Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 nguon am

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.38 KB, 5 trang )

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7

Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan

NGUỒN ÂM

Âm thanh được tạo ra như thế nào ?
Tại sao các vật lại phát ra được âm thanh ?

52


Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7

Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan

Câu 1: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó. Ta nghe âm
thanh. Nguồn âm là :
A-Sợi dây cao su.
B-Bàn tay.
C-Không khí.
D-Tất cả các vật nêu trên.
Câu 2: Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe âm thanh của mặt bàn.
A- Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên .
B- Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta
không thấy được.
C- Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.
D- Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm
thanh.
Câu 3: Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh nhờ các cột không khí
dao động trong nhạc cụ đó :


A- Sáo.
B- Kèn hơi.
C- Khèn.
D- Các nhạc cụ trên.
Câu 4: Điền vào chỗ trống : màng nhó, dao động, não.
Khi một vật…………., các lớp không khí xung quanh vật dao động theo.
Các dao động này truyền đến tai làm cho ……………………. dao động, sau đó nhờ
các dây thần kinh truyền tín hiệu lên…………., khiến ta cảm nhận được âm thanh.
Câu 5: Hãy kể 5 nguồn âm thiên nhiên và 5 nguồn âm nhân tạo.

53


Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7

Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan

Câu 6: Gãy vào dây đàn ghi-ta, đàn phát ra
âm thanh.
Bạn A cho rằng ta nghe được âm thanh phát
ra từ dây đàn. Còn bạn B thì khẳng đònh âm
thanh phát ra từ thùng đàn.
Em dùng một chiếc đàn ghi-ta để kiểm
tra các giả thuyết trên ?
Câu 7: Em hãy
quan sát chiếc loa,
và cho biết tại sao
loa lại phát ra được
âm thanh ?
Câu 8: Âm thoa là một dụng cụ phát ra âm

thanh chuẩn, thường có trong các phòng thí
nghiệm. Dùng búa gõ vào âm thoa sẽ có âm
phát ra. Tuy nhiên, phải biết cách gõ mới
tạo ra âm thanh. Em hãy thử và cho biết tại
sao ?

- Âm thanh được phát ra từ các nguồn âm.
- Nguồn âm là các vật dao động.

54


Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7

Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan

Tại sao ta nghe tiếng sấm ?
Sét là một tia lửa
không lồ, đi xuyên
qua không khí làm
không khí bò dãn nở
đột ngột khiến chúng
dao động tạo ra âm
thanh (tiếng sấm ).
Không khí bò dãn nở
càng nhiều thì âm
nghe càng lớn.

Gảy vào dây đàn
ghi - ta, dây dao động

và phát ra âm thanh.
Dùng ngón tay đè lên
dây đàn, dây không
dao động và âm
thanh biến mất. Tuy
nhiên, có những vò trí
trên dây mà khi ấn
ngón tay, dây vẫn
phát ra âm thanh. Em
hãy xác đònh các vò
trí đó trên.

55


Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7

Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan

Câu 1: A; Câu 2: B; Câu 3: D
Câu 4: Khi một vật dao động, các
lớp không khí xung quanh vật dao
động theo. Các dao động này
truyền đến tai làm cho màng nhó
dao động, sau đó nhờ các dây thần
kinh truyền tín hiệu lên não,
khiến ta cảm nhận được âm thanh.

Câu 5: 5 nguồn âm thiên nhiên là: tiếng sấm, tiếng rì rào của lá cây, tiếng
thác, mèo kêu, tiếng gió rít.

5 nguồn âm nhân tạo là: tiếng đàn, tiếng sáo, máy thu thanh, động cơ,
tiếng còi.
Câu 6: Dây đàn dao động làm thùng
đàn dao động theo. Nhờ có thùng đàn
mà âm phát ra được lớn hơn. Âm mà ta
nghe được là do thùng đàn dao động.
Chất lượng của thùng đàn quy đònh chất
lượng của chiếc đàn.
Câu 7: Loa phát được âm thanh
là do màn loa dao động.
Câ u 8: Một số vật sẽ dao động
mạnh nhất theo một phương nào đó.
Gõ búa theo phương trong hình vẽ
sẽ nghe âm lớn nhất.

56



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×