Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TỔNG QUAN về THÀNH PHẦN hóa học và tác DỤNG SINH học ĐAN sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.38 KB, 19 trang )

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA ĐAN SÂM
1.1. Tổng quan về dược liệu Đan sâm
Đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, tên gọi khác là huyết sâm,
xích sâm, huyết căn, cứu thảo, xôn đỏ, thuộc chi Salvia L, họ hoa môi (Lamiaceae).
Salvia L. là một chi lớn trong họ Lamiaceae, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận
nhiệt đới. Chi có ít loài ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 4 - 5 loài, trong đó đan sâm là
cây nhập nội. Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là cây thảo lâu năm thuộc họ Hoa
môi (Lamiaceae). Cây cao 30-80 cm. Rễ mảnh có đường kính 0,5-2 cm, phân nhánh
nhiều, màu đỏ nâu. Thân hình trụ, có 4 cạnh và lông mềm. Lá mọc đối, kép lông chim
lẻ, 3-5 lá chét, đôi khi 7, hình trứng hoặc trái xoan, dài 2-7 cm, rộng 0,8-5 cm, gốc tròn,
đầu nhọn, mép có răng cưa tròn, hai mặt phủ lông trắng mềm, dày hơn ở mặt dưới, gân
lá chằng chịt thành mạng lưới, lá phiến kép như bị rộp lên, lá chét tận cùng lớn hơn,
cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành bông, gồm nhiều vòng sít
nhau ở ngọn, mỗi vòng có 3-10 hoa màu lơ tím nhạt; đài chia 2 môi, môi trên nguyên,
môi dưới xẻ 2 thùy, tràng 2 môi, môi trên dài hơn ống tràng và cong hình lưỡi liềm,
môi dưới chia 2, nhị 3. Quả bế nhỏ, đầu tù, dài 3mm. Mùa hoa: tháng 5-8; mùa quả:
tháng 6-9 .
Cây phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, đan sâm là cây
nhập nội từ những năm 1960. Cây đan sâm trồng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung
Quốc. Hiện nay, Viện Dược liệu đã nghiên cứu nhân giống Đan sâm trong khuôn khổ
đề tài lưu giữ nguồn gen và đang triển khai trồng tại một số địa điểm có đặc điểm khí
hậu khác nhau để đánh giá chất lượng cũng như sự phù hợp của vùng trồng nhằm phát
triển như Sapa, Hà Nội, Mộc Châu, Bắc Yên. Cây trồng ở Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược
liệu) thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao. Cây sinh trưởng phát
triển tương đối tốt; ra hoa quả hàng năm; hạt giống thu được đã gieo đi gieo lại nhiều
năm .


1.2. Tổng quan về thành phần hóa học Đan sâm
Hơn 70 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ đan sâm với hàm lượng


khác nhau , , . Hầu hết các hợp chất đều có màu. Thành phần chính của đan sâm được
chia thành 2 nhóm chính sau:
a. Phenol và acid phenolic: đây là các hợp chất ưa nước gồm các acid phenolic
và acid polyphenolic. Các acid phenolic bao gồm 3,4-dihydroxyphenyl lactic acid
(danshensu) (1), protocatechuic aldehyd, protocatechuic acid, caffeic acid. Các acid
polyphenolic bao gồm: acid romarinic (2), acid romarinic methyl ester (3), acid
salvianolic A, B, C,G (4-7), acid lithospermic (8), acid lithospermic dimethyl ester (9) ,
, . Trong đó, acid salvianolic B (Hình 1) là thành phần chính thuộc nhóm chất này,
hiện nay dược điển Trung Quốc năm 2010 và Dược điễn Anh năm 2009 sử dụng làm
chất chuẩn trong kiểm soát chất lượng dược liệu Đan sâm và các sản phẩm từ dược liệu
đan sâm , . Theo dược điển Trung Quốc hàm lượng hợp chất acid salvianolic B không được thấp hơn 3 % tính
theo dược liệu khô.

Acid salvianolic B
Hình 1. Cấu trúc hóa học của acid salvianolic B
b. Các hợp chất diterpen như: Ro-090680 (10), tanshinon I (11), iso tanshinon I
(12), tanshinlacton (13), danshenxinkun A, B, C (14-16), dihydrotanshinon I (17),
salviol (18), feruginol (19), przewaquinon B (20), salvilenon (21), tanshinon IIA (22),


tanshinon IIB (23), methyltanshinonat (24), hydroxytanshinon IA (25), miltiodio (26),
dehydromiltirol (27), criptotanshinon (28), przewaquinon A (29), miltiron (30),
miltionon I (31), tanshindiol A-C (32-34), miltionon I (35), epi-dansenspiroketal lacton
(36), dansenspiroketal lacton (37), isotanshinon IIA (38), isocryptotanshinon (39),
danshenxinkun D (40)… Trong đó, Dược điển Trung Quốc 2010 và Dược điển Anh
năm 2009 đã sử dụng hợp chất tanshinon IIA làm chất chuẩn trong kiểm nghiệm dược
liệu đan sâm cũng như các chế phẩm từ đan sâm (Hình 2). Tổng hàm lượng nhóm
tanshinon trong rễ đan sâm chiếm khoảng 1%. Trong đó hàm lượng các hợp chất
tanshinon I (0.11%), tanshinon II (0,29%), criptotanshinon (0,23%) , , . Đây là nhóm
có hoạt tính sinh học quan trọng trong rễ đan sâm. Dược điển Trung Quốc 2010 quy

