Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.27 KB, 13 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật diễn đạt tâm trạng của con người, có tính
năng khiếu cao, có sức biểu cảm rất lớn, nó mang đến cho con người những giá trị
sâu sắc về tâm hồn, nhân cách suy nghĩ và văn hoá của con người, hướng con
người đến một thế giới chân thiện mỹ. Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc:
Giai điệu, cường độ, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, hình thức... Bản chất thời gian trong
âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng trong
tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Có thể nói, âm nhạc là một nhu cầu về thưởng
thức, hoạt động và giải trí của mọi lứa tuổi. Âm nhạc trong trường THCS có nét
đặc thù riêng, nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà còn nhằm giúp cho các
em phát triển toàn diện, tác động vào thế giới tinh thần của các em, những cái hay,
cái đẹp, cái tích cực và có ý nghĩa to lớn của nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc được
sinh ra từ quá trình lao động của con người và trở lại phục vụ con người sản xuất
và sáng tạo nó được gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi từ giả cuộc
sống. Những khúc hát ru, những bài hát đồng giao, những điệu hò trong lao động,
những bài hát giao duyên, những điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là
nguồn cội của nghệ thuật âm nhạc, là cơ sở cho sáng tạo âm nhạc, là đề tài cho bao
nhạc sĩ viết lên những ý nhạc rất đẹp làm rung động lòng người từ bao đời nay.
Ngoài ra dạy học âm nhạc ở nhà trường THCS là nhằm hình thành cho các em
năng lực cảm thụ, hiểu biết, đánh giá, yêu thích và thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu
hoạt động và tạo ra giá trị thẩm mỹ,còn góp phần vào việc giáo dục đạo đức, trí lực
tạo cho nhà trường không khí vui tươi, lành mạnh để các em hứng thú, phấn khởi,
say sưa học tập, hòa mình vào tập thể và càng thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn
bè, thêm yêu quê hương đất nước mình.
Ở Việt Nam nói chung và trong nghành giáo dục chúng ta nói riêng việc sử
dụng các phương pháp hổ trợ học tập tích cực ngày càng hiện đại, thông tin đã trở
nên phổ cập và mang tính thường nhật. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích
cực hóa quá trình học tập của HS, để thực hiện được điều này ngoài sự nghiên cứu
về phương pháp truyền giảng, thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết
bị công nghệ, các phương pháp mới hổ trợ việc dạy học để đáp ứng với nhu cầu


1


ngày phát triển như hiện nay. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, sử
dụng các phương pháp dạy học mới là một đề tài mang tính đổi mới phương pháp
giáo dục. Nhằm mang lại cho người dạy và người học một niềm say mê mang đến
kết quả cao hơn trong học tập.Và đócũng là thực hiện được nhiệm vụ chung của
ngành giáo dục sử dụng năng động các phương pháp dạy học mới nhằm tạo ra sự
thu hút hứng thú, giúp các em mạnh dạn tự tin hơn cho học sinh trong mỗi tiết học
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói mỗi người khi sinh ra lớn lên và trưởng thành, ai cũng có một
thời thơ ấu thật êm đềm hạnh phúc với bao vui buồn khi còn là một học sinh còn
ngồi trên ghế nhà trường. Ở đó có bạn bè có thầy cô cùng trải qua những tháng
ngày thật êm đẹp dưới mái trường . Thế là! Thời gian cứ thế trôi đi và những ước
mơ đó của tôi thời thơ ấu đã trở thành hiện thực. Mới đấy thôi! mà thời gian đã trôi
nhanh quá bao nhiêu năm trôi qua và bây giờ tôi cũng đã là người tiếp nối ước mơ
của những người âm thầm lặng lẽ mang lại tri thức cho nhân loại.
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển. Để bắt kịp xu hướng chung của
toàn xã hội là giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị
ngày càng hiện đại như hiện nay. Việc tạo điều kiện thuận lợi từ BGH nhà trường
nơi đang công tác. Tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phương pháp
dạy học cho phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu hứng thú và sở thích của các em trong
từng giờ dạy tôi thường kết hợp với những phương pháp dạy học sau: phương
pháp kể chuyện, sử dụng tranh ảnh, Nghe nhạc, trò chơi âm nhạc, hay sử dụng
công nghệ thông tin trình chiếu…khi áp dụng vào thực tết qua từng tiết dạy đã
thu được kết quả khá khả quan và được các em đón nhận rất tích cực. Sử dụng các
phương pháp đã nên trên đều đêm hiệu quả cao gây sự hứng thú tập trung trong
học tập của học sinh thể hiện rõ rệt, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và
mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh.....Các dẫn chứng cụ thể và
chính xác hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học môn âm nhạc thì một điều

quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mĩ,
thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. Đó là lý do tôi chọn đề tài
“ SỬ DỤNG TÍCH HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠO RA SỰ TỰ TIN
HỨNG THÚ TẬP TRUNG CHO CHO HỌC SINH TRONG MỖI TIẾT HỌC ÂM NHẠC”

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
- Là khơi dậy khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc, kích
thích lòng say mê yêu thích ca hát.
- Trang bị những kiến thức âm nhạc về cơ sở, kĩ năng kĩ xảo, tạo điều kiện
cho các em hình thành, khả năng, năng lực cảm thụ âm nhạc, sự hiểu biết và cách
để thể hiện một tác phẩm âm nhạc.
- Là hình thành và phát triển năng lực, cảm thụ Âm nhạc của học sinh tạo
cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài
hòa nhân cách. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho
đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát
triển năng khiếu. Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa
âm nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành
mạnh.
- Trao dồi đạo đức và niềm tin, thị hiếu âm nhạc lành mạnh và nhu cầu âm
nhạc của học sinh trên cơ sở lí tưởng thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ.
2. Nội dung của bộ môn âm nhạc:
* Môn âm nhạc gồm có ba phân môn chính:
- Học hát
- Tập đọc nhạc - nhạc lý
- Âm nhạc thường thức

Nội dung của mỗi phân môn trên đều có đặc điểm và tính chất khác nhau.
Dạy tốt mỗi nội dung của bộ môn chính là góp phần vào việc hình thành trình độ
văn hóa âm nhạc nhất định cho học sinh sau này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Kết quả học tập khi chưa áp dụng các phương pháp trên vào việc
giảng dạy âm nhạc ở trường THCS:
Trong những năm trước đây mặc dù bản thân tôi cũng đã đã sử dụng nhiều
phương pháp và phương tiện trong việc dạy học âm nhạc, rất nhiều dụng cụ nhưng
kết quả cho thấy đa số học sinh chỉ muốn học hát, muốn nghe kể chuyện, không
3


thích phần tập đọc nhạc, thích nghe thầy hát nhưng không thích lên bảng để biểu
diễn trình bày: Liệt kê của những năm trước.
- 60% học sinh thích học hát.
- 30% học sinh thích nghe nhạc và nghe kể chuyện âm nhạc .
- 10% học sinh không chú ý trong bài dạy.
2. Kết quả học tập sau khi áp dụng các phương pháp mới đã nêu ở trên
vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường THCS:
Qua việc áp dụng các phương pháp trên một cách tích cực trong một thời
gian sau, hầu hết các học sinh đều yêu thích học âm nhạc và rất hứng thú với môn
học này. Các em xung phong phát biểu, xung phong lên hát và biểu diễn nên lớp
học rất sôi sôi nỗi, Những em trước đây không bao giờ hoạt động thì nay đã rất
mạnh dạn và hăng hái hơn. Như vậy có thể nói sau khi áp dụng sử các phương
pháp đã nêu ở trên vào việc giảng dạy âm nhạc thì kết quả rất đáng khả quan..
- 98% học sinh thích học hát.
- 95 % học sinh thích nghe nhạc và nghe kể chuyện âm nhạc .
- Còn lại một số ít học sinh không chú ý trong bài dạy.
3. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc sử dụng các phương
pháp nêu trên vào giảng dạy bộ môn âm nhạc.

a. Thuận lợi
* Nhà trường:
- Tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi để có kết quả tốt nhất
- Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành, phụ huynh toàn trường, đồng
nghiệp....hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư các
trang thiết bị hiện đại của BGH nhà trường trong những năm học qua.
- Có đàn điện tử, tranh ảnh, máy trình chiếu hơn nữa nhà trường cũng đã kết
nối mạng Internet....
* Giáo viên:
- Được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn ngay từ đầu đầu năm học.
- Sử dụng khá thành thạo các dụng cụ, đồ dùng dạy học hiện có.
- Nhiệt tình, chủ động, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.

