Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Giải quyết việc làm cho học sinh trường Trung Cấp Nghề Dân tộc nội trú An Giang hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.1 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn
như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của
thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động,
góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận
dụng lợi thế để phát triển tiến kịp khu vực và thếgiới.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra được nhiều
chủ trương đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu
cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống
nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nêu rõ: “Thực hiện tốt các chính sách về lao
động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất
năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, cải thiện môi
trường và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người
nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá….”. Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn
quốc lần thứ X xác định rõ: “Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực
kinh tế, tạo sự gắn kết cung – cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao
động trong học nghề, tự tạo và tìm việclàm”.
Do đó, dưới dự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và
sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, trong những năm qua công tác dạy nghề, giải
quyết việc làm đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên so với yêu cầu


thực tế hiện nay, công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn,
nhất là lao động người dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cơ cấu
ngành đào tạo chưa thật sự phù hợp với thị trường lao động, chương trình đào


tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nên nhiều học sinh
đã qua đào tạo nghề vẫn gặp nhiều khó khăn để tìm được việc làm; nhiều em
phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Bên
cạnh đó, một bộ phận lớn các em học sinh chưa hiểu đúng và lực chọn nghề phù
hợp với khả năng và điều kiện của mình, tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của các
em còn khá cao…Vì vậy, đề tài “Giải quyết việc làm cho học sinh trường
Trung Cấp Nghề Dân tộc nội trú An Giang hiện nay - Thực trạng và giải
pháp” được chọn để làm tiểu luận tốt nghiệp, với hy vọng đưa ra những giải
pháp giúp học sinh trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú sau khi học xong tìm
được việc làm ổn định, phù hợp với ngành nghề được đàotạo.


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẠY NGHỀ, VIỆC LÀM
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1
1

Dạy nghề (đào tạonghề)
Khái niệm
Đào tạo nghề cho người lao động là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất

cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả
người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Những hoạt động cần cung cấp kiến
thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong
phạm vi một nghề hoặc một nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo
lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên
sâu”.
Luật dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: “Dạy nghề là hoạt động dạy và

học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khoá học”.
Như vây, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (tri thức, kỹ năng và
thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm việc làm
hoặc tự tạo việc làm.
1.1.2 Phân loại đào tạo nghề
Căn cứ vào nghề đào tạo và người học gồm có đào tạo mới, đào tạo lại và
đào tạo nâng cao.
Căn cứ vào thời gian đào tạo gồm có đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng, sơ
cấp nghề) và dài hạn (trung cấp nghề, cao đẳng nghề…).


2
1

Việclàm
Khái niệm
Đứng dưới mỗi góc độ khác nhau, có những cách hiểu khác nhau về việc

làm. Nếu xem xét dưới góc độ kinh tế - xã hội và góc độ pháp lí thì ta có thể tóm
tắt khái niệm việc làm như sau:

Cụ thể:
- Dưới góc độ kinh tế - xã hội
Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. Việc làm
trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá nhân.
Con người vì muốn thỏa mãn các nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt
động lao động nhất định. Người có việc làm chính là khái niệm dùng để chỉ
những người hiện đang tham gia các hoạt động đó. Tùy theo mức độ tham gia và

thu nhập từ những hoạt động này mà có thể chia đối tượng này thành hai loại là:
người có việc làm đầy đủ và người có việc làm không đầy đủ.
Tuy nhiên, con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động của mỗi cá
nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động của sản xuất xã
hội. Do đó, bên cạnh ý nghĩa là vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng
đồng, của xã hội. Điều này đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp nhất
định phù hợp từ phía nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất lượng việc
làm, đảm bảo đời sống dân cư, kiềm chế nạn thất nghiệp và thông qua đó để giải
quyết các vấn đề xã hội khác.