định hàm lượng hợp chất tanshinon IIA không được ít hơn 0,2% tính theo dược liệu
khô , , trong khi đó Dược điển Anh quy định thành phần này không được ít hơn 0,12 %
tính theo khối lượng dược liệu khô .

Hình 2. Công thức hóa học của hợp chất Tanshinon IIA và một số dẫn chất
Ngoài ra trong đan sâm còn có các thành phần khác như: β- sitosterol, tanin,
vitamin E.
Năm 1968, các hợp chất tanshinon I (11), tanshinon IIA (22), tanshinon IIB (23),
criptotanshinon (28) lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu mô tả chi tiết mặc dù các
hợp chất đó đã được phân lập từ năm 1934. Gần đây hơn 40 hợp chất có cấu tạo tương
tự chúng đã được tìm thấy trong rễ đan sâm và các thành phần đó không tìm được
trong bất cứ loài thảo dược khác ở Trung Quốc .
10.1.1.

Tổng quan về các phương pháp chiết xuất dược liệu Đan sâm

Có rất ít công bố về chiết xuất cao định chuẩn từ dược liệu đan sâm, cac nghiên cứu


cũng chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm phục vụ phân tích kiểm nghiệm. Nghiên cứu
phương pháp chiết xuất theo hướng ứng dụng từ rễ đan sâm, đến thời điểm này theo
tìm hiểu của nhóm tác giả chưa thấy công bố.
- Chiết hồi lưu (reflux extraction method): có đề cập trong các bài so sánh pp chiết
nhưng không tìm thấy tài liệu công bố về phương pháp chiết xuất này đối với rễ đan
sâm.
- Chiết siêu âm (ultra-sound extraction method): Phương pháp chiết xuất hỗ trợ sóng
siêu âm đã được khảo sát chiết xuất cao giàu hoạt chất acid salvianolic B. Các yếu tố
như thời gian chiết, tần số sóng siêu âm, tỉ lệ dung môi/dược liệu, loại dung môi chiết
xuất đã được khảo sát. Kết quả đã tìm được thông số tối ưu cho quá trình chiết xuất
gồm: tần số siêu âm: 45 Hz; dung môi: 60% ethanol chứa nước; nhiệt độ chiết: 30 oC;

thời gian chiết: 25 phút; tỷ lệ dung môi/dược liệu: 20:1 (v/w, ml/g). Dưới những điều
kiện này, hàm lượng acid salvianolic B thu được là 5,17 mg/g (33,93 mg/g) cao hơn so
với phương pháp chiết xuất hồi lưu (28,76 mg/g). Như vậy sử dụng pp này chiết xuất
acid salvianolic B hiệu quả hơn phương pháp chiết hồi lưu .
- Chiết bằng pp vi sóng (Microwave-assisted extraction method): ứng dụng vi sóng
(MAE) trong chiết xuất các hợp chất tanshinon (tanshinon IIA, cryptotanshinon và
tanshinon I) từ rễ của đan sâm đã được nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng hoạt chất
này bằng pp HPLC. Các yếu tố khác nhau như dung môi, nồng độ dung môi, tỷ lệ dược
liệu/dung môi đã được khảo sát. Kết quả cho thấy sử dụng phương pháp này với các
điều kiện tối ưu thu được hàm lượng các hợp chất lần lượt là tanshinon IIA: 0,29%;
cryptotanshinon: 0,23%; tanshinon I: 0,11%, được công bố là bằng hoặc cao hơn so với
phương pháp thông thường được công bố trước đây. Ứng dụng vi sóng trong chiết xuất
nhóm hợp chất tansinon cần thời gian ngắn (2 phút), trong khi đó dung pp chiết ngấm
kiệt ở nhiệt độ phòng, chiết hồi lưu, chiết siêu âm và pp soxhlet cần thời gian lâu hơn
24 h, 45 phút, 75 phút và 90 phút, tương ứng
1.3. Tổng quan về tác dụng sinh học


