Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.01 KB, 8 trang )

Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì

MỞ ĐẦU
Pháp luật về bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi
trường. Thực tiễn đã cho thấy vị trí, vai trò của pháp luật đối với sự nghiệp bảo vệ môi
trường là công cụ đảm bảo thực hiện cho các biện pháp bảo vệ môi trường khác. Tuy
nhiên, hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra phổ biến với tính
chất và mức độ khác nhau; môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp đến mức báo
động. Nhận thức được tính cần thiết của việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Em xin chọn đề tài: "Vai trò của pháp luật trong
việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” làm bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG
I. Những lí luận cơ bản về vấn đề vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi
trường
1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường
- Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 tại khoản 1 Điều 3 định nghĩa: “Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật.”
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 cùng luật: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.”
- Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan
trực tiếp đến hoạt động khai thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường. Nguồn chính
của pháp luật bảo vệ môi trường là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành theo các trình tự thủ tục nhất định như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật thuế tài


nguyên năm 2010, Luật khoáng sản năm 2010,...
2. Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường nước ta
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các lĩnh
vực pháp luật khác. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới tới nay vấn đề môi trường mới
thực sự đặt ra những thách thức và ngày càng trở nên trầm trọng. Vì vậy mà vấn đề bảo
vệ môi trường đã được đưa ra và thực hiện phổ biến. Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi
trường có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện hơn. Thứ ba, pháp luật bảo
vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và
nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường chịu
sự điều chỉnh của công ước quốc tế về môi trường. Hiện nay, pháp luật bảo vệ môi

1


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì

trường ở Việt nam được xây dựng hài hòa với các điều ước quốc tế về môi trường, đảm
bảo hợp tác Quốc tế về bảo vệ môi trường: tham gia hơn 20 công ước Quốc tế (Cam kết
quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO (1985); Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994),…); hợp tác với các tổ chức quốc
tế đa phương (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc, Quỹ Môi trường toàn cầu,…);…
3. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường
Có thể nói Pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường. Các biện
pháp bảo vệ môi trường khác (biện pháp chính trị, tuyên truyền, giáo dục, kinh tế, khoa
học công nghệ,…) tuy có tác động nhưng chắc chắn không phát huy tác dụng nếu không
có sự trợ giúp của pháp luật. Pháp luật thông qua các hệ thống quy phạm để điều chỉnh
hành vi xử sự của con người và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước sẽ có

tác dụng rất lớn. Ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều cuộc vận động
“không xả rác” nhưng tình trạng xả rác bừa bãi vẫn không giảm đi. Rõ ràng là nếu tuyên
truyền giáo dục không đi đôi với cưỡng chế thì sẽ không đem lại hiệu quả. Hành vi xả
rác, phóng uế nơi công cộng nếu chỉ nhìn nhận và đối xử như một hành vi vô văn hóa mà
không nhìn nhận và xử lý như một hành vi vi phạm pháp luật thì không thể thay đổi thói
quen đã trở thành vô thức. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác
động đến môi trường. Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi
cho môi trường, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn
chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, vai trò pháp luật thể hiện ở việc ban hành tiêu chuẩn môi trường. Thông
qua pháp luật mà các tiêu chuẩn môi trường sẽ được các tổ chức, cá nhân tuân thủ
nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Đồng cũng là cơ sở pháp
lý cho việc xác định các hành vi vi phạm luật môi trường và truy cứu trách nhiệm với
những hành vi đó. Ví dụ: Trong thông tư quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của
Bộ tài nguyên môi trường ban hành ngày 25/10/2013 đã quy định giá trị giới hạn các
thông số cơ bản trong không khí xung quanh (đơn vị µg/m3) các thông số SO2, CO,
NO2, O3, Tổng bụi lơ lửng, Bụi PM10, Bụi PM2,5, Pb lần lượt là: 350, 30.000, 200, 200
Pháp luật quy định khen thưởng, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Tại
khoản 2, điều 63, Hiến Pháp 2013 quy định : " Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động
bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo". Qua đó,
pháp luật quy định tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường,
phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các dấu hiệu sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi
trường, suy thoái môi trường, ngăn chặn các hành vi huỷ hoại môi trường thì được khen
thưởng, khích lệ, động viên toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật


Bài tập lớn học kì

Mặt khác, là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật bảo vệ Việt Nam, pháp luật bảo
vệ môi trường cũng có các vai trò của pháp luật nói chung và cũng có những vai trò
riêng của nó: Thứ nhất, là cơ sở pháp lí quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hệ thống cơ quan quản lí môi trường nằm
trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ trung ương
xuống địa phương. Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 tại chương XIV đã
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm: Chính phủ, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, chương
XV còn quy định về Trachc nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường. Thứ
hai, là cơ sở pháp lí quy định hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vức
bảo vệ môi trường. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã dành toàn bộ chương
XIV quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi
trường. Thứ ba, là cơ sở pháp lí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Việc thanh tra, giám sát được thực hiện
thường xuyên, định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất, còn xử lí vi phạm được áp dụng
cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm
các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường (Chương XVIII-Thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường). Thứ tư, là cơ sở
pháp lí cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn bản pháp luật do
nhà nước ban hành các cơ quan thực hiện theo đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Như vậy, pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay có vai trò hết sức quan
trọng thể hiện được sự quan tâm của nhà nước tới vấn đề môi trường ngày càng được
nâng cao.
II.Thực trạng pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
1. Mặt đạt được
Một là, hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đã phát
triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các các thành phần môi

trường, nội dung các quy định đã cụ thể hoá tương đối kịp thời và đầy đủ các chủ trương
của Đảng cũng như những cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên.
Nhiều văn bản luật, dưới luật được ban hành, áp dụng. Năm 2008 Luật Đa dạng sinh học
đã được Quốc hội thông qua,… Cho tới nay có tổng cộng hơn 66 văn bản luật dưới luật
được xây dựng và ban hành. Ngoài ra, chính phủ liên tục nghiên cứu điều chỉnh, để đưa
ra các nghị quyết. Ví dụ: 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015; Nghị

3


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì

định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP & 81/2006/NĐCP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017;…
Đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được đánh giá là có nhiều đổi
mới, tiến bộ, toàn diện, kịp thời so với Luật năm 2005 trước đó: Thể chế hóa quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật
Bảo vệ môi trường 2005; bổ sung một số nội dung mới như tăng trưởng xanh, biến đổi
khí hậu, an ninh môi trường...; hài hòa các quy định của Luật và các cam kết quốc tế về
môi trường thể hiện tại các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã ký kết, tham
gia. Coi phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường là nhiệm vụ chính, phù hợp với
đặc điểm của khoa học môi trường như các yếu tố môi trường có mối liên kết hữu cơ với
nhau, không chia cắt theo địa giới hành chính; bảo đảm tính hệ thống, toàn diện, khoa
học và thực thi của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hai là, bên cạnh việc tích cực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường, Việt Nam đã từng bước tham gia các điều ước quốc tế về môi trường như:
Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967; Công ước Stockholm về các chất gây ô
nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (các chất POP) Thụy Điển 2001. (22/07/2002); Công ước về
ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991); Công ước của Liên Hợp Quốc về
sự biến đổi môi trường (26/8/1980); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985
(26/4/1994);…. Các công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia Việc gia
nhập các công ước này là tiền đề quan trọng cho việc hội nhập của pháp luật Việt Nam
với những tiêu chuẩn và quy phạm của pháp luật quốc tế.
Ba là, công tác kiểm tra xử lí vi phạm pháp luật về môi trường cũng được tăng
cường. Trong 06 tháng đầu năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường
đã được Tổng cục Môi trường quan tâm đẩy mạnh. Tổng cục đã ban hành 431 kết luận
thanh tra về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn 12 tỉnh/thành phố; 225 Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là hơn 30 tỷ đồng; 17 Quyết định áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định. Đặc biệt, đã xử phạt và yêu
cầu Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Hiếu
Hưng tiến hành bồi thường thiệt hại, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường; đến nay,
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã hoàn thành việc hỗ trợ cho tỉnh Thanh Hóa
với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.
Bốn là, theo luật hiện hành chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã
được tập trung vào một đầu mối thống nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường là đúng
hướng, tuy nhiên vẫn chưa triệt để. Bởi việc quản lý tài nguyên vẫn còn nằm rải rác ở

