Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo đề tài nghiên cứu kỹ thuật gây trồng loài Chè vằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.82 KB, 34 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, phát triển loài Chè vằng (Jasminum
subtriplinerve Blume) tại Vườn quốc gia Bến En”

Cơ quan chủ trì đề tài: Vườn quốc gia Bến En
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Tống Văn Hoàng

Thanh Hoá, tháng 12 năm 2014


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, phát triển loài Chè vằng (Jasminum
subtriplinerve Blume) tại Vườn quốc gia Bến En”

Chủ nhiệm đề tài

Vườn quốc gia Bến En
GIÁM ĐỐC

Th.S Tống Văn Hoàng

Đặng Hữu Nghị

Thanh Hoá, tháng 12 năm 2014



Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Xuất xứ đề tài
Năm 2013, VQG Bến En đã xây dựng thuyết minh đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật gây trồng, phát triển loài Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume)
tại Vườn quốc gia Bến En” trình Sở Tài chính Thanh Hóa và được Sở Tài
chính đồng ý cấp vốn thực hiện bằng Thông báo số 1418/STC-QLNS.TTK
ngày 08/5/2013 của Sở Tài chính Thanh Hóa về việc Thông báo kết quả thẩm
định dự toán các chương trình nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia Bến
En.
Trên cơ sở đó, Giám đốc VQG Bến En đã ban hành các quyết định số
142/QĐ -VQG ngày 10/5/2013 và 190/QĐ-VQG, ngày 06/6/2013 về việc bổ
nhiệm chủ nhiệm và phê duyệt dự toán kinh phí sau điều chỉnh đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, phát triển loài Chè vằng (Jasminum
subtriplinerve Blume) tại Vườn quốc gia Bến En” . Kể từ đó, đề tài chính thức
được tổ chức thực hiện theo đúng các nội dung và phương pháp đã được phê
duyệt.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiện trạng loài Chè vằng, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật
gây trồng góp phần bảo tồn, phát triển loài cây thuốc quý, hiếm và có giá trị
kinh tế ở Vườn quốc gia Bến En.
1.3. Thời gian thực hiện
24 tháng, từ tháng 1/2013 – 12/2014.
1.4. Kinh phí thực hiện
Tổng số: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng chẵn./.)


Phần 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài đã thực hiện 04 nội dung chính với phương pháp cụ thể như sau:
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu đặc điểm sinh
thái, sinh vật học của loài nghiên cứu ở VQG Bến En
- Điều tra đặc điểm phân bố và sinh cảnh phân bố loài Chè vằng.
- Mức độ phong phú của loài nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài:
+ Đặc điểm về hình thái
+ Đặc điểm về địa hình, đất đai.
+ Đặc điểm rừng và nhóm loài ưu thế nơi phân bố của loài nghiên cứu.
+ Vật hậu: Mùa ra hoa, mùa ra quả, thời gian quả chín, thời gian thu
hoạch quả,...
2.1.2. Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tạo cây con và kỹ
thuật gây trồng
- Nghiên cứu tạo cây con:
+ Thử nghiệm nhân giống: Nhân giống bằng hạt và bằng hom
+ Ảnh hưởng của chế độ che sáng đối với cây con ở giai đoạn vườn ươm.
+ Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu.
+ Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong vườn ươm.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng.
+ Phương thức trồng: Trồng dưới tán rừng tự nhiên và trồng trong vườn
hộ gia đình.
+ Mật độ trồng: Thử nghiệm trồng ở 3 mật độ khác nhau (Đối với mỗi
phương thức trồng bố trí thí nghiệm các mật độ khác nhau).
2.1.3. Nội dung 3: Lựa chọn và triển khai mô hình

4


+ Trồng trong vườn hộ gia đình.

+ Trồng dưới tán rừng tự nhiên.
2.1.4. Nội dung 4: Xây dựng báo cáo tổng kết đề tài, hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống, kỹ thuật gây trồng
- Xây dựng Báo cáo tổng kết đề tài.
- Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật gây trồng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
Với mục tiêu đề tài đặt ra kết hợp với tình hình thực tế đề tài chọn cách
tiếp cận như sau: Điều tra hiện trường + tài liệu tham khảo ⇛ tiến hành thực
nghiệm ⇛ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.
2.2.2. Vật liệu đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.2.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là thân, cành, lá, hoa, quả, hom và hạt của loài Chè
vằng (Jasminum subtriplinerve Blume) tại khu vực VQG Bến En.
2.2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên cứu, gây trồng và phát
triển loài Chè vằng trong khu vực Vườn quốc gia Bến En
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Phương pháp điều tra, bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu
- Sử dụng phương pháp điều tra truyền thống và các tài liệu tham khảo,
các tư liệu có liên quan.
- Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ:
+ Nghiên cứu giâm hom: Sử dụng 03 công thức.
+ Nghiên cứu gieo ươm: Bố trí 08 công thức xử lý hạt.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng: Bố trí 05 công thức.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu: Bố trí 05 công thức.
+ Nghiên cứu phương thức trồng: Bố trí 02 phương thức.

5



+ Nghiên cứu mật độ: Bố trí 03 công thức mật độ.
2.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu điều tra được xử lý bằng SPSS16.0 và Excel theo phương
pháp thống kê thông thường.
- Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một 1 nhân tố để so sánh
đánh giá kết quả thí nghiệm.
- Phân tích đất: Các mẫu đất được phân tích tại phòng thực hành phân
tích đất của trường Đại học Lâm nghiệp.

