Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học cây hy thiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.51 KB, 16 trang )

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. THỰC VẬT HỌC
Cây Hy thiêm có tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L. còn có tên là cỏ đĩ, chó
đẻ hoa vàng. Thuộc họ Cúc (Asteraceae), chi Siegesbeckia. Là cây thảo sống hàng
năm, cao chừng 30 – 40cm có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc
đối, có cuống ngắn, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân
chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài 1-2cm. Các lá bắc khác ngắn hơn họp
thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình
ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4 – 5 cạnh, màu đen. Mùa hoa quả
tháng 4-7. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trừ gốc rễ thường gọi là hy thiêm thảo
Herba Siegesbeckiae [1].

nguồn: />
Hình 1.1. Một số hình ảnh về cây hy thiêm
Phân bố: Cây thường mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An
và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4 – 6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có
ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần ngọn dài khoảng 30 – 50cm, đem


phơi hay sấy khô trong râm mát. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn
nát là tốt [1].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần hóa học chủ yếu trong cây Hy thiêm là diterpenoid bao gồm entkaurant và ent-pimaran, bên cạnh đó còn có các sesquiterpen lacton (melampolid,
germacranolid), dẫn xuất geranylnerol, flavonoid và một số hợp chất khác như sterol
và dẫn xuất glucosid của nó [26], [30].
1.2.1. Diterpenoid
Các ent-pimarane diterpenoid
Các hợp chất darutigenol (1), darutosid (2), 16-O-acetyldarutosid (hay
hythiemosid A) (3), 15-O-acetyldarutosid (hay hythiemosid B) (4), ent-(15R),16,19trihydroxypimar-8(14)-ene 19-O-β-D-glucopyranosid (5) được P.M. Giang và cộng sự
phân lập từ cặn chiết methanol phần trên mặt đất cây Hy thiêm thu hái tại Hà GiangViệt Nam năm 2002 [16].
P.R. Goud và cộng sự đã định lượng hai hoạt chất có trong cây Hy thiêm tại Ấn


Độ là darutosid và hythiemosid-A bằng HPLC. Theo đó hàm lượng của darutosid (2)
và hythiemosid-A (3) của phần trên mặt đất cây Hy thiêm thu hái vào tháng năm lần
lượt là 0,185 % và 0,852% [15]. Mới đây Nguyễn Thị Phương và cộng sự cũng đã phát
triển phương pháp định lượng đồng thời hai hợp chất này bằng HPLC-UV/VIS của
phần trên mặt đất các mẫu Hy thiêm thu hái tại Thanh HóaViệt Nam, với hàm lượng
darutosid (2) dao động trong khoảng 0,10-0,14% và hythiemosid-A (3) từ 0,12-0,15%
tính theo dược liệu khô kiệt [12].


Các hợp chất 16-O-acetyldarutigenol (6), 15,16-di-O-acetyldarutosid (7), ent14,16-epoxy-8-pimarene-3,15R-diol

(8),

7-hydroxydarutigenol

(9),

9-

hydroxydarutigenol (10), kirenol (11), ent-14,16-epoxy-8-pimarene-2R,15R,19-triol
(12) cùng với 1, 2, 3 đã được Fei Wang phân lập từ cặn chiết ethanol 95% phần trên
mặt đất của cây Hy thiêm thu hái tại Trung Quốc [26].
Li-Li Wang và cộng sự đã phân lập được từ phần trên mặt đất cây Hy thiêm thu
hái tại Trung Quốc các hợp chất β-D-glucopyranosyl-ent-2-oxo-15,16-dihydroxypimar8(14)-en-19-oiclate (13), kirenol (11), ent-2β,15,16,19-tetrahydroxy-pimar-8(14)-en19-O-β-glucopyranosid (14), ent-2-oxo-15,16,19-trihydroxypimar-8(14)-en-19-O-β-Dglucopyranosid (15), ent-12α,16-epoxy-2β,15α,19-trihydroxypimar-8-ene (16) [28].


