A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của môn GDCD trong trường THPT là góp phần phát triển con
người Việt Nam toàn diện về năng lực trí tuệ, về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý
thức tổ chức kỷ luật trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và
tiến bộ của thời đại. Môn học giúp học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình và
thấy được ý nghĩa to lớn của cuộc sống, thể hiện rõ bản lĩnh sống phù hợp với lý
tưởng của Đảng, biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu, yêu ghét rõ ràng,
biết định hướng đúng đắn trong cuộc sống hiện tại và sau này. Từ những mục tiêu
trên đòi hỏi người dạy phải luôn tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất để
mang lại hiệu quả giáo dục cao
Trên thực tế, ở các trường THPT hiện nay, học sinh chưa hứng thú học tập
môn CDCD dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện, tu dưỡng đức chưa cao. Nhiều
học sinh sống xa rời thực tế, chưa có lý tưởng sống. Giáo viên ra bài tập về nhà
các em làm nhưng chỉ mang tính chất đối phó. Nhận thức và hiểu vấn đề chưa sâu
sắc. Thậm chí các em còn không biết mình hiểu vậy là đúng hay sai ? Nói đến vận
dung chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh thì các em chưa biết vận dụng cái gì ? và
vận dụng như thế nào?
Lí do vì sao? Có nhiều nguyên nhân: Do phụ huynh và học sinh chưa nhận
thức đúng được vai trò của môn giáo dục công dân. Mặt khác do giáo viên trong
quá trình giảng dạy chậm đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp không hài hoà
giữa các khâu lên lớp và phương pháp truyền thụ làm cho môn học vốn dĩ đã khô
khan, trừu tượng lại càng trừu tượng khó hiểu hơn. Bên cạnh đó do ảnh hưởng mặt
trái của nền kinh thị trường nên một bộ phận học sinh đã bị lôi cuốn vào những trò
chơi không lành mạnh
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân tôi đã rất trăn trở,
làm sao để khắc phục được tình trạng này. Trong nhiều năm giảng dạy tôi đã xây
dựng một số kế hoạch nhằm lồng ghép giáo dục đạo đức truyền thống cho học
1
sinh, nâng cao hứng thú học tập môn GDCD của cả ba khối tôi dạy. Đặc biệt là
học sinh khối 10. Kết quả cho thấy trong những kế hoạch mà tôi áp dụng đều
mang lại hiệu quả trong đó giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh là một biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất và cũng là
đề tài mà tôi tâm đắc nhất thông qua sáng kiến Vận dụng một số chuẩn mực đạo
đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10
THPT
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Về cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Về cơ sở lý luận
Ngày 14/ 05/ 2011 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 03/CT- TW về tiếp tục đẩy
mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” trong toàn
Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị. Đây là cuộc vận động lớn nhằm giáo dục,
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đấu tranh khắc phục
sự suy thoái về đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội, hình thành, phát triển các giá
trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
phát triển toàn diện, có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống
văn minh, xây dựng các các quan hệ xã hội lành mạnh phù hợp với bản thân, với
xã hội, với môi trường sống và lý tưởng của Đảng
Lịch sử nước nhà đã chứng minh có rất nhiều các lớp cha anh dũng cảm năng
động, sáng tạo, vượt khó; những tấm gương học sinh ngoan; những tấm lòng từ
thiện nhân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau đáng để chúng ta trân trọng, tự hào và noi
theo. Trong đó, Hồ Chí Minh là người tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng.
Người đã dày công xây dựng nền đạo đức ở Việt Nam, Người đã phát triển lý luận
đạo đức Mác- Lê Nin và kết tinh xuất sắc những tinh hoa đạo đức của dân tộc.
Người đã tu dưỡng rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực, là tấm gương
2
sáng nhất về đạo đức. Đó là di sản văn hoá vô giá của dân tộc. Tấm gương của
Người mãi mãi là ngọn hải đăng thắp sáng cho nhiều thế hệ Việt Nam hôm nay
và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là nghĩa vụ và trách nhiệm chung. Bởi vì học và làm theo tấm gương
của Người là con đường ngắn nhất, cơ bản nhất để chúng ta hoàn thiện nhân cách
của mình và góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2. Về thực tiễn
Ngày nay nước ta đang trên con đường đổi mới chúng ta rất cần những con
người mới - Con người Xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả về đức dục, trí
dục và mĩ dục. Hơn bao giờ hết lúc này đất nước đang rất cần những bậc hiền tài.