6


Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng
3.1.1. Hiện trạng phân bố
Đề tài đã bố trí 02 tuyến đi qua các kiểu địa hình núi đất, núi đá, ven hồ
và các trạng thái IC, IIA, IIIA1, IIIA2 thuộc các tiểu khu 634a, 636 và 622.
Kết quả điều tra cho thấy tần suất bắt gặp loài Chè vằng trên tuyến điều tra
trung bình là 17,97 bụi, 101,9 cây/km.
Trong 6,4 km của tuyến điều tra, chiều dài đi qua trạng thái IIIA2 là
0,63 km (Chiếm khoảng 10%) và đi qua núi đá là 0,54 km (8%), không thấy
có sự xuất hiện của Chè vằng. Ở các trạng thái IC, IIA, IIIA1 trên núi đất bắt
gặp 115 bụi, 652 cây (chiếm 100%). Như vậy, Chè vằng chỉ phân bố ở núi
đất, trong đó tập trung chủ yếu ở thung lũng, bãi bằng và sườn đồi những nơi
có mật độ cây gỗ thấp.
3.1.2. Chỉ số đa dạng của quần xã và độ phong phú của Chè vằng
Chỉ tiêu độ phong phú đánh giá loài trên phương diện cá thể. Chỉ tiêu
độ phong phú có thể được tính dưới 2 dạng là độ phong phú tuyệt đối và độ

phong phú tương đối. Trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ xác định độ phong
phú tương đối và chỉ số đa dạng của Margalef. Kết quả nghiên cứu được tổng
hợp tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chỉ số đa dạng và mức độ phong phú

Tổng số
Số cây Chè
Chỉ số đa
Độ phong
cây
vằng
dạng (d)
phú (%)
OTC1
16
92
34
15,49
37
OTC2
14
165
66
13,55
40
OTC3
15
171
65
14,55

38
Bảng 3.1 cho thấy chỉ số đa dạng của các loài thực vật trong tầng thảm
OTC

Số loài

tươi, cây bụi khá đa dạng, trong đó ở OTC1 có tính đa dạng cao nhất và thấp
nhất là OTC2. Tuy nhiên mức độ phong phú của loài Chè vằng tại OTC2 lại

7


có giá trị cao nhất và thấp nhất tại OTC1 chứng tỏ các trạng thái rừng có tính
đa dạng trong lớp thảm tươi cao thì độ phong phú của loài Chè vằng giảm
xuống.
3.1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái loài Chè vằng tại VQG Bến En
3.1.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học
- Đặc điểm hình thái thân:
Kết quả điều tra, đo đếm kích thước của 30 bụi Chè vằng mọc ở rừng
tự nhiên với những chỉ tiêu cơ bản được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kích thước loài Chè vằng ở Vườn quốc gia Bến En

D00 (cm)
Hvn (m)
Số nhánh
TB
Max
Min
TB
Max

Min
TB
Max
Min
0,3
0,5
0,18
4,3
16,0
1,4
3,4
6,0
1,0
Nhận xét: Chè vằng là loại cây bụi nhỏ, đường kính gốc tối đa là 0,5cm,
thông thường khoảng 0,3cm, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn
hơn. Thân cứng, từng đốt vươn dài, có thể cao tới 16m khi bám vào thân cây
khác, phân nhánh nhiều. Vỏ nhẵn, rất mỏng, không mùi, màu xanh lá mạ khi
phân bố ở các khoảng trống và xanh lục khi phân bố dưới tán cây rừng.
- Hình thái lá, hoa và quả:
+ Lá: Lá đơn, mọc đối hình lưỡi mác đến trứng ngược phía cuống tròn,
mũi nhọn, dài 3,5- 8,1cm, rộng 1,5 – 3,8 cm, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ.
Có ba gân chính, trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, gân chính nỗi rõ
trên mặt lá, mép lá nguyên, hai mặt có màu xanh lục gần giống nhau, hơi
bóng và không lông.
Để xét hình thái lá cây, đối tượng nghiên cứu được chia làm 3 cấp: Cây
con 05 tháng tuổi; cây sau khi trồng trên mô hình 12 tháng (tổng cộng 17
tháng tuổi) và cây có đường kính gốc lớn nhất ở rừng tự nhiên, mỗi cây lấy 5
lá đại diện. Ở mỗi cấp tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều dài cuống lá
từ lúc lá non đã phát triển đầy đủ đến khi lá già. Kết quả tính toán các giá trị
trung bình của các tuổi được ghi ở bảng 3.3


8


Bảng 3.3. Sự biến đổi hình thái lá của Chè vằng

Tuổi cây

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều dài

lá (cm)
5
6,2
7,06

lá (cm)
1,73
1,74
3,16

cuống lá (cm)
0,22
0,26
0,3

05 tháng

17 tháng
Cây trưởng thành

Hình dạng lá
Lưỡi mác tù
Lưỡi mác dài
Trứng ngược

ở rừng tự nhiên
Nhìn vào kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Hình dạng lá biến đổi từ hình mác
tù đến hình mác và trứng ngược. Chiều dài, chiều rộng và cuống lá tăng dần
theo tuổi. Đồng thời với sự biến đổi về hình thái là sự biến đổi màu sắc lá từ
xanh lục khi ở vườn ươm và dưới tán loài cây khác sang màu xanh lá mạ khi
sinh trưởng trên các khoảng trống trong rừng tự nhiên. Sự biến đổi hình thái và
màu sắc lá có ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng của cây đối với điều kiện
sống ở ngoài tự nhiên khắc nghiệt hơn so với trong giai đoạn vườn ươm.
+ Hoa và quả
Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa, từ 7-9 hoa, cánh hoa màu
trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.
Quả chè vằng hình cầu, đường kính 0,4- 0,5 cm, chín từ tháng 9 đến
tháng 11 hằng năm, khi chín màu đen, có một hạt rắn chắc. 1kg quả tươi có
1.500 quả, 1kg hạt tươi có 3.000 hạt và 1kg hạt khô có 5.000 hạt Chè vằng.
- Hình thái rễ cây:
Chè vằng không có rễ cọc nhưng hệ rễ bàng khá phát triển. Tuy nhiên hệ
rễ bàng chủ yếu là rễ thứ cấp, rễ mọc từ thân không nhiều, chỉ từ 3 – 7 rễ chính.
Trong vườn ươm, những cây Chè vằng được tạo giống bằng hom
thường có hệ rễ phát triển hơn những cây được tạo giống bằng hạt. Khi tuổi
cây càng cao rễ bàng phát triển càng mạnh. Rễ bàng của Chè vằng thường ăn
nông, độ sâu không quá 35 cm. Đây là đặc điểm cần chú ý khi đào hố trồng
cây và chăm sóc Chè vằng bằng cách xới quanh gốc và bón phân để không

làm ảnh hưởng đến hệ rễ của cây.

