Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN sử dụng một số câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy bộ môn GDCD 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.88 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
TRƯỜNG THPT MƯỜNG TÈ

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Sử dụng một số câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy bộ môn
Giáo dục công dân 10 ở trường THPT Mường Tè

Tác giả: Nguyễn Thị Ngân
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Mường Tè

Mường Tè, ngày 10 tháng 4 năm 2017
1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mường Tè, Ngày 10 tháng
4 năm 2017
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân.
Ngày, tháng, năm, sinh: 17/05/1988.
Đơn vị công tác: Trường THPT Mường Tè.
Chức danh: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Sử dụng một số câu chuyện
đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường


THPT Mường Tè”.
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Trường THPT Mường Tè
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Giáo dục công dân
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 25/8/2015
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Năm học 2015- 2016 tôi đã sử dụng một số câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
vào giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 10A1, 10A2 ở trường THPT
Mường Tè đã mang lại những hiệu quả nhất định. Năm học 2016- 2017 tôi tiếp tục
sử dụng những câu chuyện của Bác vào giảng dạy đối với toàn bộ học sinh khối 10.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã chú trọng tới việc sử dụng những câu chuyện đạo
đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần đạo đức cho học sinh, để học sinh có thể nắm
được nội dung bài học dễ dàng hơn, không những vậy, từ những câu chuyện đạo đức
của Bác, học sinh sẽ tích cực rèn luyện, học tập theo Bác để hoàn thiện bản thân.
Tính mới của đề tài: Tôi nhận thấy việc sử dụng những câu chuyện đạo đức
của Bác Hồ vào giảng dạy cho học sinh nhằm góp phần đổi mới nội dung,
2


phương pháp dạy học theo hướng tích cực, dạy học gắn liền với công tác rèn
luyện đạo đức, tác phong, hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh.
Biện pháp thực hiện: Tùy vào từng nội dung bài học, tôi đã sử dụng những
câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh bằng nhiều phương pháp khác nhau cho phù
hợp với từng đơn vị kiến thức để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ học tập và làm
theo Bác. Khi giảng dạy, tôi đã lựa chọn những câu chuyện gần gũi, dễ nhớ, dễ
hiểu, ngắn gọn và phù hợp với học sinh để tăng tính thuyết phục cho bài học.
Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Tôi nhận thấy khi sử dụng những câu chuyện
đạo đức của Bác, học sinh dễ hiểu bài hơn, hứng thú say sưa với bài học hơn và
bản thân bài học cũng sinh động hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục hơn. Qua từng tiết
học có sử dụng những câu nói, câu chuyện của Bác, giáo viên không chỉ cho học
sinh nắm bắt được nội dung bài học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, mà

hơn thế nữa việc giáo dục, tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh sẽ hiệu quả hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tôi: Thông qua việc sử dụng những câu chuyện đạo đức của Hồ Chí Minh đã giúp các
em nắm vững nội dung bài học góp phần nâng cao chất lượng môn học, mặt khác, qua
những bài học này, các em sẽ cố gắng điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình góp phần
thực hiện được mục tiêu cơ bản của giáo dục và “dạy chữ” kết hợp với “dạy người”.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, đã áp
dụng sáng kiến và theo ý kiến của tôi: sáng kiến có thể áp dụng vào trong các tiết học
chính khóa với học sinh lớp 10 các trường THPT. Đề tài này cũng có thể là nguồn tài
liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đăng ký

3


Nguyễn Thị Ngân
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Tác giả, đồng tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân
Trình độ văn hóa: 12/12

Trình độ chuyên môn: Đại học.

Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THPT Mường Tè.
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn Giáo dục công dân toàn trường
2. Tên sáng kiến: "Sử dụng một số câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào
giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân 10 ở trường THPT Mường Tè".

3. Tính mới: Chỉ ra sự khác biệt giữa giải pháp mới so với giải pháp cũ
Qua việc tích hợp tôi nhận thấy việc sử dụng những câu chuyện đạo đức
của Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn GDCD không chỉ gây hứng thú cho học
sinh đối với môn học, giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản mà từ những
bài học có sử dụng tấm gương người thật, việc thật của Bác học sinh thấy được
ý nghĩa giáo dục của chúng, từ đó tự mình học tập, rèn luyện, phấn đấu hoàn
thiện bản thân để hình thành cho mình một nhân cách tốt đẹp và có những kĩ
năng sống cần thiết để trở thành người công dân tốt, phát triển đầy đủ cả về đứctrí- thể- mĩ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
4. Hiệu quả sáng kiến mang lại
Sử dụng những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh với các phương pháp dạy
học môn GDCD là một biện pháp rất cần thiết và đã đạt được hiệu quả cao trong
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục bộ môn cũng như góp phần hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tôi nhận thấy khi sử dụng những
câu chuyện đạo đức của Bác, học sinh dễ hiểu bài hơn, hứng thú say sưa với bài
học hơn và bản thân bài học cũng sinh động hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục hơn.
Qua từng tiết học có sử dụng những câu nói, câu chuyện của Bác, GV không chỉ
cho học sinh nắm bắt được nội dung bài học góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn, mà hơn thế nữa việc giáo dục, tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm
4


gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách dễ dàng, cụ thể, có tính thuyết phục, phù
hợp hơn, qua đó học sinh biết được mình cần phải làm gì, và làm như thế nào.
Và như thế học sinh không chỉ học tập ở Bác mà còn làm theo Bác nên hiệu quả
giáo dục đạo đức ngày càng cao hơn.
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Đề tài trên tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở trường THPT Mường Tè đã
đem lại một số hiệu quả tích cực. Tôi nhận thấy sáng kiến có thể áp dụng vào
trong các tiết học chính khóa với học sinh lớp 10 các trường THPT. Đề tài này

cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục.