Chỉ có người tài - đức mới thực hiện được lý tưởng của Đảng. Chỉ có những
người yêu nước mới khát khao phục vụ Tổ quốc
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài Sáng kiến Vận dụng một số chuẩn
mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn
GDCD lớp 10 THPT
3. Giả thuyết đề tài
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đặt ra giả thuyết sau :
- Đề tài có tạo được hứng thú cho học sinh học tập môn GDCD hay không?
- Đề tài có làm thay đổi được thực trạng hay không?
- Đề tài có nâng cao được kết quả học tập môn GDCD hay không ?
- Đề tài có góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách và kĩ năng sống cho
học sinh hay không ?
- Đề tài có được áp dụng rộng rãi hay không?
4. Mục tiêu đề tài
3
Từ những giả thuyết trên trên tôi xác định mục tiêu đề tài phải đạt được những
yêu cầu sau
- Tạo được hứng thú cho học sinh học tập môn GDCD
- Thay đổi được thực trạng học tập và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về vai trò
của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh
- Hình thành kĩ năng sống cho học sinh nói phải đi đôi với làm, học phải đi đôi
với hành, biết vận dụng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh vào trong thời đại
mới
- Đề tài có thể sử dụng cho nhiều môn học khác nhau
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phép biện chứng duy vật , logic học , phân tích nhận định,
tổng hợp, giải quyết vấn đề. Có kế thừa và phát huy cái cũ tiến bộ vận dụng vào
cái mới
- Phương pháp thực nghiệm: Thông qua giờ dạy trên lớp giáo viên thực hiện các
phương pháp dạy học hiện đại như: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp
thảo luận nhóm, khăn phủ bàn tôi kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống
như phương pháp kể chuyện, nêu gương tốt, phương pháp rèn luyện, phương pháp
thuyết phục, phương pháp khen thưởng và trách phạt, đồng thời giáo viên định
hướng cho học sinh phương pháp học tốt
Trong hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống mà tôi
đưa ra phương pháp nêu gương là phương pháp có tác dụng tích cực tới việc giáo
dục phẩm chất, nhân cách của học sinh đặc biệt là học sinh lớp 10. Bởi vì phần lớn
học sinh lớp 10 mới vào trường có khuynh hướng bắt chước và làm theo những
hành vi, hành động của các gương tốt để hoàn thiện và củng cố giá trị của bản
thân
6. Đối tượng nghiên cứu
4
Tôi dự định áp dụng cho học sinh của cả ba khối 10, 11,12 mà nhà trường phân
công tôi dạy. Tuy nhiên để có cơ sở đánh giá kết quả tôi chọn bốn lớp 10 tôi dạy
trong hai năm thực hiện kiểm nghiệm đề tài
- Lớp đối chứng : 10G3 (năm học 2011-2012) ; 10H5(năm học 2012-2013)
- Lớp thực nghiệm : 10G2 (năm học 2011-2012) ; 10H7 (năm học 2012-2013
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
với nhau về tỉ lệ giới tính, Kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập của
học sinh. Đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn GDCD trước
khi tác động
II. Thực trạng
1.Thực trạng chung: Môn giáo dục công dân từ trước đến nay thường bị coi là
môn học phụ, chưa được chọn là môn thi trong các kì thi tốt nghiệp hay các cấp
cao hơn. Mặt khác lại là môn học có kiến thức trừu tượng vừa khó vừa khô, cho
nên học sinh ngại học dẫn đến việc học tập đánh giá hành vi đạo đức, hành vi
ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội của học sinh bị hạn chế. Đa số học sinh quan niệm rằng: Học
chỉ cần đủ điểm là được, không cần phải đầu tư mà mất thời gian học tập của môn
khác.Vì vậy kĩ năng vận dụng của các em chưa tốt
2. Thực trạng đối với học sinh : Trong quá trình tìm hiểu học sinh tôi được biết đa
số học sinh chỉ biết rằng Bác Hồ là người ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân
dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Bác là một con người nhân ái vị tha,
khoan dung, nhân hậu, có tình thương yêu bao la rộng lớn mà không ai có được.