Cao rễ đan sâm có tác dụng trên rối loạn vi tuần hoàn gây bởi noradrenalin ở túi
má chuột hang, làm giãn tiểu động mạch và tăng tốc độ vi tuần hoàn. Tiêm dẫn chất
tanshinon II natri sulfonat vào đầu phía xa của động mạch vành đi xuống, ở xa chỗ tắc,
làm giảm có ý nghĩa kích thước của nhồi máu cơ tim cấp tính 24 giờ sau khi cho uống
thuốc .
Cao đan sâm có tác dụng hạ sốt ở thỏ, chống viêm ở chuột cống trắng có viêm
khớp nhiễm khuẩn và ở chuột nhắt trắng có viêm tai gây bởi dầu ba đậu. Tanshinon II
natri sulfonat có tác dụng in vitro ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của
hồng cầu đối với sự tan huyết gây ra bởi dung dịch nhược trương, nhiệt lượng, pH thấp
hoặc saponin .
Đan sâm được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Việt Nam nhằm điều trị những
bệnh liên quan đến tuần hoàn và máu, như: tâm hư phiền nhiệt, kinh nguyệt không đều,

nhịp tim nhanh, suy nhược thần kinh, phong thấp . Trong YHCT Trung Hoa, đan sâm
còn được dùng trong tăng cường tuần hoàn máu, hoạt huyết tiêu ứ, nhịp tim nhanh. Ở
Nhật Bản, Đan sâm được sử dụng phổ biến trong tăng cường tuần hoàn máu và tiêu
máu ứ. Trong thị trường Mỹ và Châu Âu, các sản phẩm từ đan sâm được sử dụng như
thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên, ví dụ như Anhui được dùng chữa trị kinh
nguyệt không đều, ứ huyết sau sinh, mất ngủ do suy nhược thần kinh và một số bệnh
ngoài da
Gần đây, các kết quả nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng đan sâm có thể có tác động ức chế
các tế bào ung thư (in vitro) ở người cũng như HIV . Đan sâm có thể ngăn chặn sự lan
truyền của một vài kiểu tế bào ung thư khác nhau bằng cách ngăn chặn sự phân bào và
làm cho các tế bào ung thư bị phân hủy. Đối với HIV, các hợp chất có trong đan sâm có
thể ngăn chặn sự hoạt động của enzym HIV-1 integraza, là enzym mà virus cần để
nhân bản. Cao rễ đan sâm có tác dụng trên rối loạn vi tuần hoàn gây bởi noradrealin ở
túi má chuột hang (hamster), làm giãn tiểu động mạch và tăng tốc độ vi tuần hoàn .
Tanshinon IIA


INCLUDEPICTURE
" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \*

MERGEFORMATINET
Tanshinon IIA là thành phần chính trong phân đoạn kém phân cực chiết xuất từ
Salvia miltiorrhiza Bunge. Hàm lượng tanshinon IIA trong rễ đan sâm một số vùng ở
Trung Quốc là từ 0,045 – 0, 22% .
Nó được đã được chứng minh có tác dụng rõ rệt trên một số bệnh (in vivo và in vitro),
đặc biệt là đối với tim mạch do làm giãn mạch máu, giảm huyết áp , ức chế phì đại
tâm thất trái , , [49]; ngăn chặn sự dày lên của màng động mạch hoặc tĩnh mạch, ngăn
chặn sự tăng sinh tế bào và quá trình apoptosis của tế bào cơ trơn ; giảm hiện tượng xơ

vữa động mạch , , , [41], , , hạ lipid huyết , ức chế viêm , chống oxy hóa [9]; chống
ngưng tập tiểu cầu, chống đông, chống huyết khối , , , giảm kích thước vùng nhồi máu
cơ tim , , . Rõ ràng tanshinon IIA là một hợp chất tự nhiên có tiềm năng trong việc bảo
vệ tim mạch. Chi tiết về các tác dụng chính trên tim mạch liên quan đến hai hợp chất
chính là tanshinon IIA và acid salvianolic B của Đan sâm được tổng hợp dưới đây :
a. Tác dụng chống xơ vữa thành mạch
Các tế bào nội thành mạch chết có nguy cơ gây ra xơ vữa mạch, làm cho thành mạch
không được trơn tru. LPS cũng là tác nhân gây kích thích quá trình chết của tế bào nội