5


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: "Sử dụng một số câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào
giảng dạy môn GDCD 10 ở trường THPT Mường Tè".
2. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân
Năm sinh: 1988.
Nơi thường trú: Khu 8, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông (THPT) Mường Tè.
Điện thoại: 0983994602
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn GDCD
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2015 đến ngày 6
tháng 4 năm 2017
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Mường Tè.
Địa chỉ: Khu phố 7, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02133881199.

6


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vị
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã để lại cho Đảng, Nhân
dân ta cũng như nhân loại một tài sản tinh thần vô giá, một hệ thống quan điểm
lý luận về nhiều mặt, những tư tưởng của Người là ngọn đèn soi sáng con đường
cách mạng Việt Nam, có giá trị trường tồn đối với hành trình đi lên của dân tộc
trong đó những tư tưởng về đạo đức của Người là một tấm gương tiêu biểu để
các thế hệ con cháu noi theo.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” ngành giáo dục đã kêu gọi thầy và trò ra sức thi đua hưởng ứng cuộc vận
động lớn này. Bên cạnh việc các tổ chức, đoàn thể trong mỗi nhà trường đề ra
các hình thức để tiến hành cuộc vận động như thi viết, kể chuyện, thuyết trình về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hay mỗi cán bộ, giáo viên đăng ký 2 nội dung
làm theo Bác….nhà trường còn kêu gọi mỗi cán bộ, giáo viên trên cương vị của
mình hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Là một giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân (GDCD) trong nhà trường,
điều làm tôi trăn trở là làm thế nào để tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với
các em không chỉ qua hình thức giáo dục đoàn thể, mà còn được thấm vào các
em qua những bài học GDCD. Để thực hiện được điều này, bản thân tôi nhận
thấy bộ môn GDCD có nhiều điệu kiện thuận lợi có thể lồng ghép kiến thức, tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy, đặc biệt là phần: Công dân với đạo
đức (GDCD 10).
Môn GDCD là một môn khoa học xã hội có vai trò quan trọng trong việc
hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức lối sống của học sinh. Tuy
nhiên thực tế hiện nay môn học này chưa được nhìn nhận đúng với tầm quan
trọng của nó, đa số học sinh vẫn có tâm lý ngại học môn GDCD vì coi đây là
môn học phụ, kiến thức hàn lâm, khô khan, khó hiểu nên các em chỉ học đối
phó, qua loa. Nhiều giáo viên GDCD còn xem nhẹ môn học của mình, không có
7



hứng thú giảng dạy, ít đầu tư chuyên môn, ít đổi mới phương pháp dạy học nên
tiết học thường khô khan, nhàm chán. Mặt khác, một bộ phận thanh niên, học
sinh có biểu hiện sa sút về lối sống, đạo đức, vi phạm nghiêm trọng đến các
chuẩn mực đạo đức của xã hội, lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa…cần phải
được điều chỉnh, giáo dục và định hướng lại tốt hơn. Mặt khác, đối với học sinh
lớp 10, các em vừa tiếp xúc một cấp học mới, một môi trường mới, đa số các em
lại sống xa nhà, không chịu sự quản lý của cha mẹ, gia đình nên trong cuộc sống
sẽ bị nhiều xáo trộn, một số em dễ bị bạn bè rủ rê, các em còn lúng túng để định
hướng cho nhân cách bản thân mình.
Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng một số câu
chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn GDCD 10 ở trường THPT
Mường Tè” nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh, tạo sự hứng
thú học tập của học sinh và quan trọng hơn nữa là tạo nên sự chuyển biến về ý
thức tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương của Bác, hình thành cho học sinh
lòng tin, động cơ, hoài bão và những hành vi tốt đẹp.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Đối với học sinh: Nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức
bộ môn GDCD 10 thông qua những câu chuyện tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
mà giáo viên cung cấp gợi mở. Quan trọng hơn, qua những bài học đó giúp học
sinh thấy được ý nghĩa giáo dục của chúng, từ đó học tập, rèn luyện những phẩm
chất đạo đức cho mình, hoàn thiện bản thân, hướng bản thân tới sự chân, thiện,
mĩ.
Đối với giáo viên: Việc sử dụng những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
mang ý nghĩa nhân văn cao cả, hợp lí, có hiệu quả, gây hứng thú đối với học
sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Tôi đã nghiên cứu đề tài này trên cơ sở dạy học một số bài môn GDCD
khối lớp 10 ở trường THPT Mường Tè

Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Khối 10 trường THPT Mường Tè.
8


Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Toàn bộ học sinh khối 10, bao gồm
nhiều thành phần dân tộc khác nhau..
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Trong những năm gần đây, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhiều
học sinh chỉ quan tâm đầu tư vào các môn khoa học tự nhiên nên sự quan tâm
của các em học sinh đối với các môn khoa học xã hội (trong đó có môn GDCD)
có phần bị hạn chế, trong khi đó các môn khoa học xã hội lại có hàm lượng nội
dung giáo dục đạo đức, lối sống, các kỹ năng sống là rất nhiều. Do đó dẫn đến
sự mất cần bằng giữa việc rèn luyện tư tưởng đạo đức với đầu tư chuyên môn,
các tri thức khoa học tự nhiên khác. Nhiều học sinh có nền tảng kiến thức vững
chắc nhưng lại thiếu đạo đức, lối sống, sa sút mục tiêu lý tưởng, thiếu những kỹ
năng sống cần thiết cho bản thân.
Đối với môn GDCD trong nhà trường phổ thông có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành nhân cách đạo đức, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan
đúng đắn. Tuy nhiên do thời lượng dành cho môn học rất khiêm tốn, chỉ một
tiết/ tuần trong khi đó lại phải đảm nhiệm rất nhiều nội dung tích hợp như giáo
dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tham nhũng, kỹ năng
sống, giáo dục bảo vệ môi trường…đã ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Có một vấn đề mà chúng ta nhận thấy, trong những năm gần đây tình trạng
một bộ phận học sinh bị sa sút đạo đức, lý tưởng sống. Tình trạng học sinh đánh
nhau, vô lễ với thầy cô giáo, người lớn tuổi, lối sống thực dụng, lợi ích cá nhân,
cười trên nỗi đau của người khác ngày càng diễn biến phức tạp. Thực trạng này
có nhiều nguyên nhân, là hệ quả của nền giáo dục hiện nay đang đặt nặng vấn đề
thành tích, coi trọng vấn đề DẠY CHỮ mà xem nhẹ đến vấn đề DẠY NGƯỜI.

Mặt khác do sự mất cần bằng trong quan niệm giáo dục của một số gia đình và
lợi ích xã hội khi đề cao những yếu tố vật chất, chuộng chủ nghĩa cá nhân, lối
sông thực dụng mà xem nhẹ phương diện rèn luyện giáo dục con cái theo hướng
chính thống về phẩm chất đạo đức, lối sống của một công dân mẫu mực. Ngày
9


nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội, hệ thống thông tin
truyền thông, bên cạnh những mặt tích cực thì sự tác động của hệ thống thông
tin đa chiều có xen kẽ những nội dung phản tiến bộ, đạo đức, lối sống lành mạnh
làm cho một số học sinh rơi vào trạng thái lệch chuẩn về đạo đức, lối sống.
Thực hiện Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 03/10/2006 của Bộ Chính trị về việc
triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và Chỉ thị 05- TC/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về việc “đẩy
mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực
hiện những chỉ thị này, mọi tầng lớp nhân dân cũng như các ban ngành đoàn thể
trong cả nước đều hăng hái thi đua thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Ở
trong nhà trường THPT, việc tổ chức nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
mới chỉ được tiến hành thông qua con đường truyền miệng và được tiến hành
tích hợp trong một số bộ môn như Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân hoặc
lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa…Tuy nhiên những hoạt động đó chỉ
dừng lại ở hoạt động phong trào, nhiều khi mang nặng tính hình thức nên vẫn
chưa tạo ra cho các em học sinh được những hiểu biết sâu sắc về tấm gương tư
tưởng đạo đức Người và bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng
ngời về đạo đức, là nền tảng tinh thần của đạo đức xã hội, là cơ sở để xây dựng
nên một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…mà dựa vào những tư tưởng đó,
thế hệ trẻ ra sức phấn đấu, noi theo. Xuất phát từ thực tế cuộc vận động, xuất
phát từ đặc điểm bộ môn GDCD, đặc biệt là ở phần Công dân với đạo đức ở
chương trình GDCD lớp 10 có cơ hội để lồng ghép những tư tưởng đạo đức của
Bác một cách có hiệu quả mà không gượng ép.

Trong năm học 2015- 2016 tôi đã sử dụng một số câu chuyện của Bác để
giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Mường Tè và nhận thấy học sinh
có những chuyển biến tích cực, nhiều học sinh có hứng thú với môn GDCD
nhiều hơn. Giờ GDCD không còn khô khan đối với các em nữa bởi các em học
sinh được hòa mình vào trong những câu chuyện sinh động, giàu tính đạo đức
của Bác mà chất lượng giáo dục bộ môn lại được nâng cao. Tuy nhiên, do thời
lượng môn học có hạn, mặt khác ở một số nội dung lồng ghép tôi chưa cho học
10


