Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PATCH ( Nhận biết thuôc dán tại chỗ và thẩm thấu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA DƯỢC

-------------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 2
Tên đề tài:

NHẬN BIẾT THUỐC DÁN

Nhóm thực hiện: Tiểu nhóm 9-Nhóm 1-DH16DUO05

Cần Thơ, 03/2019
0


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA DƯỢC

-------------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA
Tên đề tài:

NHẬN BIẾT THUỐC DÁN


Cần Thơ, 03/2019

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
THUỐC DÁN (PATCHES).....................................................................................4
I-ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC DÁN:........................................................................4
1.Khái niệm:.........................................................................................................4
2.Ưu và Nhược điểm:...........................................................................................4
3. Thành phần:.....................................................................................................5
a.Lớp nền (lớp lưng) ( Backing membrane):......................................................5
b.Dược chất ( Drug ):........................................................................................5
c. Các chất tăng thấm ( Permeation Enhancers ):.............................................5
d.Chất nhạy dính ( Adhesives ):.........................................................................6
e.Lớp bảo vệ ( Liner ):.......................................................................................6
4. Các dạng cấu tạo thuốc dán:............................................................................8
a.Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều một
lớp (Drug In Adhesive Patch Design):................................................................8
b.Thiết kế dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều lớp (Multilamilate DIA Patch Design):...............................................................................9
c.Thiết kế thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng (Liquid Reservoir-Type Patch
Design):..............................................................................................................9
d.Thiết kế thuốc dán kiểu khung polyme (Polyme Matrix Patch Design):.......10
II- THUỐC DÁN THẨM THẤU (OSMOSIS PATCH):.....................................11
1.Khái niệm:........................................................................................................11
2.Kỹ thuật bào chế..............................................................................................11
3. Các sản phẩm trên thị trường:.......................................................................11
III-THUỐC DÁN TÁC DỤNG TẠI CHỖ ( SPOT-PATCH ):............................14
1.Định nghĩa:......................................................................................................14

2.Kỹ thuật bào chế:.............................................................................................14
3.Các sản phẩm trên thị trường:........................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................18

3


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhờ có những tiến bộ khoa học kĩ thuật, những hiểu biết
về cấu tạo da ở mức độ phân tử, tế bào đã xác định. Đặc biệt, là những hiểu biết về
tính chất lý hóa của dược chất liên quan đến khả năng tác dụng trên da mà các dạng
bào chế sử dụng trên da ra đời. Trong đó có hệ trị liệu qua da với dạng bào chế là
thuốc dán, tùy vào mục đích trị liệu mà các hoạt chất qua đường da vào hệ tuần
hoàn, có tác dụng toàn thân gọi là thuốc dán thẩm thấu hoặc chỉ có tác động tại chỗ
nơi tiếp xúc gọi là thuốc dán tác động tại chỗ. Nhờ những điểm ưu việt của dạng
bào chế này là một xu hướng phát triển mới trong việc điều trị bệnh. Để hiểu biết
thêm về đặt tính, tiêu chuẩn và nhận biết dạng bào chế này là mục đích của báo cáo.

4


THUỐC DÁN (PATCHES)
I-ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC DÁN:
1.Khái niệm:
Là những chế phẩm mềm dẻo vỡi những kích cỡ khác nhau, chứa một hoặc nhiều
hoạt chất [1]. Các dạng bào chế độc lập, riêng biệt, khi áp dụng cho da còn lành lặn,
đưa thuốc qua da với tốc độ được kiểm soát để lưu thông toàn thân hoặc tác động tại
chỗ [2].

