Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vai trò đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.9 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, công tác
chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam giữ
vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với tuyến đường chi viện chiến lược- đường
Hồ Chí Minh nổi tiếng thế giới, dân tộc ta còn lập một kỳ tích nữa trong lịch sử, đó
là tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một kỳ tích có
ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mà người đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; là biểu hiện của ý chí sắt đá, quyết tâm giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Trong bức điện gửi cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 125 (khi mới thành lập có phiên hiệu
là đoàn 759- đơn vị trực tiếp xây dựng tuyến chi viện chiến lược và làm nên kỳ tích
đường Hồ Chí Minh trên biển) hải quân nhân kỷ niệm 35 năm mở đường Hồ Chí
Minh trên biển (1961- 1996), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá: “Năm tháng sẽ
qua đi, nhưng chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở
đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của những
“con tàu không số” của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho chiến
trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi
vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam quang vinh, Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những
người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển”. Những đóng góp hiệu
quả của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển (1961- 1975) đã
góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ
đại của dân tộc, vượt lên những tính toán thông thường về chiến tranh của chính
quyền Mỹ- Ngụy, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho hôm nay và mai
sau. Với lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, đóng góp của các
thế hệ cha anh, nhóm chúng tôi xin chọn “ Vai trò đường Hồ Chí Minh trên biển
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959- 1975)” làm đề tài tiểu luận
của mình. Hy vọng qua đó không chỉ chúng tôi mà nhiều người khác không những
hiểu biết sâu sắc hơn về những hoạt động, vai trò to lớn của tuyến chi viện chiến
lược- đường Hồ Chí Minh trên biển trong nhiệm vụ chi viện cho chiến trường mà


qua đó cũng thấy được sự sáng tạo, thành công của Đảng ta trong tổ chức lãnh đạo,
chỉ huy tuyến chi viện chiến lược này.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phương pháp so sánh, liệt kê
số liệu.


Kết cấu bài tiểu luận gồm ba chương:
Chương I: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí
Minh trên biển
Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh
trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chương III: Ý nghĩa của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh
trên biển.
B. NỘI DUNG
Chương I: quá trình hình thành và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên
biển
1.1Tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ những năm 1958-1959.
Những năm 1958-1959, cách mạng miền Nam ở vào thời kỳ vô cùng khó
khăn. Tổ chức đảng từ cấp xứ xuống đến các chi bộ bị đánh phá ác liệt. Số cán bộ,
cấp ủy bị thiệt hại lớn, số lượng đảng viên sụt giảm chưa từng thấy. Năm 1956,
toàn Nam Bộ có 800 chi bộ, đến cuối năm 1959, chỉ còn một số ít chi bộ, hoạt
động rất khó khăn. Đến giữa năm 1959, Nam Bộ chỉ còn 3 nghìn đảng viên bám
xã. Số cán bộ tương đương huyện ủy, tỉnh ủy bị bắt nhiều. Ở Đông Nam Bộ, cuối
năm 1954, ta bố trí ở lại Gia Định 3.700 đảng viên, đến năm 1959, Đảng bộ chỉ
còn 1 chi bộ. Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn đầu năm 1957 còn 600 đảng viên, đến
cuối năm 1958 còn 200 đồng chí. Có những địa phương bị thiệt hại nặng như:
huyện Hóc Môn (Gia Định) năm 1954 bố trí ở lại 1 nghìn đảng viên, đầu năm 1959
chỉ còn 1 đảng viên.
Trước thực tế như vậy, Đảng vẫn kiên trì không đấu tranh vũ trang, các cán
bộ, đảng viên tại chỗ vừa phải đối phó với sự khủng bố gắt gao của chính quyền

Ngô Đình Diệm, vừa chịu sức ép lớn từ phía cơ sở và những quần chúng cách
mạng. Không ít cán bộ đảng viên và quần chúng thắc mắc, hoài nghi đường lối của
Đảng, họ muốn đấu tranh vũ trang ngay.
1.2 Đường Hồ Chí Minh trên biển hình thành.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau những năm đầu hết sức
khó khăn, đến năm 1959, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam có
bước phát triển nhảy vọt. Phong trào nổi dậy của quần chúng kết hợp với đấu tranh
vũ trang ngày càng lan rộng. Trước tình hình địch đẩy mạnh chiến tranh, Bộ Chính
trị Trung ương Đảng đã họp và ra Nghị quyết về “nhiệm vụ trước mắt của cách
mạng miền Nam”, để chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, ngày