sinh rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân. Đôi khi tôi cũng không hướng
dẫn, kích thích học sinh sưu tầm, thu thập những câu chuyện, bài thơ về Bác liên
quan tới bài học nên kết quả học tập bộ môn đôi lúc còn hạn chế và quá trình
lồng ghép chưa thực sự có hiệu quả.
Trước những tồn tại trên của phương pháp mà tôi đã áp dụng thì trong thời
gian tới tôi sẽ khắc phục những hạn chế trên để hoàn thiện sáng kiến và giúp cho
sáng kiến của tôi đem lại kết quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
của môn học và trong nhà trường.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới của đề tài
Qua việc tích hợp tôi nhận thấy việc sử dụng những câu chuyện đạo đức
của Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn GDCD không chỉ gây hứng thú cho học
sinh đối với môn học, giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản mà từ những
bài học có sử dụng tấm gương người thật, việc thật của Bác học sinh thấy được
ý nghĩa giáo dục của chúng, từ đó tự mình học tập, rèn luyện, phấn đấu hoàn
thiện bản thân để hình thành cho mình một nhân cách tốt đẹp và có những kĩ
năng sống cần thiết để trở thành người công dân tốt, phát triển đầy đủ cả về đứctrí- thể- mĩ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
3.2.2. Biện pháp thực hiện.
Đất nước ta đã và đang trong quá trình đổi mới, hệ thống giáo dục cũng

tiến hành đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Môn GDCD cũng ra
sức đổi mới để đáp ứng được yêu cầu giáo dục là vừa nâng cao chất lượng dạy
và học, vừa hình thành cho học sinh một nhân cách tốt đẹp. Bản thân những câu
chuyện đạo đức Hồ Chí Minh là những câu chuyện giản dị, gần gũi, những tình
huống đời thường gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người
Việt Nam nói chung và cả học sinh nói riêng. Khi dạy một đơn vị kiến thức bài
học tôi đã lựa chọn những câu chuyện, những lời nói, những bài hát, những câu
thơ về Bác có liên quan đến nội dung bài học, để cho bài học trở nên sinh động,
dễ hiểu, tăng tính thuyết phục cho bài học. Hơn thế nữa, sau khi lĩnh hội kiến
11


thức, học sinh không chỉ được “học tập Bác” mà từ những tấm gương của Bác,
học sinh điều chỉnh lại hành vi bản thân và “làm theo Bác”.
Từ những thuận lợi và khó khăn cũng như từ thực tiễn hoạt động giáo dục
của bản thân, tôi xin đề xuất một số phương pháp đã thực hiện nhằm giáo dục
đạo đức cho HS THPT Mường Tè qua những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
Để sử dụng những câu chuyện đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hiệu quả,
tùy theo từng nội dung kiến thức, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ
thể:
Thứ nhất, phương pháp gợi dẫn, giáo viên dùng những câu chuyện đạo đức
của Bác để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức trọng tâm của
bài học.
Thứ hai, phương pháp khắc sâu kiến thức, dạy xong phần kiến thức, sử
dụng những câu chuyện của Bác để khắc sâu kiến thức để học sinh dễ nhớ nội
dung bài học.
Đối với môn GDCD, điều quan trọng không chỉ là học sinh nắm vững những
kiến thức trọng tâm của bài học mà hơn thế nữa, từ những bài học đó, học sinh rút
ra được bài học cho bản thân, điều chỉnh được cách xử sự của bản thân. Để đạt
được kết quả cao hơn trong các giờ dạy và học tôi sử dụng những câu chuyện mang

ý nghĩa đạo đức cao cả để giúp học sinh có một trái tim nhân hậu, trong sáng, biết
yêu thương, tôn trọng người khác, biết ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước, biết
yêu quê hương đất nước.
Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh, tôi thường yêu
cầu học sinh sưu tầm thêm những câu chuyện của Bác có liên quan hay có ý
nghĩa gần tương tự như câu chuyện mà mà tôi vừa giảng dạy, đồng thời hướng
dẫn học sinh tìm ra được ý nghĩa nhân văn của câu chuyện đó.
Tôi hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu
chuyện của Bác có nội dung liên quan đến bài học.
Để sử dụng tấm gương của Bác có hiệu quả, tôi thường kiểm tra bài cũ, kiểm
tra định kì có nội dung là phân tích, giải thích câu nói của Bác, từ đó các em rút ra
nhận xét.
12


Di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất phong phú, là những tài sản tinh
thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, không phải câu chuyện nào liên
quan đến Bác đều cũng có thể vận dụng vào trong bài bài học. Một câu chuyện
có thể phù hợp với nội dung bài học này, nhưng ở nội dung bài học khác có thể
không phù hợp. Cũng có những câu nói của Hồ Chí Minh có thể vận dụng ở
nhiều bài học khác nhau… Vì vậy dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, tôi
đã lựa chọn những câu chuyện của Bác có nội dung gần gũi, chính xác nhất với
bài học và có ý nghĩa nhân văn nhất vào giảng dạy bộ môn để giáo dục đạo đức
cho học sinh, hình thành cho các em những đức tính cần thiết của con người Việt
Nam như nhân nghĩa, biết hòa nhập, có danh dự, nhân phẩm, hơn nữa là có lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hoàn thiện bản thân….
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh đối với môn GDCD tôi đã sưu tập
được một số câu chuyện đạo đức của Bác để vận dụng trong giảng dạy một số
bài học phần Công dân với đạo đức (GDCD 10).
3.2.3. Ví dụ cụ thể về sử dụng một số câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào

trong bài giảng và ý nghĩa nhân văn của chúng.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức. Ngay từ phần mở đầu bài học, tôi
đã sử dụng câu nói trong tác phẩm Đường cách mệnh của Hồ Chí Minh. Đối với
mỗi người, đạo đức là “nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người”, như gốc của
cây, ngọn nguồn của sông. Người viết: “Cũng như sông, có nguồn thì mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân” để dẫn dắt học sinh đi vào kiến thức của bài.
Sau khi dẫn dắt học sinh giáo viên yêu cầu học sinh hiểu được ý nghĩa của
câu nói trên. Bác Hồ đang nói đến vấn đề gì? Em hiểu như thế nào với câu nói
của Bác Hồ?
Giải đáp: Bác đang nói đến tầm quan trọng của đạo đức đối với mỗi con
người, đạo đức là nền tảng, là gốc, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con
người; đạo đức có vai trò quan trọng, tích cực đối với xã hội. Vậy đạo đức là gì?
13


Đạo đức có vai trò như thế nào đối với cá nhân, gia đình xã hội. Chúng ta cùng
tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 10: “Quan niệm về đạo đức”.
Ở mục 2: Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã
hội. Ở phần vai trò của đạo đức đối với cá nhân. Giáo viên có thể trích dẫn câu
nói của Hồ Chí Minh trong một lần nói chuyện với các em học sinh. Bác nói:
“Có tài mà không có đức là vô dụng; có đức mà không có tài làm việc gì cũng
khó”. Em hiểu như thế nào về câu nói trên?
Giáo viên có thể khắc sâu: Qua câu nói này, Người muốn nói đến tầm quan
trọng của đạo đức đối với mỗi cá nhân. Đạo đức góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách cá nhân, giúp cá nhân có năng lực sống thiện, sống có ích, yêu
tổ quốc, mọi người…Không có “đức” là vô dụng. Đồng thời cũng khẳng định
một cá nhân muốn phát triển toàn diện thì cần phải rèn luyện cả mặt cả “đức và

tài”. Vậy đạo đức có vai trò như thế nào đối với cá nhân?
Ví dụ 2:
Khi giảng dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Giáo viên
có thể sử dụng một số câu chuyện, câu nói của Bác để giảng dạy phần Nghĩa vụ,
danh dự và nhân phẩm.
Ở mục 1. Nghĩa vụ. Sau khi cho học sinh tìm hiểu khái niệm nghĩa vụ là gì,
GV có thể sử dụng câu chuyện “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền”:
Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu
tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội – là nơi Bác Hồ ra ứng cử - có 118 Chủ
tịch ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã đã công bố một bản đề nghị:
“Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới.
Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”.
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra
ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc
hội.

14


Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ
đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: “Tôi
là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt
khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không
thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu
toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển
cử sắp tới”.
Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ
trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không
đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ

chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì
vừa lúc đèn đỏ bật, sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề
nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:
- Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành
luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho
mình.
(Trích trong Bác Hồ với chiến sĩ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà nội, 2001,t.1.)
Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về những hành động của Bác? Em
học được gì cho bản thân từ câu chuyện của Bác?
Từ câu chuyện đó, GV giải thích cho học sinh về hành động cao đẹp của
Bác. Dù với cương vị là một Chủ tịch nước, nhưng Người vẫn tuân thủ nghĩa vụ
của một người công dân, không nhận bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào riêng
cho bản thân mình cả. Và thực tế trong cuộc sống, cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn vì nước, vì dân, luôn đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên lợi
ích của bản thân.
Qua câu chuyện đó, chúng ta cần học hỏi những hành động của Bác. Trong
cuộc sống hàng ngày, cũng như trong hoạt động tập thể, cần phải đặt những nhu
cầu, lợi ích của xã hội lên trên lợi ích của bản thân. Thực hiện đầy đủ những
nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc…
15


Ở mục 3: Nhân phẩm và danh dự. Giáo viên sử dụng câu nói của Hồ Chí
Minh: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ
không thể khuất phục”. Hoặc sử dụng câu chuyện sau:
Năm 1923, khi Bác Hồ ở Pháp, một hôm Bác được Anbe Xarô, Bộ trưởng
Thuộc địa mời đến. Mời đến để doạ nạt, nhưng khi thấy không thể doạ nạt được,
hắn đã khéo léo phỉnh phờ: "Tôi rất thích những người như anh. Cần gì anh cứ
nói với tôi…".Và Nguyễn Ái Quốc đã nói: "Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng
bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập".

