Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TỔNG HỢP THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHYẾT TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.21 KB, 6 trang )

Thực trạng thế giới
Theo số liệu năm 2015 của Liên Hợp Quốc, số người khuyết tật trên thế giới vào khoảng 1
tỷ trong tổng số 7,3 tỷ người, chiếm 7,3% tổng dân số. Nếu cộng cả số người trong gia
đình của người khuyết tật thì số dân toàn cầu có liên quan chiếm khoảng 25% và phần lớn
trong số họ là những người nghèo và không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản cho người
khuyết tật. 85% số người khuyết tật sống ở các nước đang phát triển và Châu Á-Thái Bình
Dương là khu vực đông dân nhất và có nhiều người khuyết tật nhất với sáu người thì có
một người khuyết tật (10% tổng số dân). Song số người khuyết tật ở khu vực này sẽ nhiều
hơn nếu tính gộp cả số người cao tuổi khuyết tật.
Ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO) NKT Việt Nam chiếm khoảng 10% dân số,
tương đương 8,6 triệu người, trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em. Tỉ lệ khuyết tật trên dân số
dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên do những nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng hệ quả của
quá trình phát triển xã hội, tai nạn, ô nhiễm môi trường và do bom mìn còn sót lại sau
chiến tranh hoặc do thất lạc vũ khí.
Trên thế giới, cứ bốn gia đình thì một gia đình có người khuyết tật. Trong tổng số người
khuyết tật có khoảng 120 triệu người thường phải gánh chịu những khó khăn to lớn trong
cuộc sống. 100 triệu trẻ em khuyết tật đang bị nhiều thiệt thòi, bất hạnh khác nhau (như mù
chữ, thất học, tự lao động kiếm sống, bị bóc lột và lạm dụng…). 98% số trẻ em khuyết tật
ở các nước đang phát triển không được đến trường. Khuyết tật thường phổ biến ở phụ nữ,
người cao tuổi, hộ gia đình nghèo... Trên thực tế, người khuyết tật là những người nghèo
nhất trong xã hội ở các nước trên thế giới.
Người khuyết tật được coi là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là
một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải
chịu những thiệt thòi trên tất cả phương diện của đời sống xã hội, như sức khỏe kém hơn,
học vấn thấp hơn, mức độ tham gia kinh tế ít hơn và nghèo khổ hơn những người không
khuyết tật.
Thực trạng ở việt nam
(LĐXH)- Ngày 28/12/ 2016, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tổ
chức hội nghị thường kỳ tổng kết công tác năm 2016, bàn phương hướng nhiệm vụ hoạt
động năm 2017.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Nguyễn Trọng Đàm, cho


biết: Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về người khuyết tật (NKT)
đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của người khuyết tật. Sự thay đổi
về nhận thức xã hội giúp NKT tự tin hơn, các rào cản xã hội từng bước giảm dần, quyền
của NKT ngày càng được đảm bảo tốt hơn, giúp cho NKT hoà nhập vào đời sống xã hội
thuận lợi. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn quan tâm ban hành nhiều chính sách, ưu tiên nguồn
lực cho việc thực hiện chính sách, chương trình, đề án trợ giúp NKT. Hoạt động trợ giúp
NKT cũng nhận được nhiều sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các


tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư. Đặc biệt, năm 2016, Ủy ban Quốc gia về người
khuyết tật Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong việc thực hiện luật pháp, chính sách về
NKT như: xác nhận mức độ khuyết tật, thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng, chăm sóc y tế,
trợ giúp giáo dục, trợ giúp dạy nghề và việc làm, hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao, giải
trí, du lịch được nâng cao, bảo đảm tiếp cận của NKT đối với nhà chung cư, công trình
công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, trợ giúp pháp lý, phát triển
các tổ chức của NKT, phát triển nhiều mô hình trợ giúp NKT và thực hiện hợp tác quốc tế
NKT...
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7,2 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân
số; người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%; khoảng 58% người
khuyết tật là nữ; 28,3% người khuyết tật là trẻ em; 10,2% người khuyết tật là người cao
tuổi; khoảng 15% người khuyết tật thuộc hộ nghèo
Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, trong năm qua, cả nước
có gần 900.000 NKT nặng và đặc biệt nặng, hơn 69.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc
đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng đang được chính sách trợ cấp hàng tháng. 15 tỉnh,
thành phố tự cân đối được ngân sách đã chủ động nâng mức trợ cấp hàng tháng cho đối
tượng bảo trợ xã hội cao hơn mức quy định của Chính phủ như: Hà Nội (350.000
đồng/tháng), Bình Dương (340.000 đồng), Quảng Ninh (300.000 đồng). Các hội và các
liên hiệp hội cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động nguồn lực để hỗ trợ NKT, như:
Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã tặng sổ tiết kiệm cho 40 học sinh khuyết tật
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá 5 triệu đồng/sổ và tặng hàng trăm suất quà cho

