Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TKKT cat soi (km24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 26 trang )

Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

MỤC LỤC
TT

Tên chương mục

Số
Trang

Lời nói đầu

3

I

Khái quát chung về dự án

4

1

Chương 1 : Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

6

2

Chương 2: Hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây
dựng và nhu cầu sử dụng đất


7

3

Chương 3: Cung cấp nguyên, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào

8

II

Giải pháp kỹ thuật

10

4

Chương 4: Các giải pháp kỹ thuật sản xuất

10

5
6

Chương 5: Các giải pháp về tận thu vật liệu sửa chữa cơ điện-kho
tàng và hạ tầng kỹ thuật
Chương 6: Tổng mặt bằng xây dựng-Bảo vệ môi trường -Tổ chức
sản xuất và Tổng vốn đầu tư.

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải


21
22

1


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu làm điểm về xây dựng Nông thôn mới và làm cơ sở để rút
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn
tỉnh, xã Việt Lâm huyện Vị xuyên được chọn làm điểm để xây dựng đến năm
2015 hoàn thành 19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới. Được sự quan tâm
chỉ đạo của huyện Vị Xuyên, các ngành chức năng và của Ban chỉ đạo Chương
trình XDNTM của tỉnh, xã Việt Lâm đã xây dựng thành công đề án thực hiện
nội dung xây dựng nông thôn mới xã Việt Lâm. Qua rà soát cho thấy: Đến nay
xã Việt Lâm mới đạt 4/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, trong
đó có nhiều tiêu chí quan trọng chưa đạt như: Quy hoạch tổng thể xã theo giai
đoạn; cơ sở hạ tầng; sản xuất; văn hoá xã hội…Đặc biệt là các tiêu chí về hạ
tầng cơ sở.
Để thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: làm đường bê tông liên
thôn, liên xóm; xây dựng nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, đường vào các hộ
gia đình.....thì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn. Được sự cho phép của
UBND tỉnh Hà Giang về khai thác cát, sỏi phục vụ quá trình xây dựng nông
thôn mới của xã Việt Lâm. Chi nhánh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng thương
mại Lâm Hải lập thiết kế khai thác trước khi đi vào khai thác. Rất mong nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành.
Xin trân trọng cảm ơn!

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải


2


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm
Hải tại Hà Giang.
Địa chỉ: Tổ 11, phường Nguyễn Trãi, TP.Hà Giang, Hà Giang.
Mã số chi nhánh: 0103535663-001.
Người đại diện: Hoàng Quốc Khánh.
Chức vụ: Giám đốc.
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VIỆC LẬP THIẾT KẾ KHAI THÁC.

2.1. Cơ sở pháp lý.
- Luật Khoáng sản 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của Quốc hội
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 09/03/2012 của Chính phủ v/v quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
- Nghị định số: 12/2009/NĐ - CP, Ngày 12/02/2009 của chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số: 83/2009/NĐ-CP, Ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính
Phủ về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của nghị định 12/2009/NĐ - CP, Ngày
12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thông Tư 33/2012/TT-BCN, ngày 14/11/2012 của Bộ Công Thương

Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ
khoáng sản rắn.
- Thông tư 20/2008/TT-BCT ngày 7/7/2009 của Bộ Công Thương quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng Về việc
công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu xây dựng công trình.
- Căn cứ Công văn số 8190/VPCP-KTN ngày 17/11/2011 của văn phòng
Chính phủ v/v thực hiện thí điểm một số nội dung về xây dựng nông thôn mới
tỉnh Hà Giang.
- Căn cứ Công văn số 1298/CV-TU ngày 13/3/2012 v/v trích kết luận số
103/KL-TU ngày 06/3/2012 của ban thường vụ Tỉnh ủy về đề án triển khai thí
điểm một số nội dung xây dựng nông thôn mới.
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

3


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

- Căn cứ Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của UBND
huyện về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2020 xã Việt Lâm.
- Căn cứ văn bản số 2677/XN-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh
Hà Giang về Đăng ký nhà nước hoạt động khai thác khoáng sản khu vực khai
thác khoáng sản không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
2.2. Các tài liệu cơ sở
- Bản đồ địa hình hiện trạng khu vực, hệ thống giao thông và các mạng
kỹ thuật.

- Các mặt cắt địa chất và mặt cắt ngang lòng sông.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5326-2008: Tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác
mỏ lộ thiên.
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 04:2009/BCT: Về an toàn trong khai thác
mỏ lộ thiên.
- QCVN 06:2010/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4511-1988, tiêu chuẩn TCVN
2737- 1995 phân cấp tải trọng gió cho các công trình.
- TCVN 4054-2005: Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 334-2005: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5575-1991: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 1771-87: Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng - yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4341-86: Vữa xây dựng - yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5592-1991: Bê tông nặng - yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm cao.
- TCVN 4506-87: Nước bê tông và vữa.
- 14 TCN 84-91: Quy trình thiết kế: Công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ.

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

4


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Theo kết quả khảo sát lòng sông khu vực tổ 1 thị trấn Việt Lâm, huyện Vị

Xuyên có nhiều bãi bồi cát, sỏi tuy nhiên trong những năm gần đây có nhiều hộ
gia đình khai thác tự do không có giấy phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
và mất ổn định an ninh trật tự . Mặt khác xã Việt Lâm được chọn là xã điểm về
xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Giang, sau khi xây dựng thành công đề án
xây dựng nông thôn mới xã Việt Lâm việc triển khai thực hiện là nhu cầu bức
thiết. Để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở cần một khối lượng
lớn vật liệu xây dựng trong đó có cát, sỏi.
1.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU
PHẢI ĐÁP ỨNG

1.2.1. Mục tiêu đầu tư
Khai thác cát, sỏi phục vụ đề án xây dựng nông thôn mới xã Việt Lâm,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Chương trình sản xuất, các yêu cầu phải đáp ứng
1.2.2.1. Nhu cầu sản xuất hàng năm
Căn cứ vào tiến độ xây dựng nông thôn mới ước khoảng 1.800m3/năm.
1.2.2.2. Các yêu cầu phải đáp ứng
Việc khai thác cát, sỏi lòng sông khu vực tổ 1 thị trấn Việt Lâm, huyện Vị
Xuyên cần phải đáp ứng yêu cầu về tiến độ, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi
trường các yếu tố phải đảm bảo bao gồm:
a. Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu phục vụ cho quá trình khai thác cần bảo đảm theo tiến độ
khai thác dự kiến hàng năm.
b. Nhu cầu vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu
Để phục vụ nhu cầu sản xuất hàng năm của cần cung cấp các loại nguyên,
nhiên vật liệu như: Xăng dầu, vật tư cho thiết bị khai thác và vận chuyển, trang
thiết bị bảo hộ v.v...Các loại nguyên, nhiên vật liệu trên được cung ứng bởi các
Công ty trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải


5


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

CHƯƠNG 2
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG - NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.1.1. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư: Đầu tư mới.
Nguồn vốn: Sử dụng nguồn vốn tự có của Chi nhánh Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Lâm Hải.
2.1.2. Hình thức quản lý dự án
Chủ đầu tư là cơ quan quản lý trực tiếp.
2.1.3. Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án như sau:
- Lập thiết kế mỏ và mua sắm thiết bị: Tháng 2/2014.
- Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị và đi vào sản xuất: Tháng 3/2014
2.2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

Triển khai dự án tại: tổ1, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang.
Nhu cầu sử dụng đất chủ yếu dùng để làm bãi tập kết với diện tích khoảng
0,15ha.