4


* Học sinh:
- Học sinh rất thích thú say mê, hứng thú, tập trung khi học tập môn âm
nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạng học
tích cực.
b. Khó khăn
- Chưa có phòng chức năng riêng, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, sơ sài.
- Học sinh dân tộc thiểu số chưa thật sự mạnh dạn, còn rụt rè e ngại, chưa
dám phát huy khả năng của bản thân trước đám động.
- Những học sinh thật sự có năng khiếu còn hạn chế, học sinh nam còn thiếu
tự tin

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Giải pháp thực hiện:
1.1. Ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới giáo viên

phải chuẩn bị kĩ và tạo ra sự lôi cuốn thu hút các em ngay phần mở bài.
Ông cha ta có câu đầu xuôi thì đuôi mới lọt, điều đó có thể chứng minh rằng
ngay từ đầu khi giáo viên bước vào lớp học, thái độ tiếp xúc vui vẻ thỏa mái, thân
mật cởi mở đối với học sinh .Đây là điểm mấu chốt rất quan trọng việc khởi đầu
cho một tiết học thu hút thành công và những yếu tố góp phần tạo nên không khí
hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới sự hứng thú học tập
chỉ được thực sự bắt đầu khi giáo viên đi vào phần giới thiệu đề mục mới tiết học
đi vào quy trình chung của nó.
Ví dụ: Khi bước vào tiết học hát “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa (tiết 12 Âm
Nhạc 6) giáo viên vào lớp trên tay đã chuẩn bị và cầm một tấm ảnh của một vị
tướng một vị anh hùng nỗi tiếng và đưa lên cao cho học sinh nhìn thấy.
Giáo viên hỏi các em ơi,các em có biết cô đang cầm trên tay một hình ảnh
của ai không nào? (Có thể có rất nhiều câu trả lời sai nhưng sẽ tạo được không khí
vui tươi, rộn ràng vào đầu tiết học, gây được sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung ở
học sinh), và sẽ hấp dẫn hơn khi giáo viên nói thêm: Đây là ảnh của Bà Triệu, Lê
Lai, Lê Lợi đấy các em ạ! Đó là những vị anh hùng của người dân Thanh và là
niềm tự hào của dân tộc Việt nam chúng ta,vậy là tiết học sẽ trở nên vui hẳn ra.
Việc sử dụng các loại nhạc cụ như đàn organ hay máy cacset vào những tiết
học về nhạc cụ hay học hát, giáo viên có thể sử dụng đàn organ đánh cho học sinh
nghe một vài lần để các em cảm nhận và phân tích qua cách hiểu của mình từ đó
khi vào tiết học các em sẽ dể dàng thích nghi và tiếp thu bài nhanh hơn biết thể
hiện cảm xúc của bản thân qua bài hát đó.

5


2. Qua thực tế việc giảng dạy hằng ngày giáo viên phải biết phát huy tính tích
cực, mạnh dạn chủ động nhanh nhẹn hào hứng của học sinh để tạo
hứng thú, kích thích các em học tập biết cách vận dụng khéo léo hài hòa
những phương pháp phù hợp nhất cho tường tiết dạy.

