Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Quy trình vận hành DCL CBD, CBD e, CBD EE 220kv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 47 trang )

TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I

QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG

DCL CBD, CBD-E, CBD-EE 245 KV

Sơn La 6-2010

1


MỤC LỤC
Chương I

: GIỚI THIỆU CHUNG

Chương II

: THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Chương III

: CẤU TẠO

Chương IV

: LẮP ĐẶT DCL

Chương V


: LẮP ĐẶT DTĐ

Chương VI

: BẢO DƯỠNG

Chương VII

: KIỂM TRA XỬ LÝ NHỮNG BẤT THƯỜNG CỦA DCL
TRONG VẬN HÀNH

Chương VIII

: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN NỘI BỘ.

2


MỞ ĐẦU
Mục đích của tài liệu này:
- Cho biết một số thông tin chung về thiết bị thông qua sự mô tả chi tiết
các bộ phần chính của nó.
- Dùng làm hướng dẫn trong quá trình lắp đặt.
- Kiểm tra trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.
- Chu kỳ đại tu bảo dưỡng theo số lần thao tác.
Tất cả phải làm theo sự hướng dẫn của cuốn sách này, để đảm bảo cho sự
làm việc tin cậy và khả năng cách điện như thiết kế.
Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các bộ phận của thiết bị cung như các
hướng dẫn đi kèm.


3


BA00..
LT00..
C4..
TL..
TR00..
PA00..

Giá đỡ DCL
Tiếp điểm tĩnh của DTĐ
Sứ đỡ cách điện
Cánh tay DTĐ
Giá đỡ quay
Mạch điện chính
Chương I : GIỚI THIỆU CHUNG.

4


Dao cách ly loại CBD, CBD-E, CBD-EE do hãng COELME-EGIC của Ý
sản xuất dùng để vận hành ngoài trời, có hai trụ quay và tiếp điểm cắt ở giữa.
Mỗi một pha của DCL loại CBD (xem hình vẽ A) được liên kết bởi một giá đỡ
(1a), trên hai trụ quay (1b) được gắn với hai trụ sứ cách điện (1c) bằng bulông.
Trên mỗi trụ sứ đều được gắn một cánh tay dao (1d hoặc 1e) mang một tiếp
điểm là má đực (1f) hoặc má cái (1g), và đầu cốt (1s).
Lưu ý : Trong hình vẽ, với những DCL có dòng định mức khác nhau hoặc
cấp điện áp khác nhau thì nó sẽ khác nhau ở một số chi tiết. Nhưng những nội
dung trong quy trình này đều có thẻ áp dụng được.

Khi thao tác, hai cánh tay dao quay một góc 900 trong khi người thao tác
chỉ đứng tại chổ.
Mỗi một cực của DCL có thể trang bị thêm một dao tiếp đất, nó có khả
năng chịu được dòng ngắn mạch định mức giống như DCL.
Tuỳ theo thiết kế, DTĐ được lắp có thể là loại "ES" hoặc loại "TV" (Xem hình
vẽ B)
Với DCL chi có một cực có DTĐ gọi là DCL loại CBD-E, còn loại dao
mà cả hai cực đều được lắp DTĐ gọi là DCL kiểu CBD-EE.
Mỗi DTĐ đều có cánh tay dao (2a hoặc 3a), và chúng có thể quay quanh
trục nắm ngang (2b hoặc 3b) một góc 900.
Sau khi đi hết hành trình quay :
- Với dao tiếp đất kiểu ES thì má cái (2c) sẽ được đóng vào tiếp điểm cố
định (2d):
- Với dao tiếp đất kiểu TV thì cánh tay dao sẽ chuyển sang chuyển động
thẳng đứng và đưa má đực (3c) sẽ được đóng vào má cái cố định (3d).
Các DCL và DTĐ có thể được vận hành bằng tay hoặc động cơ.

5


Hình vẽ: A

Để 3 pha của DCL hay DTĐ làm việc đồng bộ thì chúng được liên kết vói nhau
bằng các thanh liên kết pha
6


Các DCL được mô tả trong quy trình này được xác định bằng các chi tiết
và thông số chính sau:
(1) : CBD là DCL không có DTĐ.

: CBD-E là DCL có một DTĐ.
: CBD-EE là DCL có hai DTĐ.
(2) : Điện áp định mức (kV).
(3) : Dòng điện định mức (A).

7


Hình vẽ : B

8


Chương II : THÔNG SỐ KỸ THUẬT.