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải


6


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

CHƯƠNG 3
CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU - NHIÊN LIỆU
VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
3.1. NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG NĂM

Theo kế hoạch sản xuất hàng năm của Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và thương mại Lâm Hải thực hiện khai thác khoảng 1.800m3/năm. Vì
thế nhu cầu về nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động khai thác hàng năm như
bảng 3.1:
Bảng 3.1:
Định mức Nhu cầu nguyên liệu,
Tên nguyên,
Đơn vị
TT
nhiên liệu
định mức tiêu hao điện, nước, hàng năm
1
Nhiên liệu
Dầu diezel xúc, vận
1.1
lít/m3
0,41
738 lít
chuyển.
1.2 Xăng

lit/ m3
0,54
972 lít
Dầu thuỷ lực, mỡ
1.3
kg/ m3
0,06
108 kg
bôi trơn
1.4 Điện
kWh/ca
1,6
6480 kWh
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ chương trình nông
thôn mới xã Việt Lâm hàng năm, việc lập thiết kế khai thác điểm cát, sỏi lòng
sông Lô thuộc tổ 1, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên được lập nhằm mục đích
xác định rõ các giải pháp kinh tế kỹ thuật cũng như đánh giá hiệu quả kinh tế
của việc khai thác đảm bảo ổn định sản xuất, an toàn, hiệu quả, thu hồi tối đa tài
nguyên và bảo vệ môi trường, đồng thời hạn chế các hoạt động khai thác trái
phép làm ảnh hưởng gây sạt lở hai bên bờ sông.
3.2.1. Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng
Các loại nguyên vật liệu chính như sắt thép, xi măng sử dụng để xây dựng
các công trình tại mặt bãi được mua tại khu vực lân cận, được vận chuyển đến
công trình bằng ô tô và được bảo quản tại các kho vật tư trên công trường.
3.2.2. Nguồn cung cấp điện, nước
Nguồn điện phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt được lấy từ
mạng hạ tầng kỹ thuật gần khu vực khai thác và được cung cấp bởi Công ty điện
lực tỉnh Hà Giang.

Nguồn nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất được lấy tư sông Lô
Nước phục vụ sinh hoạt được lấy từ giếng khoan và được xử lý đảm bảo.
3.2.3. Nguồn cung cấp thiết bị chính
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

7


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

- Các thiết bị khai phục vụ khai thác: máy xúc Komatsu; sàng đãi cát, sỏi; máy
nổ bơm nước, thuyền sắt có gắn vòi hút cát, đường ống bơm cát...
3.2.4. Cung cấp nhiên liệu
Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của các thiết bị khai thác được cung cấp bởi
Công ty xăng dầu trong khu vực.
3.2.5. Nhu cầu về lao động
1. Bộ phận gián tiếp
Ban quản trị Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại
Lâm Hải sẽ trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sản xuất.
2. Bộ phận trực tiếp
Được tuyển chọn từ nguồn lao động địa phương.

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

8


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT
4.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

4.1.1. Vị trí địa lý khu vực khai thác.
Khu vực khai thác thuộc tổ 1, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên diện tích
1,82ha. Có toạ độ cụ thể như sau:
Bảng 4.1.
Tọa độ VN-2000
Múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105030'
Điểm góc

X (m)

Y (m)

A

2504944

446436

B

2505227

446650

C


2505190

446695

D

2504918

446473

4.1.2. Đặc điểm địa hình, sông suối khu nạo vét
1. Đặc điểm địa hình
Khu vực khai thác thuộc lòng sông Lô, hai bên sông là các đồi thấp dạng
bát úp, có nhiều khe cạn, địa hình có độ cao trung bình từ 40 đến 45m.
2. Đặc điểm sông suối
Sông Lô là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn tỉnh Hà Giang. Đoạn sông
chảy qua thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên uốn lượn mạnh, dòng chảy chính
theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Ngoài ra nhiều suối nhỏ từ 2 bên chảy ra sông
Lô.
Chế độ thuỷ văn của sông Lô phụ thuộc nhiều vào các mùa trong năm.
Mùa khô, lưu lượng nước sông giảm, thấp nhất thường vào các tháng 2 và tháng
3 hàng năm. Mùa mưa, lưu lượng nước cao nhất thường vào các tháng các tháng
7 và 8 hàng năm.
4.1.3. Đặc điểm khí hậu khu vực
Đặc điểm khí hậu khu vực khai thác thuộc địa phận thị trấn Việt Lâm,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình 20 0C đến
300C cao nhất 340C, thấp nhất 180C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1250mm
đến 1650mm, lượng mưa lớn nhất vào tháng 7 và tháng 8. Vào mùa mưa thường

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

9


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

hay xảy ra lũ quét nên trong quá trình thăm dò và khai thác vào mùa này phải hết
sức đề phòng
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình
19 C đến 200C, thấp nhất 110C, mùa này thường ít mưa, lượng mưa trung bình 300
mm đến 400 mm. Về mùa khô thời tiết thuận lợi cho công tác khai thác cát sỏi.
0

Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80% đến 85%, thấp nhất 50%. Thời gian chiếu
sáng nhiều nhất tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
4.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập chung ở ven sông Lô
và ven Quốc Lộ 2, nghề nghiệp kinh doanh buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi. Số ít
người Tày, người Dao thường sống tập trung thành từng thôn, xóm ở sát chân
đồi núi thấp, ven đường Quốc lộ, liên xã hoặc ven sông, nghề nghiệp chính là
trồng trọt và chăn nuôi. Nhìn chung đời sống văn hóa và vật chất ổn định và
ngày càng phát triển.
Việc khai thác cát, sỏi phục vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới xã
Việ Lâm ngoài ra còn hạn chế tình trạng khai thác trái phép. Hiện tượng khai
thác trái phép không có thiết kế làm ảnh hưởng lớn tới môi trường khu vực hạ
nguồn, ngoài ra gây hiện tượng trượt lở bờ kè...Công tác khai thác dòng chảy đi
vào hoạt động cũng tạo công ăn việc làm cho nhân công được lấy tại khu vực
sản xuất.
Tóm lại: Qua đặc điểm địa lý, kinh tế nhân văn nêu trên của khu vực khai

thác tương đối thuận lợi và đáp ứng được yêu cầu khai thác cát, sỏi phục vụ xây
dựng nông thôn mới xã Việt Lâm và góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân
dân địa phương và công nhân, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân địa
phương.
4.1.5. Đặc điểm địa chất khu vực khai thác
1- Địa tầng
Khu vực khai thác đã qua đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 
1:50.000, tuy nhiên việc phân chia địa tầng và xếp tuổi chưa có sự thống nhất,
qua tổng hợp tài liệu và khảo sát sơ bộ cho thấy cách phân chia theo bản đồ địa
chất 1:200.000 loạt hiệu đính năm 2000 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam là phù hợp hơn. Trong vùng điều tra có mặt các phân vị địa tầng sau:
a. Hệ tầng Phia phương: (D1pp)
- Phân hệ tầng dưới (D1pp1): Phân bố phía Đông bắc khu vực khai thác với
diện tích nhỏ khoảng 0.1 km2. Thành phần đá phiến sét – sericit, đá phiến sét
đen có bitum, đá vôi dolomit, đá hoa dày 840m.
- Phân hệ tầng trên (D1pp2): Phân bố phía Tây Bắc và phía Đông Nam khu
vực khai thác với diện tích tương đối lớn. Thành phần đá phiến sét, cát kết tuf
xen phun trào á kiềm dày 200 – 220m..
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

10


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

b. Hệ tầng Khao Lộc (D1-2kl)
- Phân hệ tầng dưới (D1-2kl1): Phân bố ở phía Tây Bắc, thành phần gồm
đá phiến thạch anh sericit-clorit, đá phiến thạch anh felspat-mica, xen đá vôi
phân lớp. Chiều dày 500-600m..
c. Hệ tầng Phan Lương: (N1pl)

- Hệ đệ tứ không phân chia gồm cuội, sỏi, cát, sét mùn thực vật
2- Kiến tạo
Đứt gãy sâu Sông Lô kéo dài theo phương tây bắc - đông nam có biên độ
rộng được hiểu như một địa hào được nhét đầy các trầm tích Neogen và Đệ tứ,
đứt gãy này hiện tại đã ngừng hoạt động. Ngoài ra còn có một số đứt gãy nhỏ
chạy cùng phương với đứt gãy Sông Lô.
3- Đặc điểm địa mạo
Trong vùng có 2 dạng địa hình bóc mòn và tích tụ.
Dạng địa hình bóc mòn: Chiếm diện tích lớn. Đây là dạng địa hình đồi,
núi thấp, có sườn thoải, đỉnh tròn, độ cao từ 40-45m, trên mặt có lớp vỏ phong
hoá khá dày từ một vài m đến 3-4 m, nơi phân bố các đá trầm tích hệ tầng Phan
Lương. Nhân nhân địa phương trồng cây lưu niên hoặc trồng rừng.
Dạng địa hình tích tụ: Đây là dạng địa hình phân bố các trầm tích thềm
sông bậc I và các trầm tích sông hiện đại.
- Địa hình tích tụ liên quan với các trầm tích thềm sông bậc I phân bố ở
phía trước các dải đồi, núi thuộc dạng địa hình bóc mòn và giới hạn phía trước
là dòng sông Lô. Trên mặt là các cánh đồng nhỏ và các gò, đồi thấp, nhân dân
đang trồng lúa và hoa màu.
- Địa hình tích tụ liên quan với các trầm tích hiện đại phân bố dọc sông có
dạng kéo dài và hẹp. Dạng địa hình này thành tạo trên các trầm tích sông gồm
cuội, sỏi, cát, lẫn bột, sét. Trong đó có các tầng cát, sỏi là đối tượng thăm dò làm
vật liệu xây dựng.
4. Đặc điểm các thân cát sỏi
Kết quả công tác thăm dò cho thấy có thân cát, sỏi thành tạo trong trầm
tích sông hiện đại (aQ 23), phân bố dọc sông Lô thuộc các thị trấn Việt Lâm và
thị trấn Vị Xuyên. Thân cát sỏi có dạng kéo dài, uốn cong về phía tây nam và chìm
dưới mặt nước. Chiều dài thân toàn thân cát sỏi 680m, chiều rộng từ 20 - 40m,
chiều dày biến đổi từ 1,5 m đến 2,5m.
Trên cơ sở các công trình thăm dò cho thấy cấu tạo nên các thân khoáng
là tập hợp cuội, sỏi, sạn, cát không đồng nhất về đặc điểm thành phần thạch học,

độ hạt theo chiều thẳng đứng và chiều dọc của sông. Tuỳ theo từng vị trí phân
bố mà chiều dày cũng như thành phần các cấp hạt của các lớp có thay đổi.
Thành phần thạch học như sau:
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

11


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

+ Lớp dưới: Cuội sỏi, sạn, cát màu nâu, xám nâu. Ở phần đáy tỷ lệ cuội
sỏi chiếm ưu thế, chuyển dần lên lượng cát tăng cao và ít sét bột.
+ Lớp trên: Có thành phần chủ yếu là sỏi, sạn, cát màu xám vàng. Cuội
chiếm tỷ lệ ít hơn song hàm lượng bột sét cao hơn lớp dưới.
5. Đặc điểm chất lượng cát sỏi
a) Đặc điểm về thành phần độ hạt
Thành phần độ hạt qua 10 mẫu phân tích độ hạt (G.1; G1/1; G.2; G.2/1;
G.3; G.3/1; G.4; G4/1; G.5; G.5/1) cho thấy độ hạt trung bình (Md) biến đổi từ
3.56 đến 4.2; Như vậy, theo phương dòng chảy của sông Lô càng về phía hạ lưu
thì tỷ lệ cuội, sỏi có xu hướng giảm dần so với cát và ngược lại, hàm lượng cuội
sỏi trung bình là 42.0%, cát trung bình là 57.0%; hàm lượng bột sét chiếm tỷ lệ
nhỏ (1.0%). Với kích thước hạt trung bình khá lớn (Md > 3.5) cuội, sỏi trong
vùng có kích thước khá đồng đều, rất thuận lợi cho nguyên liệu bê tông.
b) Đặc điểm thành phần khoáng vật
Thành phần khoáng vật các cấp hạt qua thực tế phân tích độ hạt cho thấy
ở tất cả các cấp hạt đều có thành phần chủ yếu là thạch anh từ 80 - 84%, các
chất có hại SO3 thấp 0.11-0.44%. Điều này chứng tỏ chất lượng nguyên liệu của
3 thân cát sỏi đáp ứng yêu cầu cho chất độn bê tông và các lĩnh vực xây dựng
dân dụng và công nghiệp nói chung.
c) Đặc tính cơ lý