Qua thực tế giảng dạy chúng ta đều biết rằng, việc học tập tiếp thu kiến thức
của học sinh là chuỗi những vấn đề được đặt ra được hình thành và nhìn nhận,
được nhận thức ở từng mức độ từ thấp dần dần đến mức độ cao hơn. Đặc biệt hơn
nữa đối với môn âm nhạc thực hành là chủ yếu và xuyên suốt quá trình dạy và học
của bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ
năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu nhất, tránh
xảy ra tình trạng thời gian chết để tất cả học sinh được nhìn, nghe và luyện tập
nhiều lần liên tục. Qua thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên tạo ra
nhiều tình huấn, nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, các em sẽ dễ hiểu, dễ nhớ
dễ tiếp thu và thuộc bài ngay tại lớp, hay cho các em nghe, nhìn và thể hiện nhiều
thì học sinh rất có hứng thú học tập, từ đó động cơ học tập của các em cũng sẽ bắt
đầu và phát huy tốt hơn trong thời gian diễn ra tiết học.
Ví dụ:Với phương phương pháp kể chuyện: trong các giờ học âm nhạc
thường thức đây là phương pháp rất hiệu quả. Ngoài những thông tin đã có trong
sách giáo khoa, giáo viên cần phải trang bị cho mình nhiều những câu chuyện cũng
như am hiểu về những câu chuyện đó, về tác giả, tác phẩm, hay các tư liệu về sinh
hoạt âm nhạc, về các thể loại nhạc cụ hay những nội dung khác … Nếu giáo viên
biết cách lồng ghép một cách khéo léo linh hoạt tôi tin chắc rằng tiết học sẽ rất thu
hút học sinh cũng sẽ rất tập trung chú ý vào bài giảng, qua đó giúp các em dễ nhớ
dể cảm nhận nội dung của bài và góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức,
tình cảm cho các em thông qua bộ môn nay. Ví dụ: khi giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng
Việt giáo viên sẽ kể cho các em nghe hoàn cảnh hy sinh cuả nhạc sĩ, các em thực
sự xúc động khi nghe câu chuyện này.Khi dạy bài một số nhạc cụ dân tộc “ tiết 13
âm nhạc 8” khi giới thiệu về nội dung này tôi vừa chiếu những hình ảnh các phong
tục của người dân tây nguyên phòng tục Ngày hôi đua trâu, lễ hội thổi tai…và kể
cho các em nghe câu chuyện về người pháp đã lấy cấp đàn đá cổ của người việt.
chúng ta được phát hiện trước năm 1930 tại Tây Nguyên. Qua những câu chuyện
như vậy nó đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ bản
sắc văn hóa dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh.
3. Vận dụng khéo léo hài hòa linh hoạt các phương pháp dạy học:

Dạy âm nhạc điều đầu tiên người giáo viên cần phải chỉnh chu thái độ thỏa
mái vui vẻ lạc quan và quan trọng hơn nữa là năng khiếu kĩ năng của bản thân.
Chấn chỉnh loại bỏ ngay lối dạy khô khan, tẻ nhạt và đơn điệu.Giáo viên phải nắm
chắc được đặc trưng chung môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp. Giờ học
âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn nhẹ nhàng lôi cuốn với phương châm
học để vui - vui để học. Chúng ta cũng nên chú ý tránh cách dạy lý thuyết trừu
tượng lan mang không qua đè nặng về kiến thức tạo ra sự căng thẳng cho học sinh.
Luôn suy nghĩ và tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích
6


cực trong từng hoạt động của học sinh. Người giáo viên phải thường xuyên troa
dồi thêm thông tin kiến thức để sung và sáng tạo thêm nhiều thủ thuật phương
pháp dạy học lôi cuốn, hấp dẫn, sinh động tìm tòi ra nhiều cách thức truyền đạt
kiến thức cho các em ở mỗi tiết dạy, mỗi giời học.
3.1. Với phần học hát:
Để tạo ra sự lôi cuốn thu hút, hứng thú cho học sinh ngay từ đầu. Có thể nói
vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng, qua công việc chuẩn bị của giáo
viên, về giọng hát, phong cách biểu diễn cách tiến hành dạy hát theo phương pháp
giảng dạy mới từng câu ngắn theo lối móc xích, giáo viên đàn giai điệu câu hát, hát
mẫu từng câu rồi bắt nhịp để học sinh hát theo… Hay giáo viên cũng có thể đánh
đàn giai điệu cho học sinh nghe từng câu ngắn và tập hát lời ca hay chỉ định học
sinh có năng khiếu học tốt thực hiện mẫu…Với các bài hát dân ca giáo viên có thể
cho học sinh viết lời mới của bài hát qua giai điệu đó.
Ngay sau khi hoàn thành bài hát và học sinh đã thuần thục.Giáo viên cho
học sinh kết hợp một số động tác múa đơn giản hoặc vận động nhẹ nhàng theo
nhạc. Phần kết thúc cho học sinh tập biểu diễn thể hịên giọng hát của mình kết hợp
phụ hoạ, tập trình diễn bài hát theo nhóm, tập lĩnh xướng hoặc hòa giọng…. Để tạo
cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin, giáo viên cùng thực hiện động tác với học sinh
vừa hát vừa múa, động tác phải phù hợp với nội dung bài hát, hướng dẫn các em

