn tại mô hình hợp
tác xã, mô hình này trước thời kì đổi mới là các hợp tác xã mang tính chất ép buộc,
tính công theo ngày, không quan tâm tới năng suất, hiệu quả, tinh thần trách nhiệm
của mọi thành viên trong hợp tác, cũng như lợi ích của người lao động, công cụ lao
động thủ công nên người này chăm chỉ, người khác vẫn có thể lười biếng. Từ thực
trạng tiêu cực đó nước ta cần có sự đa dạng, mở rộng với việc công nhận thêm các
thành phần kinh tế khác: thành phần kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá
thể, tiểu chủ, tư bản, tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài…

Như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX hiện có: QHSX xã hội chủ nghĩa là QHSX ở trình độ cao có tác
động mở đường cho sự phát triển của LLSX. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi
6


mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng: nền kinh
tế tăng trưởng liên tục, chế độ bao cấp bị xóa bỏ.4
+ Nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, sản lượng
lương thực tăng, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đến nay đã trở thành đứng
thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.
+ Công nghiệp tăng liên tục do có sự đầu tư lớn ở cả trong và ngoài nước,
nhưng quan trọng là có sự đổi mới về cơ chế, chính sách quản lí của Nhà nước, xóa
bỏ bao cấp, nhận vốn đầu tư nước ngoài,…
Những thành tựu đạt được là kết quả của con đường đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo. Nó là kết quả của nhận thức đúng đắn quy luật QHSX phù hợp
với trình độ phát triển LLSX để phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
2. Phương hướng để tiếp tục vận dụng tốt quy luật quan h ệ s ản xu ất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong vi ệc
phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nhận
thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất ở nước ta - vốn từ một nước lạc hậu, có điểm xuất phát rất thấp
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, về sở hữu và các thành phần kinh tế, giải quyết những vấn đề còn
vướng mắc, chưa rõ, ý kiến còn khác nhau, nhằm phát triển lực lượng sản xuất theo
hướng hiện đại, như vấn đề chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu ở nước ta; vấn
đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vấn đề sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các

doanh nghiệp nhà nước; vai trò kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; vai trò động lực
phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta; vai trò kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
vấn đề kinh tế hỗn hợp, kinh tế cổ phần.
4

: Vnmedia, 24h: Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới, />
nen-kinh-te-Viet-Nam-qua-20-nam-doi-moi/55108309/88/, cập nhật ngày 19/4/2016, truy cập ngày 25/12/2017.

7


Thứ ba, tiếp tục đổi mới tư duy và quan điểm phát triển hài hòa cả về lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội. Xây dựng tư duy mới
về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về mở cửa, hội nhập,
về phương thức phát triển kinh tế. Làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, giữa
Nhà nước và doanh nghiệp…
Thứ tư, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: hoàn
thiện chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ 5 trụ cột: kinh
tế - chính trị - văn hóa - xã hội - môi trường trong phát triển bền vững; tiếp tục đổi
mới chế độ phân phối; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.5
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rằng giữa phát triển lực lượng sản
xuất với xây dựng hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kì quá độ là
mối quan hệ biện chứng, không tách dời nhau. Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc lựa
chọn và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đòi hỏi chúng ta phải chú trọng phát triển mạnh về lực lượng sản
xuất trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến. Nếu như làm tốt được những

việc như thế, nền kinh tế nước nhà sẽ có thể phát triển một cách nhanh và bền
vững, đó chính là bước đệm để một ngày không xa, đất nước ta sẽ có cơ hội được
“sánh vai với các cường quốc năm châu” .

5

Lê Hữu Nghĩa, (2014), “Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn

thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam”, Cộng sản, (7), tr.70.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác – Lenin , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
2.

Lê Hữu Nghĩa, (2014), “Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản

xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải
phù hợp với thực tiễn Việt Nam”, Cộng sản, (7).
3.

Phương Bùi: Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của

LLSX ở Việt Nam hiện nay, cập nhật ngày 2/7/2016, truy cập ngày

25/12/2017.
4.

Thế Sự: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước đạt khoảng 53%,

/>
_INSTANCE_88

ckYn8rLvmd_viewMode=print, cập nhật ngày 13/01/2017, truy cập ngày
25/12/2017.
5.

Vnmedia, 24h: Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới,

/>55108 309/88/, cập nhật ngày 19/4/2016, truy cập ngày 25/12/2017.

9



×