2.Ưu và Nhược điểm:

-Ưu điểm:
1.Thuốc qua da truyền hoạt chất ổn định trong một thời gian dài tránh được cách tác
dụng không mông muốn hoặc thất bại trong điều trị [2].
2.Thuốc qua da tăng hiệu quả điều trị của nhiều loại thuốc bằng cách tránh các vấn
đề liên quan tới thuốc VD: kích ứng đường tiêu hóa, hấp thu thấp, chuyển hóa lần
đầu ở gan, hình thành chất chuyển hóa gây ra tác dụng phụ, thời gian bán hủy ngắn
bắt buộc phải dùng thuốc thường xuyên,… [2].
3. Với những lợi thế trên, việc điều trị sẽ cho kết quả tương đương với liều điều trị
thấp hơn. Ví dụ: đường uống [2].
4. Phác đồ dùng thuốc được đơn giản hóa giúp cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân.
5. Đầu vào của thuốc có thể chấm dứt tại bất kỳ thời điểm nào bằng cách gỡ miếng
dán ra khỏi da [2].
-Nhược điểm:
1.Thuốc phải có một số đặc hóa lý mong muốn để thâm nhập qua lớp sừng và nếu
liều thuốc cần cho giá trị điều trị là hơn 10 mg / ngày, việc cung cấp qua da sẽ rất
khó khăn [2].
2. Không hoạt chất nào cũng được bào chế dạng dán [2].
3.Những bệnh nhân bị viêm da tại nơi tiếp xúc nơi sử dụng cần phải ngừng thuốc
[2].
4. Nhu cầu lâm sàng là một lĩnh vực khác cần phải kiểm tra cận thận trước khi đưa
ra quyết định phát triển sản phẩm trị liệu trên da [2].

5


5 Chức năng sinh lý của da thay đổi từ vùng này qua vùng khác trên cùng một
người, từ người ngày qua người khác và theo độ tuổi [2].
6.Chỉ có một số hoạt chất đạt yêu cầu mới được bào chế với dạng này, bởi vì mỗi
hoặc chất có tính chất hóa lý hấp thu qua da khác nhau [2].


3. Thành phần:
Thành phần cơ bản chung của các thuốc dán gồm 5 phần [3]:

a.Lớp nền (lớp lưng) ( Backing membrane):
Vật liệu lớp lưng phải tương thích với các tá dược và dược chất, tăng cường sự
khuếch tán cũng như hấp thu của dược chất qua lớp sừng của da, có tính mền dẻo,
thoáng và không gây kích ứng da[3]. Bao phủ bên ngoài thông thường không thấm
đối với nước và không thấm đối với dược chất, có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ lớp
chứa dược chất. Lớp này có thể có cùng kích thước với lớp chứa hoạt chất hoặc lớn
hơn. Trong trường hợp lớn hơn, mếp viền xung quanh của lớp màn nền được bao
phủ bởi những chất dễ dàng bắt dính khi dán lên da để đảm bảo sự kết dính của
thuốc dán lên da [1]. Ví dụ: Vinyl, polyethylen và polyester [2] [3].

b.Dược chất ( Drug ):
Không phải hoạt chất nào cũng bào chế dưới dạng thuốc dán. Chúng phải đạt những
yêu cầu sau:
a.Thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 1000 dalton [2].
b. Hoạt chất có tính ưu nước và ưu lipid, nếu chỉ có một đặc tính ưu nước hoặc ưu
lipid cản trở việc thuốc đi qua da [2].
c.Thuốc có điểm nóng chảy thấp, có tác dụng trị liệu mạnh, có thời gian bán hủy
ngắn và không gây kích ứng da [2].

c. Các chất tăng thấm ( Permeation Enhancers ):
Do là hàng rào sinh học nhằm bảo vệ chống lại các tác nhân bất lợi, trong đó lớp
sừng là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự thấm của dược chất cũng như các yếu tố
khác. Cơ chế thấm thuốc qua da chủ yếu là quá trình thụ động. Trong nghiên cứu
phát triển thuốc dán, thường sử dụng các chất hóa học tăng thấm giúp cho dược chất
dễ phân bố vào lớp sừng và tăng tốc độ thấm của dược chất do cơ chế biến đổi tạm