Tóm lại: Xét về phương diện kinh tế - xã hội có thể hiểu việc làm là các hoạt
động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừanhận.
- Dưới góc độ pháp lí
Ở Việt Nam, trong nền kinh tế hóa tập trung, Người lao động được coi là
có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong các đơn
vị kinh tế quốc doanh và tập thể. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm
về việc làm và các vấn đề liên quan như thất nghiệp, chính sách việc làm đã có
những thay đổi căn bản. Cùng với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế
vào hoàn cảnh Việt Nam, bộ luật lao động đã quy định “Mọi hoạt động lao động
tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”
(Điều 13 Bộ luật lao động)
Nếu như trước đây, trong các văn bản pháp luật vấn đề việc làm chủ yếu
được đề cập ở góc độ cơ chế, chính sách bảo đảm việc làm cho người lao động
thì đây là lần đầu tiên khái niệm việc làm được ghi nhận trong văn bản pháp luật
quan trọng của nhà nước. Theo đó, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố: hoạt
động tạo ra lao động + tạo ra thu nhập + hoạt động đó phải hợppháp.
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của việc làm
Việc làm có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, nó không
thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên

suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội,
nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xãhội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống
bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá
nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của
từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung
vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ


sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay
nghề, trình độ văn hoá thấp,..).
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là
đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên
tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu
và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa
việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển
bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao
động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên
xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động
tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc
làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh
trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần
hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo
đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời
sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người
có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu
cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có
việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là
nguyên nhân của các tệ nạn xãhội.

3
1

Giải quyết việclàm

Khái niệm
Giải quyết việc làm cho người lao động là phát huy, sử dụng tiềm năng
sẵn có của từng đơn vị, từng địa phương và của người lao động nhằm tạo ra
những công việc hợp lý, ổn định cho người lao động; những công việc đó phải
đemlạithunhậpđảmbảothỏamãncácnhucầuvậtchấtvàtinhthầnchobản


thân người lao động và gia đình họ; phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ
chuyên môn nghề nghiệp của bản thân người lao động
2

Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động
làngƣờidântộcthiểusố
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại

hoá (CNH-HĐH ).Trong đó CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ
trọng tâm. Để góp phần thực hiện tốt và có hiệu quả quá trình trên thì vấn đề tạo
việc làm và giải quyết việc làm cho lao động cả nước nói chung và lao động
trong nông nghiệp, nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số nói riêng có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay vì gópphần:
- Làm giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rổi đồng thời từng bước
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.
Do sức ép rất lớn phải giải quyết việc làm ở nông thôn bởi đất chật người
đông, thu nhập từ nông nghiệp rất thấp, trong khi đó lao động ở nông thôn, lao
động là người dân tộc thiểu số dư thừa nhiều.

Làm giảm áp lực thất nghiệp trong nền kinh tế vốn chưa có một sự phát
triển như ở nước ta.
Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự
phát từ nông thôn ra các thành thị và đến vùng nông thôn khác. Sự di chuyển này
đã làm tăng tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực thành thị đồng
thời phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do vậy cần phải nhanh chóng đẩy
mạnh vần đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở các địa
phương.
- Làm giảm bớt sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương, các vùng
trong cả nước, đồng thời hạn chế và chấm dứt tình trạng du canh du cư, di dân
tựdo.


- Giải quyết việc làm tốt cho lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số
tạo ra tinh thần tích cực làm việc cho người lao động, đồng thời tạo ra thu nhập
ổn định cho họ, làm cho họ không nghĩ đến việc di chuyển lên các đô thị hoặc
các vùng khác.
-

Nâng cao dân trí, công bằng xã hội.

Thông qua các chính sách đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn
tạo ra một khả năng tiếp thu những thành tựu và ứng dụng của khoa học kỹ thuật,
nâng cao nhận thức người lao động, tạo ra mức thu nhập ổn định cho người lao
động góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông thôn và
lao động thành thị .
4

Mối quan hệ giữa dạy nghề và giải quyết việclàm
Đào tạo nghề tạo ra năng lực thực hiện cho người học. Đào tạo để làm


việc, người lao động có năng lực thực hiện, cần phải có chổ làm việc để thực
hiện năng lực đó. Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất
lượng của lực lượng lao động. Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo, người lao động
muốn có việc làm, làm được việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra
yêu cầu cho đào tạo. Đào tạo là mô phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do
đó có thể nói việc làm quy định nội dung đàotạo.
Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng và giải quyết việc
làm phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động trên thị trường lao động. Đào tạo ai,
đào tạo nghề gì, cấp trình độ gì ...phải do yêu cầu lao động thực tế quyết định.
5 Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về dạy nghề giải quyết việclàm
1

