Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

tOng hop kien thuc vat li lop 7 chUOng i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.08 KB, 2 trang )

1

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM | ĐÀ NẴNG | 0905 24 09 10

7

CHƯƠNG I
QUANG HỌC

TỔNG HỢP KIẾN THỨC VẬT LÍ LỚP

1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG: Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng TRUYỀN VÀO MẮT TA.
2. TA NHÌN THẤY MỘT VẬT khi có ánh sáng TỪ VẬT ĐÓ truyền vào mắt ta.
3. NGUỒN SÁNG là vật TỰ NÓ phát ra ánh sáng.
4. VẬT SÁNG gồm: NGUỒN SÁNG và những vật HẮT LẠI ÁNH SÁNG chiếu tới nó.
❖ LƯU Ý: VẬT ĐEN là vật KHÔNG tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới
nó. Ta có thể NHẬN RA VẬT ĐEN vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.
5. ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG: Trong môi trường TRONG SUỐT và ĐỒNG TÍNH, ánh
sáng truyền theo ĐƯỜNG THẲNG.
6. Có 3 loại CHÙM SÁNG:
CHÙM SÁNG SONG SONG: Gồm những tia sáng KHÔNG GIAO NHAU trên đường truyền của
chúng.
CHÙM SÁNG HỘI TỤ: Gồm những tia sáng GIAO NHAU TẠI CÙNG MỘT ĐIỂM trên đường
truyền của chúng.
CHÙM SÁNG PHÂN KỲ: Gồm những tia sáng TỪ MỘT ĐIỂM LOE RỘNG RA.
❖ LƯU Ý: Chùm sáng phát ra từ ĐÈN PIN, MẶT TRỜI là chùm sáng SONG SONG.
7. BÓNG TỐI nằm phía sau vật cản và KHÔNG NHẬN ĐƯỢC ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
8. BÓNG NỬA TỐI nằm phía sau vật cản và NHẬN ĐƯỢC MỘT PHẦN ánh sáng từ nguồn sáng chiếu
tới.
Hiện tượng NHẬT THỰC:
MẶT TRĂNG CẢN



KHÔNG NHẬN ĐƯỢC AS

TRÁI ĐẤT

MẶT TRỜI
ÁNH SÁNG

NHẬN MỘT PHẦN AS

NHẬT THỰC TOÀN PHẦN
NHẬT THỰC MỘT PHẦN

Hiện tượng NGUYỆT THỰC:
KHÔNG QUAN SÁT ĐƯỢC AS TỪ MẶT TRĂNG

NGUYỆT THỰC TOÀN PHẦN

QUAN SÁT ĐƯỢC MỘT PHẦN AS TỪ MẶT TRĂNG

NGUYỆT THỰC MỘT PHẦN

TRÁI ĐẤT
HẮT LẠI AS

MẶT TRỜI

1

TRÁI ĐẤT CẢN AS


MẶT TRĂNG

9. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến
của gương tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới: (i’ = i)
DẠNG 1: Biết góc tới (i) hoặc góc phản xạ (i’); tìm góc còn lại:
❖ Hướng dẫn: Áp dụng ĐL phản xạ AS: i’ = i ⇒ góc cần tìm.
DẠNG 2: Cho góc tạo bởi tia tới SI (hoặc tia phản xạ IR) và mặt phẳng gương là x. Tính góc tới i và
góc phản xạ i’.
❖ Hướng dẫn: Pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng gương.
Áp dụng ĐL phản xạ AS: i’ = i = 900 - x ⇒ góc cần tìm.
CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 7: “CHƯƠNG I – QUANG HỌC” | NĂM HỌC 2018 - 2019


2

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM | ĐÀ NẴNG | 0905 24 09 10

DẠNG 3: Cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ (góc SIR) là x. Tính góc tới i và góc phản xạ i’.
❖ Hướng dẫn: Góc SIR = i + i’ = x
Áp dụng ĐL phản xạ AS: i = i’ ⇒ i = i’ =

𝐱

𝟐

DẠNG 4: Cho tia tới SI và tia phản xạ IR tạo thành góc SIR cho trước. Xác định vị trí đặt gương.
❖ Hướng dẫn: Vẽ tia IN là tia phân giác của góc SIR.
Đặt gương vuông góc với tia phân giác IN. Vẽ ký hiệu.
10. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG:

Là ẢNH ẢO (Vì KHÔNG hứng được trên màn chắn)
Có kích thước BẰNG vật.
Khoảng cách từ ảnh ảo đến gương BẰNG khoảng cách từ vật đến gương.
DẠNG 1: Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn là d. Vẽ ảnh S’ qua
gương và tính khoảng cách từ S’ đến gương.
❖ Hướng dẫn: Vẽ SP vuông góc với gương phẳng, sao cho SP = d.
Kéo dài SP tới S’ sao cho: S’P = d
⇒ S’ là ảnh của S qua gương phẳng và SP= S’P = d
DẠNG 2: Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Vẽ ảnh A’B’ qua gương và so sánh kích thước ảnh
A’B’ và AB.
❖ Hướng dẫn: Vẽ lần lượt AP, BQ vuông góc với gương phẳng.
Kéo dài AP tới A’; BQ đến B’ sao cho: AP = A’P; BQ = B’Q. Nối A’B’ (nét đứt)
⇒ A’B’ là ảnh ảo của AB qua gương phẳng và kích thước ảnh ảo A’B’ = AB.
DẠNG 3: Chiếu tia sáng SI đến gương phẳng, sao cho tia phản xạ đi qua điểm M (trước gương) cho
trước.
❖ Hướng dẫn: Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng (dạng 1). Nối S’M cắt gương tại I.
⇒ IM chính là tia phản xạ của tia sáng SI chiếu tới gương phẳng.
11. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI:
Là ẢNH ẢO (Vì KHÔNG hứng được trên màn chắn)
Có kích thước NHỎ HƠN vật.
❖ LƯU Ý: VÙNG NHÌN THẤY của gương cầu lồi RỘNG HƠN vùng nhìn thấy của gương phẳng
có cùng kích thước.
12. ĐẶT MỘT VẬT GẦN SÁT GƯƠNG CẦU LÕM, ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM:
Là ẢNH ẢO (Vì KHÔNG hứng được trên màn chắn)
Có kích thước LỚN HƠN vật.
❖ LƯU Ý:
Chiếu một chùm sáng SONG SONG lên một gương cầu lõm
Chùm sáng PHẢN XẠ thu
được HỘI TỤ TẠI MỘT ĐIỂM TRƯỚC GƯƠNG.
Chiếu chùm sáng PHÂN KỲ THÍCH HỢP lên một gương cầu lõm

Chùm sáng PHẢN XẠ
thu được là chùm sáng SONG SONG.

VÌ TƯƠNG LAI ĐI SHOPPING
2

KHÔNG CẦN NHÌN GIÁ .(^:^).

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 7: “CHƯƠNG I – QUANG HỌC” | NĂM HỌC 2018 - 2019



×