THÔNG SỐ

ĐẠI LƯỢNG

Kiểu máy
Hãng sản xuất
Nước
Theo tiêu chuẩn
Điện áp định mức
Dòng định mức
Tần số làm việc
Mức điện áp đỉnh chịu được giữa pha-đất
Mức điện áp xung chịu được giữa pha-đất
Nhiệt độ môi trường làm việc
Độ cao lắp đặt so với mực nước biển

Bộ truyền động : - Loại

CDB/CBD-E/CBD-EE
COELME - EGIC
Ý
IEC 62271
245
2000
50/60
1050
- 0/+450
≤ 1000
MO

Đơn vị

kV
A
Hz
kV
kV
C
m

- Điện áp điều khiển

220

VDC


- Điện áp động cơ.

400

VAC

9


Chương III : CẤU TẠO
Các bộ phận chính của DCL được mô tả chi tiết trong chương này.
1. Giá đỡ:
Giá đỡ của mỗi một pha được là bằng các thanh thép mạ tĩnh điện (1a) và
được hàn với :
- Bốn ( hoặc tám) chân (1h) và có các lỗ để lắp đặt trụ cực và các bộ phận
phụ.
- Hai cổ quay (1i)
- Định vị cơ khí khi DCL ở trạng thái đóng.
Hai trụ quay (1b) sẽ được quay trên những ống lót tự bôi trơn hoặc trên các
vòng bi tự bảo trì. Tuỳ thuộc vào điện áp định mức của DCL mà thanh lên động
chéo (1m) có chiều dài khác nhau. Chiều dài của thanh có thể thay đổi được
bằng cách điều chỉnh đầu nối trượt (1n).
2. Sứ đỡ :
Khi cung cấp , sứ đỡ được cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.
3. Mạch điện chính :
Mạch điện chính của mỗi pha gồm có hai cánh tay dao là (1d) và (1e).
Chúng được làm bằng hợp kim nhôm ở dạng thanh hoặc dạng ống. Trên mỗi
cánh tay đều mang một tiếp điểm dang má đực (1g) hoặc má cái (1f). Trong qua
trình đóng hoặc mở, tại cuối hành trình cánh tay dao có thể được trượt trên một
bản lề trượt (1r) ở đầu cuối cánh tay dao hoặc bằng một tiếp xúc linh hoạt như


10


(1z). Tiếp điểm này có kích thước khác nhau tuỳ theo dòng định mức cho phép
chạy qua, và nó được làm bằng đồng tráng bạc. Trong trường hợp đặc biệt nào
nó có thể dược làm bằng bạc nguyên chất đó là tuỳ theo thiết kế hoặc yêu cầu
của khách hàng.
Lò xo tiếp điểm (1u) và các chốt tăng cường tiếp xúc của lò xo làm bằng
thép không rỉ.
Mỗi một cánh tay dao đều có một đầu cực cho phép dòng định mức chạy
qua. Nó có dạng bằng hình trụ (1s) và được làm bằng đồng tráng bạc hoặc bằng
hợp kim nhôm.
Đối với loại dao cách ly kiểu CBD-E và CBD-EE thì trên cánh tay dao
còn phải lắp thêm tiếp điểm tĩnh (2d) của DTĐ.

11


Hình vẽ : C

4. Dao tiếp đất.
Mỗi một cực của DTĐ là loại ES hay TV đều có một cánh tay dao (2a-3a)
làm bằng hợp kim nhôm và một tiếp điểm động dạng cái (2c) hay dạng đực (3c)
ở đầu cánh tay dao (nó sẽ được đóng vào tiếp điểm tĩnh ở mạch điện chính).
Cả tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh đều được làm bằng đồng. Ở đầu cuối
của cánh tay dao được nối với một dây dẫn được bện từ những sợi dây đồng nhỏ
(2e-3e) để nối xuống tiếp đất (có kích thước đủ lớn để đủ khả năng dẫn dòng
ngắn mạch) (xem hình D1).
Ít nhất một trong ba pha của DTĐ phải có chốt giới hạn hành trình khi dao

ở trạng thái mở bằng cơ khí (2f).

12


Hình vẽ : D1

Hình vẽ : D2

13


5. Bộ truyền động.
Bộ truyền động gồm có : Trục, thanh và tay đòn được làm bằng thép cán
nóng mạ tĩnh điện. Chúng được lắp đặt với nhau một cách hợp lý để truyền động
từ cơ cấu cơ khí phát lệnh lên mạch điện chính (Ví dụ trong hình E là một bộ
truyền động điển hình).
Kết nối giữa các bộ phận đều bằng bulông Inox (4a) và các đầu nối (4b),
nó cho phép điều chỉnh chiều dài của thanh truyền động (4c). Trong một số
trường hợp ta có thể thay đổi chiều dài bằng cách điều chỉnh ở khớp nối bằng
ren (4r) được lắp ở đầu trục.