Tiến hành phân tích 5 mẫu cơ lý cuội, sỏi và 5 mẫu cơ lý cát.
- Đối với cuội, sỏi có tính chất cơ lý như sau:
Kết quả phân tích 5 mẫu ( G1/1; G.2/1; G.3/1; G4/1; G.5/1) nhìn chung
đều có thành phần vật chất tương tự nhau nên về tính chất cơ lý cũng không có
gì khác biệt. Kết quả như sau: Độ mài mòn (%): 27.6-30.2 (TB: 28.8); độ nén
đập trong xi lanh (%): 15.8-18.5 (TB:17.2); lượng bùn sét (%): 0.11 - 0.21 (TB:
0.15), độ hút nước (%): 0.16-0.34 (TB:0.23); khối lượng riêng (g/cm3): 2.642.67 (TB: 2.65); khối lượng thể tích độ xốp (g/cm 3): 1.46-1.54 (TB: 1.50); độ
chặt (g/cm3): 1.58-1.69 (TB:1.63); độ hổng giữa các hạt: độ xốp (%): 41.3-44.9
(TB: 43.4); độ chặt (%): 36.2-40.1 (TB: 8.5)hạt thoi dẹt (%): 8.2-10.2 (TB: 9.0);
hạt mềm yếu (%): 1.5-2.3 (TB: 1.9). Các số liệu được tổng hợp ở bảng III-5.
- Đối với cát có tính chất cơ lý như sau:
Tương tự như cuội, sỏi, đối với cát đã phân tích 5 mẫu cơ lý. Kết quả như
sau: môđun độ lớn (%) từ 2.08-2.19 (TB:2.13); hàm lượng bùn sét (%): 0.2-1.1
(TB: 0.6); độ hút nước: 0.89-1.27 (TB: 1.13); Khối lượng riêng (g/cm3): 2.64
-2.67 (TB: 2.65); Khối lượng thể tích (g/cm3) độ xốp: 1.39-1.50 (TB: 1.46); độ chặt:
1.58 - 1.64 (TB: 1.61); độ hổng giữa các hạt (%): độ xốp: 43.0-46.0 (TB: 44.8); độ
chặt: 38.0-40.4 (TB: 39.1). Các số liệu được tổng hợp ở bảng III-6.
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

12


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

Qua các kết quả phân tích cơ lý của cuội, sỏi và cát nêu trên so sánh với tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN 7570: 2006) cho thấy cả 2 loại nguyên liệu này đều đáp
ứng được yêu cầu làm vữa xây dựng và làm cốt liệu sản xuất bê tông.
6. Khối lượng khai thác
Kết quả thăm dò cho thấy chiều sâu trung bình các thân cát sỏi là 2 m, với
diện tích phân bố dọc theo sông Lô trong phạm vi là 1,82 ha giới hạn bởi 2 bờ sông

Lô có tọa độ như bảng 5.1. Ước tính tổng khối lượng khai thác khoảng 2.000m3.
7. Điều kiện địa chất thủy văn
Khu vực khai thác nạo vét phụ thuộc chế độ thuỷ văn của sông Lô và phụ
thuộc nhiều vào các mùa trong năm. Mùa khô lưu lượng nước sông giảm, thấp nhất
là vào tháng 2, tháng 3 hàng năm, mực nước sông thấp nhất 1507 đến 1562mm.
Mùa mưa lưu lượng nước sông cao nhất vào tháng 7, tháng 8, mực nước sông cao
nhất đạt 1818 đến 2204mm.
8. Điều kiện địa chất công trình
Dựa vào tài liệu giếng nông, các điểm quan sát ngoài thực địa, kết quả
phân tích mẫu, có thể đánh giá điều kiện địa chất công trình của các lớp cát sỏi
từ trên xuống thường hỗn hợp song tương đối ổn định. Theo chiều dòng chảy, cỡ
hạt giảm dần. Tham gia vào cấu trúc địa chất khu vực thăm dò bao gồm chủ yếu
là các trầm tích Đệ tứ (Pleistocen trung-thượng, Holocen thượng).
4.1.6. Biên giới khu vực khai thác
4.1.6.1. Biên giới khu vực
Biên giới trên mặt của khu vực khai thác được xác định theo bảng 4.1. Các
chỉ tiêu chủ yếu về biên giới như bảng 4.2.
Bảng 4.2.
TT
1

2

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
Giá trị

Kích thước khai trường
- Chiều dài lớn nhất

- Chiều rộng lớn nhất

m
m

350
45

Cốt cao đáy

m

+82

4.1.6.2. Khối lượng khai thác
Khối lượng công tác thi công được xác định trên cơ sở thực tế trong phạm
vi cấp phép, khối lượng khoảng 2.000m3, tổng diện tích thi công thực tế là
1,82ha.
4.2. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – TIẾN ĐỘ – THỜI GIAN KHAI THÁC

4.2.1. Chế độ làm việc
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

13


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

Chế độ làm việc của công tác khai thác phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phù hợp Luật lao động Việt Nam

- Phù hợp với chế độ làm việc của Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và thương mại Lâm Hải.
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khu vực vùng núi cao và
đặc thù của công tác khai thác là làm việc ngoài trời. Căn cứ vào các điều kiện
trên, chế độ làm việc được xác định như sau:
- Số ngày làm việc trong năm:

300 ngày

- Số tháng làm việc trong năm:

12 tháng

- Số ngày làm việc trong tháng:

25 ngày

- Số ca làm việc trong ngày:

01 ca

- Số giờ làm việc trong ca:

08 giờ

Quá trình sản xuất áp dụng chế độ làm việc theo mùa. Mùa đông làm việc từ
7h30, mùa hè làm việc từ 7h sáng. Ngoài ra do yêu cầu sản xuất và yêu cầu của
Chủ đầu tư có thể huy động làm thêm giờ để giải quyết công việc theo đúng kế
hoạch. Thời gian và các chế độ làm thêm giờ được áp dụng theo Luật lao động Việt
Nam.