9


3.1.3.2. Đặc điểm đất đai nơi Chè vằng phân bố tự nhiên
Kết quả điều tra phẫu diện và phân tích mẫu đất tại vị trí các OTC là đất
Feralit màu nâu vàng phát triển trên đá phiến thạch sét. Kết quả phân tích chi
thấy: Có hai loại đất tại khu vực nghiên cứu: Đất thịt trung bình đối với tầng
mặt (A) và tầng chuyển tiếp (AB), sét nhẹ đối với tầng kết von B và tầng mẫu
chất C. Đất từ đạt yêu cầu đến rất tốt. Đất chua mạnh đến chua. Hàm lượng
mùn, đạm tổng số, kaly dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Hàm lượng lân dễ
tiêu nghèo.
3.1.4. Đặc điểm quần xã nơi phân bố của Chè vằng
3.1.4.1. Tổ thành tầng cây cao và lớp cây tái sinh
Kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 3.4

Bảng 3.4. Tổ thành tầng cây cao và lớp CTS nơi loài Chè vằng
phân bố tự nhiên
OT

Công thức tổ thành tầng cây cao

C
1

Công thức tổ thành lớp CTS

0,91 Tr. + 0,76 Ng + 0,61 Trt + 0,61 1,43 Trt + 1,43 Dđ + 1,07 Ng +
Trs + 0,61 Lxa - 0,45 Gb - 0,45 Trv 1,07 Chđ + 0,71 Trs + 0,71 Ltr –

– 0,45 Trđ - 0,3 Đqx - 0,3 Bl - 0,3 0,36 Tch – 0,36 Tmt – 0,36 Slk Chr – 0,3 Chđ - 0,3 Mán đỉa - 0,3 0,36 Mcn – 0,36 Lm – 0,36 Mo –

2

Tmm+ 3,33 Lk (22 loài).
0,36 Dn – 0,36 Cqh – 0,36 Đlđ
4,17 Tr + 1,67 Vt + 0,83 St + 0,83 1,76 Đlđ + 1,76 Tm +1,18 Hm +
Ng + 0,83 Lxa + 0,83 Bbn + 0,83 0,59 Bs + 0,59 Ddx + 0,59 Lxa +
Đ3.

3

0,59 Ltr + 0,59 Tb + 0,59 Trc +

0,59 Tt + 0,59 Tr + 0,59 Trs
0,95 Slt + 0,95 Mln + 0,71 Sv + 1,58 Đbl + 1,58 Ngđ + 1,58 Trs +
0,71 Dđ - 0,48 Trc - 0,48 Sp - 0,48 1,05 Đlđ + 1,05 Go + 1,05 Lxa +
Lxa – 0,48 Ln - 0,48 Ds - 0,48 Bb – 0,53 Đqx + 0,53 Dđ + 0,53 Mđ +
0,48 Bbu + 3,33 Lk (14 loài).

0,53 Ng.

10


Qua bảng 3.4 ta thấy: Trong 3 OTC, thành phần loài cây ở tầng cây cao
và lớp cây tái sinh không có sự đồng nhất về thành phần loài cây trong các
trạng thái rừng. Điều đó có thể nhận định ban đầu rằng: Sự phân bố của Chè
vằng không phụ thuộc nhiều vào thành phần loài cây trên các trạng thái rừng.
3.1.4.2. Các chỉ tiêu lâm học tầng cây cao

Các chỉ tiêu lâm học tầng cây cao tại nơi Chè vằng phân bố tập trung
được tổng hợp tại bảng 3.5.
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu lâm học ở TTR có loài Chè vằng phân bố tập trung

TT

OTC

N/ha D1,3tb

Hvntb

số
(cây) (cm) (m)
1 OTC1 330 19,94 10,99
2 OTC2 60 11,75
7
3 OTC3 210 18,8 11,3
Bảng 3.5 ta thấy các OTC có

Dttb

TTR

Độ tàn che của cây gỗ

(m)
ở tầng cây cao
3,58 IIIa1
0,33

2,5
Ic
0,03
4,29 IIIa1
0,3
loài Chè vằng phân bố tập trung thường

có mật độ thấp, độ tàn che và các chỉ số về D 1,3, Hvn của tầng cây cao nhỏ.
Nhìn chung ở các TTR có loài Chè vằng phân bố tập trung có trữ lượng thấp,
là rừng nghèo kiệt hoặc rừng đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn phục hồi.
3.1.4.3. Chất lượng tầng cây cao và lớp cây tái sinh
Chất lượng tầng cây cao và lớp cây tái sinh của các OTC được tổng
hợp tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Chất lượng tầng cây cao và lớp cây tái sinh
OTC

Chất lượng tầng cây cao
Chất lượng cây tái sinh
Tốt
Trung bình
Xấu
Tốt
Trung bình
Xấu
Số
Số
Số
Số
Số
Số

%
%
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
lượng
lượng
55 83,33
5 7,58
6 9,09
26 92,86
0
0
2 7,14
1
7 58,33
4 33,33
1 8,33
17 100,00
0
0
0
2
3
31 73,81

10 23,81
1 2,38
19 100,00
0
0
0
-

Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ cây có chất lượng tốt ở các OTC đo đếm đều đạt
trên 50% đối với tầng cây cao và 92,86- 100% đối với lớp cây tái sinh, chứng tỏ

11


điều kiện khí hậu, đất đai tại khu vực này rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của các loài thực vật, trong đó có Chè vằng.
3.1.4.4. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi
Chè vằng là loài dây leo thân gỗ nên phân bố ở tầng cây bụi, thảm tươi
của hệ sinh thái rừng. Vì vậy rất cần có những đánh giá về một số chỉ tiêu
sinh thái, sinh học và ảnh hưởng của chúng đối với sự có mặt của Chè vằng
trong lớp thực vật này.
Bảng 3.7. Tổ thành theo số cây của tầng cây bụi, thảm tươi