OR2

17


20

11

12

9
2
3

R 1O

1

10

4

8

2
3
4
6
7

H
18

19


17

20

11

12

9
2

1

3

5

18

1

H
Ac

3

Glc

12


11

H

5

6

8

13
14

Ac

15

O

2

3

4

1

5


H

5

4

8

R2

R1

17

17

11

12

9
1

10
5

4

15


19

H
6

8

16

3

5

4

H
18

8

19

6

13
14

7

OH


12

7

15

OGlc

17

20

OH

11

12

9

O

18

1

10
5


4

H
6

H
COOGlc

8

13
14

OH
15

7

13

19

Hình 1.2. Các ent-pimarane diterpenoid phân lập từ cây Hy thiêm
Các ent-kaurant diterpenoid

12

10

16


3

H

1

2

OH

2

8

11
9

OH
15

13
14

OH

19

HO


16

18

O

16

9 R1=OH; R2=H
10 R2=H; R2=OH

7

6

OH

15

13
14

H

OH

15

O


OH

OH

20

3

10

10

16

5

OH

20
1

12

9

H

2

11


OH

15

13
14

OGlc

19

20

16

19

HO

8

17

2

9

12


7

6

OH

H

11 R=H
14 R=Glc

H

5

4

18

Ac
Ac

20

7

11

10


H

18
17

1

H

8

10

4

18

H

HO

19

9

3

H
H
H

Ac
H

2

7

6

20

2

H

R3

3

H

HO

13
14

Glc
Glc

R2


10

4

HO

8

20

9

7

6

OR3

16

R1
H
Glc

1

H

5


15

13
14

OH

17

OH
16

15

16

O


Acid 16β-hydro-ent-kauran-17,19-dioic (17), 16α,17-dihydroxy-ent-kauran-19-oic
acid (18), acid 16β,17,18-trihydroxy-ent-kauran-19-oic (19), acid 17,18-dihydroxy-entkauran-19-oic (20), acid siegesmethyletheric (21) đã được Yang Y và cộng sự phân lập
từ phân đoạn ethyl acetat toàn bộ cây hy thiêm thu hái tại Trung Quốc [32].
R2
R3
H

17

R1


R2

R3

CH3

H

COOH

18

CH3

OH

CH2OH

OH

CH2OH

19 CH2OH

R1

H

20 CH2OH CH2OH


HO

O

21

CH3

OCH3

H
H

Hình 1.3. Các ent-kaurant diterpenoid phân lập từ cây Hy thiêm
1.2.2. Sesquiterpen lacton (Melampolid, Germacranolid) và dẫn xuất geranylnerol
Pubetallin (22), [1(10)-E,4Z]-8β-angeloyloxy-9α-methoxy-6α, 15-dihydroxy-14oxogermacra-1(10), 4, 11(13)-trien-12-oic acid 12,6-lacton (23) đã được Wang phân lập
được từ cây Hy thiêm ở Trung Quốc [28].
Robinson.H và cộng sự công bố phân lập được từ phần trên mặt đất Siegesbeckia
orientalis L., các sesquiterpen lacton (germacranolid, melampolid), dẫn xuất
geranylnerol bao gồm l5-Hydroxy-9α-acetoxy-8β-isobutyryloxy-14-oxo melampolid
(24), 9α, l5-Dihydroxy-8β-isobutyryloxy-14-oxo melampolid (25), l5-Hydroxy-8β-


isobutyryloxy-14-oxo melampolid (26), l5-Hydroxy-9α-acetoxy-8β-methylbutyryloxy14-oxo melampolid (27), 9β-Hydroxy-8β-isobutyryloxy costunolid (28), 9β-Hydroxy8β-methacryloxy costunolid (29), 14-Hydroxy-8β-isobutyryloxy costunolid (30), 8βisobutyryloxy-14-al-costunolid (31), 9β,14-Dihydroxy-8β-isobutyryloxy costunolid
(32), 9β-Hydroxy-8β-Angeloyloxy costunolid (33), 8β-isobutyryloxy- 1β, 10αepoxycostunolid (34), 9β-Hydroxy- 8β-isobutyryloxy - 1β, 10α - epoxycostunolid (35),
8β, 9β-Dihydroxy - 1β, 10α - epoxy-11β, 13-dihydrocostunolid (36), 14-Hydroxy-8βisobutyryloxy - 1β, 10α - epoxycostunolid (37), 19-Acetoxy-15-hydroperoxy-12-oxo13,14E-dehydro-10, 11, 14, 15-tetrahydrogeranylnerol (38), 19-Acetoxy-15-hydroxy12-oxo-13,14E-dehydro - 10, 11, 14, 15 - tetrahydrogeranylnerol (39), 19-Acetoxy-12) [34].