thành tĩnh mạch thông qua capase-3. Cao methanol của đan sâm có thể ức chế giải
phóng TNF-alpha của tế bào cơ trơn động mạch (IC50=65 ug/mL). Những bất thường
của tế bào cơ trơn thành mạch là nguyên nhân xuất hiện và tiến triển của xơ vữa thành
mạch. Acid lithospermic (25-100 uM) có tác dụng ức chế tác dụng của FBS và LPS lên
tế bào cơ trơn thành mạch sau 2 giờ, bởi acid này kích hoạt quá trình nguyên phân của
tế bào ở phage G1. Tanshinon IIA có thể loại bỏ các tế bào thành mạch bất thường và
sự tăng sinh tế bào bất thường, thông qua con đường phân bào MAPK bởi ức chế men
kích hoạt protein phân bào và kích hoạt c-fos. Chuột cống Sprague-Dawley được được
cho uống tanshinon IIA trong 2 tuần, vùng bất thường lòng thành mạch giảm 55.98%
so với đối chứng âm. Ngoài ra, một số thí nghiệm còn cho thấy tanshinon IIA (1-20
uM) ức chế sự kết tụ của THP-1 lên tế bào nội mạc thành mạch, và đồng thời kích
thích mRNA và protein kích hoạt VCAM-I và ICAM-1
b. Tác dụng chống cao huyết áp
Muối natri của danshensu có hai tác dụng trên cao huyết áp. Ở liều thấp (0.1-0.3g/L),
natri danshensu tăng hấp thu Ca2+ , nhưng ở liều cao (1-3g/L) gây ra giãn thành mạch
do tăng mở kênh ion không chọn lọc K+, và hạn chế kênh Ca2+/K+. Tanshinon IIA
natri sulfonat kích hoạt kênh Ca2+/K+ trên bào cơ trơn động mạch vành lợn.
Tanshinon IIA (40-80 uM) có tác dụng giãn mạch vành bằng cách kích hoạt và tăng
hoạt động của kênh Ca2+/K+ (43.6 – 42.1%), đồng thời tăng cường vận chuyển K+
(48.7-47.4%).

c. Tác dụng giảm mỡ máu
Chuột cống điều trị bằng cao đan sâm trong 4 tuần được giảm nồng độ của cholesterol
và LDL-cholesterol và triglycerid trong huyết tương cũng như trong gan. Đan sâm cải
thiện lipid trong chuột cống bị mỡ máu cao như một kháng thụ thể farnesoid X/liver-X.
Đan sâm còn được chứng minh có tác dụng tăng đáng kể đoạn mRNA có ảnh hưởng
đến giảm lượng binding protein 1c, loại protein làm giảm lượng cholesterol và
triglycerid trong gan và máu thông qua tác động lên con đường thụ thể farnesoid XSHP-SREBP1c. Đan sâm còn có tác dụng tăng độ tan của cholesterol lưỡng cực, do


làm tăng khả năng tương tác gắn kết với muối mật và phospholipid, thông qua kích
hoạt ABCB11 và ABCB4. Trong mô hình gây béo thực nghiệm trên chuột cống cho
thấy, sau khi điều trị với đan sâm 12 tuần, chuột được giảm cân và cải thiên tình trạng
mỡ máu, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
d. Tác dụng chống nhồi máu cơ tim
Những nghiên cứu gần đây về cấy ghép tế bào gốc của trung mô tủy xương có thể ngăn
chặn và cải thiện tình trạng nhồi máu cơ tim và chức năng của tim. Khi dùng kết hợp
điều trị với tanshinon IIA (30mg/kg thể trọng) trên chuột trong một tuần, kết quả cho
thấy tanshinon IIA giảm nhồi máu cơ tim tới 31.463%. Tanshinon IIA làm tăng khả
năng cấy ghép của tế bào gốc của trung mô tủy xương băng cách cải thiện
SDF1/CXCR4. Các tế bào nội mô tiền giả định có thể huy động từ tủy xương đến
những vùng thiếu máu cục bộ.
Salvianolic acid có thể dùng trong điều trị thiếu máu cục bộ sau sinh và cũng đóng vài
trò quan trọng trong điều trị bệnh động mạch vành. Cryptotanshinon (125-250
microgram/kg) được tiêm ven trong trong 10 phút sau khi gây thiếu máu cơ tim cục bộ
trong nghiên cứu, cho thấy tác dụng ức chế các chất tiền gây viêm như các cytokin,
ngăn chặn giải phóng các yếu tố ái nhân, do vậy ngăn chặn được sự kết dính phân tử
thông qua ức chế hoạt động NF-kB
e. Tác dụng chống nhồi máu não
Điều trị thiếu máu cuc bộ trên vỏ náu bằng cao nước của đan sâm cho thấy giảm nồng
độ của protein hoạt động C, IL-8, IL-10, TNF-alpha, mRNA của IL-10, mRNA hoạt

hóa TNF-alpha, TGF-beta 1 trong huyết tương. Tanshinon IIA có thể giảm vùng nhồi
máu não và lượng nước trong thiếu mãu bán cầu não cục bộ trên chuột cống nghiên
cứu. Tuy nhiên tanshinon IIA lại bị hạn chế bởi hàng rào máu não, ảnh hưởng đến hoạt
hóa ICAM-I và MMP-9, ức chế sự phân hủy của ZO-1 và occluding. Từ kết quả nghiên
cứu cho thấy tanshinon IIA giảm độ phù nề của não và bảo vệ hàng rào máu não trong
nhồi mãu não trên cống thí nghiệm.