NKT ở Yên bái. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các tỉnh, thành hội đã
vận động được 237 tỷ đồng (bao gồm tiền và hiện vật quy thành tiền) trợ giúp cho trên
1.800 lượt NKT, trẻ mồ côi; xây mới và sửa chữa 647 nhà tình thương, hỗ trợ cải tạo 19
đường tiếp cận, 172 công trình vệ sinh, 83 hệ thống nuóc sinh hoạt, trợ cấp thường xuyên
cho 12.800 người, thăm hỏi và tặng quà cho gần 5.000 lượt người. Hội Nạn nhân chất độc
da cam/dioxin vận động được cả tiền và hiện vật ở các cấp gần 269 tỷ đồng để tặng
109.822 suất quà, khám bệnh miễn phí cho 109.822 người, hỗ trợ xây dựng 818 nhà, cấp
1.325 suất học bổng
Cũng trong năm qua, cả nước có 896.644 NKT nặng được cấp thẻ BHYT, trên 150.000
NKT nhẹ thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, chính sách xã hội được cấp thẻ BHYT hoặc hỗ
trợ mua thẻ BHYT. Ngoài ra, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam cũng đã hỗ
trợ gần 7.000 người phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 NKT phẫu thật chỉnh hình phục hồi
chức năng, 184 người phẫu thuật tim, cấp thẻ BHYT cho trên 10.000 người, khám bệnh và
cấp thuốc miễn phí cho 80.000 lượt NKT và trẻ mồ côi...
Đối với các hoạt động trợ giúp NKT trên các lĩnh vực, đến nay, Việt Nam đã hình thành hệ
thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục cấp tỉnh và cấp huyện ở 20 tỉnh, thành phố. Cả
nước có khoảng 17.000 lượt NKT được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, 22,6%


số công trình y tế và 20,8% công trình giáo dục, 323 phương tiện vận tải hành khách... đã
đảm bảo tiếp cận của NKT.
.Bên cạnh những thành tựu đạt được việc triển khai công tác NKT còn khó tiếp cận các
hoạt động văn hóa, giải trí, thể dục thể thao ở cở sở cùng với mức trợ cấp xã hội cho NKT
còn thấp. Số lượng NKT được các cơ sở trợ giúp xã hội còn ít; cơ sở vật chất tại các cơ sở
trợ giúp NKT còn thiếu thốn. Cũng như nhận thức, sự quan tâm của các cấp ủy, chính
quyền, địa phương trong việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật còn
hạn chế và còn nhiều rào cản xã hội do nhận thức của cộng đồng, gia đình và bản thân
người khuyết tật chưa đúng và chưa đầy đủ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận các giải pháp, hoạt động trợ giúp NKT trong
thời gian tới như: tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề, tạo việc làm, tạo sinh kế; kiến nghị

một số giải pháp đảm bảo NKT tiếp cận các công trình xây dựng, công trình giao thông,
miễn giảm phí trên các lĩnh vực...
Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam tiếp tục rà soát
sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên làm công tác NKT ở cơ
sở, tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về quyền NKT, rà soát
và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho NKT chưa có giấy chứng nhận, đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong việc thực hành chính sách cho NKT, phối hợp với Hiệp hội phục hồi
chức năng cho người khuyết tật Việt Nam” do cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ tại
7 tỉnh: Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình
Phước... tăng cường hợp tác Quốc tế về lĩnh vực NKT cũng như tiếp tục duy trì và phát
triển quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ quan quốc tế và khu vực.
( nguồn laodongxahoi.net)