Theo Văn kiện Đại hộiΙX
Văn kiện Đại hội ΙX khẳng định “Giải quyết việc làm là một trong những

chính sách xã hội cơ bản của quốc gia nhằm nhiều biện pháp như: Tăng 50% vốn
đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi suất tín dụng, thực thi


các dự án trồng rừng, dự án 327, dự án PAM... và các chính sách giải quyết việc
làm khác. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất,
dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao dộng. Khôi phục và phát triển các làng
nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp thanh niên và việc xuất khẩu lao động...
Hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới, tận dụng số ngày công lao động chưa
dùng đến nhất là các địa bàn nông nghiệp, nông thôn”.
Phương hướng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới về vấn đề
dân số và việc làm được thực hiện trong Văn kiện Đại hội ΙX của Đảng là: “Tiếp
tục giảm tốc độ tăng dân số, đến năm 2010 vào khoảng 1.1% đến 1.2%, sớm ổn
định dân cư một cách hợp lý ( 88-89 triệu người vào năm 2010). Giải quyết đồng

bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân số và phân bố dân cư”.
Song song với vấn đề trên Đảng còn nhấn mạnh “Giải quyết việc làm là
yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế,
lành mạnh xã hội, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc
của nhân dân. Dự báo đến năm 2010 nước ta có 56.8 triệu người ở độ tuổi lao
động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000. Do vậy, để giải quyết vấn đề cơ
bản người lao động được làm việc phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho
mọi thành phần kinh tế phát triển, đầu tư rộng rãi cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện chặt chẽ cơ
chế, chính sách đồng bộ về đào tạo nguồn lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinhtế”.
2

Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX xác định phương hướng và
nhiệm vụ phát triển từ năm 2010 – 2015 về dạy nghề và việc làm như sau:
Tạo bước chuyển biến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tạo
việc làm đi đôi với giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo; làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.


Tập trung giải quyết các vấn đề về lao động và việc làm, nâng cao chất
lượng đào tạo nghề. Có cơ chế chính sách để khuyến khích, huy động nhiều
nguồn lực đầu tư vào hoạt động dạy nghề, tạo việc làm.
Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; có giải pháp giảm
nghèo bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, chăm lo các đối
tượng chính sách và người có công; thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ của
phụ nữ; làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
3

Một số văn bản nhà nước về dạy nghề và giải quyết việclàm


Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.
- Nghị quyết của hội đồng bộ trưởng số 120 – HĐBT ngày 11/04/1992 về chủ
trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ
nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây
là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những
nămtới.
- Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang về việc ban hành Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh An Giang đến năm2020”.
- Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban về một số
chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn2013-2015.


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH AN GIANG
1
1

Đặc điểmchung
Đặc điểm các dân tộc trên địa bàn tỉnh AnGiang
Tính đến năm 2011 dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số


608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17%
tổng dân số toàn tỉnh. Trongđó:
Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng
số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; Trong đó có
16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc
Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số
còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết
đồng bào dân tộc Khmer theo đạo Phật, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào
dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở
Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn
nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thờivụ.
Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung
khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các
huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo
Hồi. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công
truyền thống.


Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở
thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong
vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo
Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh
thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định,
thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.
2.1.2 Đặc điểm huyện Tri Tôn
Tri Tôn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt
nhất tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 52 km về phía Tây, cách Hà

Tiên - Kiên Giang 83 km, cách Châu Đốc 44 km, cách núi Cấm 7 km.
Phía Đông giáp các huyện Châu Thành, Thoại Sơn; phía tây giáp Tịnh
Biên; phía tây nam giáp Campuchia; phía nam giáp tỉnh Kiên Giang.
Diện tích tự nhiên khoảng 60.039,74 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
74,48%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên
dùng. Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương
lớn nhỏ ngang dọc.
Địa hình này mang đậm nét của vùng đồng bằng kênh rạch nhưng có xen
lẫn nhiều đồi núi với điểm cao nhất là đỉnh núi Cô Tô 614m (so với mặt nước
biển), khu vực đồng bằng có độ cao dao động từ 0.8m -2.2m. Bao bọc chung
quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng
bằng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên.
Dân số trung bình (năm 2011) là 132.720 người. Thành phần dân tộc bao
gồm Kinh, Hoa, Khmer. Trong đó, người Khmer chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 34,
02% (45.149 người) trên tổng dân số toàn Huyện.