4.2.2. Tiến độ khai thác.
Khu vực khai thác thuộc thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
khai thác phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới xã Việt Lâm. Do đó
tiến độ thi công phụ thuộc vào tiến độ xây dựng nông thôn mới của xã Việt Lâm.
Cụ thể như sau:
- Năm 2013 (đến hết ngày 31/12/2013): Công suất khai thác 200m3.
- Năm 2014: Công suất khai thác 1.800m3.
4.2.3. Thời gian khai thác.
Căn cứ vào văn bản số 2677/XN-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh
Hà Giang về Đăng ký nhà nước hoạt động khai thác khoáng sản khu vực khai
thác khoáng sản không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Thời
gian khai thác đến hết năm 2014.
4.3. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ KHAI THÁC.

Do đặc điểm công tác khai thác là khai thác cát sỏi trên lòng sông. Đặc điểm
khu vực khai thác sẽ là các bãi bồi vào mùa khô và ngập chìm trong nước vào mùa
mưa. Với vật liệu cát sỏi công nghệ khai thác hợp lý nhất là khai thác khô (sử dụng
máy xúc để xúc cát) vào mùa khô và khai thác ướt (sử dụng máy hút để hút cát)
vào mùa mưa.
4.3.1. Công tác mở vỉa.
Mở vỉa bao gồm xây dựng hệ thống đường vận tải nội bộ mỏ và tuyến khai
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

14


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

thác đầu tiên cho máy xúc và thiết bị vận tải hoạt động. Công tác mở vỉa chiếm
thời gian dài trong suốt thời gian xây dựng cơ bản mỏ, để đảm bảo sau giai đoạn

mở vỉa đưa mỏ vào hoạt động khai thác liên tục và phát huy được công suất thiết
kế.
Do đặc điểm địa hình, địa chất, biên giới mỏ, cộng với các yếu tố ảnh hưởng
khác trong quá trình hoạt động khai thác. Để đảm bảo khai thác một cách hợp lý,
an toàn và có hiệu quả, đơn vị chọn phương án mở vỉa bằng hào ngoài kết hợp với
hào trong.
Để thiết bị vận hành suôn sẻ, thông suốt, đảm bảo kế hoạch khai thác thì
tuyến đường vận tải nội bộ mỏ phải được xây dựng tương đối chắc chắn, đảm bảo
không lầy lội, không lún, các đoạn cua phải được lu lèn chặt.
Khu vực khai thác đã có đường xuống đến bờ sông theo khảo sát thực tế chỉ
cần cải tạo san lấp các ổ gà là đủ điều kiện để các phương tiện giao thông hoạt
động.
Để xây dựng tuyến đường từ bờ sông ra khu vực khai thác vào mùa khô cần
lưu ý đến độ bền vững của lớp cát, sỏi bề mặt. Theo khảo sát thực tế lớp cát trên
cùng mới được bồi đắp khoảng 1-2 năm, có độ lún và độ ổn định không cao. Vì
vậy trong quá trình xây dựng đường vận tải phải sử dụng máy đào và máy ủi để lấy
đi một lớp cát này, sau đó mới đổ sỏi, cuội vào và tiến hành lu lèn chặt bằng xe lu
đúng theo qui trình xây dựng đường giao thông.
Trong thời gian khai thác đầu tiên cần tập trung thiết bị phương tiện khai thác
phía lòng sông trước để khơi thông dòng chảy và đáp ứng nhanh cho nhu cầu vật
liệu xây dựng . Công tác này cũng dùng máy ủi và máy đào để lấy đi lớp cát mặt,
sau đó rải sỏi, cuội để tạo đường cho ô tô đi vào gương xúc, quay đầu và nhận cát.
4.3.2. Phương pháp và trình tự khai thác
a. Phương pháp khai thác khô.
Khai thác theo từng lớp bằng hình thức cuốn chiếu. Từ mặt bằng khai thác
đầu tiên, máy đào (xúc) bánh xích tiến hành xúc theo từng luồng khấu song
song, hết luồng này mới chuyển sang luồng khác. Kích thước luồng khấu phụ
thuộc vào chiều dài tay gàu xúc và chiều dài khu khai thác. Với máy xúc
Komatsu có dung tích gàu 0,7m3 thì luồng khấu có chiều rộng là 7-8m.
Chiều sâu luồng khấu phải đảm bảo lấy đúng cốt theo yêu cầu khai thác và

đảm bảo cảnh quan môi trường. Trước khi mỗi luồng khấu kết thúc khai thác,
phải tiến hành chuẩn bị cho luồng khấu thứ 2 hoạt động. Công việc chính của
quá trình chuẩn bị này là tạo mặt bằng cho máy xúc di chuyển và chuẩn bị
đường tạm (bằng cách chuyển đường cũ của luồng khấu trước đắp sang luồng
khấu mới) cho xe ôtô vào nhận sản phẩm.
Đồng thời, phải thực hiện các công tác sau đây: Tháo dỡ đường tạm vào
phân khu khai thác luồng khấu đó. Sau 2 - 3 luồng khấu, phải tiến hành san ủi,
trả lại mặt bằng cho các luồng khấu trước.
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

15


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

Sơ đồ khai thác như sau:
Chuẩn bị mặt bằng khai thác
Xúc cát bằng máy xúc

Sàng phân loại cát, sỏi
Tập kết chờ róc nước

Vận chuyển tiêu thụ (ô tô)

b. Phương pháp khai thác ướt.
Sử dụng thuyền sắt có gắn vòi hút để hút cát và đổ hỗn hợp cát, sỏi lên
sàng đãi cát sau khi phân loại cát sẽ được chứa vào bãi tập kết khi róc nước sẽ
được xúc bốc lên ô tô vận chuyển để đem tiêu thụ.
Khu vực tập kết dài 60 m, rộng 40 m khi nước đã róc hết sẽ dùng máy xúc
thuỷ lực gàu ngược xúc lên ô tô đem đi tiêu thụ. Các chu kỳ sau thực hiện tương

tự.
Sơ đồ khai thác như sau:
Hút cát bằng vòi hút

Sàng phân loại cát, sỏi

Tập kết chờ róc nước

Xúc cát bằng máy xúc

Vận chuyển tiêu thụ (ô tô)
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

16


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

4.3.3. Thiết bị khai thác
a. Máy xúc.
Lựa chọn thiết bị xúc là máy xúc gàu ngược bánh xích. Sử dụng máy
Komatsu PC 200-3. Thiết bị đảm bảo còn hoạt động tốt để không gây ô nhiễm
môi trường và an toàn trong khai thác. Với điều kiên thực tế và sơ đồ công nghệ
khai thác chọn số máy xúc là 02 máy. Thông số kỹ thuật của máy xúc Komatsu
PC 200-3 như sau:
Bảng 4.3.
STT
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị

3
1
Dung tích gàu
m
0,7
2
Chiều dài
mm
9380
3
Chiều rộng
mm
2790
4
Chiều cao đến cần
mm
2940
5
Chiều sâu đào lớn nhất
mm
6550
6
Chiều cao đào lớn nhất
mm
8960
7
Chiều cao đổ tải lớn nhất
mm
6255
8

Trọng lượng
kg
18000
b. Máy hút cát
Với điều kiên thực tế và sơ đồ công nghệ khai thác chọn số máy xúc là 01
máy. Thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 4.4.
STT
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
3
1
Công suất
m /h
8-10
2
Tốc độ
vòng/phút
4500-5000
3
Trọng lượng
kg
135
c. Máy sàng đãi cát, sỏi.
Với điều kiện thực tế và sơ đồ công nghệ khai thác chọn số máy sàng đãi
cát, sỏi là 01 máy. Thông số kỹ thuật như sau:
Bảng
4.5.
STT

Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
1
Tầng sàng
tầng
2
2
Kích thước lỗ sàng
mm
3-100
3
Kích thước sàng
mm
1200x3700
4
Kích thước vật liệu vào lớn nhất
mm
200
5
Năng suất
t/h
15-160
6
Tần suất rung
Hz
970
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

17



Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

7
8
9

Biên độ rung kép
Công suất mô tơ điện
Trọng lượng

mm
Kw
tấn

5-9
5,5
2,6

d. Ô tô vận tải
Do điều kiện khai thác và điều kiện kinh doanh của mặt hàng cát xây dựng
là khai thác đến đâu bán đến đó (bán tại mỏ), khi khách hàng có nhu cầu thì cho
xe tải đến tận moong khai thác cát để lấy hàng, máy xúc của đơn vị sẽ xúc cát từ
moong khai thác lên phương tiện vận chuyển của khách hàng. Hoặc nếu khách
hàng có yêu cầu thì chủ đầu tư sẽ cho xe vận chuyển cát đến tận nơi khách hàng
yêu cầu. Dự kiến sử dụng 02 xe ô tô trọng tải 5 tấn.
Ô tô vận tải dùng trong việc vận chuyển cát là loại ô tô chuyên dụng. Trọng
tải chở đúng theo qui định. Thùng xe kín khít, phía sau bửng xe (giữa bửng và
thùng xe) có ron cao su, đảm bảo không làm rơi vãi vật liệu trên tuyến vận

chuyển. Xe vận chuyển trước khi ra khỏi mỏ vật liệu được kiểm tra kỹ lưỡng
trước khi tham gia vào hệ thống giao thông địa phương.
d. Các thiết bị khác.
Các thiết bị khác phục vụ cho công việc khai thác như: Băng chuyền cát
(01 cái), thuyền sắt có gắn vòi hút cát (01 cái), máy bơm nước (02 cái), đường
ống bơm cát (100m) cũng được đầu tư đồng bộ. Đảm bảo cho qui trình khai
thác, hoàn trả mặt bằng, đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn lao
động và phục vụ cho công tác quản lý khai thác.
4.4. VẬN TẢI, BÃI THẢI VÀ THOÁT NƯỚC

4.4.1. Vận tải
Công tác điều hành các tuyến xe vận tải trong nội bộ mỏ phải cụ thể, khoa
học để tránh gây tắc nghẽn giao thông, làm gián đoạn quá trình khai thác.
Sau mỗi chu kỳ khai thác phải tiến hành san lấp moong khai thác để tạo
thuận lợi cho xe vận tải.
Khơi thông dòng chảy, tránh ứ đọng nước trong khai trường.
4.4.2. Bãi thải
Do quá trình khai thác đã tận thu toàn bộ khối lượng cát sỏi nên không có
lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác nên không phải bố trí bãi
thải
4.4.3. Thoát nước
Do đặc thù khai thác cát sỏi trên lòng sông và bãi bồi nên nước sử dụng
trong quá trình khai thác sẽ là trực tiếp nước sông nên nước sẽ được thoát trực
tiếp ra sông vì vậy không cần phải tính đến công tác thoát nước.
Nước tại bãi chứa sẽ được thu gom theo các rãnh xung quanh bãi rồi qua
hệ thống hố lắng sau đó sẽ được thoát trực tiếp ra sông.
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

18



Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên
4.5. KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ

4.5.1. Vệ sinh công nghiệp
Để đảm bảo vệ sinh công nghiệp khu vực làm việc cần thực hiện các giải
pháp sau:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân sử dụng các bể tự hoại
- Nước tắm, nước vệ sinh phải có hố thu nước trước khi thải ra ngoài.
- Nước thải có lẫn dầu mỡ phải được thu vào 1 hố có thể tích 2-3 m 3 phải
qua xử lý mới thải ra ngoài không để nước chảy tràn trên mặt đất.
- Hàng ngày sau khi kết thúc ca làm việc các tổ sản xuất phải vệ sinh công
nghiệp khu làm việc của mình.
4.5.2. Các biện pháp an toàn và phòng chống cháy
Trong quá trình khai thác phải tuân thủ tuyệt đối các quy định quy trình hoạt
động của máy móc, thiết bị.
Trong quá trình khai thác cần chú ý một số điểm sau:
- Toàn bộ công nhân viên phải được học an toàn và qua kiểm tra sát hạch
trước khi làm việc.
- Tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy phạm khai thác.
- Khi làm việc, các bộ, công nhân, phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ chấp
hành nghiêm chỉnh những quy định an toàn nơi làm việc và những bộ phận có
liên quan.
- Trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy nổ những nơi cần thiết.
- Khi giao việc mỗi ca, cán bộ chỉ huy (đội trưởng, quản đốc) phải ghi vào
sổ phân công hoặc phiếu giao việc cho từng công nhân, trong đó biện pháp an
toàn phải ghi cụ thể và đầy đủ. Người giao việc và người nhận phải ký vào sổ
hoặc phiếu giao việc.
- Khi bố trí công nhân làm việc, cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất phải xem

xét cụ thể tại hiện trường, nếu đảm bảo an toàn mới được bố trí công việc.
- Thường xuyên kiểm tra hiện trường nếu thấy những hiện tượng nguy
hiểm, phải tìm biện pháp xử lý khắc phục ngay.
- Không tổ chức khai thác vào những ngày có nước lũ.

Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

19


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP VỀ TẬN THU VẬT LIỆU
SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN - KHO TÀNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5.1. CÔNG TÁC TẬN THU VẬT LIỆU

Sau khi cát, sỏi được khai thác lên sẽ được vận chuyển về khu vực sàng
tuyển nhằm tận thu vật liệu.
Sàng phân loại là khâu công nghệ cuối cùng trong dây chuyền sản xuất cát
sỏi. Cát, sỏi đưa vào sản xuất được đưa vào sàng phân loại sản phẩm cát, sỏi.
Hệ thống sàng để phân loại cát và sỏi hoạt động với nguyên tắc đơn giản
của hệ thống sàng lắc. Hệ thống sàng phân loại được cấu tạo bởi hệ thống sàng
rung hai lớp. Cát và sỏi sẽ được phân loại theo từng mặt lưới của sàng.
5.2. CÔNG TÁC SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN VÀ KHO TÀNG

5.2.1. Công tác sửa chữa cơ điện
Các thiết bị điện trong dụng trong dự án chủ yếu là các thiết bị phục vụ sinh
hoạt và điều hành sản xuất. Nên các thiết bị điện bị hỏng sẽ được đưa đi sửa chữa
tại các đơn vị trong vùng hay được thay mới.

5.2.2. Bãi chứa nguyên liệu
Bãi chứa cát sỏi sau khai thác được bố trí tại khu vực tổ 13 thị trấn Vị
Xuyên, huyện Vị Xuyên. Đây là vị trí trước đây đã làm bãi chứa của một số hộ
gia đình trong quá trình khai thác trái phép. Công ty đã làm biên bản với các hộ
gia đình này và đạt được sự đồng thuận để công ty sử dụng làm bãi chứa nguyên
liệu. Tổng diện tích của bãi chứa khoảng 0,15 ha.
5.3. MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.3.1. Cung cấp điện
Công tác khai thác cát sỏi chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị là các động
cơ Diezen vì vậy công tác cung cấp điện cho khu vực này chủ yếu cung cấp cho
khu vực mặt bằng khu bãi, điện phục vụ điều hành sản xuất, điện sinh hoạt của
cán bộ công nhân viên phục vụ tại khu vực điều hành và phục vụ công tác chiếu
sáng bảo vệ.
Nguồn điện để phục vụ công tác tại mặt bằng được sử dụng trực tiếp
nguồn điện lưới của khu vực.
5.3.2. Cung cấp nước
Nước chủ yếu là phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên sẽ được lấy
trực tiếp từ nguồn nước sạch trong khu vực.
5.3.3. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc tại khu vực rất phát triển. Đơn vị đã trang bị cho
Văn phòng hệ thống điện thoại liên lạc và trang bị máy bộ đàm để liên lạc trong
quá trình khai thác.
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

20


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên


CHƯƠNG 6
TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
6.1. TỔNG MẶT BẰNG, VẬN TẢI VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG

6.1.1. Tổng mặt bằng
Tổng mặt bằng sản xuất bao gồm các khu vực sau:
- Khu vực khai thác với diện tích 1,82ha có tọa độ theo bảng 4.1
- Khu vực mặt bằng điều hành nằm tại khu vực tổ 13, thị trấn Vị Xuyên,
huyện Vị Xuyên diện tích: 0,2 ha. Tại mặt bằng điều hành và cảng bố trí các khu
vực sau:
+ Khu vực bãi chứa cát, sỏi: 0,15ha
+ Khu vực mặt bằng khu điều hành: 0,05ha.
1. Khu vực bãi chứa.
Tổng mặt bằng được quy hoạch theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, vệ sinh
công nghiệp, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thuận lợi cho các khâu khai thác và
phụ trợ. Các khu vực được nối liền bằng hệ thống giao thông nội bộ.
Các hạng mục công trình được bố trí theo dây chuyền sản xuất và theo điều
kiện địa hình, nhằm đảm bảo sự hợp lý trong điều hành sản xuất và thuận tiện
trong giao thông và sinh hoạt, đồng thời khai thác triệt để điều kiện địa hình
hiện có để giảm giá thành đầu tư xây dựng.
2. Khu vực sân công nghiệp
Địa điểm và qui mô xây dựng các nhà và công trình trên mặt bằng phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với dây chuyền công nghệ khai thác.
+ Khối lượng san nền thấp nhất và cân bằng đào đắp.
+ Không bị ngập lụt trong mùa lũ.
+ Thuận tiện cho việc đấu nối với hệ thống vận tải, cung cấp điện nước và
thông tin liên lạc.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.

Căn cứ vào yêu cầu công nghệ cần phải đầu tư xây dựng các công trình
sau:
a. Nhà làm việc
- Kích thước 18 x 6,6 m; cao 4,5m.
- Diện tích xây dựng: 120 m2
- Qui mô: Nhà cấp 4 xây gạch, mái lợp tôn, nền lát láng vữa XMCV M75,
cửa gỗ.
b. Nhà ở công nhân
- Kích thước 16,5 x 5,9m; cao 4,4m.
- Diện tích xây dựng: 102m2
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

21


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

- Qui mô: Nhà cấp 4 xây gạch, mái lợp tôn chống nóng, nền lát láng vữa
XMCV M75, cửa gỗ.
c. Nhà ăn công trường và nhà bếp
- Kích thước: 10,8 x 5,4 m; cao 4,5 m. Diện tích xây dựng 60 m2.
- Quy mô: Nhà cấp 4 xây gạch, mái lợp froximăng, nền lát láng vữa
XMCV M75, cửa gỗ.
d. Nhà bảo vệ
- Diện tích xây dựng 13m2.
- Quy mô: Nhà cấp 4 xây gạch, mái lợp froximăng, nền lát láng vữa
XMCV M75, cửa gỗ.
e. Ga ra xưởng sửa chữa
- Diện tích: 72m2
- Quy mô: Nhà xây cấp 4, tường gạch, mái lợp tôn lạnh, nền láp vữa, cửa sắt.

f. Kho phụ tùng vật liệu
- Diện tích: 72m2
- Quy mô: Nhà xây cấp 4, tường gạch, mái lợp tôn lạnh, nền láp vữa, cửa sắt.
6.1.2. Tổ chức xây dựng
Do khối lượng công tác xây lắp trên mặt bằng không lớn, điều kiện thi
công các công trình trên mặt bằng rất thuận lợi; hệ thống giao thông vận tải
hoàn chỉnh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp điện, cung cấp nước
thuận lợi tạo điều kiện thi công xây lắp các công trình trên khu mặt bằng.
1. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị
- Nguyên vật liệu chính như sắt, thép, xi măng lấy tại huyện Vị Xuyên, các
loại vật liệu khác như gạch, ngói, cát đá sỏi lấy tại địa phương và tại chỗ.
- Thiết bị phục vụ sản xuất lấy tại huyện Vị Xuyên
- Nguồn điện, nước thi công lấy từ các nguồn điện nước hiện có tại chỗ.
2. Thiết bị thi công
Do khối lượng thi công, điều kiện thi công thuận lợi. Chủ đầu tư hoàn toàn
có thể tự thực hiện. Vì vậy đề án không đề án không đề cập đến việc trang bị các
thiết bị thi công. Dự kiến sử dụng các thiết bị thi công hiện có của đơn vị sản
xuất.
3. Các biện pháp an toàn trong thi công
Đặc điểm khu vực xây dựng là các công trình thi công nằm rải rác phân bố
theo địa hình hiện trạng của khu vực sản xuất. Vì vậy cần thiết phải có các biện
pháp an toàn, đảm bảo thi công không ảnh hưởng đến sản xuất bình thường.
6.1.3. Vận tải ngoài
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