19/5/1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập “Đoàn quân sự đặc biệt” có
nhiệm vụ mở đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, tổ chức đưa đón bộ đội từ
Nam ra Bắc và ngược lại. Hai con đường huyết mạch quan trọng được hình thành.
Đó là con đường 559 theo dãy Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do
Hải quân nhân dân Việt Nam và quân giải phóng miền Nam bí mật thực hiện trên
biển Đông vào ngày 23 tháng 10 năm 1961 trong chiến tranh chống Mỹ để vận
chuyển con người, vũ khí, lương thực từ miền Bắc vào để chi viện cho quân giải
phóng miền Nam.
Với vị trí địa lý mang tính chiến lược, đường Hồ Chí Minh trên biển đóng
vai trò vô cùng quan trọng và được xem là bước ngoặt của cuộc kháng chiến cam
go góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước đế quốc Mỹ hùng
mạnh.
Chương 2: Vai trò của đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến
chống Mỹ
2.1. Hoạt động chính của đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống
Mỹ

Vận chuyển cung cấp cho các mặt trận nóng bỏng nhất trên chiến trường
miền Nam nơi mà cuộc chiến đấu phải tính đến từng khẩu súng, từng viên đạn, thì
giá trị của số vũ khí hàng hoá đó được nhân lên gấp bội.Đường Hồ Chí Minh trên
biển đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại và trọn vẹn của dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với tên gọi “Đoàn tàu Không số”, con đường Hồ Chí Minh trên biển đãvận
chuyển 150.000 tấn vũ khí, trang bị và 80.000 lượt cán bộ vượt biển vào Nam
chiến đấu. Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường của niềm tin tất thắng, con
đường tự hào của bộ đội Hải quân Nhân dân Việt Nam. Với phương châm hoạt
động bí mật bất ngờ, sử dụng các loại tàu nhỏ, ngụy trang giống tàu đánh cá, tuyến
đường Hồ Chí Minh trên biển đã mở ra một hướng chi viện mới, hết sức quan
trọng, đưa hàng chi viện của miền Bắc đến với các chiến trường xa mà tuyến
đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa có điều kiện vươn tới được. Tháng 8 - 1963,
Đoàn 759 được giao cho Quân chủng Hải quân phụ trách và trực tiếp đảm đương
nhiệm vụ vận chuyển, chi viện đường biển cho các chiến trường miền Nam. Đến
ngày 24/01/1964, Đoàn 759 được điều chỉnh tổ chức, phát triển thành Lữ đoàn 125
Hải quân. Trong hơn 3 năm hoạt động (1962 - 1965), đường Hồ Chí Minh trên biển


đã chi viện cho các tỉnh ven biển thuộc chiến trường Khu 5, Nam Bộ và cực Nam
Trung Bộ được 89 chuyến tàu với gần 5 nghìn tấn vật chất, chủ yếu là vũ khí, đạn
dược.
2.2Các hoạt động chính tại căn cứ và bến bãi
• K15
K15 là bí danh được đặt tên cho bến tàu xuất phát có quy mô lớn đầu tiên
của các con tàu không số vận chuyển người và vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường
biển trong Chiến tranh Việt Nam. Nó còn có tên khác là "Vạn Xép". Bến này được
mở lần đầu tiên tại các thôn Vạn Hoa và Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng), do Trung
đoàn công binh 83 xây dựng. Đây là một vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền ở bờ Đông
bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Vịnh này có ba phía là núi, đường ra biển duy nhất