Nguồn nước ở Tri Tôn khá khan hiếm, chủ yếu là nước giếng và nước
máy. Hiện trên địa bàn huyện Tri Tôn có trên 400 giếng khoan và hơn 3.000
giếng đào phục vụ nước sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Dễ dàng nhận thấy đặc điểm tự nhiên, dân cư, dân tộc của Huyện đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm của
Huyện.
2.1.3. Đặc điểm Trƣờng Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnhAnGiang
TrườngTrungCấpNghềDânTộcNộiTrúAnGiangđượcthànhlậpnăm 2010 (tiền thân
là Trung Tâm Dạy Nghề Huyện Tri Tôn) trên địa bànHuyệnTri
Tônvớinhiệmvụchínhlàdạynghềchocáchọcsinhlàngườidântộcthiểusố
trên địa bàn tỉnh An Giang và miền Tây Nam Bộ.
Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân tộc, dân cư trên địa bàn cũng
đã nói lên được hơn 80% học sinh Trường trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh An

Giang là người dân tộc Khmer – có đời sống kinh tế tương đối khókhăn.
Tổng số cán bộ, giáo viên trong Trường là 68 người. Trong đó, cán bộ,
nhân viên là 15 người, giáo viên dạy nghề 53 người. Ban giám hiệu 3 người.
Đảng viên 28 người. Đa số các giáo viên tại trường là giáo viên trẻ, nhiều nhiệt
tình, tâm huyết với nghề và có mặt bằng trình độ chung tốt (đại học), đáp ứng
được nhu cầu dạy và học tạiTrường.
Tổng số học sinh (đang học chính quy tại Trường) là 559 em. Trong đó, dân
tộc kinh là 92 em (16,4%); dân tộc khmer là 466 em (83,6%); Có 351 học sinh
nam và 208 học sinh nữ. Tất cả các em học sinh là người dân tộc Khmer học tại
Trường đều được hưởng chính sách học bổng theo quy định của Nhà nước, được
ở ký túc xá của Trường và được cấp học phẩm hàng quý. Bên cạnh đó là 1 con
số không nhỏ các học sinh được trường đào tạo ở các lớp nghề ngắn hạn. Nhìn
chungđasốhọcsinhnàycũngđềulàngườiKhmernghèonênkhihọccáclớp


ngắn hạn cũng được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn (10.000đ/ngày) khi theo
học các lớpnày.
Về cơ sở vật chất của Trường: khu hành chính, khu ký túc xá với sức chứa
800 giường, dãy nhà xưởng để dạy thực hành (3 phòng máy tin học, 1 xưởng
hàn, 1 xưởng điện, 1 xưởng may, 1 xưởng chứa máy móc nông nghiệp) và 12
phòng học lý thuyết, đáp ứng chỉ tiêu tuyển sinh 300 em học sinh hệ trung cấp
nghề và dạy nghề ngắn hạn mỗinăm.
Mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thiết bị dạy
thực hành nghề nhưng với sự sắp xếp khoa học, linh hoạt của các bộ phận đã
đảm bảo được hoạt động dạy và học của trường theo quy định chung của tổng
cụcnghề.
2 Thực trạng công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho học sinh
TrƣờngTrungcấpnghềDântộcnộitrúAnGiang
1
1

-

Nhữngkếtquảvànguyênnhânđạtđƣợc
Nhữngkếtquảđạtđƣợc
Năm2011:

+ Trường tuyển sinh được 323 học sinh hệ trung cấp gồm 6 lớp ở các nghề
tin học văn phòng, sửa chữa lắp ráp máy tính, bảo vệ thực vật, điện công nghiệp,
hàn. Trong đó có 36 học sinh là người kinh (11%); 287 học sinh là người Khmer
(89%).
+ Dạy nghề thường xuyên: trường chiêu sinh và mở được 39 lớp gồm 1141
học sinh người Khmer ở các nghề chăn nuôi, trồng trọt, điện công nghiệp... Đa
số các học sinh sau khi học xong đều có việclàm.
-

Năm2012:

+ Hệ trung cấp, Trường tuyển sinh được: 06 lớp gồm 236 học sinh. Trong
đó, người kinh là 56 học sinh (23,7%); người Khmer là 197 học sinh (75,8%);
người Hoa chiếm 0,4%


+ Dạy nghề thường xuyên: tuyển sinh được 9 lớp gồm 257 học sinh ở các
nghề Trồng rau màu, may công nghiệp, điện dân dụng.
-