14


Hình vẽ : E

15



Chương IV : LẮP ĐẶT DCL.

Khi lắp đặt bất kỳ dao cách ly nào cũng phải thực hiện theo bản vẽ lắp đặt
của nó. Nếu không có bản vẽ lắp đặt thì nên tham khảo quy trình này.
Để lắp đặp được dễ dàng và nhanh gọn thì số DTĐ và số lượng DCL cần
được phân ra và tập trung vào một nơi thuận tiện.
Mỗi một chi tiết đều có một mã riêng (*) và đượng ghi rõ trên ban vẽ lắp
đặt và trên các chi tiết đó. Các bulông cũng được ghi trên bản vẽ và vị trí lắp đặt
chúng.
(*) : Mã này trùng với số ghi trên bản vẽ lắp đặt ( tham khảo ở đơn đặt hàng ).
Nó cần phải có trong trường hợp phải thay thế các chi tiết.
Không cần những dụng cụ đặc biệt để lắp đặt DCL, nhưng nó cần phải có
đầy đủ các dụng cụ đúng tiêu chuẩn như sau :

- Choòng lục lăng các cở.
- Chìa vặn và các phụ kiện
đi cùng.
- C le.
- Tua nơ vít.

16


- Kìm.
- Thước dây.
- Dây dọi.
- Mức nước(ống Ni vô).
- Máy khoan.
- Bình xịt - Zn.
- Silicon.


Sau khi tìm ra tất cả các chi tiết có trong bản vẽ lắp đặt (ngoại trừ sứ và
bulông)
Các bước dưới đây sé mô tả quá trình lắp đặt và điều chỉnh DCL.
(Dưới đây là trình tự lắp đặt DCL 3pha hai trụ cực và những điều cần thiết để
đơn giản hoá cho việc lắp đặt cho DCL một trụ cực hoặc hai trụ cực).
Khi tháo DCL để bảo dưỡng thì không cần các sự chỉ dẫn đặc biệt nếu
như đã nắm rõ quá trình lắp đặt các bộ phận.
I. Lắp đặt DCL.
1. Nghiên cứu bản vẽ lắp đặt và kiểm tra các kích thước của giá đỡ và
những chỉ dẫn trong bản vẽ (những điểm định vị đặc biệt).
2. Lắp đặt giá đỡ (1a) lên các trụ đỡ một cách cẩn thận, đặc biệt là phải
thẳng hàng và đồng phẳng. Nếu cần có thể dùng các vòng đệm hình C bằng
nhôm chèn vào chân (1h) và các trụ đỡ để cho giá đỡ được cân bằng ( mổi một
pha của DCL được cấp 20+20 vòng đệm loại dày 0,5 và 1mm).
17


3. Chọn hai sứ đỡ cách điện (1c) cho mỗi pha, có chiều dài bằng nhau
càng tốt và lắp vào trụ quay (1b) bằng các bulông.
Chú ý : Tay đòn (4u) được cố định với giá đỡ quay (4e) ở phía dưới bằng
bằng các lỗ (4v) ( như hình vẽ). Điều đáng quan trọng là phải lắp đặt cho thẳng
đứng, nếu cần có thể dùng các vòng đệm hình C để điều chỉnh.
4. Lắp đặt cánh tay dao (1d-1e) của mỗi pha trên sứ đỡ (1c) : Trong bản
vẽ lắp ráp cần chú ý các lỗ cố định trên mặt bích để sứ đỡ quay đúng chiều ( Đặc
biệt là đối với các DCL có DTĐ đi kèm. Xem hình B2). Cần phải làm sạch các
bề mặt tiếp xúc được chỉ ra trong hình vẽ F2 bằng loại mỡ chuyên dùng và sau
đó bôi lên một lớp mỡ đặc biệt là MILICOMPOUND EL.