OTC
Công thức tổ thành
OTC1 3,48 Cv +1,35 Cvo + 1,48 Dtl + 0,97 Nt - 0,45 Mu - 0,45 La - 0,39 Ds
- 0,32 Tn - 0,26 Kc - 0,19 La - 0,13 Cr -0,13 Đt - 0,13 Dsu - 0,06 Hb
- 0,06 Mn - 0,06 Cỏ lác - 0,06 Cm.
OTC2 3,93 Cv + 2,68 Cl + 0,6 Dtl + 0,54 Mu - 0,48 Ds - 0,42 La - 0,3 Dd 0,12 Mt - 0,3 Gi - 0,06 Gg - 0,12 Dt - 0,12 Dml - 0,3 Col - 0,06 Đn.
OTC3 3,8 Cv + 3,57 Mđ + 0,58 Mo - 0,47 Se - 0,47 Re – 0,23 Dt – 0,18 Mn

– 0,12 Cum - 0,12 Dn – 0,12 Kc – 0,12 La – 0,06 Cđ - 0,06 Cla –
0,06 Gg – 0,06 Hb.
Kết quả điều tra tại 03 OTC cho thấy Chè vằng là một trong số rất
nhiều loài của lớp thảm tươi ở các trạng thái rừng tại VQG Bến En. Tuy vậy,
Chè vằng luôn là loài có hệ số tổ thành cao nhất và lớn hơn rất nhiều so với
các loài khác.
Kết quả nghiên cứu tổ thành ở lớp thảm tươi, cây bụi cũng cho thấy
thành phần loài ở lớp thực vật này trong các trạng thái rừng có Chè vằng phân
bố tập trung rất khác nhau và không có loài cố định nào có hệ số tổ thành cao
thứ 2 hoặc thứ 3 ở cả 3 OTC, sau Chè vằng. Điều đó cho thấy, Chè vằng
không có sự cộng sinh mật thiết với bất cứ loài thực vật nào trong lớp thảm
tươi, cây bụi dưới tán rừng.

12


3.1.5. Kết quả nghiên cứu vật hậu
Mục đích của việc theo dõi diễn biến vật hậu là làm cơ sở để xác định
thời điểm thu hái, lập kế hoạch nhân giống, dự báo giống. Đề tài đã tiến hành
theo dõi vật hậu từ tháng 5/2013 - 5/2014 ở 30 cây Chè vằng tại VQG Bến En
cho kết quả ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả theo dõi vật hậu loài Chè vằng tại VQG Bến En
Tháng

T1

T2

T3


T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Đặc

Vn

Vn

Chn

Chn

Vn


Vn

Vn

Vn

Vn

Vn

Vn

Vn

điểm vật

Lx

Lx

Vn

Chhc

Lx

Lx

Lx


Lx

Lx

Lx

Lx

Lx

Lx

Vn

Chn

Chn

Chn

Chn

Chn

Chn

Chhc

Chhc


Lx

Chhc

Chhc

Chhc

Chhc

Chhc

Chhc

Qcrh

Hn

Hnr

Ht

Qn

Qg

Qc

Ht


Ht

Qn

Qx

Qc

Qcr

Qn

Qx

Qx

Qg

Qcr

Qx

Qg

Qg

Qc

hậu


Qc

Các pha vật hậu của Chè vằng có sự đan xen lẫn nhau. Trong cùng một
thời điểm có thể diễn ra nhiều pha vật hậu. Tuy nhiên, qua 12 tháng theo dõi,
đề tài nhận thấy: Chè vằng ra lá thường xuyên từ tháng 01 đến hết tháng 10.
Hoa bắt đầu nở từ tháng 3, nở rộ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 7. Quả
chín tháng 7 -10, tuy nhiên số lượng quả rất hạn chế, đến tháng 9 mới bắt đầu
chín rộ. Có thể thu hái hạt từ tháng 7, khi quả bắt đầu chín nhưng thu hoạch
chính vào từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
3.2. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tạo cây con và kỹ thuật
gây trồng
3.2.1. Nghiên cứu tạo cây con:
3.2.1.1. Kết quả tạo giống từ hom
Đề tài đã bố trí 3 công thức thí nghiệm giâm hom để đánh giá khả năng
ra rễ nhằm lựa chọn phương pháp tạo giống có hiệu quả cao nhất đưa vào sản
xuất đại trà. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.11.

13


Bảng 3.11. Kết quả sau 50 ngày giâm hom Chè vằng

Loại hóa chất

Nồng
độ
(%)
0,1%
100%


Số
Số
Số rễ
Chiều dài Tỷ lệ
hom
hom
trung
rễ trung
ra rễ
TN
ra rễ bình/hom bình (cm)
IBA
90
75
5
5,5
83,33
Chế phẩm giâm chiết
90
67
3,1
4,4
74,44
Đối chứng
90
51
2,61
4,25
51,67
Qua bảng 3.11 ta thấy: Sau 50 ngày giâm, tỷ lệ ra rễ của công thức 1 cao

hơn công thức 2 gần 9% và cao hơn công thức đối chứng tới 26,6%.
Số rễ của hom ở công thức 1 đạt 5 rễ/hom cao gấp 1,6 lần so với công
thức 2 và gấp 1,9 lần so với công thức đối chứng, chiều dài của rễ ở công thức
1 chỉ đạt 5,5cm gấp 1,25 lần so với công thức 2 và gấp 1,29 lần so với công
thức đối chứng.