thể hiện sắc thái tình cảm của bài của bài hát để đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Phần dạy nhạc lý- tập đọc nhạc:
Có thể nói đây là phần học khó khăn mơ hồ và lan mang nhất của học sinh,
Bởi lẽ phần học này nội dung khô khan cứng nhắc. Khi dạy về phần này người
giáo viên nên xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua lấy nhiều ví dụ liên hệ gần giũ
với các em ví dụ sinh động để rút ra nhận xét và đưa ra kết luận. Đối với phần tập
đọc nhạc Đậy cũng là nội dung khó khăn cho các em. Bở phần này đòi hỏi học
sinh phải có năng khiếu cảm thụ âm nhạc tốt.Về giáo viên do ảnh hưởng phương
pháp dạy cho học sinh chuyên nghiệp và chuyên sâu về âm nhạc, nên đôi khi tâm
lý của người giảng dạy cũng căng thẳng nặng nề không cần thiết từ đo làm cho
học sinh có tâm lí sợ hãi hoan mang mất đi tính tự nhiên thỏa mái khi phải học
phân môn này. Chính vì nhứng lí do mà một số tiết dạy của giáo viên như trên sẽ
kém hiệu quả,và mục tiêu của tiết học chưa đạt được, các em không hứng thú học
cảm thấy chán nãn. Vì lé đó để tạo cho các em sự tập trung hứng thúchú ý trong
giờ học.Chúng ta sẽ phải nghiên cứa mài mò tìm ra cách giúp học sinh tiếp cận nội
dung này một cách nhẹ nhàng thỏa mái và hiệu quả nhất sử dụng tiếng đàn làm
mẫu của giáo viên cộng với các kỹ năng thể hiện trường độ và tiết tấu mà ccas em
đã được học phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập riêng trong
nhiều tiết học. Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc
và cuối cùng học sinh trong lớp đọc đúng được cả bài đọc nhạc.…
*Ví dụ: Khi học nhạc lí tránh sự khô khan, mệt mõi, uể oải(trong tiết 12 Âm
nhạc7).Cũng nữa cung và dấu háo thay vì sự mệt mỏi khi các em phải học thuộc
và nhớ vị trí của từng cung và dấu hóa một cách khó khăn thì các em được thích
thú đọc thuộc bài thơ trong tích tắc và nhớ rất lâu.giáo viên đưa ra một cách học
gọn nhanh nhẹ nhàng tạo cho các em sự thỏa mái sẽ tiếp thu nhanh hơn
7


3.3. Về phần dạy âm nhạc thường thức:
Đối với nội dung này nó tích hợp bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau:

Các phần hiều biết về dân ca Việt Nam, các nhạc cụ dân tộc giới thiệu tác giả tác
phẩm, nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc. để tạo ra
hứng thú đối với phân môn này giáo viên có thể tiến hành dưới các hình thức:
Ỏ phần này giáo viên sử dụng nhiều phương pháp như: Đọc truyện, kể chuyện,
xem tranh và giải thích, nghe băng nhạc hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm.
Tùy từng hợp và nội dung chúng ta lồng ghép sử dụng nhiều cách khác nhau
để truyền tải cho học tiếp thu nhanh và hiệu quả nhất.
*Ví dụ: Trong tiết học 14 (Âm Nhạc 8, Một số loại nhạc cụ dân tộc), trước
khi đi vào bài học giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi.
Đây là những loại nhạc cụ nào? Thường được sử dụng tại vùng nào trên đất
nước ta?

Chiêng

Đàn T-rưng

Đàn Đá

8


Hoặc GV hỏi Em có biết những nhạc cụ này thường được thể hiện trong những
trường hợp này không? (HS xem tranh và trả lời theo kết quả nhìn quan sát
thấy của mình)

.
4. Giảng dạy là nghệ thuật mỗi người giáo viên lồng ghép phương pháp vừa

học vừa chơi tổ chức trò chơi vừa nâng cao hiệu quả bài dạy vừa tạo sự
hào hứng hứng thú tập trung cho học sinh với tinh thần thái độ tốt nhất.