6



thời cấu trúc lipid nội tế bào, cấu trúc potein của lớp sừng hoặc biến đổi môi trường
keratin [3].
-Các nhóm chất tăng tính thấm:
 Dung môi: methanol-ethanol, Silicon lỏng, Isopropyl palmitate, Glyceron [2].
 Chất hoạt động bề mặt:
Chất hoạt động bề mặt Anion: Dioctyl sulphosuccinate, Sodium lauryl sulphate,
Decodecylmethyl sulphoxide [2].
Chất hoạt động bề mặt phi ion: Pluronic F127, Pluronic F68,… [2]

d.Chất nhạy dính ( Adhesives ):
Chất nhạy dính là vật liệu giúp để duy trì kết dính giữa thuốc dán và bề mặt da, phải
bám dính nhanh lên da ngay (thể hiện tính dính nhanh khi đang ở trạng thái khô và
áp lực nhẹ của ngón tay) và kéo dài suốt thời gian dùng thuốc ( nhiều ngày) mà
không gây kích ứng. Chất nhạy dính phải đủ mền để dễ dính ban đầu và lực liên kết
nội phải hữu hiện để khi gỡ bỏ không để lại vết dơ trên da . Ngoài ra lực liên kết nội
và tính dính phải cân bằng để duy trì thuốc dán trên da trong thời gian sử dụng, vì
tróc thuốc dán trước thời gian làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.Việc lựa chọn
chất nhạy dính cần dựa trên thiết kế thuốc dán và thành phần công thức[3]. Vì vậy,
chất nhạy dính phải đảm bảo những tiêu chí sau:
i. Không ảnh hưởng sự thẩm thấu của hoạt chất [2].
ii.Sử dụng đơn lẻ hoặc pha trộn với chất tăng thẩm thấu không gây ảnh hưởng tới
hoạt lực của hoạt chất [2].
iii.Không có tác dụng sinh lý, không kết hợp với hoạt chất [2].
iv. Không gây kích ứng cho da [2].
Một số chất nhạy dính: Polyisobutylen là một polyme trùng hợp của isobutylen với
mạch carbon dài và thẳng, chất dính loại silicon được điều chế từ polydimethyl
siloxan lỏng và silicat resin phân tử lượng thấp, Polyacrylat [3].


e.Lớp bảo vệ ( Liner ):
Được xem như vật liệu đóng gói sơ cấp của thuốc dán, tiếp xúc với tá dược và
dược chất nên phải trơ về mặt hóa học và không ảnh hưởng đến sự phóng thích

7


cũng như sự hấp thu của thuốc dán [3].Thông thường lớp này thướng làm từ những
vật liệu cơ bản như vải giấy, polyethylen, polyvinylclorid được phủ bên ngoài bởi
một lớp silicon hay teflon, hoặc kim loại dát mỏng [3].

Hình 1.1: Thành phần của một thuốc dán cơ bản
Ở một số dạng thiết kế có thêm khung polyme, các khung này được làm từ các chất
có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, dựa và tính chất hóa lý của dược chất sẽ lựa
chọn chất thích hợp để làm khung [2].
 Polyme tự nhiên: Dẫn xuất của cellulose, gelatin, shellac, gôm, protein và đẫn xuất
của chúng, cao su tự nhiên, tinh bột,… [2].
 Polyme tổng hợp: Polyvinyl alcohol, Polyvinyl chloride, Polyethylene,
Polypropylene,

Polyacrylate,

Polyamide,

Polymethylmethacrylate,… [2].