nằm ở hướng Tây Nam, độ sâu khoảng 3 m khi thủy triều xuống và đến 4 m khi
thủy triều lên. Cầu cảng được xây hình chữ T. Thân chính rộng 6 m, dài 60 m; thân
ngang rộng 6 m, dài 12 m. Toàn bộ cầu tàu được làm bằng bê tông cốt thép dạng
khung chịu lực kiểu dầm gác hai đầu. Ngày 15 tháng 5 năm 1964, cầu tàu K15 bắt
đầu hoạt động. Tuy ra đời sau tuyến vận tải quân sự bí mật trên biển đầu tiên từ
Quảng Bình vào miền Nam và các chuyến tàu từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ
khí và trở lại miền Nam nhưng lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn coi đây
như "Cột km số 0" của các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Cầu cảng K15 đánh dấu một bước chuyển biến lớn của Đường Hồ Chí Minh
trên biển. Đó là việc các tàu sắt được đưa vào sử dụng, dần thay thế cho các con
tàu gỗ kém an toàn. Trong quá trình hoạt động, cảng K15 đã tổ chức xếp hàng và
xuất phát cho 88 chuyến vận tải quân sự trên biển, gồm 4.919 tấn vũ khí đạn dược
và hàng nghìn tấn hàng hóa khác. Do được ngụy trang rất kín đáo nên trong suốt
cuộc Chiến tranh Việt Nam, không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn không phát hiện
được cầu cảng K15. Sau nửa thế kỷ, đặc biệt từ năm 1975 đến nay không còn được
hoạt động, công trình đã hư hại nặng. Hiện nay, tại bãi biển Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải
Phòng) chỉ còn lại di tích các cọc bê tông của cầu tàu trên bến cảng quân sự bí mật
K15.
• Sa Huỳnh
Sa Huỳnh là một làng chài cổ đồng thời là một bãi biển nổi tiếng ở miền
Trung Trung Bộ với nghề đánh cá từ lâu đời. Trong quá trình hoạt động của
"Đường Hồ Chí Minh trên biển"; Sa Huỳnh là một trong những bến bãi tiếp nhận
vũ khí, đạn dược, hàng hóa do các chuyến tàu không số chuyên chở từ miền Bắc
gửi vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại chiến trường Khu V.


• Quy Thiện
Địa điểm Quy Thiện thuộc xã Phổ Hiệp, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Là một trong các bến đỗ dự bị của các chuyến tàu không số trong trường hợp tàu bị
hỏng, là nơi tránh trú khi gặp bão lớn hoặc bị hải quân Việt Nam Cộng hòa vây ráp.

Tháng 3 năm 1968, tại đây đã diễn ra cuộc hội ngộ không hẹn mà gặp giữa các cán
bộ, nhân viên của Bệnh xá Đức Phổ nổi tiếng do bác sĩ Đặng Thùy Trâm lãnh đạo
với các thủy thủ Tàu 43 khi tàu bị không quân và hải quân Việt Nam Cộng hòa bắn
hỏng. Các thủy thủ phải đổ bộ lên bờ và được người dân trong vùng bí mật đưa đến
trạm xá này để cứu chữa. Sau đó, họ được Bộ Chỉ huy Khu V của Quân giải phóng
miền Nam tổ chức vượt Trường Sơn trở lại miền Bắc.[3]
• Lộ Diêu
Bến này nằm trên địa bàn xã Hoài Diêu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ở vào vị trí giữa đèo Lộ Diêu trong và đèo Lộ Diêu ngoài, phía Tây là núi, phía
Đông là bãi biển, Lộ Diêu được chọn làm bến trung chuyển vũ khí, đạn dược và
hàng hóa do các con tàu không số chở từ miền Bắc vào chiến trường khu V. Bến
Lộ Diêu bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1964 khi đón con tàu đầu tiên
chở hàng chục tấn vũ khí xuất phát từ Hòn Dấu, Hải Phòng đi vào.
• Lộc An
Địa điểm này nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là
bến xuất phát của một trong năm con thuyền gỗ đầu tiên mở tuyến đường Hồ Chí
Minh trên biển từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, bến này đã
đón 3 tàu không số cập bến, vận chuyển 109 tấn vũ khí cho Quân giải phóng miền
Nam Việt Nam tại Khu IX.
• Cồn Tàu
Đây là bến chính trong hệ thống bến bãi Trà Vinh, nằm ở gần cửa Cung Hầu,
một trong ba cửa chảy ra biển của sông Hậu, thuộc huyện Duyên Hải. Bến này bắt
đầu hoạt động từ tháng 6 năm 1963 khi đón chuyến tàu sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ
khí từ Bắc vào Nam.
• Bến "Ông Hai Ghiền"
Đây là biệt danh được những người lính của Trung đoàn vận tải 962 đặt cho
Bến Thạnh Phong. Địa điểm này nay thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre. Đây là nơi xuất phát của con tàu đầu tiên của Việt Minh ở vùng Tây
Nam Bộ ra Bắc xin vũ khí để tổ chức kháng chiến chống Pháp từ năm 1946. Từ
năm 1961 đến năm 1962, 2 chuyến tàu của lực lượng Quân giải phóng miền Nam