Năm2013:

+ Hệ trung cấp: đang chiêu sinh
+ Dạy nghề thường xuyên đến thời điểm hiện tại tuyển sinh được 90 học

sinh (3 lớp) ở các nghề như trồng rau màu, nấm rơm, móc chỉ len ......
Nhìn chung học sinh lớp nghề hệ Trung cấp còn đang học, đến năm 2014
khóa đầu tiên sẽ tốt nghiệp ra Trường. Còn các học sinh tìm được việc làm hiện
tại đều thuộc các lớp nghề ngắn hạn (nhóm dạy nghề thường xuyên)
2

Nguyênnhânđạtđƣợc
Các chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước dành cho các học sinh là

người dân tộc thiểu số cao và gắn liền với việc học nghề. Có học nghề thì mới
được hỗ trợ. Ví dụ như đề án 25 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, người học
nghề sau khi học xong sẽ được cấp vốn hoặc con giống để lao động, cải thiện đời
sống nên đa số học sinh sau khi học xong đều có công ăn việc làm.
Công tác vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp về dạy
nghề, việc làm đã tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của người dân nông
thôn, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo. Một số ít đồng bào đã bắt đầu thoát ra
khỏi nghề truyền thống như nuôi heo, nuôi bò...mà tiếp cận những ngành nghề
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như may, chế biến thực phẩm ....và chịu đi
làm việc ở các khu đô thị lớn như Bình Dương, Thành phố Hồ ChíMinh.
2
1

Hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạnchế
Hạnchế

- Tuy đa số học sinh sau khi học xong (các nghề ngắn hạn) đều có việc làm nhưng
không bền vững. Các học sinh này thường không gắn bó với nghề mình được
đào tạo và chuyển sang làm một công việc khác hay theo học một nghề khác làm
lãng phí thời gian và tiềnbạc.



- Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Trường
còn nặng về số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng; đào tạo chưa phù hợp với
nhu cầu của người học và người sử dụng lao động cả về chất lượng và cơ cấu
ngành nghề. Công tác tư vấn, hướng nghiệp học nghề được thực hiện trên cơ sở
điều kiện, khả năng của Trường, chưa căn cứ vào nhu cầu của xãhội.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học của
một số mô đun chuyên môn nghề còn yếu và thiếu. Chưa quan tâm đến
cơ cấu ngành nghề vùng, miền và sự quản lý chặt chẽ về chất lượng dạy và học
chưa cao lắm.
- Một bộ phận người lao động nhận thức về học nghề còn hạn chế. Thậm chí còn
cho rằng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm, không phải học, nên
công tác tư vấn, tuyển sinh gặp khó khăn. Nhiều học sinh đi học để hưởng chế độ
ưu tiên, không yêu nghề nên các em thường bỏ học, vắng học, trường phải tuyển
sinh bổ sung, thực hiện tiến độ đào tạo có khi chưa phù hợp với kế hoạch đề ra,
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo…Một bộ phận khác chỉ nhận thức bằng đại
học, ngay cả khi có quy định siết chặt đào tạo liên thông thì phần lớn học sinh
cũng quyết tâm thi đại học chứ không chọn vào các trường thuộc khối cao đẳng
kỹ thuật hay các trườngnghề.
-

Việc giới thiệu học sinh sau khi học nghề đi làm việc tại các doanh

nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, đa số các em sau khi học xong đều tự tìm
việc hoặc thông qua cò việc làm dẫn đến chế độ bảo hiểm, tiền lương của các em
không được chi đúngmức.
2

Những nguyên nhân dẫn đến hạnchế
Hiệu quả giải quyết việc làm cho học sinh sau khi học xong là không cao


là do những nguyên nhânsau:
- Thứ nhất như ta đã biết Tri Tôn là một huyện miền núi, diện tích phần lớn là đồi
núi, vị trí địa hình chia cắt phức tạp, khoảng cách từ trung tâm huyện