oxo-10,11-dihydrogeranylnerol (40
CHO


R2

R1

OR1

OR2
R3
O

O
OH

R1
R2

O

O

22

23

24

25

26


OMe

OMe

OAc

OH

H

OAc

Ang

iBu

iBu

iBu

MeBu

Meacr

27


28


melampolid

29

30

31

32

33

R1

iBu

Meacr

iBu

iBu

iBu

Ang

R2

OH


OH

H

H

OH

OH

Me

CH2OH

R3

Me

CHO CH2OH

Me

germacranolid
O

R1
R3

OR2


O

34

35

36

37

R1

H

OH

OH

H

R2

iBu

iBu

H

iBu


R3

H

H

H

OH

O

germacranolid
O
16

11

15

OH

1
7

2

RO
19


18

17

38 R=OH
39 R=H

20

OAc

O
16

OH

1
11

7

2

15
18

19

OAc


20

40

Hình 1.4. Các sesquiterpen lacton và dẫn xuất geranylnerol
phân lập từ cây Hy thiêm
1.2.3. Các hợp chất phenolic
Hai hợp chất flavonoid được phân lập từ S.orientalis đó là 3,7-dimethylquercetin
(41) và rutin (42) [5]
Các hợp chất phenolic khác đã được Nguyễn Thùy Dương và cộng sự công bố có
mặt trong phân đoạn chiết n-butanol của cao chiết methanol phần trên mặt đất cây Hy
thiêm bằng HPLC như (42), acid 3-caffeoylquinic (43), acid chlorogenic (44), acid 4caffeoylquinic (45), acid caffeic (46), acid 3,4-dicaffeoylquinic (47), acid 3,5-


dicaffeoylquinic (48), acid 3,4-dicaffeoylquinic (49), quercitrin (50), kaempferol-3-Orutinosid (51) và kaempferol-3-O-rhamnosid (52). Theo đó phenolic tổng số được định
lượng trong phần chiết methanol và các phân đoạn n-hexan, ethyl acetat và n-butanol
lần lượt là 138,1; 42,5; 75,7; 173,4 mg/g [35].
OR3
R2 O

OH

O

OR1
OH

COOH

OH


O

41
42

R1

R2

R3

CH3

CH3

H

rutinose H

OH

46

H

R2
OH
HO


O

O
50
51
52

1

OH
OR1

OH

R1O
O

OR4

6

4

5
2

3

OR3


OR2

43 R2=Caffeonyl, R1=R3=R4=H
44 R4=Caffeonyl, R1=R2=R3=H
45 R3=Caffeonyl, R1=R2=R4=H

R1=Rhamnosid, R2=OH

47 R3=R4 =Caffeonyl, R1=R2=H

R1=Rutinose, R2=H

48 R2=R4 =Caffeonyl, R1=R3=H
49 R2=R3 =Caffeonyl, R1=R4=H

R1=Rhamnosid, R2=H

Hình 1.5. Các hợp chất phenolic phân lập từ cây Hy thiêm
1.2.4. Các hợp chất khác
Luận án TSHH của Lê Thị Kiều Nhi (Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội) ngoài hợp
chất (2), hỗn hợp triterpen còn phân lập được từ cây Hy thiêm như β-sitosterol (53),
stigmasterol (54) [9].


26

22
18

20


24

27

26

22

29
18

17
28

19

3

5

3

HO

20

24

27


29

17
28

19

5

HO
53

54

Hình 1.6. Các hợp chất khác phân lập từ cây Hy thiêm
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
1.3.1. Tác dụng chống viêm
Lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thí
nghiệm gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin và ức chế nhẹ giai đoạn viêm mạn
tính [1].
Theo các công trình nghiên cứu về tác dụng chống viêm của GS.TS Đoàn Thị Nhu
(Viện Dược liệu), hy thiêm có tác dụng chống viêm, nó được kết hợp với xuyên khung,
đương quy làm thuốc điều trị rối loạn tuần hòan não [10].
Luận án tiến sĩ dược học của Nguyễn Thùy Dương năm 2012 (Viện Dược liệu)
nghiên cứu tác dụng chống gout của cây Hy thiêm. Theo đó phân đoạn n-butanol cây
này có tác dụng giảm đau và chống viêm trên thực nghiệm; ức chế xanthin oxidase in
vitro và độc tính tiền lâm sàng [7]; nghiên cứu tác dụng hạ acid uric huyết thanh của các
phân đoạn hy thiêm trên mô hình gây tăng cấp acid uric bằng kali oxonat [7].