Việt Nam ở Tây Nam Bộ cũng xuất phát từ đây ra Bắc xin chi viện vũ khí và trở về


an toàn. Bến này cũng với các bến Cồn Tra và Cồn Lợi hợp thành một hệ thống
bến bãi đón nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa của Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam tại tỉnh Bến Tre. Mặc dù theo sự bố trí của Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam, Thạnh Phong thuộc khu VIII nhưng lại đóng vai trò là bến trung chuyển lớn
cho cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ trong thời kỳ 1961-1963. Kho cất giữ vũ
ký bí mật phục vụ cho bến Thạnh Phong được xây dựng dưới lòng đất tại xã Thạnh
Thới A, gần bến phà Cầu Ván, thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tra. Xã Thạnh Thới
A cũng là nơi đóng sở chỉ huy Trung đoàn vận tải 962 của Quân giải phóng miền
Nam Việt Nam tại Khu IX.
2.3 Vai trò của đường HCM trên biển qua các giai đoạn kháng chiến
a. Vai trò của đường HCM trên biển giai đoạn 1962-1965:
Có thể nói ở giai đoạn này, đường Hồ Chí Minh trên biển làm nhiệm vụ chi
viện, góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mỹ”, cụ thể:
Đường Hồ Chí Minh viện chiến lược, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ chuyến đi thành công của tàu
Phương Đông I đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển hơn
96.000 tấn vũ khí đạn dược và các vật chất khác cùng hơn 17.000 lượt cán bộ chiến
sĩ chi viện chiến trường miền Nam. Con số đó tuy không thể sánh với khối lượng
vận chuyển của đường Hồ Chí Minh trên bộ, nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan
trọng rất đặc biệt .Tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời
đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện tại.Từ khi được chi viện vũ khí từ
miền Bắc, việc hạ máy bay, bắn cháy tàu chiến, xe bọc thép M113, nhổ đồn bốt
diễn ra liên tục khiến cho kẻ địch từ chỗ chủ quan, hung hăng ngạo mạn thành
khiếp sợ, né tránh, chùn bước. Ngoài cung cấp vũ khí và các vật chất khác cho các
chiến trường xa, tuyến chi viện chiến lược trên biển có ưu thế hơn đường bộ là thời
gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ hơn do không bị nhầm lẫn,

thất lạc. Đường Hồ Chí Minh trên biển đạt hiệu quả rất cao.
Tính từ tháng 10-1962 đến tháng 2-1965, ta đã sử dụng 3 tàu vỏ gỗ, 17 tàu
vỏ sắt tổ chức đưa 88 chuyến tàu tới đích (không tính các chuyến trinh sát, mở
đường) vận chuyển được 4.919,636 tấn vũ khí và một số mặt hàng thiết yếu vào
chiến trường2 (Cà Mau, Bạc Liêu 45 chuyến, Bến Tre 23 chuyến, Trà Vinh 12
chuyến, Bà Rịa 3 chuyến, Vũng Rô 4 chuyến, Bình Định 1 chuyến), đạt 93% kế
hoạch, vượt chỉ tiêu Trung ương giao (Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ


Quốc phòng giao chỉ tiêu đưa được 50% số hàng tới đích đã là thành công). Riêng
hai năm 1962 và 1964, đạt tỷ lệ cao nhất: 100% (57/57) số chuyến thành công.
Qua con đường vận tải biển, hậu phương lớn miền Bắc đã tiếp tế kịp thời vũ
khí, đạn dược cho chiến trường miền Nam. Được trang bị vũ khí, kỹ thuật quân sự
tương đối đầy đủ, đồng bộ, năm 1964, Quân giải phóng mở chiến dịch tiến công
Bình Giã; năm 1965, mở chiến dịch Đồng Xoài và Ba Gia đánh bại hoàn toàn
“chiến lược chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Sau các chiến thắng có ý nghĩa
chiến lược này, năm 1965, khối chủ lực cơ động Quân giải phóng phát triển thành
5 sư đoàn và 11 trung đoàn bộ binh, cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng
kỹ thuật, sẵn sàng bước vào cuộc đọ sức với quân Mỹ. Sự kiện này đánh dấu bước
trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam nhờ vào sự chi
viện tích cực của hậu phương miền Bắc qua 2 con đường chiến lược huyền thoại:
Đường bộ Trường Sơn và Đường vận tải biển.
Tuyến chi viện chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời
hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
Trong giai đoạn từ tháng 10-1962 đến tháng 2-1965, với 88 chuyến tàu, mỗi
tàu có từ 10-20 cán bộ chiến sĩ, tỷ lệ đến đích đạt 93% (trong khi tỷ lệ cấp trên cho
phép là 50%), tuyến chi viện chiến lược trên biển đưa tới các chiến trường được
4.919,636 tấn vũ khí và các mặt hàng thiết yếu. Với khối lượng đó, nếu dùng người
gùi thồ, mỗi người trung bình gùi 25kg thì phải huy động tới 196.785 người đi liên
tục trong 6 tháng (trong điều kiện đường sá bị địch đánh phá ngăn chặn). Mỗi

người mỗi tháng sử dụng 21kg, 6 tháng 126kg gạo thì phải cần tới 24.794.910kg
gạo (chưa tính các nhu yếu phẩm khác và tổn thất dọc đường). Còn nếu dùng ôtô,
trung bình 1 xe chở được 2,5 tấn thì phải huy động 1.968 xe đi trong 2 tháng, sử
dụng khoảng 4.000 tấn xăng dầu, chưa kể các chi phí bảo đảm khác và tổn thất dọc
đường.
b.Vai trò của đường HCM trên biển giai đoạn 1965-1968
Trong giai đoạn này, đường Hồ Chí Minh khắc phục khó khăn, gian khổ,
vượt qua thử thách cam go để tiếp tục chi viện cho chiến trường miền Nam đồng
thời góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ ” và “Việt Nam hóa chiến
tranh” của đế quốc Mỹ. Hàng nghìn lượt người, vũ khí, hàng hóa đã được chi viện
vào chiến trường miền Nam cam go, thử thách, cụ thể:
Trong 4 năm 1965-1968, Đoàn 125 đã tổ chức 27 chuyến tàu, trong đó chỉ
có 7 chuyến tàu tới đích, giao được hơn 400 tấn hàng quân sự cho các chiến
trường. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tận dụng thời điểm


không quân Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, Đoàn 125 vận chuyển được một
khối lượng hàng lớn tới các địa điểm vùng giới tuyến, sau đó Đoàn 559 vận chuyển
bằng đường bộ vào chiến trường miền Nam. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vũ khí,
đạn dược ngày càng tăng cho chiến trường miền Nam, ta còn tổ chức vận chuyển
hàng viện trợ quân sự của các nước anh em bằng tàu biển quốc tế, quá cảnh qua
cảng Xi-ha-núc Vin (Cam-pu-chia). Bằng cách này, Đoàn 125 đã đưa vào chiến
trường miền Nam hơn 90.000 tấn hàng hóa, trong đó có hơn 20.000 tấn vũ khí, đạn
dược.
Đường Hồ Chí Minh trên biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho
chiến trường góp công lớn vào thắng lợi của sự nghiệp thống nhất nước nhà. Điều
đó được thể hiên qua các con số cụ thể:
Con số vài chục ngàn tấn đi theo đường biển nếu so với con số vận tải của
đường Trường Sơn trên bộ thì ít hơn nhiều. Nhưng nó cũng có những nét ưu việt
mà tuyến chi viện đường bộ trên dãy Trường Sơn không thể có được. Con đường