Qua quá trình giảng dạy thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên
biết cách sắp xếp phân bổ thời gian một cách hợp lý trích một phần nhỏ thời gian
tổ chức trò chơi cho học sinh chắc chắn một điều rằng tiết học nhạc đó sẽ rất hào
hứng sôi nỗi và tiết học rất thỏa mái nhẹ nhàng. Trong âm nhạc có rất nhiều trò
chơi nhưng giáo viên phải biết cách tổ chức trò chơi phù hợp hợp lí với từng bài
học cụ thể. Giáo viên có thể phân bổ ở phần học ôn tập lè hợp lí nhất.Ví dụ ở tiết
học tập đọc nhạc giáo viên cho học sinh xem tiết tấu rồi nhận diện bài Tập đọc
nhạc nhận diện giai điệu của bài hay phần ôn tập hát cho các em chơi trò chơi nghe
nốt nhạc đoán tên bài hát…
Các em hãy lắng nghe và cho biết câu nhạc trên nằm ở bài TĐN nào?
Để trả lời được câu hỏi học sinh phải tập trung lắng nghe và phán đoán, nhớ lại giai
điệu từng bài tập đọc nhạc, như vậy sẽ tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp lại kiến
thức đã học từ đó giúp các em nhớ bài lâu hơn.
Cũng có thể cho học sinh chơi trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài”
*Ví dụ: Giáo viên đàn cho học sinh nghe câu nhạc:
“Xì, đồ, rê, sòn, són, rê, mí, đồ ” chỉ có một trên đời).Giáo viên có thể áp
dụng trò chơi này ở tất cả các phần nội dung còn lại
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Kết quả thực hiện. Qua việc áp dụng các biện pháp đã nói ở trên, trong
những năm học qua, bản thân được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc bậc học
THCS .Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra
đều đạt kết quả cao qua từng năm học.
Với kết quả 95% đạt điểm trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm
hơn 60, 70%, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu vượt trộn hơn hẳn so với các bạn
trong lớp. Sau nhiều năm đã áp dụng triệt để và liên tục các biện pháp đã nêu tôi đã
thấy kết quả đạt được tiến bộ khá rõ rệt. Cụ thể được thống kê sơ bộ điểm kiểm tra
miệng và kiểm tra 1 tiết và 15 phút đạt được trên trùng bình và khá giỏi khá cao.
9



không khí học tập thái độ học tập sôi nổi hơn hẳn, học sinh phát biểu xây dựng bài
sôi nỗi, tích cực tự giác hơn nhiều. Điều đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu giảm đáng kể
và tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên khá rõ so với năm học vừa qua.Từ kết quả nên ở
trên, bản thân tôi nhận thấy rằng khi giảng dạy giáo viên phải trở thành một nghệ sĩ
thực thụ với phương pháp giảng dạy này tôi rất tin tưởng sẽ tạo cho các em niềm
say mê thích thú với môn học môn học, các em có thêm niềm tin ở chính mình vào
việc dạy và học sẽ đạt kết quả cao hơn, dần dần sẽ không còn học sinh yếu về bộ
môn học này, xa hơn nữa các em sẽ biết cảm thụ âm nhạc biết cách lựa chọn và
nghe nhạc khôn ngoan thẩm mĩ hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Từ thực tế giảng dạy kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói
trên, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau như sau:
Để tạo được sự tập trung thu hút hứng thú đối với học sinh thì trước hết
người giáo viên phải biết gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học,
phần giới thiệu nội dung mới.
- Trong quá trình giảng dạy cảu mình giáo viên phải biết phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo sự tự tin nhanh nhẹn từng cá nhân của mỗi học sinh.Từ đó
phát huy tốt nhất các năng lực các em sẵn có.
- Giáo viên cần phải nắm chắc đặc trưng của bộ môn mình giảng dạy, để có
phương pháp dạy học linh hoạt và sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy
từng phân môn từng nôi dung theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh. Qua đó giáo viên cần bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp phương pháp
sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi tiết học.
- Đồ dùng, Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng
những đò dùng hay phương tiện dạy học và xem đó như một yếu tố gây xúc cảm
cho bản thân và từ đó truyền đạt cho học sinh.
- Qua mỗi tiết học giáo viên phải tạo cho các em sự vui tươi hứng thú từ đầu
cho đến hết tiết học,bởi lẽ đó cũng chính là đặc trưng bộ môn âm nhạc với tiêu chí
là học để mà vui - vui để mà học, tránh hình thức gò ép đặt nặng kiến thức đối với
các em.

- Thường xuyên và tăng cường các hoạt động âm nhạc ngoại kháo trong lớp,
trong trường bằng nhiều cách thức hình thức tổ chức: hội thi văn nghệ, ngoại khóa
hay trò chơi âm nhạc…
Muốn thực hiện và đạt được hiệu quả tốt nhất từ những nội dung trên, đòi
hỏi bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tự trao dồi
học hỏi trên mọi phương tiện thông tin để tạo cho mình có được những kiến thức
và trình độ chuyên môn vững vàng nhất, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở
các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.