đến các khu đô thị lớn quá xa, điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt. Do đó,
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và
vấn đề giải quyết việc làm nói riêng. Thực tế cũng cho thấy ở đâu có điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội thuận lợi, có đời sống vật chất tinh thần cao thì ở đó các
ngành nghề sản xuất, dịch vụ phát triển và tập trung nhiều lao động việc làm hơn
- Thứ hai, yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội là năng suất lao động, mà năng
suất lao động lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn lao động. Nguồn lao
động là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh yếu tố: trình độ văn hoá, trình độ kỹ
thuật, tay nghề, thể trạng sức khỏe của người lao động. Mặt khác, có việc làmtrình độ học vấn- trình độ tay nghề có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động
lẫn nhau. Để có việc làm và tìm được việc làm cũng như nâng cao hiệu quả việc
làm, đòi hỏi phải có tay nghề tức có chuyên môn kỹ thuật. Muốn có chuyên môn
kỹ thuật và khả năng vận dụng nghề phải có trình độ văn hoá, có học vấn nhất
định mà người dân tộc thiểu số đa số đều có trình độ thấp, tiếng việt kém dẫn đến
hiệu quả tiếp thu trong khi đào tạo khôngcao.
- Thứ ba, sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư trên địa bàn thưa thớt nhất tỉnh
dẫn đến sẽ hạn chế sự phân công lao động xã hội, giảm khả năng chuyên môn
hoá và hiện đại hoá trong tổ chức sản xuất xãhội.
- Thứ tư, do đặc điểm tâm lý của người dân tộc Khmer ở địa phương, họ ngại đi xa,
mê tín dị đoan (sợ ma) nên hiệu quả giới thiệu việc làm để người lao động đi làm
việc tại Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh khôngcao.
- Thứ năm, nhìn chung nước ta hiện nay còn nghèo, lại phải chống chịu ảnh hưởng
của thiên nhiên. Do đó nguồn vốn đầu tư cho các ngành nói chung, cho nông
nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn nói riêng còn thấp. Trong khi đó
vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chủ trương chính

sách của Đảng và Nhà nước trong việc tạo việc làm cho lao động nông nghiệp,
nông thôn còn hạn chế. Mặc dù những năm qua Đảng và Nhànước


đã có nhiều hình thức chính sách đầu tư cho vần đề giải quyết việc làm, song
thực tế cho thấy địa phương còn chậm chạp, chưa chủ động trong vấn đề triển
khai thực hiện. Nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho vấn đề giải quyết việc làm
nhưng khi đến địa phương một phần bị “hao hụt”, một phần do điều kiện cơ sở
hạ tầng, kinh tế xã hội của nông thôn thấp. Do đó ảnh hưởng đến quá trình thực
hiện CNH-HĐH nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành
nghề dịch vụ nông nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động và giải quyết việc làm ở nôngthôn.
Bên cạnh đó số người có ý thức về học tập, tự đào tạo để tự vươn lên, để
nuôi sống cơ bản thân và gia đình, giảm bớt gánh nặng cho xã hội còn ít. Mặc
khác những đối tượng chính sách còn ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà
nước mà chưa tự lực để thoát khỏi cảnh khó khăn.
Hơn nữa, do trình độ quản lý của một số cán bộ lãnh đạo các cấp địa
phương còn hạn chế. Do vậy mà nhiều dự án chính sách đầu tư cho lao động cả
nước nói chung và cho lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng còn bất hợp lý
dẫn đến hiệu quả trong vấn đề giải quyết việc làm không cao.


CHƢƠNG III
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DẠY
NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO HỌC SINH TRƢỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG ĐẾN NĂM 2015
1
1

Mụctiêu

Mục tiêuchung

Đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều
kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2

Mục tiêu cụthể

- Phải sử dụng hết công suất của các đồ dùng dạy học hiệncó.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông
tin trong giờ giảng, sử dụng hiệu quả các đồ dùng thiết bị dạyhọc.
- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng chuyên
môn trong từngnghề.
- Năng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi tay nghề, có trình độ chuyên môn cao,
có tư cách, đạo đức gươngmẫu.
- Giáo dục tư tưởng, ý thức học tập cho họcsinh
- Khóa đầu tiên sau khi tốt nghiệp có 40% học sinh tìm được việc làm với nghề
đãhọc.