Trường Sơn trên đất liền chủ yếu vận tải cho các chiến khu miền núi, miền Đông
Nam Bộ. Những vùng ven biển miền Trung và nhất là miền Tây Nam Bộ thì rất
khó vận chuyển vũ khí đạn dược qua hệ thống đường bộ, ở đây chỉ có dùng đường
biển. Chính con đường này đã tạo ra sức mạnh chiến đấu trên tất cả mọi vùng:
Duyên Hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ.
Ngày 15/10/1965, tức 8 tháng sau "Vụ Vũng Rô", cuộc thử nghiệm bắt đầu
với con tàu 42, do Thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và Chính trị viên Trần Ngọc
An chỉ huy, chở 61,6 tấn vũ khí lên đường. Phải mất 20 ngày giờn dứ với máy bay
và tàu chiến đối phương, nhiều lần vào bến phải lộn ra, cuối cùng mới lừa được hệ
thống phong tỏa và vào bến Rạch Kiến vùng Bạc Liêu an toàn.
Sau đó ngày 10 tháng 11 năm 1965, tàu 69 lên đường, chở 62 tấn, sau 14 ngày lênh
đênh ngoài khơi xa để chờ cơ hội, đã vào được bến Vàm Lũng, Cà Mau, ngày
24/11.
Ngày 17/12 tàu 68 lên đường với 64 tấn vũ khí. Đây là chuyển đi quanh co
lâu ngày nhất: 2 tháng 5 ngày. Mãi đến ngày 20/02/1966 tàu mới vào được Bạc
Liêu. Ngày 24/12/1965 tàu 100 chở 61,4 tấn vũ khí lên đường và ngày 13/01/1966
đã vào bến Bạc Liêu an toàn. Ngày 15/03/1966 tàu 42 lại lên đường một lần nữa,
và hơn 1 tháng sau, ngày 19/04 thì vào được Bạc Liêu với 61,2 tấn vũ khí.
Như vậy là hơn một năm sau "Vụ Vũng Rô", đã có năm chuyến tàu chọc
thủng được hệ thống ngăn chặn dày đặc của đối phương. Tuy nhiên, do đối phương
đã đề phòng rất kỹ, nên mọi hoạt động đều khó khăn và gặp nhiều trắc trở hơn


trước.Trong tình thế hai bên phải “lừa miếng" nhau, có khi thắng, có khi thất
bại.Cụ thể là rất nhiều chuyến tàu không lọt được lưới kiểm soát, buộc phải quay
về.Đã có nhiều lần đối phương phát hiện "tàu lạ”, tổ chức vây bắt.
Đã có những trận thủy chiến ác liệt. Cũng không ít lần các chiến sĩ đã phải
chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, sau đó phá hủy tàu để bảo vệ tàu và hàng không
lọt vào tay đối phương, đảm bảo bí mật của con đường, và giữ được lời thề danh
dự. Lại cũng đã có những con tàu không kịp phá và bị bắt ...Hàng chục trường hợp