Bác quan tâm đến người già, trẻ em, phụ nữ, với bộ đội, với các cháu thiếu niên,
nhi đồng qua các bài thơ, bài hát và một số ít câu chuyện trong môn Ngữ văn và
môn GDCD và một số hoạt đông tập thể do nhà trường và Đoàn trường tổ chức.
Nhưng lòng yêu nước của Người, tình thương của Người, phẩm chất đạo đức cao
5
cả của Người được thể hiện cụ thể như thế nào trong cuộc sống hàng ngày thì học
sinh lại không được biết hoặc biết nhưng còn láng máng, đại khái
3. Thực trạng đối với giáo viên : Khi đi tập huấn tôi có dịp được trao đổi với bạn
bè đồng nghiệp thì được biết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhiều
giáo viên đã bỏ quên phương pháp dạy học truyền thống như kể chuyện, nêu
gương tốt, phương pháp rèn luyện, phương pháp thuyết phục, phương pháp khen
thưởng và trách phạt dẫn đến giờ học không hứng thú, giáo viên không thể truyền
được cho các em ngọn lửa yêu thích môn học
III. Giải pháp
1. Giải pháp thực hiện
1.1. Xác định một số chuẩn mực cần vận dụng trong giảng dạy
Một là.: Thực hiện chuẩn mực “Trung với nước, Hiếu với dân”. Cần quán triệt nội
dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh đoàn kết
dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nhiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất chi phối toàn bộ phẩm chất
khá. Từ khái niệm cũ “Trung với Vua, Hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền
thống phong kiến phương đông Người đã phát triển thành “Trung với nước, Hiếu
với dân” Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức
“Trung với nước, Hiếu với dân suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của
Tổ quốc vì Chủ nghĩa xã hội , nhiệm vụ nào cũng hoàn thành , khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” đây là định hướng chính trị đạo đức, lý
tưởng cao đẹp cho lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam
Hai là: Thực hiện chuẩn mực đạo đức tình yêu thương đối với con người
Yêu thương con người là một trong những phẩm giá tốt đẹp nhất của người Việt
Nam. Với Bác tình yêu thương bao la rộng lớn. Bác là người nhân ái, vị tha, khoan
6
dung, nhân hậu. Hơn thế nữa tinh yêu thương con người còn là sự hy sinh cao cả,
là khát vọng tự do cho dân tộc Người nói “Tôi chỉ có một ham muốn đến tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là nội dung cốt lõi
của tình yêu thương con người
Ba là: Thực hiện lời dạy “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ” nêu cao phẩm giá
con người Việt Nam trong thời đại mới ,“Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ” là
chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ “đối với mình” được chủ tịch Hồ
Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển của đạo
đức cách mạng. Người là tấm gương mẫu mực “Cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư ” có đời sống trong sáng, nếp sống giản dị, đạo đức khiêm tốn phi thường nâng
cao ý thức dân chủ và kỷ luật gắn bó với nhân dân vì nhân dân phục vụ
Bốn là: Tinh thần quốc tế trong sáng và tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản
Phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tể trong sáng , đoàn
kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hoá, chủ động , tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế .tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết bắt nguồn từ
tình yêu thương đối với con người, với nhân loại, mục tiêu là giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp , giải phóng con người, Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu
nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Trong quan hệ quốc tế
người đã tranh thủ được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của bạn bè quốc tế
1.2. Cách thức vận dụng
1. Sử dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở bài
Có rất nhiều cách để người dạy dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu nội dung của
bài mới. Tùy theo nội dung của bài giảng mà cách mở bài cũng khác nhau nhưng
phải xác định mở bài là một khâu rất quan trọng. Nếu mở bài thuyết phục được