Qua câu nói (hoặc câu chuyện) trên, em suy nghĩ như thế nào về nhân
phẩm và danh dự của Hồ Chí Minh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn nhân phẩm
của bản thân. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù bị kẻ địch dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí
dùy vũ lực để uy hiếp nhưng Người vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng của mình.
Danh dự của Bác được dân tộc ta và cả thế giới thừa nhận. Một nhân cách cao
cả, giản dị, trong sáng, luôn gìn giữ những giá trị tốt đẹp, vĩnh cửu của con
người Việt Nam.
Ví dụ 3
Khi giảng dạy bài 13: Công dân với cộng đồng. Ở phần 2a. Nhân nghĩa.
Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: “CÓ THỂ CHO NGƯỜI NGHÈO
NHỮNG THỨ ÂY”.
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến
Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho
khách sạn Cáctơn.
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người
này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức
ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa
là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem
để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà
bếp.Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
16


Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người
khác?
Anh Thành điềm tĩnh trả lời: Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có
thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ

trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục
trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo”.
Hoặc có thể sử dụng lời kêu gọi cứu đói của Bác:
“Hỡi đồng bào yêu quý!
Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, Bắc Bộ ta đã có 2 triệu người chết đói.
Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc
chúng ta nâng bát cơm lên ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động
lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ
10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó để cứu dân
nghèo”.
Qua câu chuyện trên, em có nhận xét gì về tấm lòng của Bác Hồ đối với
những người nghèo khổ? Em hiểu thế nào là nhân nghĩa? Biểu hiện của truyền
thống nhân nghĩa là gì?
Qua những câu chuyện đó, thể hiện Bác là một người có tấm lòng nhân
nghĩa, tình yêu thương của Bác là vô bờ bến, không phân biệt giai cấp, dân tộc;
qua câu chuyện này, học sinh có thể vận dụng tấm lòng nhân nghĩa của Bác vào
cuộc sống hằng ngày, biết yêu thương những người trong gia đình, biết cảm
thông nỗi đau của đồng bào, dân tộc, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, hoạn
nạn, hướng các em đến những hành vi, việc làm tốt đẹp, biết đấu tranh với
những hành động xấu, gây ảnh hưởng đến người khác.
Khi dạy phần 3b. Hòa nhập. Giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong sách
giáo khoa GDCD 10 trang 90: “Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ
đã từng bôn ba rất nhiều nơi. Song dù ở đâu Bác đều được nhân dân địa

17


phương, từ già, đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong
gia đình họ”.

Giáo viên có thể đặt vấn đề: Tại sao Bác lại được mọi người yêu mến? Vì
Bác sống gần gũi, gắn bó với mọi người, dù ở đâu, bất kỳ đất nước nào Bác
cũng luôn cố gắng hòa nhập vào cuộc sống của đất nước đó, sống giản dị, gắn
bó, tìm hiểu những phong tục, tập quán của địa phương, học ngoại ngữ. Từ câu
chuyện của Bác, giáo dục cho học sinh phải biết hòa nhập vào cộng đồng, sống
vì người khác, cộng đồng chính là môi trường góp phần quan trọng và quyết
định nhân cách của mỗi con người. Vậy hòa nhập là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu
như chúng ta sống không hòa nhập? Từ đó, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu
kiến thức bài học.
Khi dạy phần 3c. Hợp tác. Giáo viên có thể sử dụng câu nói của Hồ Chí
Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành
công” để nói lên sức mạnh của sự hợp tác.
Từ đó giúp học sinh rút ra được bài học, trong cuộc sống, học tập và các hoạt
động tập thể phải biết rèn luyện tình thần hợp tác. Hợp tác là yếu tố tạo nên sức
mạnh, sự chiến thắng, là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới,
người công dân trong xã hội hiện đại.
Ví dụ 4
Khi dạy bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Khi dạy mục 1. Lòng yêu nước. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: HAI BÀN
TAY
“Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba
- tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi
bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
Anh Lê, anh có yêu nước không?
Người bạn đột nhiên đáp: Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp: Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp: - Có
Anh Ba nói tiếp: Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước
khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.
18



Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh
muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp: Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay.
Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh
cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy
nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã
làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu,
bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân
phong kiến, giải phóng cho dân tộc”.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu câu chuyện trên. Giáo viên có thể đặt câu
hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện này? Lòng yêu nước của
Bác được thể hiện như thế nào? Thế nào là lòng yêu nước?
Từ đó giáo viên có thể kết luận: Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua lời
nói, tình cảm, mà bằng cả những hành động cụ thể. Ở Bác Hồ, yêu nước là hành
động sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Với hai bàn tay trắng, tự nuôi sống mình
với nhiều công việc khác nhau, qua nhiều châu lục khác nhau, Bác đã tìm ra con
đường cứu nước cho dân tộc.
Từ lòng yêu nước của Bác, qua câu chuyện này muốn nhắc nhở học sinh,
yêu nước không chỉ bằng lời nói, mà phải được biểu hiện qua những hành động
thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện hoàn cảnh lịch sử. Đối với học
sinh, yêu nước là phải yêu thương những người xung quanh mình, phải học tập
tốt, rèn luyện giỏi để mai sau xây dựng đất nước…
Khi dạy phần 1.b Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. GV có thể
sử dụng câu nói của Bác: “Dân ta có một lòng nông nàn yêu nước, đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì

tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lượt qua

19


mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp
nước”.
Qua câu nói này giáo viên giáo dục cho học sinh biết tự hào về truyền
thống yêu nước của dân tộc.
Khi dạy phần: Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
Giáo viên có thể sử dụng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có
một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”. Để minh họa cho tình yêu thương đối với đồng bào, dân
tộc. Một ham muốn vĩ đại, một ham muốn không phải cho lợi ích của cá nhân,
mà cho cả dân tộc. Và cả cuộc đời của Người, là cả cuộc hành trình tìm kiếm,
phấn đấu để ham muốn đó trở thành sự thật.
Khi dạy phần 3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Giáo viên sử dụng câu nói
của Bác trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ tại Đền Hùng ngày
19/09/1954: “Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra
nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta”. Và Người huấn thị: “Các vua Hùng đã có
công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” để giảng dạy nội
dung này.
Qua câu nói này của Bác, giáo dục cho học sinh biết trân trọng những thành
quả xây dựng đất nước của cha ông ta; nhắc nhở học sinh biết “uống nước, nhớ
nguồn” và hơn thế nữa phải biết làm thế nào để gìn giữ những thành quả của cha
ông ta để lại.
Ví dụ 5
Khi dạy bài 16. Mục 2. Tự hoàn thiện bản thân.
Giáo viên có thể sử dụng mẫu chuyện về quá trình tự hoàn thiện bản thân

của Bác:
“Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1911), Bác đã học lớp trung đẳng
(lớp nhì) tại Trường Quốc học Huế và lớp cao đẳng (lớp nhất) ở Trường Tiểu
học Quy Nhơn với thầy Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian hoạt động ở nước
ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương Đông (1923), Đại học Quốc tế
20


Lênin (1934), nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (1937) với
luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận
mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như
sau: Trình độ học vấn: tự học; ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung
Quốc.
Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên
cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa
Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên
mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào.
Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn
sinh động ở các sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực
tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng
trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến
thăm Indonesia sinh 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến
trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường
học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị.
Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp
bức, ích kỷ…”
Từ tấm gương tự hoàn thiện bản thân của Bác, giáo viên có thể làm rõ cho
học sinh hiểu cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách
mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình;

qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân
cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân
loại, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm
gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo. Vì
vậy, là học sinh, các em nên đề ra cho mình một mục tiêu và một phương pháp
học tập đúng đắn, tự học suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của
gia đình. Có tự học suốt đời mới có thể hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn.

21


Trên đây là một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng một số câu chuyện, câu nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy một số bài GDCD lớp 10. Tùy theo
từng nội dung kiến thức, mà giáo viên có thể sử dụng ở những khía cạnh khác
nhau. Để quá trình dạy học có hiệu quả, giáo viên phải biết sử dụng các phương
pháp dạy học, bên cạnh những phương pháp truyền thống, giáo viên có thể sử
dụng những phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng những phương tiện trực
quan, băng hình để bài giảng thêm sinh động, thiết thực, có hiệu quả.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Sử dụng những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh với các phương pháp dạy
học môn GDCD là một biện pháp rất cần thiết và đã đạt được hiệu quả cao trong
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục bộ môn cũng như góp phần hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tôi nhận thấy khi sử dụng những
câu chuyện đạo đức của Bác, học sinh dễ hiểu bài hơn, hứng thú say sưa với bài
học hơn và bản thân bài học cũng sinh động hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục hơn.
Từ nhận thức trong việc hứng thú, yêu thích học tập môn GDCD, các em sẽ
không cảm thấy gượng ép khi học môn GDCD nữa, mà ngược lại học sinh bị thu
hút, lôi cuốn theo những câu chuyện giản dị, gần gũi nhưng đầy ý nghĩa nhân
văn của Bác. Qua từng tiết học có sử dụng những câu nói, câu chuyện của Bác,
GV không chỉ cho học sinh nắm bắt được nội dung bài học góp phần nâng cao

chất lượng bộ môn, mà hơn thế nữa việc giáo dục, tuyên truyền việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách dễ dàng, cụ thể, có tính
thuyết phục, phù hợp hơn, qua đó học sinh biết được mình cần phải làm gì, và
làm như thế nào nên hiệu quả giáo dục đạo đức ngày càng cao hơn.
Do việc sử dụng những câu chuyện của Bác chỉ phù hợp với một số bài nên
việc kiểm tra, đánh giá chỉ đánh giá được một phần chương trình học của học
sinh. Tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá về kiến thức đối với tiết học
chỉ sử dụng kiến thức có trong bài với tiết học kết hợp kiến thức sách giáo khoa
và sử dụng câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh có liên quan của lớp 10A1, 10A2,
trong năm học 2015-2016 kết quả thu được như sau:
22


Bảng thống kê tỉ lệ học sinh có sự thay đổi về
năng lực làm bài kiểm tra môn GDCD.
Điểm kiểm tra (số lượng, %)
Lớp