8

Polyurea,


Polyvinylpyrrolidone,


Hình 1.2: Thành phần thuốc dán có thiết kế Polyme Matrix

4. Các dạng cấu tạo thuốc dán:
- Cấu tạo cơ bản của thuốc dán bao gồm: Lớp lưng, lớp chứa dược chất và tá dược,
lớp này có thể nhiều lớp với những thiết kế khác nhau, cuối cùng là lơp bảo vệ [3].
Dựa vào cấu tạo chứa lớp hoạt chất và cơ chế kiểm soát sự phóng thích hoạt chất
mà ta có 4 dạng thiết kế thuốc như sau [2] [3]:
a.Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều một
lớp (Drug In Adhesive Patch Design):
Dạng này có cấu trúc đơn giản nhất, dễ điều chế và thiết bị không phức tạp [3].
Trong loại này lớp kết dính có chứa dược chất, dược chất được tán vào chất kết dính
hình thành khối thuốc trong nền dính. Khối thuốc này một mặt được nâng đỡ bởi
lớp nền và một mặt kia có lớp bảo vệ không thấm nước, khi sử dụng, lớp bảo vệ
được bóc đi và thuốc dán được dán vào da. Tốc độ của sự phóng thích thuôc sphuj
thuộc vào hệ số phân bố, nồng độ của thuốc trong chất kết dính, vào hệ số khuếch
tán và bề dày lớp kết dính[2] [3].

Hình 1.3: Thiết kế thuốc dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều
một lớp
Dạng này tuy đơn giản nhưng cần chú ý dược chất và tá dược tiếp xúc với nhiệt độ
cao để làm bốc hơi dung môi, điều này có thể làm cho dược chất bị phân hủy hoặc
thay đổi tính chất cơ bản của tá dược trong công thức[2] [3].

9


b.Thiết kế dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều lớp (Multilamilate DIA Patch Design):

Thuốc dàn này có cấu tạo tương tự như các dạng thuốc dán kiểu dược chất tan trong
nền dính có cấu tạo một lớp, nhưng có thêm một lớp màng kiểm soát tốc độ phóng
thích được kẹp giữa lớp khung nhạy dính chứa thuốc và nền dính trực tiếp với da.
Do đó, sự phóng thích dược chất của thuốc dán này được ổn định và khả năng bấm
dính cao hơn [2] [3].
Ưu điểm: của dạng dán này là thành phần đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị
phức tạp do đó dạng thuốc dán này được nghiên cứu phổ biến nhất hiện nay và rất
phù hợp với nhu cầu nghiên cứu của Viêt Nam [3].

Hình 1.4: Thiết kế dán kiểu dược chất tan trong nền dính có cấu trúc nhiều lớp.
c.Thiết kế thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng (Liquid Reservoir-Type Patch
Design):
Thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng là dạng triển khai sớm nhất, trong hệ thống này
bể chứa thuốc được thiết kế nằm giữa lớp nền mang khối thuốc hay còn gọi là lớp
chứa hoạt chất, lớp chứa hoạt chất có thể là một lớp duy nhất hoặc nhiều lớp khung
rắn, tiếp đó là lớp màng polyme kiểm soát tốc độ phóng thích chất, kiểm soát sự
giải phóng và khuếch tán của dược chất từ chế phẩm, cuối cùng là lớp lưng bảo vệ

10


không thấm nước [1] [3]. Trong các bể chứa thuốc thuốc có thể ở các dạng dung
dịch, huyền phù, gel [2].
Hình 1.5: Thiết kế thuốc dán kiểu bể chứa chất lỏng.
Tuy nhiên, sự phóng thích dược chất của thuốc dán khó kiểm soát do phải khuếch
tán qua màng và lớp kết dính, việc điều chế đòi hỏi phức tạp. Ngoài ra, với cấu trúc
này thuốc dán bao gồm nhiều lớp và một màng bao cho bể chứa chất lỏng đã làm
cho kích thước thuốc dán tăng lên, không tiện lợi trong sử dụng [3].
d.Thiết kế thuốc dán kiểu khung polyme (Polyme Matrix Patch Design):
Thuốc dán kiểu khung polyme là loại thiết kế bổ sung của thuốc dán bể chứa, những

thành phần lỏng của bể chứa thuốc được thay thế bằng một khung polyme, khung
polyme này được kẹp giữa lớp nền mang khối thuốc và lớp dính. Khung polyme
được bào chế bằng cách phân tán đồng nhất dược chất rắn vào chất kết dính polyme
thân dầu hoặc thân nước. Khối polyme chứa thuốc, sau đó được đúc thành khung có
diện tích bề mặt xác định và bề dày kiểm soát [2] [3].