18



Hình vẽ : F1

19


Hình vẽ : F2

Bôi mỡ MOLICOMPOUND EL

20


5. Trước khi siết chặt các bulông của các cánh tay dao cần thao tác bằng
tay để kiểm tra sự hoạt động của nó.
- Ở vị trí đóng : Hai cánh tay dao phải hoàn toàn nằm ngang và thẳng hàng,
khoảng cách của má đực (1f) và lò xo của má cái (1u) khoảng 50mm (xem hình
G1). Ở vị trí này, tiến hành điều chỉnh những vị trí hảm ở trên giá đỡ sao cho
đầu của bulông (4d) chạm vào cánh tay đòn của giá đỡ quay (4e);
- Trong quá trình đóng, các mỏ phóng hồ quang (1t) sẽ được đóng trước sau
đó mới đến tiếp điểm chính.
Để thoả mãn các điều kiện trên thi cần phải :
- Cần chèn các vòng đệm hình C vào các cánh tay dao và sứ đỡ.
- Lợi dụng vào các khe hở dự trử của các lỗ trên cánh tay dao.
- Chỉ khi nào cần thiết mới điều chỉnh độ dài của thanh truyền động chéo
(1m) bằng đầu nối (1n) (nếu nếu cần điều chỉnh thì siết chặt lại bulông với một
lực 4daNm).
- thay đổi hình dạng của mỏ phóng.
Chú ý : - Tất cả các bước kiểm tra trên cần phải kiêm tra lại khi DCL được

đấu nối mạch cao áp.
- Nếu muốn nâng thiết bị đã được lắp đặt, ta tập hợp tất cả các pha
lại một vị trí và đưa chúng vào vị trí cần lắp đặt (trong trường hợp này nghiêm
cấm dùng dây buộc vào mạch điện chính để nâng mà phải buộc vào những điểm
quy định ở chân giá (1h)).
6. Đặt 3 pha ở vị trí đóng vặn bulông hảm (4d) chạm vào cánh tay đòn của
giá đỡ quay (4e), tiến hành lắp đặt thanh liên động và siết chặt các bulông ở đầu
nối (4b) với lực vặn là 4daNm.( Trước khi lắp đặt thanh truyền động cần phải
bôi mợ cẩn thận giữa các bề mặt tiếp xúc để tránh bị mài mòn hay bi kẹt).

21


Hình vẽ :G1

Hình vẽ :G2

22


7. Lặp đặt động cơ cho bộ truyền động phải theo như bản vẽ lắp đặt và lắp
đặt khi DCL đang ở trạng thái đóng(hãy tham khảo các tài liệu liên quan để
thuận tiện cho viẹc lắp đặt).
8. Nói chung để có thể điều chỉnh chiều dài của trục truyền động để nối
với động cơ truyền động của DCL. Ta phải dựa vào chiều cao thực sự của khớp
nối. Nếu chiều cao của khớp nối là H và chiều cao lắp đặt của động cơ truyền
động là h (xem hình vẽ G2 và H) thì hiệu chiều cao lắp đặt trong bản vẽ lắp đặt
được tính theo bảng sau :

Bộ truyền động kiểu

CM
Bộ truyền động kiểu
CD

- Các mặt cắt của trục được xịt một lớp Zn để bảo vệ.
Hình vẽ : G2

23


Hình vẽ : H

24


9. Lắp đặt trục truyền động như sau :
- Cố định trục (4l-4f) (4i nếu là loại dao CBD-E) với giá đỡ (1a). Vặn trục
vít (4z). Vị trí trục quay (4f) và tấm cố định (4l) theo như kích thước trên bản vẽ
lắp đặt. Siết chặt các trục vít với lực 4daNm.
- Thao tác trục vít (7i), ống lót định vị (7g) trên trục truyền động (7e). Bôi
một lớp mỏng loại mỡ đặc biệt lên những bề mặt tiếp xúc và vặn chặt trục vít
(7i) với lực 3,7daNm.
- Nối điểm cuối của trục truyền động (7e) với tủ động động cở truyền động
và vặn chặt các trục vít.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của trục truyền động.
10. Nối cánh tay đòn trên đỉnh của trục truyền động thẳng đứng (4g) với giá
đỡ quay (4e) thông qua thanh truyền động (4c). Điều này rất quan trọng và cần
phải kiểm tra cẩn thận, khi dao ở vị trí đóng thì cánh tay đòn và thanh truyền
động không được vượt qua hay nằm ở điểm chết.
11. Khi trục truyền động lắp với động cơ thì trục sẽ quay rất nhanh, vì vậy

cần phải tuân theo các hướng dẫn của quy trình.
12. Thao tác bằng tay để kiểm tra sự hoạt động cảu DCL. Cần phải lưu ý tới
khoảng cách S trong bản vẽ lắp đặt để điều chỉnh chiều dài của các bộ phận trên
thanh truyền động một cách hợp lý.
- Khi điều chỉnh chiều dài của cánh tay đòn nằm trên trục truyền động đứng
(4g) ta có thể điều chỉnh tổng hành trình của dao.
- Khi điều chỉnh chiều dài của thanh truyền động (4c), ta sẽ điều chỉnh vị trí
của ba pha DCL theo hành trình làm việc của động cơ.

25


×