phải quay về.
Sau những thất bại kể trên, năm 1967 Đoàn 125 tổ chức năm chuyến vận tải
cho Khu V, nhưng tất cả đều bị tàu đối phương đánh chặn, ba chuyến phải quay về,
chỉ có hai chuyến tàu số 43 và 198 vào được bến nhưng phải chiến đấu ác liệt, tổn
thất khá lớn.
Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Đoàn 125 đã tổ
chức bốn chuyến đi.Vì biết tình thế rất khó khăn nên Đoàn đã bố trí rất công phu.
Mỗi tàu xuất phát từ một bến khác nhau, đi theo những hướng khác nhau, vào các
bến khác nhau. Nhưng cuối cùng không một tàu nào tới đích.Chỉ có tàu 235
chuyển giao được hàng bằng cách thả hàng xuống nước tại bến Ninh Phước.
Tính từ vụ Vũng Rô đến cuối năm 1968, Đoàn 125 tổ chức vận tải 28
chuyến, nhưng chỉ có 7 chuyến thành công, chở được 410 tấn vũ khí cho cả Nam
Bộ và Nam Trung Bộ. So với yêu cầu thì con số đó hoàn toàn không đủ.
Kể từ sau Tết Mậu Thân, tháng 2 năm 1968, hoạt động của Đoàn 125 phải
tạm thời đình chỉ phương pháp hàng hải thiên văn và tìm hướng giải quyết khác.
c.Vai trò của đường HCM trên biển giai đoạn 1968-1976
Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, đường HCM trên biển càng cho
thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của mình. Vai trò to lớn đó được thể hiện cụ thể
qua những thành công mà quân nhân ta đã đạt được sau mỗi chuyến tàu vận
chuyển qua con đường HCM trên biển.
Đường Hồ Chí Minh là tuyến chi viện chiến lược trên biển bảo đảm thời
gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao biển đã
đã vượt qua thử thách ác liệt, khắc phục khó khăn để vận chuyển chi viện cho
chiến trường giai đoạn này,góp phần đánh thắng chiến lược chiến tranh cục bộ
‘’Việt Nam hóa chiến tranh’’ đế quốc Mỹ.Tổ chức 411 chuyến tàu vận chuyển 50
tấn hang hóa,đưa đón 2042 lượt người.Đặc biệt đoàn 371 dùng thuyền gỗ vận
chuyển hợp pháp ven biển từ Bắc vào Nam 37 chuyến,vận chuyển 620 tấn vũ


khí,hang hóa và quân khu IX từ tháng 11/1968 đến tháng 6/1969.Đoàn tổ chức 598

chuyến tàu vận chuyển gián tiếp 34774 vũ khí hang hóa cho chiến trường. Đường
Hồ Chí Minh biển lại tiếp tục tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975).Cụ thể :Vận chuyển tham gia
chiến dịch tổng tiến công xây dựng mùa xuân 1975 cùng với 143 tàu khơi, chuyên
chở 8721 tấn vũ khí, 50 xe tang pháo,vận chuyển 1847 cán bộ,chiến sĩ thi đấu,hành
trình 65721 hải lí.Đánh chìm PCF,đánh hỏng nặng tàu khác,gọi hang tàu ,bắt sống
42 tù binh.Tham gia giải phóng quần đảo trường sa, gồm song Tử Tây,Nam Yết ,
Sơn Ca, Sinh tồn ,Trường Sa .... Tham gia giải phóng khu vực Cù Lao Thu, quần
đảo Tây Nam, Phó Quốc,Thổ Chu,Po-lo-vai.Chở 1000 chiến sỹ nhà tù Côn Đảo trở
về.Tham gia tiếp quản số quân cảng .Những đóng góp không thể không kể đến
hoạt động đoàn tàu không số ngày đêm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ta.
Trong gia đoạn này, tuyến chi viện chiến lược trên biển còn vận chuyển
những loại hàng “đặc biệt”. Đó là những ngoại tệ mạnh, những loại máy móc thiết
bị y tế quý hiếm, những hóa chất đặc biệt... Và đặc biệt hơn cả là đã đưa đón an
toàn tuyệt đối hàng trăm cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và các
chuyên gia đầu ngành tăng cường cho chiến trường như các đồng chí: Lê Đức Anh
(đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964 và đi Tàu 159.TT của Đoàn 371 ra miền Bắc
tháng 11-1973), Võ Văn Kiệt (đi Tàu 159.TT vào Nam Bộ tháng 10-1973).
Chương 3: Ý nghĩa của tuyến chi viện đường Hồ Chí Minh trên biển
Sự thành công của con đường đã để lại những ý nghĩa lịch sử to lớn, đó là:
Thắng lợi của Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện tầm nhìn chiến lược,
sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Cùng với Đường Hồ Chí Minh
trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã góp phần quan trọng vào
thắng lợi vĩ đại và trọn vẹn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Đồng thời, con đường còn là khát vọng độc lập dân tộc, ý chí nghị lực, sự
mưu trí sáng tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, là một trong
những con đường huyền thoại, kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc mà Quân chủng Hải quân, trực tiếp là Đoàn 125 Anh hùng,
đã xây đắp nên.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường nối liền giữa hậu phương lớn