f. Tác dụng chống đông máu
Từ lâu đời, đan sâm đã được chỉ định trong tiêu máu ứ, hoặc máu nhanh đông.
Salvianolic acid B có tác dụng giảm các yếu tố ức chế hoạt hóa trong huyết tương, có
thể tăng cường hoạt động của các yếu tố thủy phân fibrin dang sợi và các yếu chống
đông, bởi hoạt hóa các yếu tố hoạt hóa plasminogen và throbomodulin. Trong mô hình
nghiên cứu gây đông máu động mạch trên chuột, salvianolic acid B đã ức chế hoạt
động kết tập của hồng cầu thông qua PI3K, và ức chế adenosine phosphate. Tanshinon
IIA có thể ức chế kết tập hồng cầu lên collagen trong máu.
Ngoài ra, trong đan sâm còn một số hợp chất khác cũng có hoạt tính như:
- Danshenu trong rễ đan sâm gây giãn động mạch vành lợn cô lập và đối kháng với đáp
ứng co mạch gây bởi morphin và propranolol .
- Miltiron và salvinon có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu in vitro. Đan sâm có tác dụng
bảo vệ cơ tim chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây bởi thiếu hụt
oxy .
- Acid salvianolic A, acid salvianolic B và acid rosmarinic ức chế sự peroxyd hóa lipid
gây bởi NADPH-vit C mạnh hơn Fe 2+-cystein ở tiểu những tiểu thể não, gan và thận
chuột cống trắng in vitro. Ngoài ra, ba hợp chất này còn làm giảm sản sinh gốc anion
superoxyd trong hệ xanthin oxidase .
- Acid salvianolic A ức chế H+-K+-ATPase và p-nitrophenyl phosphate ở dạ dầy lợn .
- Salviolon có tác dụng gây độc tế bào .
1.4. Công dụng
Đan sâm được dùng chữa bệnh tim, tâm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó chịu, kinh

nguyệt không đều, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, phong thấp các khớp sưng đau, thần
kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ chấn thương sai khớp, mục độc ghẻ lở. Còn dùng
chữa vàng da, chảy máu tử cung, kinh nguyệt nhiều ít đều có tác dụng, có tác dụng an
thai, chữa mẩn ngứa. Ngày dùng 8 - 15 g dạng thuốc sắc. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, đan sâm làm thuốc tăng cường tuần hoàn
máu, làm hết ứ máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, đau nhức ở ngực và


bụng, viêm đau khớp cấp, nhiễm khuẩn, bồn chồn, mất ngủ, chứng to gan lách, đau
thắt ngực 9 - 15 g .
Bài thuốc có đan sâm
 Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, phụ nữ sau sinh mất máu (Thiên vương bổ
tâm đan):
Đan sâm 8 g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12 g; thiên môn, mạch môn, mỗi vị
10 g; phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi vị 8 g; ngũ vị tử,
cát cánh, mỗi vị 6 g; chu sa 0,6 g. Uống ngày một thang, hoặc tán bột làm viên mỗi
ngày 20 g.
 Chữa suy tim:
Đan sâm 16 g; đảng sâm 20 g; bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, xa
tiền, mộc thông, mỗi vị 16 g. Sắc uống.
 Chữa suy tim thể tâm dương hư:
a. Đan sâm, ngưu tất, ý dĩ, mỗi vị 16 g; phụ tử chế, bạch truật, trạch tả, mỗi vị 12
g; can khương 6 g, nhục quế 4 g. Sắc uống.
b. Chân vũ thang gia vị: đan sâm, bạch truật, bạch thược, mỗi vị 16 g; phụ tử chế,
phục linh, đương quy, xa tiền, mỗi vị 12 g; cam thảo, can khương, nhục quế, mỗi vị 6
g. Sắc uống.
 Chữa suy tim thể âm dương khí huyết đều hư:
Đan sâm, long cốt, mỗi vị 16 g; hoàng kỳ, phụ tử chế, ngũ vị tử, mạch môn,
đương quy, trạch tả, xa tiền, mỗi vị 12 g; nhân sâm, hồng hoa, mõi vị 8 g; đào nhân 6 g.
Sắc uống.

 Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai (Bài Thiên vương bổ
tâm):
Đan sâm, sa sâm, thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12
g,; toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8 g; ngũ vị tử 6 g. Sắc uống.
 Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu mất ngủ:
a. Đan sâm, bạch thược, đại táo, hột muồn sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm,
mỗi vị 16 g; dành dành, nhân hạt táo sao, mỗi vị 8 g. Sắc uống.
b. Đan sâm, liên tâm, táo nhân sao, quả trắc bá, mỗi vị 8 g; viễn chí 4 g. Sắc
uống.
 Viêm tắc động mạch chi:


a. Đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 20 g; đương quy vĩ 16 g; xích thược, quế chi, bạch
chỉ, nghệ, nhũ hương, một dược, hồng hoa, đào nhân, tô mộc, mỗi vị 12 g. Sắc uống.
b. Thông mạch hoạt huyết thang: Đan sâm, huyền sâm, kim ngân hoa, bồ công
anh, mỗi vị 20 g,; sinh địa, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 16 g; hồng hoa, diên hồ sách,
mỗi vị 12 g; nhũ hương, một dược, mõi vị 8 g; cam thảo 4 g. Sắc uống.
 Ngoài ra còn một số bài thuốc:
Tư can bổ thận; chữa viêm khớp cấp; viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim,
đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim; thấp khớp mạn thể nhiệt; sốt, sưng đỏ đau; thấp
khớp mạn thể hàn; đau nhức các khớp; xơ gan giai đoạn đầu còn bù; động kinh; di
chứng viêm não Nhật Bản B; đau dây thần kinh liên sườn; đinh râu; chảy máu dưới da,
máu mũi, ỉa ra máu; thang tư âm hoạt huyết; kinh nguyệt mau và nhiều; kinh nguyệt
không đều; bế kinh; mất kinh; băng huyết, tích huyết tử cung; sốt xuất huyết; u xơ
tuyến vú; viêm tuyến vú; phong nhiệt ghẻ lở .
1.5. Một số sản phẩm từ Đan sâm trên thị trường
STT

Hình ảnh


Thành phần-Chỉ định

Ghi
chú

Đan sâm- tam

Chỉ định: Phòng và điều trị

thất

chứng đau thắt ngực, đau
nhói vùng tim do huyết ứ,
thiểu năng mạch vành.
- Đau đầu do huyết ứ (đau
từng cơn), thiểu năng tuần
hoàn não, sa sút trí nhớ do
lưu thông máu não kém.


Hộ tâm đơn

Dự phòng và điều trị:

Thuốc, thành

chứng đau thắt ngực do suy

phần : cho một


vành và cảm giác ngột ngạt

viên:

trong ngực, các bệnh mạch

Đan sâm

vành, xơ cứng động mạch.

720mg

Cholesterol máu cao, ngừa

Tam thất

huyết khối, rối loạn nhịp

141mg

tim.

Camphor 8mg
Lactose,
HPMC, Titan
dioxyd, Talc,
màu Ponceau
4R, vừa đủ 1
viên
Thiên sư hộ


- Giãn động mạch vành tim,

tâm đan

tăng lưu lượng máu đến
động mạch vành, cải thiện

Cao Đan Sâm :

lưu lượng tim, có hiệu quả

17.50 mg

giảm kết tập tiểu cầu,

Cao Tam Thất :

phòng chống huyết khối.

3.43 mg

- Hiệu quả điều trị hội

Borneol : 0.20

chứng thiếu máu cục bộ

mg.


gây ra bởi chứng xơ cứng
động mạch, hội chứng não
ở tuổi già nhờ tăng lưu
lượng máu đến não, cải


thiện rối loạn tuần hoàn
não, phòng ngừa và điều trị
các bệnh về mạch máu.
- Hiệu quả trong điều trị
các bệnh tăng mỡ máu, xơ
cứng động mạch và chứng
thiếu máu cục bộ tim nhờ
cải thiện tuần hoàn vi
mạch, ngăn cản quá trình
peroxid hoá lipid, tăng
cường hoạt động của SOD
(superoxide dismmutase),
tăng độ nhớt của máu toàn
phần, plasma và
cholesterol.
- Giãn động mạch vành,
giãn cơ trơn mạch máu,
tránh nghẽn máu cục bộ cơ
tim, giảm kết tập tiểu cầu,
Ích tâm khang

phòng chống huyết khối.
Hỗ trợ điều trị một số
chứng suy tim như:


50mg Cao

– Giảm các triệu chứng

Natto

của suy tim như mệt mỏi,

- 100mg cao

ho, phù, khó thở, xanh xao,

đan sâm

hồi hộp.

- 50mg cao

– Cải thiện tuần hoàn mạch

vàng đằng

vành, giảm cơn đau thắt


- 20mg L –

ngực.


Carnitine

– Làm chậm tiến trình suy
tim, tăng cường sức khoẻ
tim mạch, cải thiện chất
lượng cuộc sống, kéo dài
tuổi thọ cho bệnh nhân suy
tim

Sản phẩm của

Phòng ngừa đau thắt ngực

trung quốc:
Ingredients:
Salvia root,
notoginseng,
borneol
Guan Xin Dan

- Cải thiện tuần hoàn máu

Shen Di Wan:

và phòng chống huyết khối.

Radix Salviae

- Điều trị chứng đau thắt


Miltiorrhizae,

ngực, chứng khó thở do

Pseudo-

liên quan đến bệnh tim

ginseng,

mạch.