Hình 1.6: Thiết kế thuốc dán kiểu khung polyme (Polyme Matrix).
Ưu điểm của dạng thiết kế kế này là dược chất không bị thất thoát, khả năng phóng
thích dược chất được kiểm soát tốt, Tuy nhiên, chất kết dính đòi hỏi khả năng bám
dính rất cao [3].

11


II- THUỐC DÁN THẨM THẤU (OSMOSIS PATCH):
1.Khái niệm:
Thuốc thấm qua da là những chế phẩm mềm dẻo vỡi những kích cỡ khác nhau,
chứa một hoặc nhiều hoạt chất. Chúng được dán vào những vùng da nguyên vẹn
nhằm mục đích đưa hoạt chất thấm qua da vào hệ thống tuần hoàn gây tác dụng
phòng hoặc điều trị bệnh [1].

2.Kỹ thuật bào chế
Chủ yếu sử dụng phương pháp hòa tan với các bước cơ bản như sau:
a. Chế tạo lớp cốt hoặ khung xốp bằng cách trộn polymer, tá dược trong máy
b.
c.
d.
e.

khoáy trộn với vận tốc thích hợp [1].

Phối hợp hoạt chất vào hỗn hợp trên [1].
Trãi hỗn hợp trên lớp phim không thấm, kiểm soát bề dày lớp trãi [1].
Sấy lớp trãi hoặc làm khô ở nhiệt độ phòng [1].
Bảo vệ lớp trãi bằng một lớp phim tháo gỡ được (thông thường là lớp trán

sylicon) [1].
f. Đóng gói sản phẩm [1].

3. Các sản phẩm trên thị trường:
Tên sản phẩm: ARIEL TDDS
Công thức: Scopolamine 1,5 mg
Chỉ định: Ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau dầu do say tàu xe,
máy bay, tàu biển.
Vị trí sử dụng: Dán vào da vùng phía sau tai.
Sản xuất bởi: Caled Pharmaceuticals, Inc.
Hình 2.1: Bao bì thuốc dán ARIEL TDDS trên thị trường.
Tên sản phẩm: BANDGO

12


Công thức: Thảo dược thiên nhiên 100%, không chứa các dược chất hóa học gây
hại.
Chỉ định: Ngăn ngừa tình trạng nôn mửa, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn và các triệu
chứng khác do say tàu xe khi di chuyển bằng ô tô, tầu thủy, máy bay, tàu hỏa, hay
các phương tiện khác.
Vị trí sử dụng: Dán vào da vùng dưới rốn hoặc phía sai tai.
Nhập khẩu và phân phối bởi: công ty A&E.

Hình 2.2: Bao bì thuốc dán BANDGO trên thị trường.

Tên sản phẩm: EVRA
Công thức: Norelgestromin 6 mg
Ethinylestradiol 600 mcg
Chỉ định: Tránh thai thẩm thấu qua da.
Vị trí sử dụng: Mông, bụng, mặt ngoài phía trên cánh tay, sau vai. Không dán lên
vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng, bị trầy xướt.
Sản xuất bởi: Janssen Cliag.

13


Hình 2.3 : Bao bì thuốc dán EVRA trên thị trường và vị trí sử dụng.
Tên sản phẩm: Thuốc dán tiểu đường DiaRemedium
Công thức: Đương quy (Angelace sinensic)
Rễ sắn dây (Radix pueraria)
Địa hoàng (Radix Rehmanniae)
Xích dược (Radix paeoniae rubra)
Trà kỷ tử (Lycium barbarum)
Chỉ định: Điều trị tiểu đường Tyde 1 và 2
Vị trí sử dụng: Vùng da lòng bàn chân.
Hình 2.4: Bao bì thuốc dán tiểu đường DiaRemedium trên thị trường.