miền Bắc với các chiến trường miền Nam, những địa bàn mà tuyến đường Trường
Sơn trên bộ lúc đó chưa vươn tới được để kịp thời vận chuyển chi viện vũ khí trang
bị cho lực lượng vũ trang, góp phần nâng cao khả năng chiến đấu, phát triển lực
lượng, đặc biệt đã làm thay đổi tương quan về lực lượng giữa ta và địch, cổ vũ


phong trào đấu tranh vũ trang ngay trong lòng địch, tạo ra bước phát triển mới cho
Cách mạng miền Nam, làm nên những chiến thắng Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước,
Trà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài…
Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường vận chuyển chiến lược, độc đáo,
đạt hiệu quả cao, rút ngắn được thời gian vận chuyển và hiệu quả cao.Tham gia lực
lượng làm nhiệm vụ bảo đảm và vận chuyển trên tuyến đường có 1.375 cán bộ,
chiến sĩ thuộc Quân chủng Hải quân, trong đó có 104 đồng chí đã anh dũng hy
sinh, 46 đồng chí bị thương. Tổng số đã có 168 chuyến đi, trong đó có 30 lần chạm
trán, chiến đấu với lực lượng của địch; không một tàu nào của ta đầu hàng địch; 11
lần chúng ta phải phá hủy tàu, tổn thất về hàng khoảng 7%, có nghĩa là 93% tới
đích.
So với vận chuyển bằng đường bộ thì vận chuyển bằng đường biển chi phí
rẻ hơn, thời gian cũng được rút ngắn hơn nhiều. Nếu vận chuyển 100 tấn vũ khí
bằng đường biển, trên một con tàu, chỉ cần 10-15 hay tối đa 20 cán bộ, chiến sỹ;
nhưng nếu vận chuyển bằng đường bộ thì phải cần đến 1 Tiểu đoàn vận tải cơ giới
và 1 Sư đoàn nếu là khuân vác.
Về thời gian, nếu vận chuyển bằng đường bộ phải mất nhiều tháng trời mới
tới nơi, nhưng vận chuyển bằng đường biển, tuy gian nan, nguy hiểm hơn nhưng
nếu thuận lợi thì chỉ một tuần là hàng đã tới các bến. Chính vì vậy mà đã đáp ứng
được Chỉ thị “Thần tốc”, “Đại thần tốc” của Bộ Tư lệnh Chiến dịch lúc bấy giờ.
Ngoài những ý nghĩa vừa kể trên, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn đảm đương
sứ mệnh quan trọng, đó là vận chuyển những món hàng “đặc biệt” mà không thể
vận chuyển bằng đường bộ như: Dụng cụ đặc biệt về y tế; máy chế tạo giấy tờ cho
cán bộ ta đi lại công khai trên toàn miền Nam; hóa chất đặc biệt để chế tạo vũ

khí…
Sự ra đời của Đường Hồ Chí Minh trên biển cùng với những chiến công của
lực lượng Hải quân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã chứng minh
về tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không những đóng góp vai trò to lớn vào chiến thắng hào hùng của dân tôc
mà hiện này, thời kỳ đất nước hòa bình, đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn cho
thấy vai trò quan trọng của mình trong điều kiện hội nhập kinh tế, giao thương
hàng hóa bằng đường biển ngày một phát triển.


Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự là minh chứng sống động về
tầm quan trọng của chiến lược biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, khi các nước trên thế giới đang trong cuộc
đua chạy vươn ra biển, nghiên cứu, thăm dò, khai thác các nguồn lợi từ biển để
phát triển kinh tế, thì nhiệm vụ của Hải quân nhân dân Việt Nam là tiếp tục làm
nòng cốt cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế, xã hội
và quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và trên thế giới, xứng đáng là lực
lượng nòng cốt làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển trước đây
cùng như giai đoạn hiện nay.



×