10


C. KẾT LUẬN:
Việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng
lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc
ngày càng phát huy tác dụng, góp phần vào sự nghiệp đào tạo các mầm non tương
lai cho đất nước. Đối với môn Âm nhạc
Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc
giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy
học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh
phát triển thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm
nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.Qua
nghiên cứu và thực hiện, tôi thấy rõ lợi ích của việc khai thác và áp dụng các các
phương pháp dạy học tích cực như dã trình bày ở trên vào môn Âm nhạc ở trường
THCS.Việc làm này không những chỉ giúp cho giáo viên chủ động có được những
11



bài soạn mang tính hiện đại (Giáo án điện tử), tạo ra được phương pháp dạy học
phong phú, cách trình bày phong phú, mà còn tạo sự hứng thú học tập tích cực cho
học sinh. Những phương pháp, cách thức, những cung bậc gây hứng thú cho học
sinh trong học tập môn âm nhạc là hết sức phong phú và linh hoạt của cá nhân mỗi
người giáo viên mỗi người có một phương pháp, biện pháp của riêng mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi thường xuyên được
thực hiện trong quá trình dạy nhạc. Bằng cách làm này hiệu quả các tiết học âm
nhạc được nâng lên rõ rệt đây mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản
thân tôi đã được chắc lọc qua thực tế tham gia giảng dạy nhiều năm học. Nó được
áp dụng đi vào từng tiết dạy và thấy có chiều hướng tốt, học sinh học tốt hơn và có
nhiều hứng thú hơn với môn học. Song đó là kinh nghiệm của riêng tôi trong
phạm vi dạy học tại một ngôi trường còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, phụ
huynh học sinh chưa xem trọng việc học tập của con em mình thì chắc hẳn không
tránh khỏi sự thiếu sót. Mong rằng trong quá trình xem xét, quý thầy cô cùng các
bạn đồng nghiệp, hội đồng sư phạm sẽ có những ý tưởng hay hơn, bổ ích hơn, để
bổ sung chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn những ý tưởng tôi vừa nêu trên để tôi có
thêm hành trang phục vụ chuyên môn của mình ngày càng tốt hơn trong những
năm học tới.

D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Như đã trình bày ở trên vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng
nên cần phải có phòng học chức năng riêng biệt, môi trường trong lành, thoáng
mát, đầy đủ tiện nghi và đồ dùng dạy học. Cần trang bị thêm một số tranh ảnh, tài
liệu phục vụ cho môn học để việc dạy và học ngày càng hiệu quả hơn.
Kim Tân, ngày 10 tháng 03 năm 2016
Người viết
PHAN THỊ MAI

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ngoài việc đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, ngoài việc học hỏi
thêm ở đồng nghiệp trong và ngoài trường, trong quá trình nghiên cứu viết đề tài
nầy đồng thời với việc bám sách giáo khoa tôi còn tìm tòi tham khảo và vận dụng
kiến thức tư liệu, hình ảnh trong các tài liệu sau.
- Thiết kế bài giảng Âm nhạc6,7,8 NXB Đại Học Sư Phạm ( ban hành - 2002
- Sách Giáo viên Âm nhạc
NXB GDVN( 1 - 2010)
- Sách chuyên đè bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2014
- Sách GK Âm nhạc - Mỹ thuật 6,7,8
NXB GD ( 6. 2007)
- Sách Nhạc Lí Căn bản
NXB Hà Nội ( quí III - 2000)
- Vở học và bài tập thực hành 6,7,8
NXB GD ( 6. 2009)
- Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS
Bộ GD - ĐT quyển 1, 2
chu kì III (2004 - 2007)
- Các hình ảnh trên Internet
- Bộ đề âm nhạc tham khảo
Nhiều tác giả
(sách BDTX chu kì III cho GV THCS) NXB GD (8 – 2000)
Và một số tài liệu liên quan khá
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………..01
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................01
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................02
B. NỘI DUNG................................................................................................03

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................03
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN........................................................................03
III. NỘI DUNG.....................................................................................05
IV. KẾT QUẢ .....................................................................................09
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.............................................................09
C. KẾT LUẬN...............................................................................................11
D. Ý KIẾN ĐỀ SUẤT....................................................................................12

13



×