Một công bố khác cũng cho thấy phân đoạn n-butanol thể hiện tác dụng hạ acid
uric huyết thanh mạnh nhất trên mô hình gây tăng acid uric cấp ở cả chuột nhắt
trắng và chuột cống trắng cũng như khả năng ức chế xanthin oxidase in vitro [3].
Với liều 120 mg/kg/ngày uống liên tục trong 5 tuần, phân đoạn n-butanol có khả năng
làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng trên mô hình gây tăng acid
uric mạn tính, tỷ lệ giảm so với lô chứng bệnh là 27,4% [3]. Cao toàn phần Hy thiêm
có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng thực nghiệm trên
mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat ở liều với liều 600 mg/kg/ngày, liên
tục trong 5 ngày, tỷ lệ giảm so với lô gây tăng là 30,0% [3].
Hy thiêm là một trong các vị thuốc của bài thuốc chữa viêm đa khớp đã được hiện
đại hóa dưới dạng viên nang trong đề tài cấp Bộ Y tế năm 2010 do Viện Dược liệu chủ
trì. Trong đề tài này đã chiết xuất, phân lập chất darutigenol từ phần trên mặt đất cây
Hy thiêm làm chất đánh dấu [2].
1.3.2. Tác dụng ức chế miễn dịch
Dịch chiết cồn và các diterpenoid của Hy thiêm có tác dụng ức chế miễn dịch trên
thực nghiệm in vivo [25].
Dịch chiết ethanol Hy thiêm với liều thử nghiệm 0,25; 0,5 mg và 1,0 mg/ngày
(trong vòng 28 ngày) làm giảm nồng độ IgG, IgG1, IgG2b và ức chế miễn dịch (in vivo
và in vitro) trên chuột nhắt trắng [36]
1.3.3. Tác dụng trên chuyển hóa lipid
Luận án phó tiến sĩ Dược học của Nguyễn Văn Đồng năm 1995 (ĐH Dược Hà
Nội) nghiên cứu tác dụng chống đông máu và chuyển hóa lipid của một số dược liệu
trong đó Hy thiêm cùng hai dược liệu khác là xuyên khung và đương quy đều có khả
năng hạ cholesterol máu rõ rệt [8].


1.3.4. Các tác dụng khác
Dịch chiết nước của Hy thiêm có tác dụng quét gốc O 2-● mạnh trên dịch treo mô
não đồng thể và màng hồng cầu, trong khi đó phân đoạn n-butanol lại có tác dụng

mạnh hơn trên gốc OH● [18].
Hợp chất pubetalin phân lập từ hy thiêm có tác dụng độc tế bào mạnh trên các
dòng tế bào ung thư B16 melanoma, A549, L1210 với ED 50 tương ứng là 0,45, 0,79,
0,37 g/ml [21].
Hợp chất kirenol được phân lập từ cây có tác dụng gây độc mạnh đối với tế bào
ung thư bạch huyết mãn tính ở người, nồng độ ức chế IC50 là 53,05 ig/ml, 18,19 pg/ml
và 15,08 microg/ml trong 24, 48 và 72 giờ theo thử nghiệm MTT. Các nghiên cứu sâu
hơn cho thấy kirenol gây ra sự phân bố của phosphatidylserine, tích tụ ROS (các loại
oxy phản ứng), thay đổi màng ty thể, phóng thích cytochrome, giảm mức protein Bcl-2
và tăng Bax, tBid, kirenol gây chết tế bào theo chu trình. Các nghiên cứu tiếp theo chỉ
ra rằng kirenol đã kích hoạt quá trình bắt giữ chu kì tế bào S, điều này có thể là kết quả
của sự điều chỉnh tăng phosphoryl p53 (Ser 6 và Ser 37) và protein biểu hiện p21. Kết
quả này cho thấy kirenol có tác dụng chống lại ung thư bạch cầu tủy bào mạn tính ở
người K562 in vitro [20].
1.4. CÔNG DỤNG
Tính vị, công năng: Cay, đắng, lạnh; vào các kinh can, thận [6]
Công dụng: Khu phong thấp, lợi quan tiết (khớp xương), giải độc; Phong thấp tê
đau (thuộc nhiệt), gân cốt mềm yếu, lưng gối mỏi rời rã, tứ chi tê buốt, bán thân bất
toại, phong chẩn thấp sang (thuộc nhiệt) [6]
1.5. MỘT SỐ SẢN PHẨM CÓ CHỨA DƯỢC LIỆU HY THIÊM
Dược liệu Hy thiêm có thể sử dụng riêng hoặc được phối hợp với các dược liệu
khác trong nhiều bài thuốc kinh nghiệm dân gian. Nhiều sản phẩm chứa dược liệu này
như:
+ Thuốc Rheumatin (Cao Rắn biển, cao Hy thiêm, tá dược) do công ty cổ phần dược