học sinh là bước đầu thành công của bài giảng. Thông thường giáo viên sử dụng
7
phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề nhưng để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã
sử dụng một câu chuyện, một luận điểm hoặc một đoạn tư liệu để dẫn dắt học sinh
vào tìm hiểu nội dung của bài học
VD: Khi dạy tiết 19: Bài 10: Quan niệm đạo đức : Tôi lấy câu nói của Bác
Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức tính : Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa không thành trời
Thiếu một phương không thành đất
Thiếu một đức không thành người
2. Sử dụng những câu chuyện kể và hình ảnh về Bác để khai thác nội dung kiến
thức
VD khi dạy tiết 25: Bài 13 Công dân với cộng đồng tôi chọn câu chuyện và hình
ảnh “ Bác Hồ đến với các cháu trại trẻ mồ côi Kim Đồng ” và câu chuyện “ Bác
không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai ” Cho học sinh thấy
được dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian thăm những đứa
trẻ kém may mắn mồ côi cha mẹ. Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác không
dừng lại ở thiếu niên nhi đồng mà còn dành cho những gia đình nghèo, túng thiếu
Qua câu chuyện giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn
bè, biết cảm thông chia sẻ với mọi người khi thấy họ gặp khó khăn, bất hạnh trong
cuộc sống
3. Sử dụng tư liệu băng hình để giáo dục học sinh kĩ năng vận dụng tấm gương
đạo đức Hồ chí Minh vào thực tiễn
VD khi dạy tiết 27 : Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
8
Tôi chọn hình ảnh minh họa Bác Hồ làm phu bếp trên tàu và lời phát biểu tại
đai hội Tua năm 1920, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946. Qua đó giáo
dục học sinh thực hiện chuẩn mực trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Mục đích cuối cùng của tôi không chỉ giáo dục học sinh “học tập” mà còn giáo
dục học sinh “ làm theo ” tấm gương đạo đức Hồ chí Minh
2. Biện pháp thực hiện
Biện pháp cơ bản là lồng ghép các câu chuyện, băng hình, trích dẫn về tấm
gương của Bác thông qua các tiết học để học sinh học tập và làm theo, từ đó biết
đánh giá bản thân xem cần điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng, cho phù
hợp với chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh và chuẩn mực đạo đức của xã hội
2.1. Các biện pháp thực hiện
- Đưa câu chuyện, tư liệu, hình ảnh vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú
sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về bài học
- Biện pháp nêu gương : Tôi thực hiện nêu một số tấm gương tốt đặc biệt tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Biện pháp thi kể chuyện và tự rút ra nội dung bài học: Tôi tiến hành lựa chọn
những học sinh có năng khiếu kể chuyện tốt cho các em tham gia lồng ghép vào
các hoạt động
- Biện pháp so sánh, tìm hiểu và cùng làm theo: Tôi cho học sinh tìm hiểu về các
hoạt động của Bác và hoạt động của thanh niên hiện nay để so sánh và liên hệ với
bản thân
Lưu ý khi vận dụng
- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, câu chuyện kể về Bác phải tóm tắt ngắn gọn
dễ hiểu để áp dụng đưa vào bài học không làm mất thời gian các hoạt động khác
- Trong khi học sinh phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề giáo viên phải theo dõi,
lắng nghe ý kiến của học sinh sau đó nhận xét, bổ sung kết luận và cho điểm
9
2.2. Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là một khâu rất quan trọng trong việc vận dụng ý tưởng của
đề tài vào thực tiễn dạy học. Vì vậy cần phải đảm bảo đầy đủ những bước sau :
Bước 1 : Chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, câu chuyện kể về Bác. Sau đó tóm tắt ngắn
gọn dễ hiểu để áp dụng đưa vào bài học
Bước 2 : Thiết kế bài giảng
- Bài giảng đối với lớp đối chứng : Tôi thiết kế bài giảng như một giáo án bình
thường thực hiện đúng và đủ theo yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức
kĩ năng. Trong quá trình giảng bài tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình ,
đàm thoại, nêu vấn đề và lồng ghép giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh
- Bài giảng đối với lớp thực nghiệm : Tôi thiết kế 2 loại bài giảng
+ Loại giáo án bình thường nhưng sử dụng phương pháp lồng ghép giáo duc tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua kể chuyện, nêu gương, phân tích, nhận
định
+ Loại giáo án điện tử: Tôi thiết kế phần mềm Powerpoint có sử dụng hình ảnh, tư
liệu, băng hình video về tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, có sử dụng cả phương
pháp dạy học cổ truyền với hiện đại
Bước 3 : Cho học sinh nhận định, phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề mà tôi đưa
ra trong bài giảng
Bước 4 : Giáo viên theo dõi, lắng nghe ý kiến của học sinh sau đó nhận xét, bổ
sung kết luận và cho điểm
Bước 5 : Sau bài học cho học sinh liên hệ bản thân dưới dạng những câu hỏi vận
dụng
2.3. Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy cụ thể
Tất cả bài vận dụng tôi đều thiết kể bài giảng Powerpoint
10
- Thực hiện chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí, Công, Vô tư: Đặc điểm này
gắn liền với tiết 19 bài 10: Quan niệm về đạo đức
Tôi sử dụng câu nói của Bác “Sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân” đồng thời tôi chọn câu chuyện về ngôi nhà sàn của Bác và sử dụng hình ảnh
nhà sàn để giáo dục học sinh. Thông qua câu chuyện và hình ảnh giáo dục học
sinh tính không ham danh, lợi, không đề cao chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt nhu cầu
và lợi ích của xã hội, của mọi người lên trên nhu cầu và lợi ích của mình , đồng
thời giáo dục cho học đức tính hy sinh, tự nguyện quan tâm giúp đỡ tới người
khác. Hình thành kĩ năng sống cho học sinh biết tiết kiệm, không nên đua đòi,
lãng phí, sống phải biết tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình,
xã hội. Đặc biêt học sinh còn nhỏ tuổi không nên lãng phí vào buổi tiệc sinh nhật
cầu kì, đắt tiền, mua sắm vật dụng cá nhân đắt giá mà nên rèn luyện cho mình một
lối sống tích cực, phù hợp, đúng ý nghĩa của nó. Không những thế thái độ, cử chỉ
đối với mọi người phải chân thành, gần gũi, quan tâm giúp đỡ khi họ gặp khó
khăn, sống chan hòa không kiểu cách, khách sáo, từ đó tôi khắc sâu kiến thức cho
học sinh “ Đạo đức là nhân cách, là lẽ sống, là niềm tin là định hướng đúng đắn
nhất cho mọi hoạt động của con người ( Ảnh minh hoạ )
11
- Thực hiện chuẩn mực đạo đức tình yêu thương đối với con người. Đặc điểm này
gắn liền với tiết Tiết 20-21: Bài Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học và tiết
25: Mục a phần 2: Bài 13 : Công dân với cộng đồng
Tôi cho học sinh kể câu chuyện và hình ảnh Bác Hồ đến với trại trẻ Mồ côi Kim
Đồng ( Ảnh minh hoạ)
Mục đích của tôi không chỉ trang bị kiến thức cho các em mà còn giáo dục kĩ
năng vận dụng bằng việc làm rất nhỏ như động viên, an ủi, cảm thông, chia sẻ
chăm sóc người già, thăm hỏi gia đình có công với cách mạng. Mua tăm ủng hộ
người mù. Phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách. Tuyệt đối không được phân
hoá học sinh trong lớp, phải “ thương người như thể thương thân ”. Biết phê phán
và đấu tranh với những thói hư tật xấu, biết tôn trọng những việc làm tốt đẹp
12
- Tinh thần quốc tế trong sáng và tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản : Đặc điểm này
gắn với tiết 27-28 Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tôi sử dụng hình ảnh minh hoạ Bác Hồ tại đại hội Tua năm 1920 , băng hình tư
liệu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 để học sinh thấy được ở nước ta,
Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Xuất phát từ
lòng yêu nước, từ sự chứng kiến nỗi thống khổ của người dân lao động, nỗi nhục
của người dân bị mất nước. Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, giải
phóng cho dân tộc, giải phóng được giai cấp. Ước mơ giải phóng quê hương gắn
liền với nguyện vọng giải thoát người lao động, tình yêu nước thiết tha đã hàm
chứa tình yêu thương con người, yêu thương nhân dân, mở rộng ra là tình yêu
thương những con người lao động bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới.