Hình 3.6. Chồi và rễ Chè vằng sau 50 ngày giâm hom

Kết quả trên cho thấy: Chất kích thích sinh trưởng có tác dụng khá rõ
đến khả năng ra rễ, số lượng cũng như chất lượng rễ của Chè vằng trong quá
trình giâm hom. Với kết quả này chúng ta có thể áp dụng 02 công thức: Dùng
thuốc kích thích IBA 0,1% và Chế phẩm giâm chiết để giâm hom Chè vằng
phục vụ sản xuất đại trà.
3.2.1.2. Kết quả tạo giống từ hạt
Hạt Chè vằng thí nghiệm được thu hái vào cuối tháng 9/2013, khi đa số
quả đã chin và bắt đầu rụng. Để nghiên cứu phương pháo gieo ươm, đề tài đã
thử nghiệm xử lý hạt giống, quả Chè vằng bằng nhiệt và không dùng nhiệt ở

14


các trạng thái khác nhau của hạt và quả, kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại
bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu xử lý hạt
Công thức
Số hạt
thí
nghiệm
Hạt khô ngâm nước
90


20 ngày
Số %

Hạt nảy mầm
30 ngày
40 ngày
50 ngày
Số %
Số
% Số %

60 ngày
Số %

hạt

hạt

hạt

hạt

hạt

20

22,2

43


47,8

67

74,4

71

78,9

70

77,8

lạnh 8 tiếng
Hạt tươi bóc vỏ ngâm

90

37

41,1

70

77,8

81


90,0

81

90,0

81

90,0

nước ấm 8 tiếng
Hạt khô ngâm nước

90

32

35,6

67

74,4

79

87,8

85

94,4


85

94,4

ấm 8 tiếng
Quả khô ngâm nước

90

4

4,4

47

52,2

51

56,7

63

70,0

63

70,0


lạnh 8 tiếng
Quả tươi

90

0

-

23

25,6

54

60,0

72

80,0

72

80,0

Từ kết quả nghiên cứu tại bảng 3.12 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm ở công thức
hạt khô ngâm nước ấm 8 tiếng cho kết quả cao nhất, đạt 94,4%, tiếp theo là hạt
tươi bóc vỏ ngâm nước ấm, đạt 90%, gieo quả tươi (công thức đối chứng), đạt
80% và thấp nhất là thí nghiệm quả khô ngâm nước lạnh 8 tiếng chỉ đạt 70%. Tuy
nhiên thế này mầm (1/3 thời gian đầu) của công thức hạt tươi bóc vỏ ngâm nước

ấm cao nhất, đạt 41,1%, tiếp đến là công thức hạt khô ngâm nước ấm 8 tiếng và
thấp nhất là gieo quả tươi.
Như vậy đối với hạt Chè vằng, phương pháp xử lý nẩy mầm tốt nhất là
hạt khô ngâm nước ấm 8 tiếng trước khi gieo.
3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng và thành phần ruột bầu đến
sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm
3.2.2.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
của cây con ở giai đoạn vườn ươm
Để nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến sinh trưởng của
cây Chè vằng trong giai đoạn vườn ươm, nhằm tạo cây con đảm bảo chất

15


lượng để trồng rừng, đề tài tiến hành bố trí thí nghiệm theo 5 công thức che
sáng, kết quả cụ thể như sau:
a. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sinh trưởng của chè vằng
tạo giống bằng hom
- Tỉ lệ sống:
Tỷ lệ sống của Chè vằng được tạo giống bằng hom tỷ lệ nghịch với thời
gian nuôi cây trong vườn và tỷ lệ thuận với tỷ lệ che sáng. Sau 150 ngày, kể
từ ngày cấy cây, công thức 1 cho tỷ lệ sống cao nhất, đạt 85,6%, tiếp đến là
công thức 2 với 82,2%, công thức 3 là 75,6%, công thức 4 là 73,3% và thấp
nhất là công thức đối chứng với 70%.
Kết quả so sánh được chia thành 02 nhóm, nhóm có tỷ lệ sống cao hơn
gồm công thức 1 và 2, nhóm có tỷ lệ sống thấp hơn gồm công thức 3, 4 và
công thức đối chứng (bảng 3.13).
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ sống giữa các công thức che sáng của Chè vằng được

tạo giống bằng hom

Mức độ tin cậy 0,95
TT
Công thức che sáng
Số lần lặp
Nhóm 1
Nhóm 2
1
Công thức 5: Không che sáng
3
0,7
2
Công thức 4: Che sáng 25%
3
0,73
3
Công thức 3: Che sáng 50%
3
0,76
4
Công thức 2: Che sáng 75%
3
0,82
5
Công thức 1: Che sáng 100%
3
0,86
Như vậy, đối với Chè vằng được tạo giống bằng hom, trong giai đoạn ở
vườn ươm thì tỷ lệ che sáng từ 75-100% là thích hợp nhất cho việc nâng cao
tỷ lệ sống.
- Sinh trưởng D00cc

Kết quả cũng cho thấy đến thời điểm xuất vườn, đường kính gốc của các
công thức che sáng thấp hơn luôn có giá trị cao hơn.

16


Bảng 3.14. So sánh D00cc giữa các công thức che sáng của Chè vằng được

tạo giống bằng hom
TT
1
2
3
4
5

Công thức che sáng

Lần

Mức độ tin cậy 0,95

lặp
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Công thức 1: Che sáng 100%
3
0,160
Công thức 2: Che sáng 75%
3
0,167

0,167
Công thức 3: Che sáng 50%
3
0,170
0,170
0,170
Công thức 4: Che sáng 25%
3
0,173
0,173
Công thức 5: Không che sáng
3
0,180
Ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng đến sinh trưởng đường kính gốc của hom

được chia thành 03 nhóm. Trong đó nhóm có sinh trưởng đường kính tốt nhất
gồm công thức 3, 4 và 5, nhóm có sinh trưởng đường kính khá cũng gồm 03
công thức 2, 3 và 4. Như vậy, ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng từ 25-75% đối với
sinh trưởng D00cc là không rõ ràng. Do đó có thể áp dụng mức độ che sáng từ
25-75% cho việc sản xuất cây giống Chè vằng bằng hom trong vườn ươm.
- Sinh trưởng Hvncc
Sau 150 ngày, công thức che sáng 100% cho trị số sinh trưởng chiều
cao lớn nhất với Hvncc trung bình đạt 18,9cm, công thức che sáng 75% có H vncc
trung bình đạt 18 cm, tiếp đến là che sáng 50% với H vncc trung bình đạt 17 cm,
công thức che sáng 25% có Hvncc trung bình đạt 16,6cm và cuối cùng là công
thức đối chứng với Hvncc trung bình đạt 16,3cm.
Như vậy, rõ ràng là sinh trưởng Hvncc chịu ảnh hưởng khá mạnh của
cường độ chiếu sáng. Độ che sáng càng cao thì sinh trưởng chiều cao của Chè
vằng được tạo giống bằng hom ở giai đoạn vườn ươm càng nhanh và ngược lại.
So sánh phương sai một nhân tố về ảnh hưởng của chế độ che sáng đối