22


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên


Công ty sẽ vận tải từ khu vực bãi chứa về khu vực xây dựng hạ tầng nông
thôn mới, căn cứ yêu cầu của chủ đầu tư các bên sẽ thực hiện thỏa thuận vận tải
theo tiến độ và yêu cầu của các bên.
6.2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHÔI PHỤC MÔI SINH

6.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm
a. Ô nhiễm môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí chủ yếu là khí thải của các
động cơ hoạt động phục vụ khai thác.
b. Tác động đến môi trường nước
- Nước bị quấy đục trong quá trình khai thác và nước từ bãi tập kết sau đó
được chảy trở lại sông vì vậy không có chất gây ô nhiễm nhưng phần nào nước
cũng bị ảnh hưởng do tăng độ đục.
- Trong quá trình sản xuất dầu mỡ của máy móc, thiết bị có rơi vãi làm
ảnh hưởng đến chất lượng của nước mặt, nhưng khối lượng rất ít nên mức độ
ảnh hưởng không đáng kể.
- Nước thải sinh hoạt của người lao động có chứa nhiều chất cặn bã, chất
rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và các vi sinh vật. Tuy nhiên các
chất thải sinh hoạt rất ít và khi thải có xây hố tự hoại nên không ảnh hưởng đến
môi trường.
c. Tác động đến môi trường đất
Khu vực khai thác là bãi bồi trên sông và khai thác cát lòng sông nên
không ảnh hưởng đến môi trường đất. Khu vực bãi chứa là vùng đất trống ven
suối, sông nên không ảnh hưởng đến đất sản xuất của nhân dân.
d. Chất thải rắn
Do trong quá trình khai thác cát sỏi đã được chọn lựa khai thác nên không
phát sinh lượng chất thải rắn nên trong quá trình khai thác không có chất thải
rắn làm ảnh hưởng tới môi trường.
6.2.2. Biện pháp khắc phục
* Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố:

a. Giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường không khí:
Các máy móc thiết bị có công suất nhỏ, hoạt động không liên tục, lại được
đặt ở dưới lòng sông, cách xa khu dân cư nên tiếng ồn không ảnh hưởng đến
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

23


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

dân cư. Người lao động đều được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ
như: Khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ,… để giảm thiểu các ảnh hưởng
về bụi khói thải do sản xuất gây ra.
Đồng thời định kỳ tiến hành bảo dưỡng định kỳ các thiết bị để nhằm làm
giảm thiểu sự phát sinh khí thải của các máy.
b. Giảm thiểu tác động môi trường nước:
Nước sản xuất không gây ô nhiễm đến môi trường khu vực, nước thải
trong quá trình sản xuất được sử lý trước khi thải ra môi trường.
Nguồn gây ô nhiễm nước mặt là dầu mỡ của máy móc thiết bị rơi vãi và
nước thải sinh hoạt. Đối với máy móc, thiết bị khi hoạt động đều có biện pháp
hạn chế tổn hao nhiên liệu. Còn nước thải sinh hoạt tuy rất ít nhưng sẽ được
thu gom vào rãnh thoát nước qua hệ thống hố ga, lắng đọng rồi mới thải ra.
c. Giảm thiểu các tác động đến môi trường đất
Đất trong khu vực khai thác là lòng sông nên không ảnh hưởng đến môi
trường đất. Vì vậy không ảnh hưởng đến môi trường đất khu vực
Khu vực bãi chứa là vùng đất trống ven suối nên không ảnh hưởng đến
sản xuất của nhân dân.
d. Giảm thiểu tác động đến môi trường của chất thải rắn
Do trong quá trình khai thác không phát sinh chất thải rắn nên sẽ không
có tác động tới môi trường.

e. Biện pháp giảm thiểu đến môi trường kinh tế - xã hội và nhân văn
Khi đi vào hoạt động, ngoài việc làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xây
dựng nông thôn mới, còn tạo việc làm cho người lao động nhàn rỗi của địa
phương. Trong sản xuất sẽ ưu tiên lực lượng lao động địa phương, bảo vệ tốt
trật tự trị an và các công trình phúc lợi.
f. Trang bị phương tiện cá nhân và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
An toàn lao động là một vấn đề trọng yếu của sản xuất. Tất cả công nhân
lao động của cơ sở đều được trang bị phòng hộ lao động đầy đủ, dúng quy cách
như: Khẩu trang, quần áo bảo hộ, phao cứu sinh, găng tay, mũ,.. Thường xuyên
kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động của công nhân.
6.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG

6.3.1. Tổ chức sản xuất
Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

24


Thiết kế khai thác điểm mỏ cát, sỏi lòng sông Lô thuộc tổ 1 thị trấn Việt Lâm-huyện Vị Xuyên

Do công suất khai thác nhỏ nên cơ cấu tổ chức điều hành sản xuất và tổ
chức sản xuất cũng đơn giản bao gồm: Giám đốc công ty, thủ quỹ kiêm kế toán,
và đội công nhân sản xuất, ...
Căn cứ trên sơ đồ bố trí nhân lực thiết kế dự kiến số lượng nhân lực như sau:
Bảng 6.1
STT
1

2


Chức danh

Số lượng (người)

Trực tiếp sản xuất
- Lái máy đào xúc
- Lái ô tô
- Công nhân công tác phụ trợ
Quản lý trực tiếp
- Giám đốc
- Kế toán
- Thủ kho kiêm thống kê đội
- Bảo vệ

07
02
02
03
04
01
01
01
01

6.4. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

6.3.1. Tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư được thống kê ở bảng sau:
Bảng 6.2
TT


LOẠI VỐN

SỐ TIỀN
2.022.800.000

I

Vốn cố định

1

Đầu tư thiết bị

2

Đầu tư xây dựng cơ bản

282.800.000

3

Chi phí chuẩn bị đầu tư

100.000.000

4

Dự phòng chi


200.000.000

II

Vốn lưu động

III

Tổng vốn đầu tư

IV

Nguồn vốn

1.440.000.000

500.000.000
2.522.800.000

1

Vốn tự có

1.500.000.000

2

Vốn vay

1.022.800.000


Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Lâm Hải

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×