( Ảnh minh hoạ )
Qua đó giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu nhân dân,tinh thần đoàn kết giai cấp,
đoàn kết dân tộc, thực hiện chuẩn mực trung với nước, hiếu với dân,sẵn sàng hy
sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc để thực hiện lời dạy của Bác
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”
13
- Thực hiên lý tưởng sống cao đẹp: Đặc điểm này gắn liền với tiết 31-32 Bài 16:
Tự hoàn Thiện bản thân
Tôi chọn kể câu chuyện “ Hai bàn tay” và những mẫu chuyện nhỏ về cuộc
sống bôn ba nơi đất khách của Bác nhưng với ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm
cao Bác đã vượt qua tất cả nào bệnh tật, tù đày để thực hiện lý tưởng cao đẹp của
đời mình là độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Qua câu chuyện giúp cho học
sinh thấy được thanh niên sống cần phải có lý tưởng cao đẹp, cống hiến cho xã
hội, sống phải có trách nhiệm với bản thân mình và mọi người xung quanh, tinh
thần vượt khó. Tránh xa các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, bỏ qua những ham
muốn và khát vọng tầm thường để hướng tới tương lai
Ảnh minh hoạ
2.4. Cho học sinh liên hệ bản thân
Sau mỗi bài học tôi cho học sinh liên hệ bản thân vận dụng lý luận để
phân tích đánh giá dưới dạng những câu hỏi vận dụng
Ở bài 10: Quan niệm về đạo đức
Câu 1 : Em thấy mình thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh chưa? bản
thân em có điểm nào cần khắc phục?
14
Câu 2 : Em đã biết sống tiết kiệm chưa ? Sống tiết kiệm mang lại cho em những
điều gì?
Ở bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Câu 1 : Bạn của em bị bệnh phải nghỉ học nhiều ngày, em sẽ làm gì để chia sẻ với
bạn ? Cảm giác của em sau khi làm được việc tốt là gì?
Câu 2: Có bạn rủ em xem phim qua điện thoại trong giờ tự học em sẽ làm gì?
Ở bài 13: Công dân với cộng đồng
Câu 1 : Đồng bào Miền Trung đang phải hứng chịu những cơn bão, lũ lụt liên tiếp,
khủng khiếp như vậy, em sẽ làm gì thể hiện tinh thần “ Lá lành đùm lá rách ” ?
Câu 2 : Tại sao em tích cực ủng hộ nạn nhân da cam ? ( đồng bào Miền Trung).
Em cảm thấy như thế nào khi làm được việc có ý nghĩa này ?
Ở bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Câu 1 : Cho biết lý tưởng sống của bản thân em là gì?
Câu 2 : Em cần phải làm gì góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Ở bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Câu 1 : Em hãy liệt kê những yêu cầu đạo đức đối với người công dân trong giai
đoạn hiện nay? Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2 : Tìm những tấm gương tự hoàn thiện bản thân mà em biết? bài học rút ra
cho bản thân
IV. Kiểm nghiệm
1. Cơ sở kiểm nghiệm
Tôi sử dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ thể như sau
1.1. Trước tác động: Tôi lấy kết quả điểm kiểm tra viết (15 phút) do nhóm chuyên
môn ra đề dùng khảo sát chất lượng giữa học kì I, được tổ chức kiểm tra cho toàn
khối, nhóm chuyên môn chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
1.2. Sau tác động : Là kết quả bài kiểm tra viết (10 phút), đề và đáp án do tôi thiết
kế được nhóm chuyên môn kiểm tra, thẩm định. Nhóm chuyên môn tổ coi và
chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Nội dung kiểm tra thuộc kiến thức đã học
15
Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau
2. Kết quả kiểm nghiệm
Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh
và đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:
2.1.Về lý luận
- Đã tạo được hứng thú cho học sinh, say mê học tập, chủ động tìm tòi kiến thức
nâng cao được kết quả học tập môn GDCD
- Đã chuyển được trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò
- Trong quá trình lĩnh hội kiến thức đã biết vận dụng vào thực tiễn. Đặc biệt tự
giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đề tài có thể lồng ghép cho nhiều bài ở cả ba khối 10,11,12
2.2. Về thực tiễn
- Tiết học sôi nổi, các em chủ động tích cực, mạnh dạn tranh luận Cụ thể : Trống
báo hết giờ học mà học sinh ngỡ ngàng nói với nhau “Sao giờ này nhanh thế ?”