phẩm trung ương 25 sản xuất chữa bệnh thấp khớp, viêm đa khớp bán cấp, thoái hóa
khớp, đau lưng dây thần kinh, bệnh thống phong, đau khớp gối, đau dây thần kinh tọa.
+ Thực phẩm chức năng Hoàng thấp linh (Bạch thược, Hy thiêm, Sói rừng, Nhũ
hương…) chữa viêm khớp dạng thấp

+ Thuốc Hyđan (Bột mã tiền chế, Độc hoạt, Xuyên khung, Tế tân, Phòng phong, Quế
chi, Hy thiêm) công dụng điều trị viêm đa khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, đau
dây thần kinh liên sườn, đau lưng, đau vai gáy do Công ty cổ phần Dược VTYT Thanh
hoá sản xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ
Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Dung Mai, Phạm Kim Mãn,
Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tập I.
2. Bùi Thị Bằng, Trịnh Thị Điệp (2010), “Nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý
của bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp”, Đề tài cấp Bộ Y tế
3. Lê Kim Biên (2007), Thực vật chí, tập 7 Họ Cúc - Asteraceae Dunmort, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật
4. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y Học, Hà Nội
5. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội
6. Dược điển Việt Nam IV (2009), NXB Y học.
7. Nguyễn Thuỳ Dương (2012), Nghiên cứu tác dụng trên bệnh gút thực nghiệm của
cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L. Asteraceae), Luận án tiến sĩ dược học,


Viện Dược liệu
8. Nguyễn Văn Đồng (1995), Nghiên cứu tác dụng hạ lipid và chống đông máu của
một số dược liệu, Luận án PTS Dược học, ĐH Dược Hà Nội
9. Lê Kiều Nhi (2001), Nghiên cứu hóa học của một số hoạt chất có tác dụng
chống oxi hóa và chống nhiễm khuẩn từ cây Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis)
và cây Bòn bọt (Glochidion ericarpum Champ) của Việt Nam, Luận án tiến sỹ
hóa học, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
10. Đoàn Thị Nhu (1976), “Nghiên cứu dược lý ba cây: Ngưu tất, Hy thiêm, Thiên niên
kiện về tác dụng chống viêm”, Tạp chí Dược học.

11. Đoàn Thị Nhu (2006), “Nghiên cứu thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não từ các
dược liệu: Xuyên khung, Đương quy và Hy thiêm. In trong "Nghiên cứu phát
triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam", NXB Khoa học và Kỹ thuật.
12. Nguyễn Thị Phương, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Đình Quân, Phương Thiện Thương
(2017), “Phân lập và định lượng đồng thời hai hợp chất diterpenoid chính trong
dược liệu hy thiêm bằng HPLC”, Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2, trang 77 – 82.
Tiếng Anh
13. Agrawal PK (1989), “Carbon-13NMR of flavonoids in Studies in organic
chemistry 39”, Elsevier Science Publishers, pp. 95-172
14. Geoffrey D. Brown. (1998), “Three sesquiterpenes from Artemisia annua,
Phytochemistry, 48 (7), 1207-1211.
15. Goud PR., Nagaiah K, Sudhakar BK, Sarma VUM, Rasheed NMA and Khan IA
(2014), “Isolation and quantification of bioactive compounds from Siegesbeckia
orientalis L. using HPLC”, Annals of Phytomedicine, 3(2), 66-69


16. Giang PM, Son PT, Otsuka H. (2005 ),“ent-pimarane-type diterpenoids from
Siegesbeckia orientalis L.”, Chem Pharm Bull (Tokyo), 53(2), 232-234.
17. He M, Zhang JH, Hu CQ (2001), “Studies on the chemical components of Clematis
chinensis”, Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences 10(4), pp. 180-182.
18. Kang, D. G., keun Yun, C., & Lee, H. S. (2003), “Screening and comparison of
antioxidant activity of solvent extracts of herbal medicines used

in

Korea”, Journal of Ethnopharmacology, 87(2), 231-236
19. Kaouadji M (1990), “Acylated and Non-acrylated keampferol monoglycoside from
Planta acerifolia buds”, Phytochemistry, 29 (7), 2295-2297
20. Lu Y, Qian R, Xiao J, Xu D, Fu H, Chen Y (2014), “Kirenol, a compound from
Herba Siegesbeckiae, induces apoptosis in human chronic myeloid leukemia