Lignum
Dalbergiae
odoriferae oil.
(Dan Shen, San
Qi, Jiang Xiang
You).


Fu Fang Dan

- Ngăn ngừa và điều trị các

Shen Pian:

bệnh tim và chứng đột quỵ.

Viên bao Cao


- Giảm kết tập tiểu cầu,

chiết rễ Đan

phòng chống huyết khối.

sâm

- Cải thiện tuần hoàn máu.
- Cải thiện co cơ tim và
chứng phồng động mạch
vành

DAN SHEN:

1 muỗng cà phê/lần (tương

Mỗi lọ chứa

đương khoảng 3 gram cao)

100 gram cao

x 2-3 lần/ngày, sau bữa ăn.

chiết đan sâm tỉ

Pha 1 thìa cà phê bột cao

lệ 1:7 (rễ


chiết đan sâm với khoảng

khô/cao khô)

250 ml nước đun sôi, để
nguội và uống.
Giúp: Giúp duy trì chức
năng tim mạch và hệ tuần
hoàn khỏe mạnh.

Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như:

- Trà Dụ Đan Sâm (Zhongjing, TQ): Công dụng làm dãn mạch máu, cải
thiện thiếu máu cơ tim điều tiết nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế việc hình thành
xơ vữa động mạch vành, chống máu đông, chống tắc nghẽn mạch, giảm đau
thần kinh, tăng cường khả năng miễn dịch.

- Viên Đan sâm-Tam thất (DOMESCO): Phòng và điều trị chứng đau thắt
ngực, đau nhói vùng tim do huyết ứ, thiểu năng mạch vành.


- Viên Đan sâm-Tam thất (TRAPHACO): Trị đau thắt ngực, đau nhói vùng
tim do huyết ứ, thiểu năng mạch vành.

- U não hoàn (Đông y Nguyễn Hữu Toàn): Đặc trị u não, đau đầu, chóng
mặt, buồn nôn, mệt mỏi, chân tay đau nhức, mất ngủ, mắt mờ.

Tài liệu tham khảo
1.


liệu, V.D., Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II. 2006, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật. 732-738.

2.

Q., W.B., Salvia miltiorrhiza: Chemical and pharmacological review of a
medicinal plant. Journal of Medicinal Plants Research 2010. 25(4): p. 28132820.

3.

Xu Y. Y., et al., Recent advance on research and application of Salvia
mitiorrhiza. Asian Journal of Pharmacodynamics and Pharmacokinetics, 20072.
7(2): p. 99-130.

4.

Pharmacopoeia, C. 2010. 383-384.

5.

II, B.P.V. 2009. 7343-7347.

6.

Kakisawa H., et al., Isolation and structures of new tanshinones. Tetrahedron
Letters, 1968. 9(28): p. 3231-3234.

7.


Dong J., et al., Investigation on ultrasound-assisted extraction of salvianolic
acid B from Salvia miltiorrhiza root. Ultrason Sonochem., 2010. 17(1): p. 61-65.

8.

Pan X., Niu G., and Liu H. .. , Microwave-assisted extraction of tanshinones
from Salvia miltiorrhiza bunge with analysis by high-performance liquid
chromatography. J Chromatogr A, 2001. 922(1-2): p. 371-375.


9.

Zhang M., et al., Rapid and high-throughput purification of salvianolic acid B
from

Salvia

miltiorrhiza

Bunge

by

high-performance

counter-current

chromatography. J Chromatogr A, 2009. 1216(18): p. 3869-3873.
10.


Su C.Y., et al., Salvia miltiorrhiza: Traditional medicinal uses, chemistry, and
pharmacology. Chinese Journal of Natural Medicine. , 2015. 13(3): p. 163-182.

11.

Xu Y.Y., et al., Recent advance on research and application of Salvia
miltiorrhiza. Asian journal of Pharmacodynamics and Pharmacokenitics, (2007.
7(2): p. 99-130.

12.

Adams J.D., et al., Preclinical and clinical examinations of Salvia miltiorrhiza
and its tanshinones in ischemic conditions. Chinese Medicine, 2006. 1(3): p.
doi:10.1186/1749-8546-1-3.

13.

Yoon Y., et al., Tanshinone IIA isolated from Salvia miltiorrhiza BUNGE
induced apoptosis in HL60 human premyelocytic leukemia cell line. Journal of
Ethnopharmacology, 1999. 68(1-3): p. 121-127.

14.

Chen H., et al., Production of lithospermic acid B and rosmarinic acid in hairy
root cultures of Salvia miltiorrhiza. Journal of Industrial Microbiology and
Biotechnology, 1999. 22(3): p. 133-138.

15.

Kim D. D., et al., Endothelial nitric oxide synthase is a molecular vascular

target for the Chinese herb Danshen in hypertension. American Journal of
Physiology, 2007. 292(5): p. H2131– H2137.