4


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì


một số bộ, ngành, điều này dẫn tới cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước chưa thực sự
đồng bộ và hiệu quả.
Năm là, hoạt động phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường dã được đẩy mạnh.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định nguyên trong một chương (chương X-Xử
lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường). Chương này thay thế Chương IX về
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường của
Luật bảo vệ môi trường năm 2005, bổ sung mục xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và quy định rõ hơn về phòng ngừa sự cố môi trường, ứng phó sự cố môi
trường, xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường, xác định thiệt hại do sự cố môi
trường và trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường của tổ chức, cá nhân và các cơ quan
quản lý có liên quan.
Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường diễn ra thường xuyên
và phổ biến hơn góp phần năng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi
trường.
2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, từ thực trạng tổ chức thi hành các văn bản
pháp luật về quản lý nhà nước và việc bảo vệ môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm,
suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, đa dạng sinh học trên đất liền và dưới
nước bị suy giảm; không khí và nguồn nước đang bị cạn kiệt dần về lượng, suy giảm về
chất... Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chính là ở
việc ban hành pháp luật, giám sát và thực hiện pháp luật.
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ cả ở
nội dung và hình thức nhưng chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc kiểm soát
các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái: Các chế tài
chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và răn đe những hành vi vi phạm. Nhận
thức của cán bộ về vấn đề môi trường còn rất hạn chế, quy trình thủ tục còn tồn tại quá
nhiều bất cập, việc giám sát thực hiện chưa đi liền với sử lý các vi phạm pháp luật về
môi trường, mức phạt thấp, chỉ phạt tiền rồi yêu cầu khắc phục. Cư như vậy, sau khi phạt
xong thì tiếp tục vi phạm tiếp. Vì vậy, nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường của các
chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu như còn hình thức. Các hoạt

động gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí,
chặt phá rừng... vẫn tiếp tục diễn ra, không được ngăn chặn triệt để. Chẳng hạn, chỉ nói
riêng đến hoạt động chặt phá rừng, năm 2015, người dân không khỏi bức xúc trước vụ
việc lâm tặc quay vi deo công khai chặt phá rừng, công an lại không đủ chứng cứ khởi
tố. Trên trang cá nhân của Vũ Đình Lộc (một người trong số bọn lâm tặc) có đăng nhiều
hình ảnh ghi lại “chiến tích” của những lần khai thác gỗ lậu trước đó. Lộc còn để lại

5


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì

số điện thoại trên facbook cho ai có nhu cầu mua gỗ thì liên lạc. Lộc cũng nói rằng, để
khai thác gỗ, mỗi tuần phải “làm luật” 2 triệu đồng. Tuy nhiên thượng tá Nguyễn Hồng
Tuấn cho biết, vụ việc không đủ căn cứ để xử lý hình sự (xem phụ lục).
Thứ hai, là từ góc độ quản lí của nhà nước thì công tác bảo vệ môi trường dù luôn
được nêu ra nhưng vẫn còn ở hàng thứ yếu khi xử lí đối kháng lợi ích, vẫn tập trung ưu
tiên phát triển kinh tế. Yếu tố môi trường chưa thực sự được coi trọng và tính đến nhiều
trong quá trình xây dựng và ban hành luật như các vấn đề về thương mại, đầu tư và phát
triển kinh tế bởi những đòi hỏi bức xúc về phát triển kinh tế. Hầu hết các văn bản quy
phạm pháp luật về kinh tế còn chưa tính đến chi phí môi trường trong sản xuất kinh
doanh. Còn thiếu vắng những công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường như lệ phí môi
trường, thuế môi trường, người gây ô nhiễm phải trả tiền… làm cho công tác bảo vệ môi
trường không phát huy được sự kích thích từ góc độ kinh tế đối với những chủ thể sử
dụng các thành phần môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gây ảnh
hưởng đến môi trường, sinh thái. Vì thế, có thể nói rằng hiện tại các chính sách, pháp
luật về kinh tế chưa thực sự “thân môi trường”. Trong vụ sả thải của công ty Formosa,
khi được hỏi về việc từ khi nhà máy hoạt động, vùng biển quanh đường ống xả ngầm ra