với sinh trưởng Hvncc của Chè vằng ở giai đoạn vườn ươm cho kết quả tại bảng
3.15.
Bảng 3.15. So sánh Hvncc giữa các công thức che sáng của Chè vằng được tạo

giống bằng hom
Công thức che sáng
Số lần lặp

17

Mức độ tin cậy 0,95


TT
1
2
3
4
5

Nhóm 1
16.30
16.53
17.03

Nhóm 2

Công thức 5: Không che sáng
3
Công thức 4: Che sáng 25%

3
Công thức 3: Che sáng 50%
3
Công thức 2: Che sáng 75%
3
18.03
Công thức 1: Che sáng 100%
3
18.93
Bảng 3.15 cho thấy nhóm cho kết quả sinh trưởng Hvncc tốt nhất bao gồm

02 công thức: Che sáng 100% và che sáng 75%, nhóm thấp hơn thuộc về 03
công thức: Đối chứng, che sáng 25% và che sáng 50%. Điều này cho thấy có
thể áp dụng mức độ che sáng 75% - 100% đối với loài Chè vằng được tạo
giống bằng hom trong giai đoạn vườn ươm, nếu muốn Hvncc sinh trưởng nhanh.
- Tóm lại:
Công thức che sáng 100% có tỷ lệ sống đạt 85,6%, sinh trưởng chiều
cao lớn nhất, đạt 18,93cm nhưng D00 chỉ đạt 0,16cm, thấp nhất trong 5 công
thức thí nghiệm; tiếp đến là che sáng 75% với 82,2% cây sống, chiều cao đạt
18cm, D00 đạt 0,17cm; Công thức che sáng 50% có tỷ lệ cây sống cao thứ 3,
đạt 75,6%, đường kính gốc cành cấp 1 đạt 0,17cm, chiều cao đạt 17cm; Công
thức che sáng 25% có tỷ lệ sống đạt 73,3%, chiều cao đạt 16,5cm, D 00 đạt
0,18cm; Công thức đối chứng có tỷ lệ sống đạt 70%, chiều cao đạt 16,3cm,
D00 đạt 0,18cm. Như vậy, kết hợp cả 3 chỉ tiêu so sánh chúng ta có thể thấy
công thức che sáng 75% và 50% đảm bảo được tỷ lệ sống cao, sinh trưởng
chiều cao và đường kính cân đối do đó có thể áp dụng tốt cho sản xuất.
b. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sinh trưởng của chè vằng tạo
giống bằng hạt
- Tỷ lệ sống


18


Tỷ lệ sống của Chè vằng được tạo giống từ hạt trong vườn ươm giảm
dần theo thời gian và tỷ lệ nghịch với cường độ chiếu sáng. Trong đó công
thức che sáng 100% có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 80%. Các công thức che sáng
75%, 50%, 25% có sự chênh lệch không đáng kể và lần lượt đạt 76,7%,
75,6% và 74,4%, cuối cùng là công thức đối chứng với 71,1%.
Kết qủa so sánh năm công thức được chia thành 02 nhóm nhưng có sự
đan xen lẫn nhau, các công thức 2, 3 và 4 đều có mặt ở cả 2 nhóm. Điều đó
cho thấy các thí nghiệm che sáng không thể hiện rõ sự khác biệt đối với tỷ lệ
sống của Chè vằng được gieo ươm bằng hạt. Kết quả được tại bảng 3.16.
Bảng 3.16. So sánh tỷ lệ sống giữa các công thức che sáng của Chè vằng được

tạo giống bằng hạt
TT
1
2
3
4
5

Công thức che sáng
Công thức 5: Không che sáng
Công thức 4: Che sáng 25%
Công thức 3: Che sáng 50%
Công thức 2: Che sáng 75%
Công thức 1: Che sáng 100%
- Sinh trưởng D00


Số lần lặp
3
3
3
3
3

Mức độ tin cậy 0,95
Nhóm 1
Nhóm 2
0,713
0,743
0,743
0,757
0,757
0,77
0,77
0,8

Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng D00 của Chè vằng được tạo
giống bằng hạt một cách khá rõ trong giai đoạn vườn ươm và tăng lên theo thời
gian nuôi cây. Sau 150 ngày, công thức che sáng 100% có D 00 nhỏ nhất, đạt
0,15cm, tiếp đến là công thức che sáng 75% với D00 = 0,16cm; các công thức
che sáng 50% và 25% có D00 đạt 0,17cm, xếp thứ 2 và cao nhất là công thức
đối chứng với D00 đạt 0,18cm. Như vậy, trong giai đoạn vườn ươm thì khi
cường độ chiếu sáng càng cao sinh trưởng D00 của Chè vằng càng lớn.
Kết quả so sánh 5 công thức che sáng được chia thành 02 nhóm có tốc
độ sinh trưởng D00 khác nhau. Nhóm 1 là công thức che sáng 100%, có D00 nhỏ
nhất, nhóm 2 gồm 4 công thức, trong đó công thức che sáng 25% và không che
sáng có D00 lớn nhất, đạt 0,177cm, công thức che sáng 75% và công thức che


19


sáng 50% có D00 lần lượt là 0,167cm và 0,173cm sau 5 tháng. Điều đó chứng tỏ
ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng D00 nhưng mức độ ảnh hưởng không
lớn giữa các công thức che sáng.
- Sinh trưởng Hvn
Sinh trưởng chiều cao Hvn của Chè vằng được tạo giống bằng hạt chịu
ảnh hưởng khá mạnh của cường độ ánh sáng và mức độ ảnh hưởng tăng dần
theo thời gian. Sau 150 ngày thì chênh lệch giữa công thức 1 có H vn lớn nhất là
19,6cm và công thức 5 có Hvn nhỏ nhất là 15,3cm đạt tới 4,3cm.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố đã chia 5 công thức thí
nghiệm về tỷ lệ che sáng được chia thành 5 nhóm khác nhau. Trong đó công
thức 1 đạt sinh trưởng Hvn cao nhất, tiếp đến là công thức 2, công thức 3,
công thức 4 và cuối cùng là công thức đối chứng (bảng 3.17).
Bảng 3.17. So sánh sinh trưởng Hvn giữa các công thức che sáng của Chè vằng
được tạo giống bằng hạt
TT