Các em đã cảm nhận được giờ học trôi nhanh, chứng tỏ trong giờ giáo dục công
dân các em đã chăm chỉ làm việc mà quên cả thời gian. Giờ học có không khí thật
vui tươi, tôi nhận thấy đây là thành công của giờ dạy giáo dục công dân theo ph-
ương pháp truyền thống
- Trong các lớp tôi dạy không bao giờ có tình trạng học sinh bỏ giờ
- Giờ học giáo dục công dân rất nghiêm túc, học sinh làm việc tích cực
- Học sinh giao tiếp ứng xử với nhau thể hiện được tính văn hoá, có ý thức giúp
đỡ lẫn nhau, tinh thần đoàn kết học tập và rèn luyện tốt, tham gia đầy đủ các
phong trào nhân đạo do nhà trường và địa phương tổ chức
2.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá
2.3.1. So sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau khi tác động
16
Bảng 1 : Lớp thực nghiêm 10G2 (Năm học 2011-2012)
Số bài
Điểm
0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
47
sl 0 2 7 12 23 2 1 0 0
% 0,0 4,3 14,
9
25,
5
48,
9
4,3 2,1 0,0 0,0
Sau tác
47
sl 0 0 0 4 11 15 14 3 0
% 0,0 0,0 0,0 8,5 25 31,
1
29,
0
6,4 0,0
Bảng 2: Lớp đối chứng 10G3 (Năm học 2011-2012 )
Số bài
Điểm
0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
45
sl 0 2 6 13 21 2 1 0 0
% 0,0 4,4 13,
4
28,
9
46,
7
4,4 2,2 0,0 0,0
Sau tác
45
sl 0 0 0 13 17 12 2 1 0
% 0,0 0,0 13,
4
30,
4
37,
0
26,
0
4,4 0,0 0,0
Bảng 3: Lớp thực nghiệm 10H7 (Năm học 2012-2013)
Số bài
Điểm
0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
46
sl 0 2 7 11 23 2 1 0 0
% 0,0 4,3
5
15,
1
24,
0
50,
0
4,3
5
2,2 0,0 0,0
Sau tác
45
sl 0 0 0 3 14 12 14 3 0
% 0,0 0,0 0,0 6,6 30,
8
26,
0
30,
1
6,5 0,0
Bảng 4: Lớp đối chứng 10H5 (Năm học 2012-2013)
Số bài Điểm
0-2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác 41 sl 0 2 6 13 17 2 1 0 0
17
% 0,0 5,0 14,6 32,0 40,4 5,0 2,5 0,0 0,0
Sau tác 41 sl 0 0 0 13 15 10 2 1 0
% 0,0 0,0 0,0 31,7 36,5 24,3 5,0 2,5 0,0
2.3.2. So sánh kết quả kiểm tra cuối năm học
Bảng 1 (Năm học 2011-2012)
Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu-kém
SL % SL % SL % SL %
10G3 45 03 6,7 20 44,4 18 40,0 04 8,9
10G2 47 05 10,6 22 46,8 19 40,4 01 2,1
Tổng 92 08 8,7 42 45,7 37 40,2 05 5,4
Bảng 2 (Năm học 2012-2013)
Lớp
Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu-kém
SL % SL % SL % SL %
10H5 41 02 4,8 17 41,5 22 53,6 0 0
10H7 45 10 22,2 29 64,5 06 13,3 0 0
Tổng 86 12 14,0 46 54,0 28 32,0 0 0
Kết quả học tập năm 2011-2012 so với 2012-2013: Tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi
tăng từ 8,7% lên 14,0%; loại Khá tăng từ 45,7% lên 54,0%; Loại Yếu-kém giảm
xuống rõ rệt từ 5,4% xuống 0%. Như vậy có thể khẳng định rằng việc Vận dụng
một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học phần “Công dân với đạo
đức- GDCD10 THPT” là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc giáo
dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập cho học sinh đôí với
môn học
3. Bài học kinh nghiệm
Đối với giáo viên :
- Khi trích dẫn những câu nói, bài văn, bài thơ, câu chuyện dài giáo viên không
nên đọc hết mà mất thời gian của các hoạt động khác, chỉ nên chọn những ý chính
để lồng ghép sao cho phù hợp với nội dung của bài học
- Giáo viên không lạm dụng kể chuyện mà quên đi việc nêu các tấm gương khác
đồng thời giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh học và tìm tư liệu ở nhà
trước khi đến lớp
- Đầu giờ học phải kiểm tra đôn đốc học sinh, có nhận xét và cho điểm
18
- Bài giảng phải có dẫn chứng sinh động. Đặc biệt sau khi đưa ra dẫn chứng giáo
viên phải cho học sinh nhận xét,đánh giá, kết luận tránh bỏ lửng phản tác dụng
- Sau mỗi hoạt động của học sinh giáo viên phải khen thưởng kịp thời. Nếu cần
thiết phải bổ sung thì chỉ ra cho học sinh thấy được những thiếu sót của mình
Đối với học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà, tích cực sưu tầm chuyện kể và tranh ảnh, hăng say phát biểu
- Thái độ học tập nghiêm túc, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng
ngày. Tự giác tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo
đức xã hội. Hình thành cho bản thân kỹ năng sống không chỉ “học tập” mà còn
“làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng
dạy ở các lớp tại trường THPT Triệu Sơn 3 và qua thực tiễn lồng ghép giáo dục
học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các năm. Đề
tài đã được áp dụng trong nhiều năm và được kiểm nghiệm trong hai năm liên tục
bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Qua đề tài tôi thấy việc giáo
dục đạo đức, tác phong lối sống cho học sinh vô cùng quan trọng. Đặc biệt là giáo
dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo tôi giáo
dục được nội dung này là cơ sở để các em thực hiện các chuẩn mực khác của xã
hội. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, phải tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, tạo dựng
được niềm tin cho học sinh
II. ĐỀ XUẤT
Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
giảng dạy môn Giáo dục công dân là một việc làm thường xuyên, liên tục vì vậy
tôi có đề xuất như sau
Đối với nhà trường, cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất,tăng cường trang
thiết bị như: máy tính, máy chiếu, tư liệu, băng hình, tạo điều kiện để giáo viên
19
lồng ghép giáo dục cho học sinh hoc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong các buổi sinh hoạt tập thể, khuyến khích và động viên giáo viên thực
hiện tốt
Đối với nhóm chuyên môn và một số môn xã hội khác như: văn, sử thông qua
kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có
thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo
hứng thú và nâng cao kết quả học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh
Đối với sở GD& ĐT Thanh Hoá: Cung cấp và bổ sung tư liệu cho giáo viên tự
học tập và nghiên cứu tại nhà đồng thời mở các lớp tập huấn chuyên đề giáo dục
đạo đức cho học sinh THPT trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là kế hoạch lồng ghép
tích hợp tấm gương đạo đức Hồ chí Minh cho học sinh
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Lê Thị Cúc
.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hồ Chí Minh toàn tập : Tập 2
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 2000
- Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ( 3tập)
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2003
- 117câu chuyện kể về Bác
Trung tâm thông tin công tác tư tưởng – Ban tuyên
giáo trung ương Hà Nội năm 2000
- Tác phẩm : Đường cách mệnh
Tác giả : Nguyễn Aí Quốc xuất bản năm 1927
- Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài
Tác giả : Giáo sư : Trần Nhâm
- Giáo trình đạo đức học và giáo dục đạo đức
Tác giả : Hà Nhật Thăng xuất bản 2007
Nhà xuất bản ĐHPS
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
- Sách giáo khoa GDCD lớp 10
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
21
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Cơ sở thực tiễn 3
3. Giả thuyết đề tài 3
4. Mục tiêu đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
II THỰC TRẠNG 5
1. Thực trạng chung 5
2. Thực trạng đối với học sinh 5
3. Thực trạng đối với giáo viên 6
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 6
1. Xác định một số chuẩn mực cần vận dụng 6
2 . Biện pháp thực hiện 9
2.1. Các biện pháp thực hiện 9
2.2. Tổ chức thực hiện 10
2.3. Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào… 10
2.4. Cho học sinh liên hệ bản thân 14
IV. KIỂM NGHIỆM 15
1. Cơ sở kiểm nghiệm 15
2. Kết quả kiểm nghiệm 16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 19
I. KẾT LUẬN 19
II. ĐỀ XUẤT 20
22
23
24
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG MỘT SỐ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH VÀO GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
MÔN GDCD LỚP 10 THPT
Người thực hiện: Lê Thị Cúc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GDCD
THANH HÓA, NĂM 2013