biển không còn tôm cá hay sinh vật biển, ông Đàm nói: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà
máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”
Thứ ba, pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quá
chung chung, khó áp dụng. Mặc dù, các quy định về bồi thường thiệt hại của người có
hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được đề cập nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở
mức độ chung chung. Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại môi trường
và bồi thường thiệt hại chỉ được quy định trong văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính. Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường mới chỉ
dừng lại ở quy định chung chung, mang tính nguyên tắc trong Luật bảo vệ môi trường
Bộ luật Dân sự, đến nay vẫn chưa được quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện. Ngay
trong các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, đến nay
cũng chưa có quy định nào hướng dẫn về các phương pháp xác định thiệt hại, xác định
mức bồi thường.
Thứ tư, chưa có đủ các văn bản quy phạm pháp luật để huy động sự tham gia, đóng
góp của mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường. Với các văn bản quy phạm
pháp luật hiện nay thì việc bảo vệ môi trường dường như chỉ là việc của các cơ quan
quản lý chứ chưa thực sự trở thành “sự nghiệp của toàn dân” như các văn bản của Đảng.
Thứ năm, là pháp luật môi trường còn quy định khá học thuật, rất phức tạp và khó
hiểu nên người dân khó có thể nắm bắt được hết ý đồ của nhà nước,.
III. Một số giải pháp

6


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì

Một là hoàn thiên pháp luật bảo vệ môi trường. Xây dựng pháp luật về môi trường ở
Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính

quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết mối quan hệ giữa Luật
bảo vệ môi trường và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy
đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân
sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Quy định cụ
thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi
môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Có các chính
sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử
dụng công nghệ sạch. Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường. Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải
ở khu đô thị và khu công nghiệp. Hoàn thiện các quy định về thiết chế bảo vệ môi
trường như thanh tra, quản lí tội phạm môi trường,…
Hai là, hoàn thiện cơ chế tổ chức và đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường. Tăng cường nắm bắt tình hình, thanh tra kiểm tra và giám sát việc thực hiện
pháp luật môi trường. Đồng thời, tăng cường sự tham gia, phối hợp của các tổ chức
chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức
thực hiện và giám sát công tác bảo vệ môi trường để phát huy tối đa vai trò công tác xã
hội, đa dạng hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, có cơ chế khuyến khích mọi thành
phần kinh tế thực hiện dịch vụ. Xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các tổ chức đảng Nhà nước - Mặt trận, đoàn thể - doanh nghiệp.
Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác
quốc tế về pháp luật. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc nội luật hoá
các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và xác
định rõ hiệu lực pháp lý của cam kết quốc tế đó. Đồng thời, cần phải xây dựng cơ chế
bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đó tại Việt Nam.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao
ý thức, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức về bảo vệ môi trường trong xã hội.

KẾT LUẬN
Có thể thấy nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn khó khăn. Đây là một thách
thức lớn không chỉ đối với ngành tài nguyên môi trường nói chung, mà còn là công tác
bảo vệ môi trường nói riêng. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia

tăng, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, gây bức xúc trong đời sống xã hội, làm
giảm sút lòng tin của người dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính vì vậy vấn đề hoàn thiện, đảm bảo thực hiện pháp luật là một vấn đề cấp thiết của

7


Môn Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Bài tập lớn học kì

nước ta. Bài làm của em do hiểu biết còn hạn hẹp nên không tránh khỏi sai sót. Rất
mong thầy cô đọc và góp ý. Em xin trân thành cảm ơn.

8



×