2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết việc
làmchohọcsinhtrƣờngTrungcấpnghềDântộcnộitrúAnGiang
Ngày nay khi sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thì ưu thế
về lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công lao động rẻ không còn là ưu thế
nữa mà cùng với số lượng cần coi chất lượng lao động là nhân tố quyết định.
Hơn nữa khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện hội nhập quốc tế, tiến

hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguồn lao động nước ta nói chung và
nguồn lao động ở huyện Tri Tôn bộc lộ nhiều nhược điểm. Do đó, hiện nay vấn
đề đào tạo nghề cho lực lượng lao động là hết sức cầnthiết.
Để làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong giai đoạn
hiện nay cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp sau đây:
1

Xác định ngành nghề đàotạo
Hiện nay, công tác đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Dân tộc nội

trú An Giang chưa mang tính chuyên nghiệp cao, ngành nghề chủ yếu là tin học
văn phòng, bảo vệ thực vật, điện công nghiệp, hàn và các nghề ngắn hạn như
chăn nuôi, trồng trọt chưa phong phú và phù hợp với tình hình phát triển kinh tếxã hội của Huyện nói riêng và trên khu vực nói chung. Do đó cần phải dựa vào
chiếm lược phát triển kinh tế- xã hội của Huyện, Tỉnh trong từng giai đoạn để
đào tạo nghề phù hợp theo hướng cân đối cơ cấu giữa các nhóm nguồn nhu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của Huyện, Tỉnh. Tránh trường hợp vừa thừa lại vừa
thiếu lực lượng lao động trong các ngành kinh tế. Giảm dần tỷ lệ lao động không
qua đào tạo, tăng nhanh tỷ trọng lao động sơ cấp và công nhân kỹthuật.
Trong tương lai, khi khu công nghiệp Bình Hòa đi vào hoạt động, do đó
lực lượng sơ cấp đòi hỏi nhu cầu rất lớn, thời gian đào tạo ngắn; vì vậy, nhanh
chóng đào tạo công nhân sơ cấp ở thời kỳ đầu nhằm đáp ứng sự phát triển của
các ngành công nghiệp ở khu công nghiệp này. Để làm được điều này cần có sự
phối hợp giữa cơ quan nhà nước với khu công nghiệp và nhà trường để lựachọn


ngành nghề đào tạo, đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu vào làm việc
trong các khu công nghiệp.
2

Biện pháp thông tin, tuyêntruyền


Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận
thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị
trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của
công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Đồng
thời, cung cấp thông tin cho người laođộng để có sự lựa chọn chính xác trong
việc học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với tình hình thực tế thị trường
lao động củatỉnh
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối
với công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn. Xác định đây là một trong
những chiến lược quan trọng, có tính lâu dài trong việc phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Dạy nghề cho laođộng nông thôn
phải xuất phát từ nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh
nghiệp và của xã hội. Quan tâm đến việc dạy nghề cho những đối tượng thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, các đối tượng
chính sách và lao động ở những địa phương hình thành phát triển các khu, cụm
công nghiệp của tỉnh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu
quả.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, giải quyết việc làm. Huy động
các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia
vào công tác dạy nghề, tạo việc làm cho laođộng nông thôn. Đẩy mạnh các
hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, thiêu thụ sản phẩm và giớithiệu
việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề.


Đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là vấn
đề mang tính chiến lược và lâu dài, do vậy đòi hỏi sự quan tâm của cơ quan quản
lý nhà nước về lao động, việc làm và các ngành, các cấp, nhân dân.
3


Giải pháp cho vay vốn giải quyết việclàm.

Đẩy mạnh công tác giải ngân, cho vay nguồn vốn quỹ hỗ trợ việc làm đối
với các dự án tạo nhiều chỗ việc làm mới để giải quyết việc làm cho người lao
động; tiếp tục phân cấp quản lý nguồn vốn cho các huyện, thành phố để chủ
động điều hành và giải ngân theo quyđịnh.
4

Giải pháp kêu gọi đầu tưvốn

Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của Chính phủ, các Bộ ngành và tích
cực kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục
sắp xếp đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước
thuộc tỉnh quản lý, khuyến khích các nhà kinh doanh có vốn đầu tư mở rộng sản
xuất, kinh doanh và thành lập thêm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; tăng
cường công tác phối hợp giữa các sở, ban ngành để trao đổi thông tin và triển
khai có hiểu quả các chương trình, dự án nhằm giải quyết việc làm có hiệu quả.
5

Giải pháp xuất khẩu laođộng.

