Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giáo án hóa học 12 Bài 24 Thực hành tính chất điều chế kim loại sự ăn mòn kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.97 KB, 3 trang )

Tuần 21 (Từ 14/1/2019 đến 19/1/2019)
Ngày soạn: 9/1/2019
Ngày dạy tiết đầu: …/…/2019
Tiết 39
BÀI 24: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT, ĐIÊU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về dãy điện hoá của kim loại, điều chế kim loại và sự
ăn mòn kim loại
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng thực hành hoá học: làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hoá
chất, quan sát hiện tượng.
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích
3. Thái độ, tư tưởng
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, cẩn thận, tiết kiệm khi làm thí nghiệm
- Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực giải quyết vấn đề: thông qua quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, giấy giáp
Hoá chất: - Kim loại Zn, Mg, Fe, Cu
- Dung dịch: HCl, H2SO4, CuSO4
2. Học sinh
Ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới


Đọc trước thí nghiệm, ôn tập kiến thức liên quan
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Dẫn vào bài mới
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực hành: Bài thực hành giúp ta kiểm
chứng, luyện tập về dãy điện hoá, điều chế và sự ăn mòn kim loại
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung, chia nhóm thực hành
GV chia lớp thành 4 nhóm thực hành,
phân công nhóm trưởng. Giới thiệu


các hoá chất, dụng cụ của mỗi nhóm
GV nhắc lại một số lưu ý khi làm thí
nghiệm: cẩn thận, không để rơi hoá
chất, không trực tiếp tiếp xúc với hoá
chất.
GV chia dụng cụ và hóa chất cho các
nhóm.
HS nhận dụng cụ
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm 1
I. Nội dung thí nghiệm
TN1: Dãy điện hoá của kim loại

GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí

nghiệm như SGK, lưu ý thay Al bằng
Mg
HS tiến hành thí nghiệm, quan sát và
so sánh lượng bọt khí hidro thoát ra ở
các ống nghiệm
GV y/c HS suy nghĩ và giải thích hiện Hiện tượng
tượng, nêu nhận xét
- ở mẩu Mg, khí thoát ra nhiều hơn ở
mẩu Fe, ở Cu không có khí thoát ra
Giải thích:
Cu không phản ứng với HCl, Mg và
Fe có xảy ra phản ứng:
Mg + 2HCl  MgCl2 + H2
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
=> khí thoát ra là hidro.
Nhận xét: khí thoát ra ở Mg nhiều
hơn ở Fe chứng tỏ phản ứng của Mg
với HCl xảy ra mạnh hơn Fe => Mg
hoạt động hoá học hơn Fe
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm 2
GV hướng dẫn cách tiến hành (như
TN2. Điều chế kim loại bằng cách
SGK)
dùng ion kim loại mạnh khử ion
Lưu ý: đinh sắt cần được đánh sạch gỉ kim loại yếu hơn trong dung dịch
để phản ứng xảy ra nhanh và rõ ràng
HS tiến hành thí nghiệm, quan sát
hiện tượng
Hiện tượng:
- Đinh sắt có lớp màu đỏ bám lên

GV y/c HS suy nghĩ và giải thích hiện - Màu xanh của dung dịch nhạt hơn
tượng
Giải thích:
Ptpứ: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
Cu tạo ra có màu đỏ bám lên đinh sắt
Lượng CuSO4 giảm nên màu xanh
của dung dịch giảm


Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm 3:
GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí TN3: Ăn mòn điện hoá học
nghiệm như SGK
HS tiến hành thí nghiệm, quan sát
hiện tượng
Hiện tượng:
Cho vào 2 ống nghiệm đựng dung
dịch H2SO4 loãng mỗi ống một viên
kẽm => bọt khí thoát ra ở 2 ống
nhiều.
GV y/c HS suy nghĩ và giải thích hiện Cho thêm vài giọt CuSO4 vào 1 ống
tượng
nghiệm => lượng khí thoát ra tăng
mạnh
Giải thích:
Khi cho dung dịch CuSO4 vào ống
nghiệm chứa Zn và H2SO4, bọt khí
thoát ra nhiều hơn vì có phản ứng:
Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu
Kết thúc thí nghiệm, GV nhận xét
Cu bám trên mặt viên kẽm, trong

đánh giá buổi thực hành
dung dịch H2SO4 tạo ra những pin
GV nhắc HS thu dọn dụng cụ hoá
điện, ở đó kim loại mạnh hơn là Zn bị
chất và vệ sinh vị trí.
phá huỷ nhanh hơn.
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
 Củng cố
GV nhắc lại một số nội dung kiến thức đã đề cập đến trong buổi thực hành:
dãy điện hoá, điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
 Hướng dẫn về nhà
HS viết tường trình theo mẫu vào vở
- Tên thí nghiệm
- Dụng cụ, hoá chất
- Các tiến hành
- Hiện tượng quan sát
- Giải thích
- Nhận xét
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



×