III-THUỐC DÁN TÁC DỤNG TẠI CHỖ ( SPOT-PATCH ):

14


1.Định nghĩa:
Thuốc dán tác dụng tại chỗ là những chế phẩm có chứa một hoặc nhiều dược chất
trải đều hoặc dính trên một lớp phim dẻo và được chỉ định dính trên da, được chỉ

định dán trên da, dược chất và các thành phần khác của thuốc hầu như không thấm
qua da để đi vào hệ tuần hoàn chung, mà chỉ nhằm phát huy tác dụng tại chỗ. [1]

2.Kỹ thuật bào chế:
Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, thuốc dán tác dụng tại chỗ thông thường được điều
chế bởi phương pháp trộn đều hợp chất cao phân tử trong tự nhiên hoặc tổng hợp có
thể tan hoặc không tan trong nước với các dược chất, rồi trộn hoặc dán trên một
miếng vải hoặc phim với một hình dạng thích hợp. Các chất cao phân tử thường
gặp: Chất béo, dầu béo, muối của acid béo, sáp, nhựa, chất dẻo, lanolin tinh chế, cao
su hoặc một hỗn hợp đồng nhất của các chất trên.

3.Các sản phẩm trên thị trường:
Tên sản phẩm: Cao dán Salonpas®
Công thức: Methyl salicylate 6,29%
dl-Camphor
1,24%
l-Methol
5,71%
Tocopherol acetate 2,00%
Chỉ định: Dùng giảm đau, kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến : đau vai,
đau lưng, đau cơ, mỏi cơ, đau khớp, bầm tím, bong gân, căng cơ, đau đầu, đau răng.
Vị trí sử dụng: Dán lên vùng da nơi bị đau khi da còn lành lặn.
Sản xuất bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam.

15


Hình 3.1: Bao bì cao dán SALONPAS® trên thị trường.
Tên sản phẩm: Cao dán-Gel Salonsip® ( Salosip Gel-Patch)
Công thức: Glycol salicylate 1,25g

l-Methol
1,00g
dl-Camphor
0,30g
Tocopherol acetate 1,00g
Chỉ định: Dùng giảm đau, kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến: mỏi cơ, đau
cơ, đau vai, đau lưng đơn thuần, bầm tím, bong gân, căng cơ, viêm khớp.
Vị trí sử dụng: Dán lên vùng da nơi bị đau khi da còn nguyên vẹn.
Sản xuất bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam.
Hình 3.2: Bao bì Cao dán-Gel Salonsip® trên trị trường.

Tên sản phẩm: Miếng dán hạ sốt Sakura
Công thức: Aluminium Glycinat, Glycerin, Natri Polyactylate, Menthol, Eucalyptol,
Nước...
Chỉ định: Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn
ngừa các cơ co giật.

16


Vị trí sử dụng: Dán lên vùng da cần làm mát hoặc giảm đau như : trán, nách, bẹn,
vai, lưng, cơ bắp.
Sản xuất bởi: Công ty cổ phần Tanaphar

Hình 3.3: Bao bì thuốc dán dán hạ sốt Sakura trên thị trường.
Tên sản phẩm: Miếng dán Plaster
Công thức: Acid salicylic 780 mg
Phenol

40 mg


Chỉ định: Mắt cá chân, mụn cóc ở tay, mụn cóc ở chân, vùng da sừng hóa gây mất
thẩm mỹ.
Vị trí sử dụng: Dán lên vùng da nơi bị mắt cá chân, mụn cóc ở tay, chân, vùng da bị
sừng hóa.
Sản xuất bởi: Công ty Dược Trung Ương Mediplantex (358 Giải Phóng, Hà Nội).

17


Hình 3.4: Bao bì thuốc dán Plaster trên thị trường.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2009.
[2] Abdul Hafeez, ed. Journal of Scientific and Innovative Research, 2013, 733-744.
[3] Vũ Thị Huỳnh Hân (2013), Nghiên cứu bào chế thuốc dán thấm qua da
Scopolamin 1,5 mg, Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Thành Phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.

19



×