1
2
3
4
5

Công thức che sáng

Công thức 5: Không che sáng
Công thức 4: Che sáng 25%

Công thức 3: Che sáng 50%
Công thức 2: Che sáng 75%
Công thức 1: Che sáng 100%

Số lần
lặp
3
3
3
3
3

Nhóm
1
15,3

Mức độ tin cậy 0,95
Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4

Nhóm
5

16,3
17,6
18,1
19,6


- Tóm lại:
Với kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống, sinh
trưởng D00, Hvn của Chè vằng được tạo giống từ hạt ở giai đoạn vườn ươm
chúng ta có thể khẳng định: Ánh sáng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh
trưởng Hvn và ảnh hưởng ít hơn đến sinh trưởng D00 của Chè vằng được tạo
giống bằng hạt trong giai đoạn vườn ươm. Trong 05 công thức thí nghiệm, 3
công thức che sáng 100%, 75% và 50% cho kết quả tốt nhất do đó có thể áp
dụng để tạo giống Chè vằng từ hạt phục vụ sản xuất.

20


c. So sánh ảnh hưởng của chế độ che sáng đối với sinh trưởng của Chè
vằng được tạo giống bằng hom và bằng hạt
Để đánh giá ảnh hưởng của chế độ che sáng đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của Chè vằng được tạo giống bằng hom và bằng hạt từ đó lựa chọn
phương thức tạo giống Chè vằng phù hợp, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả
theo dõi sau 5 tháng gieo ươm. Kết quả ch thấy:
- Về tỷ lệ sống: Các công thức che sáng 100%, 75% cho tỷ lệ sống của
cây hom cao hơn cây hạt 5,5 – 5,6% trong khi công thức che sáng 50% không
có sự chênh lệch; các công thức che sáng 25% và đối chứng có tỷ lệ sống của
cây hom đều thấp hơn cây hạt 1,1%.
- Về sinh trưởng D00: Công thức 1,2 và 4 cây hom sinh trưởng D 00
nhanh hơn cây hạt 0,01 cm, trong khi công thức 3 và 5 không có sự khác biệt.
- Về sinh trưởng Hvn: Các công thức 1, 2 và 3 cây hom sinh trưởng H vn
đều sinh trưởng chậm hơn cây hạt ở mức giao động từ 0,1 – 0,7cm, trong đó
công thức 1 và 3 có sự chênh lệch lớn với mức 0,7cm và 0,6 cm; các công
thức 4 và đối chứng có kết quả ngược lại, cây hom sinh trưởng nhanh hơn cây
hạt, trong đó công thức đối chứng đạt mức chênh lệch tới 1cm.
Như vậy, cây giống từ hom có tỷ lệ sống cao hơn, sinh trưởng chiều cao

chậm hơn nhưng sinh trưởng đường kính gốc lớn hơn, song mức chênh lệch về
các chỉ tiêu sinh trưởng D00 và Hvn giữa cây hom và cây hạt là không đáng kể.
Điều đó làm cho cây hom phát triển cân đối hơn so với cây hạt. Ngoài ra, với tỷ
lệ sống cao hơn từ 0 – 5,6% ở các công thức 1, 2 và 3 của cây hom có thể đưa ra
khuyến cáo nên áp dụng phương pháp tạo giống bằng hom cho sản xuất giống
Chè vằng thì hiệu quả sẽ cao hơn.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây
con ở giai đoạn vườn ươm
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh
trưởng của Chè vằng ở giai đoạn vườn ươm được tạo giống từ hom, đề tài đã

21


tiến hành thí nghiệm thành phần ruột bầu theo 5 công thức. Sau 05 tháng theo
dõi, thu được kết quả cụ thể như sau:
a. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của Chè vằng
được tạo giống bằng hom ở giai đoạn vườn ươm
- Tỷ lệ sống:
Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống của Chè vằng tạo
giống bằng hom sau 05 tháng ở vườn ươm được mô phỏng trong hình 3.8.
Công thức 1, đạt 81,11%; công thức 2, đạt 82,22%; công thức 3, đạt
80,0%; công thức 4, đạt 81,11%; công thức 5 đạt 77,78%. Kết quả so sánh
cho thấy cả 5 công thức ruột bầu đều được xếp cùng một nhóm, có thể thấy
thành phần ruột bầu có ảnh hưởng không rõ nét đến tỷ lệ sống của Chè vằng
được tạo giống bằng hom trong giai đoạn vườn ươm.
- Sinh trưởng Hvncc
Quá trình đo đếm Hvncc trong 5 tháng cho thấy các công thức 2, 3, và 4
luôn có Hvncc lớn hơn, đồng thời sự chênh lệch giá trị đo đếm của H vncc giữa 3
công thức này là không đáng kể. Công thức 5 luôn có giá trị thấp nhất và sau 5

tháng chiều cao trung bình của số cây trong công thức này không đảm bảo tiêu
chuẩn xuất vườn. Năm công thức thành phần ruột bầu đã cho 5 kết quả sinh
trưởng Hvncc khác nhau và được chia thành 04 nhóm. Trong đó công thức 3 cho
kết quả tốt nhất với Hvncc = 19cm, xếp thứ 2 là công thức 2 và công thức 4 với
Hvncc = 18,03cm và 18,07 cm, tiếp đến là công thức 1 với H vncc = 15,73cm và
cuối cùng là công thức đối chứng với Hvncc = 14,73cm. Chi tiết tại bảng 3.18.
Bảng 3.18. So sánh ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng Hvncc

của Chè vằng tạo giống bằng hom
Số lần
TT
Công thức ruột bầu
1
Công thức 5: 100% đất tầng B
2
Công thức 1: 90% đất tầng B +