16.

Hu P., et al., Quality assessment of radix Salviae miltiorrhizae. Chemical &
Pharmaceutical Bulletin, 2005. 53(5): p. 481-486.

17.

Shang Q., Xu H., and H. L., Tanshinone IIA: A Promising Natural
Cardioprotective Agent. Evidence-based Complementary and Alternative
Medicine 2012. 2012: p. 716459.

18.

Wu G. B., Zhou E. X., and Q.D. X., Tanshinone IIA elicited vasodilation in rat
coronary arteriole: Roles of nitric oxide and potassium channels. European
Journal of Pharmacology, 2009. 617(1–3): p. 102-107.


19.

Wu T. W., et al., Effect of sodium tanshinone IIA sulfonate in the rabbit
myocardium and on human cardiomyocytes and vascular endothelial cells.
Biochemical Pharmacology, 1993. 46(12): p. 2327-2332.

20.

Fang J., et al., Tanshinone II-A attenuates cardiac fibrosis and modulates

collagen metabolism in rats with renovascular hypertension. Phytomedicine,
2010. 18(1): p. 58-64.

21.

Feng J. and Z. Z., Effect of sodium tanshinone IIA sulfonate on cardiac myocyte
hypertrophy and its underlying mechanism. Chinese Journal of Integrative
Medicine, 2008. 14(3): p. 197–201.

22.

Chen H. S., Chen Y. C., and Z. Z., Effect of Tanshinone IIA on vascular smooth
muscle cell proliferation in post-injury artery: status and trend. West China
Medical Journal, 2003. 18(4): p. 602.

23.

Li Y. S., Liang Q. S., and W. J., Effect of tanshinone II A on angiotensin II
induced nitric oxide production and endothelial nitric oxide synthase gene
expression in cultured porcine aortic endothelial cells. Chinese Journal of
Integrated Traditional and Western Medicine, 2007. 27(7): p. 637-639.

24.

Huang K. J., et al., Investigation of the effect of tanshinone IIA on nitric oxide
production in human vascular endothelial cells by fluorescence imaging.
Spectrochimica acta. Part A, Molecular and biomolecular Spectroscopy, 2007.
68(5): p. 1180-1186.

25.


Tang A. H., et al., Tanshinone IIA inhibits endothelin-1 production in TNF-αinduced brain microvascular endothelial cells through suppression of
endothelin-converting enzyme-1 synthesis. Acta Pharmacologica Sinica, 2007.
28(8): p. 1116–1122.

26.

Tang F. T., et al., Tanshinone IIA attenuates atherosclerosis in ApoE−/− mice
through down-regulation of scavenger receptor expression. European Journal of
Pharmacology, 2011. 650(1): p. 275-284.


27.

Fang Z. Y., et al., Tanshinone IIA downregulates the CD40 expression and
decreases MMP-2 activity on atherosclerosis induced by high fatty diet in
rabbit. Journal of Ethnopharmacology, 2008. 115(2): p. 217-222.

28.

Kang Y. J., et al., Inhibition of microsomal triglyceride transfer protein
expression and atherogenic risk factor apolipoprotein B100 secretion by
tanshinone IIA in HepG2 cells. Phytotherapy Research, 2008. 22(12): p. 1640-5.

29.

Jang S. I., et al., Tanshinone IIA from Salvia miltiorrhiza inhibits inducible
nitric oxide synthase expression and production of TNF-alpha, IL-1beta and IL6 in activated RAW 264.7 cells. Planta Medica, 2003. 69(11): p. 1057-1059.

30.


Liu G1, F.A., Yang Y, Park YJ, Tsuruta Y, Abraham E., miR-147, a microRNA
that is induced upon Toll-like receptor stimulation, regulates murine
macrophage inflammatory responses. Proc Natl Acad Sci U S A 2009 106: p.
15819-15824.

31.

Li C. Z., Yang S. C., and Z.F. D., Effects of tanshinone II-A sulfonate on
thrombus formation, platelet and blood coagulation in rats and mice. Acta
pharmacologica Sinica, 1984. 5(1): p. 39-42.

32.

Zhang H. L., et al., Effects of Tanshinone IIA on procoagulant activity of human
ECV304 cell line induced by NB4 cells. Journal of Sichuan University. Medical
Science Edition, 2006. 37(1): p. 55-59.

33.

Zhang Y., et al., Tanshinone IIA pretreatment protects myocardium against
ischaemia/reperfusion injury through the phosphatidylinositol 3-kinase/Aktdependent pathway in diabetic rats. Diabetes Obesity and Metabolism, 2010.
12(4): p. 316-322.

34.

Xu H. and C. K., Integrative medicine: the experience from China. Journal of
Alternative and Complementary Medicine, 2008. 14(1): p. 3-7.




×