Ngoài những biện pháp khuyến khích đầu tư tạo việc làm trong nước cũng
cần đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên
cơ sở tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô của các trung tâm giới thiệu việc làm, xây
dựng hệ thống thông tin về nhu cầu lao động đi làm việc ở nước ngoài từ tỉnh
đến cơ sở; tăng cường công tác cho vay lãi suất ưu đãi với các đối tượng đi xuất
khẩu lao động theo quyđịnh.
6


Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinhtế

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ
trọng lao động các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và du lịch; khuyến


khích các hộ gia đình đầu tư phát triển các loại hình trang trại nhằm tạo ra sản
phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng CNH –HĐH.
3.2.6 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác
lao động, việc làm
Con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển, do vậy nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ công chức là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý về nhà nước về lao động,
việc làm nói riêng. Đặc biệt là cấp sở, trong hệ thống hành chính Nhà nước chính
quyền cấp cơ sở là cấp trực tiếp chuyển tải chính sách, pháp luật của Nhà nước
tới người dân. Nếu cấp này yếu thì các cấp hành chính ở trên dẫu có mạnh cũng
không thể có hiệuquả.
Do vậy, cần phải có chính sách ưu đãi, đãi ngộ thích hợp để học viên
mới ra trường về làm việc ở cấp cơ sở.
Đồng thời phải làm tốt công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ công chức có
trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác được giao. Vì quản lý tốt
về giải quyết tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý các lĩnh vực xã hội khác.


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1

Kếtluận
Dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động và tình trạng thất nghiệp là


một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của hầu hết các
quốc gia, trong đó có nước ta. Trên phạm vi cả nước nói chung, của huyện Tri
Tôn và của Trường nói riêng, giải quyết việc làm đang là vấn đề cơ bản lâu dài,
vừa mang tính trước mắt, đồng thời cũng rất khó khăn.
Trong những năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền, các
ngành các cấp và nhân dân huyện Tri Tôn đã đạt được những kết quả đáng kể
trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Song thực trạng lao động,
việc làm và yêu cầu mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động vẫn còn nhiều vấn đề bấtcập.
Trước tình hình đó, công tác giải quyết việc làm ở huyện Tri Tôn cần
tăng cường hơn nữa. Phát triển kinh tế để tạo việc mới; đẩy mạnh công tác đào
tạo nghề cho người lao động, cho vay vốn để giải quyết việc làm… là một số giải
pháp vừa mang tính trước mắt, có ý nghĩa lâu dài giải quyết việc làm ở Tri Tôn
và ở Trường trung cấp nghề.
2

Kiếnnghị

1

ĐốivớiBộLaođộngThƣơngbinhvàXãhội
Đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất cho các trường nghề ,đảm bảo đủ số

phòng để từng đơn vị trong trường có thể thực hiện được các phòng chức năng.
Trang bị thêm các thiết bị dạy học hiện đại để tất cả các trường đều được
ứng dụng khoa học, công nghệ mới hỗ trợ tốt công tác giảng dạy của từng nghề.
Cần quan tâm nhiều hơn nữa với các trường thuộc vùng sâu, vùng xa.



2 ĐốivớiSởLaođộngThƣơngbinhvàXãhội
Cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để giáo viên tham gia các lớp nâng cao
trình độ chuyên môn, tay nghề, mạnh dạn xử lý giáo viên thiếu trách nhiệm, lề mề
trong giảng dạy, chuyển công tác đối với giáo viên chưa đủ chuẩn, không phù hợp
trong việc giảng dạy.
3 Đốivớichínhquyềnđịaphƣơng
Cần quan tâm hơn nữa công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn
huyện.
Quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về
tầm quan trọng của dạy và học nghề.
Đẩy mạnh công tác chống học sinh bỏ học giữa chừng, cần huy hoạch
tạođiều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp chính trị.
4

ĐốivớiTrƣờngTrungcấpnghềDântộcnộitrúAnGiang
Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các khoa chuyên môn nghề. Ưu tiên

tuyển dụng các giáo viên dạy nghề có kinh nhiệm, trình độ, kỹ thuật cao.
Ưu tiên đầu tư thiết bị, nguyên vật liệu dạy nghề, đáp ứng kịp thời nhu cầu
dạy và học của học sinh cùng giáo viên.
Tạo mối liên hệ, liên kết với các cơ sở, các công ty, doanh nghiệp trên địa
bàn và ở các địa phương khác. Dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh
nghiệp. Đảm bảo cho mỗi học sinh ra trường đều có việclàm.


×