Tổng số
học sinh

Khá - Giỏi Trung bình
10A1

35

10A2

30


Tổng

Tiết tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ

Tiết dạy bình thường

65

Yếu

Khá - Giỏi

Chí Minh
Trung

Yếu

bình

18

16

1

30

5

51%


46%

3%

86%

14%

7

16

7

18

10

2

23.5%

53%

23.5%

60%

33%


7%

25

32

8

48

15

2

38%

49%

13%

74%

23%

3%

Qua bảng số liệu trên cho thấy, những tiết học có sử dụng những câu
chuyện đạo đức của Bác, khả năng tiếp thu và vận dụng bài học của học sinh cao
hơn nên kết quả kiểm tra cao hơn so với những tiết không sử dụng những câu

chuyện của Bác. Mặt khác, tôi không chỉ đánh giá thông qua điểm, mà tôi sử
dụng phiếu thu thập, thăm dò ý kiến các em học sinh về mức độ hiểu bài của học
sinh khi tích hợp những câu nói, những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào
giảng dạy.
Bảng phân bố phần ý kiến của học sinh được nghiên cứu
về mức độ hiểu bài
Ý kiến

Tỉ lệ %

Dễ hiểu bài

50

Nhớ bài học nhanh

30

Hiểu được ý nghĩa giáo dục từ những câu chuyện của Bác

20

Tổng số

100%

Có 50 % ý kiến của học sinh cho rằng: nếu giáo viên sử dụng câu chuyện
đạo đức của Bác trong bài giảng thì dễ hiểu bài hơn; 30 % cảm thấy nhớ bài học
nhanh hơn; 20% ý kiến của các em cho rằng có thế nhớ và hiểu thêm được ý
nghĩa nhân văn của những câu chuyện trên.

23


Đây là kết quả khảo sát điểm kiểm tra năng lực học sinh khi áp dụng sử
dụng những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy bộ môn GDCD 10
ở trường THPT Mường Tè ở năm học 2015-2016 đối với lớp 10A1, 10A2 và
không sử dụng đối với lớp 10A3, 10A4, 10A5.
Bảng thống kê tỉ lệ học sinh
có sự thay đổi về năng lực làm bài kiểm tra
Điểm kiểm tra (số lượng, %)

Tổng số
Lớp

học
sinh

10A1

35

10A2

30

Tổng

65

10A3


29

10A4

29

10A5

Tổng

26

84

Khảo sát đầu năm
Trung
Khá - Giỏi
Yếu
bình

Khá - Giỏi

Học kỳ I
Trung
bình

Yếu

9


20

6

25

10

26%

57%

17%

71%

29%

3

14

13

10

18

2


10%
12
18%

47%
32
52 %

43%
19
30%

33%
35
54%

60%
28
43%

7%
2
3%

4

15

10


5

16

8

14%

52 %

34 %

23%

46%

31%

4

14

11

7

18

4


14%

48 %

38 %

22%

48%

30%

4

10

12

6

17

3

16 %

38 %

46%


23%

65%

12 %

12

39

33

18

41

22

15%

46%

39%

21%

49%

30%


Tôi nhận thấy những lớp có áp dụng sử dụng những câu nói, câu chuyện đạo đức
của Bác vào trong giảng dạy sẽ có hiệu quả học tập cao hơn lớp không áp dụng,
sử dụng những tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy môn
GDCD. Chính vì vậy trong năm học 2016- 2017 tôi đã áp dụng sáng kiến của tôi
trên diện rộng hơn (toàn bộ học sinh khối 10 của trường THPT Mường Tè).
Sau khi tiến hành tích hợp những câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào
giảng dạy đối với tất cả các lớp đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt về sự hiệu quả
24


đối với học sinh. Chất lượng giáo dục bộ môn không ngừng được nâng cao,
kết quả giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Không những vậy,quá trình giáo
dục đạo đức cho học sinh từ những câu chuyện thấm nhuần tư tưởng đạo đức,
nhân văn của Bác đã có tác động không nhỏ đến lối sống, nhân cách của học
sinh nên kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cũng thay đổi theo chiều
hướng tiến bộ. Điều này thể hiện rõ rệt qua kết quả rèn luyện học lực và hạnh
kiểm của học sinh.
Bảng so sánh tỉ lệ rèn luyện học lực môn GDCD và hạnh kiểm của
học sinh ở học kỳ I năm học 2015 – 2016 và 2016- 2017
Chất lượng hai mặt.
Năm

Tổng

học

số

20152016

20162017

149

194

Học lực môn GDCD
Trung Yếu,
Giỏi
Khá
bình
Kém
48
30
50
21
32%

14 %

Tốt
90
60,5

20 %

34 %

55


86

45

8

129

28 %

45 %

23%

4%

66 %

Hạnh kiểm
Trung
Khá
bình
30
15
20%

Yếu,
Kém
14


10%

9.5 %

56

12

0

28 %

6%

0%

%

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài trên tôi đã áp dụng vào giảng dạy ở trường THPT Mường Tè đã đem
lại một số hiệu quả tích cực. Tôi nhận thấy sáng kiến có thể áp dụng vào trong
các tiết học chính khóa với học sinh lớp 10 các trường THPT. Đề tài này cũng có
thể là nguồn tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.

6. Kiến nghị, đề xuất:
Để công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng
ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy môn GDCD đạt kết quả cao tôi
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
25



×