K562 cells”, Pharmazie. 69(2), 148-53.
21. Nam NH (2000), “Cytotoxic principle of

Siegesbeckia orientalis growing in

Vietnam”, J. of Chemistry, 4, 84-86
22. Petrus AJA, Siva HS, Suguna G (2012),“Isolation and characterisation of the
antioxidant phenolic metabolites of Boerhaavia erecta L. leaves”, J. Pharm. Sci.
& Res., 4(7), pp. 1856-1861
23. Seebacher W, Simic N, Weis R, Saf R, Kunert O (2003), “Complete assignments of
1H and 13C - NMR resonances of oleanolic acid, 18α-oleanolic acid, ursolic acid
and their 11-oxo derivatives”, Magnetic Resonance in Chemistry, 41(8), pp. 636–
638
24. Sua´rez-Quiroz ML, Alonso Campos A, Valerio Alfaro G, Gonza´lez-Rı´os O,
Villeneuve P,

Figueroa-Espinoza MC (2014), “Isolation

of

green

coffee

chlorogenic acids using activated carbon”, Journal of Food Composition and
Analysis 33, pp. 55-58
25. Sun HX, Wang H (2006), Immunosuppressive activity of the ethanol extract of
Siegesbeckia orientalis on the immune responses to ovalbumin in mice. Chem



Biodivers, 3(7),754-61
26. Wang F (2009), “ent-Pimarane Diterpenoids from Siegesbeckia orientalis and
Structure Revision of a Related Compound”, J. Nat. Prod., 72, 2005-2008.
27. Wang J, Duan H, Wang Y, Pan B, Gao C, Gai C, Wu Q, and Fu H(2017), “entStrobane andent-Pimarane Diterpenoids from Siegesbeckia pubescens”, J. Nat.
Prod., 80 (1), pp 19–29
28. Wang LL, and Hu LH(2006), “Chemical Constituents of Siegesbeckia orientalis
L.”, Journal of Integrative Plant Biology, 48 (8), 991−995
29. Wu YC, Hung YC, Chang FR, Cosentino M, Wang HK, and Lee KH (1996),
“Identification of ent-16β,17-Dihydroxykauran-19-oic Acid as an Anti-HIV
Principle and Isolation of the New Diterpenoids Annosquamosins A and B from
Annona squamosa”, J. Nat. Prod., 59 (6), 635–637.
30. Xiang Y (2004), “Novel Diterpenoids and Diterpenoid Glycosides from
Siegesbeckia orientalis”, J. Nat. Prod., 67, 1517-1521.
31. Xiong J, Ma Y, Xu Y (1992), “Diterpenoids from Siegesbeckia pubescens”,
Phytochemistry, 31 (3), 917-921
32. Yang Y, Chen H, Lei J, Yu J (2016), “Biological activity of extracts and active
compounds isolated from Siegesbeckia orientalis L.”, Industrial Crops and
Products, 94, 288–293.
33. Yoshioka T, Inokuchi T, Fujioka S, Kimura Y (2004), “Phenolic compounds and
flavonoids as plant growth regulators from fruit and leaf of Vitex rotundifolia”, Z.
Naturforsch C, 59(7-8), 509-514
34. Zdero C, Bohlmann F, King R.M, Robinson H (1991), “Sesquiterpene lactones and
other constituents from Siegesbeckia orientalis and Guizotia scabra”,
Phytochemistry, 30 (5), 1579-1584
35. Thuy Duong Nguyen, Phuong Thien Thuong, In Hyun Hwang, Thi Kim Huyen
Hoang, Minh Khoi Nguyen, Hoang Anh Nguyen, and MinKyun Na (2017), “Anti-


Hyperuricemic, Anti-Inflammatory and Analgesic Effects of Siegesbeckia
orientalis L. Resulting from the Fraction with High Phenolic Content”, BMC

Complement Altern Med.,17, 191
Tiếng Trung Quốc
36. Tianli T, Shifang X, Fengyang C, Xiaoyu L, Lijuan G, Yiping Y (2015), “Research
Progress

in

Chemical

Constituents

and

Pharmacological Activities

of

Siegesbeckiae Herba”, The Chinese Journal of Modern Applied Pharmacy, 32(2),
250-260



×