lặp

Mức độ tin cậy 0,95
Nhóm 1

3
3

22

Nhóm 2 Nhóm 3

14,73

15,73

Nhóm 4


10% phân chuồng hoai
Công thức 2: 95% đất tầng B +
3

5% phân NPK
Công thức 4: 90% đất tầng B +

3

18,03

18,07

8% phân chuồng hoai 2% phân
4

vi sinh
Công thức 3: 95% đất tầng B +

3

5

5% phân vi sinh
- Sinh trưởng D00cc


3

19,00

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng
D00cc của hom Chè vằng được thể hiện tại hình 3.9.
Sau 30 ngày, ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng D 00cc
không có gì khác biệt nhưng đến 90 ngày thì bắt đầu có sự phân hóa về D 00cc
giữa các công thức ruột bầu. Tuy nhiên, trong thời gian từ 90 - 150 ngày, sinh
trưởng D00cc của công thức 1 bằng công thức 3 và đạt 0,18cm, trong khi đó
công thức 4 đạt 0,17cm như công thức 2. Xếp cuối cùng là công thức đối
chứng với D00cc đạt 0,13cm.
Kết quả so sánh ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng
D00cc của Chè vằng tạo giống bằng hom cho thấy: Trong 5 công thức thí
nghiệm, chỉ có công thức đối chứng sinh trưởng kém nhất và được tách thành
một nhóm riêng, 4 công thức còn lại đều được xếp chung trong một nhóm. Như
vậy, rõ ràng là giữa các công thức thành phần ruột bầu không có sự khác biệt
lớn về sinh trưởng D00cc sau 150 ngày cấy cây. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào giá trị
đo đếm thì trong nhóm có D00cc lớn hơn thì công thức 1 và 3 tỏ ra phù hợp hơn
với sinh trưởng của D00cc trong giai đoạn vườn ươm.
Tóm lại:
Thành phần ruột bầu không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống và tốc độ
sinh trưởng D00cc nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng H vncc của Chè vằng
được tạo giống bằng hom trong giai đoạn vườn ươm. Với kết quả trên chúng

23


ta có thể sử dụng công thức 1 và 3 cho việc tạo giống Chè vằng bằng hom ở

quy mô sản xuất.
b. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của Chè vằng
được tạo giống bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm
Tiếp tục sử dụng các thí nghiệm như đối với chè vằng sản xuất từ hom,
kết quả nghiên cứu theo dõi ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đối với Chè
vằng được tạo giống từ hạt ở giai đoạn vườn ươm được kết quả như sau:
- Tỷ lệ sống: Được mô phỏng trên hình 3.10.
Qua hình 3.10 cho thấy: Mức độ chênh lệch về tỷ lệ sống giữa công
thức tốt nhất và kém nhất chỉ là 4,44%. Trong đó công thức 4 có tỷ lệ sống
cao nhất, đạt 81,11%; tiếp đến là công thức 3, đạt 80%; công thức 1, đạt
77,78%; công thức 2, đạt 76,67% và cuối cùng là công thức đối chứng với tỷ
lệ sống đạt 71,11% và đều xếp cùng một nhóm. Như vậy, rõ ràng là thành
phần ruột bầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của Chè vằng được tạo giống từ
hạt trong giai đoạn vườn ươm nhưng mức độ ảnh hưởng không cao.
- Sinh trưởng Hvn
Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trường Hvn của Chè vằng
được tạo giống bằng hạt thể hiện tại hình bảng 3.19.
Bảng 3.19. So sánh ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng Hvn

của Chè vằng tạo giống bằng hạt
TT

Công thức ruột bầu

Số
lần
lặp
3

1


Công thức 5: 100% đất tầng B
Công thức 1: 90% đất tầng B +

2

10% phân chuồng hoai
Công thức 2: 95% đất tầng B + 5%

3

3
4

phân NPK
Công thức 4: 90% đất tầng B + 8%

3
3

24

Mức độ tin cậy 0,95
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
1

2

3


4

15
16,6
17,8
18,8


phân chuồng hoai 2% phân vi sinh
Công thức 3: 95% đất tầng B + 5%
5

phân vi sinh
3
19,2
Qua bảng 3.19 ta thấy, thành phần ruột bầu ảnh hướng lớn đến sinh
trưởng Hvn của Chè vằng được tạo giống bằng hạt. Trong đó công thức 3 có
hàm lượng phân vi sinh cao hơn đã cho H vn lớn hơn công thức 4, tiếp đến là
công thức có chứa NPK sau đó là công thức có phân chuồng hoai và công
thức đối chứng. Mức độ chênh lệch giữa các công thức có bố trí phân lớn nhất
đạt 2,54cm và cao hơn công thức đối chứng tới 4,16cm. Như vậy, trong sản
xuất cây giống thì phân là không thể thiếu trong thành phần ruột bầu, trong đó
nên chú ý đến thành phần của phân vi sinh hữu cơ.
- Sinh trưởng D00:
Thành phần ruột bầu hầu như không có ảnh hưởng đến D00 của Chè vằng
tạo giống bằng hạt trong 30 ngày đầu. Tuy nhiên đến giai đoạn 150 ngày, D00
đã có sự phân hóa và hình thành hai nhóm như bảng 3.20 dưới đây.
Bảng 3.20. So sánh ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng Hvn

của Chè vằng tạo giống bằng hạt

TT

Công thức ruột bầu

Số lần

Mức độ tin cậy 0,95
Nhóm 1
Nhóm 2

lặp
1

Công thức 5: 100% đất tầng B
Công thức 2: 95% đất tầng B + 5%

3

0,15

2

phân NPK
Công thức 3: 95% đất tầng B + 5%

3

0,16

3


phân vi sinh
Công thức 1: 90% đất tầng B + 10%

3

0,173

4

phân chuồng hoai
Công thức 4: 90% đất tầng B + 8%

3

0,177

5

phân chuồng hoai 2% phân vi sinh
3
0,18
Trong 5 công thức thành phần ruột bầu sau 5 tháng ở vườn ươm đã

phân hóa thành 02 nhóm có D00 sinh trưởng với tốc độ khác nhau. Nhóm I,

25



×