THỰC TRẠNG 2016 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 2017
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7,2 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân
số; người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%; khoảng 58% người
khuyết tật là nữ; 28,3% người khuyết tật là trẻ em; 10,2% người khuyết tật là người cao
tuổi; khoảng 15% người khuyết tật thuộc hộ nghèo.
Theo báo cáo năm 2016 thì cả nước có 896.644 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng,
69.257 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng đang được
hưởng chính sách trợ cấp xã hội hang tháng ở cộng đồng. Cũng cùng năm theo báo cáo,
hiện đã có 15 tỉnh, thành phố trong cả nước tự cân đối được ngân sách đã chủ động nâng
mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội cao hơn qui định của Chính phủ như
Hà Nội 350.000 đồng/tháng, Bình Dương 340.000 đồng/tháng, Quảng Ninh 300.000
đồng/tháng… Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã tặng sổ tiết kiệm cho 40 học


sinh khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khan, trị giá 5 triệu đồng/sổ và tặng hang trăm
xuất quà cho người khuyết tật…Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các
tỉnh, thành phố vận động được 237 tỷ (bao gồm tiền và hiện vận quy thành tiền) đã giúp

cho 1.821.000 lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi phương tiện đi lại…xây mới và sửa chữa
647 nhà tình thương, hỗ trợ cải tạo 19 đường tiếp cận, 172 công trình vệ sinh, 83 hệ thống
nước sinh hoạt, trợ cấp thường xuyên cho 12.800 người; thăm hỏi, tặng quà cho gần 5000
lượt người…Trợ giúp về y tế và chăm sóc sức khỏe trong năm 2016 có 896.644 người
khuyết tật nặng được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và có trên 150.000 người khuyết tật nhẹ thuộc
các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc hỗ trợ
mua bảo hiểm y tế…ngoài ra Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã hỗ trợ
6.992 người phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 người khuyết tật phẫu thuật chỉnh hình phục
hồi chức năng, 184 người phẫu thuật tim, cấp thẻ BHYT cho 10.387 người khuyết
tật....Bên cạnh những thành tựu đạt được việc triển khai công tác NKT còn khó tiếp cận các
hoạt động văn hóa, giải trí, thể dục thể thao ở cở sở cùng với mức trợ cấp xã hội cho NKT
còn thấp. Số lượng NKT được các cơ sở trợ giúp xã hội còn ít; cơ sở vật chất tại các cơ sở
trợ giúp NKT còn thiếu thốn. Cũng như nhận thức, sự quan tâm của các cấp ủy, chính
quyền, địa phương trong việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật còn
hạn chế và còn nhiều rào cản xã hội do nhận thức của cộng đồng, gia đình và bản thân
người khuyết tật chưa đúng và chưa đầy đủ.
Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam tiếp tục rà soát
sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên làm công tác NKT ở cơ
sở, tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về quyền NKT, rà soát
và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho NKT chưa có giấy chứng nhận, đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong việc thực hành chính sách cho NKT, phối hợp với Hiệp hội phục hồi
chức năng cho người khuyết tật Việt Nam” do cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ tại
7 tỉnh: Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình
Phước... tăng cường hợp tác Quốc tế về lĩnh vực NKT cũng như tiếp tục duy trì và phát
triển quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ quan quốc tế và khu vực.
Các giải pháp giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
1. Chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng:
- Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa,
giảm thiểu khuyết tật, hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc
sức khỏe và phục hồi chức năng.

- Thực hiện chính sách ưu tiên trong khám chữa bệnh cho người khuyết tật.
- Triển khai chương trình, chính sách ưu đãi của người khuyết tật tới gia đình và cộng đồng


xã hội như: phẫu thuật chỉnh hình, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cách tự chăm sóc sức
khỏe và phục hồi chức năng, ...
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phát hiện sớm, can thiệp sớm, để mở rộng can
thiệp sớm khuyết tật và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho các cán bộ y
tế.
2. Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật:
- Dạy nghề giúp người khuyết tật nâng cao vị thế, tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống
của mình.
- Hoàn thiện chính sách phù hợp với việc đào tạo nghề cho người khuyết tật.
- Tư vấn chuẩn bị tốt về tư tưởng, niềm tin, nhận thức cho người khuyết tật và gia đình, kết
hợp với can thiệp sớm, phục hồi chức năng tạo điều kiện tiếp cận về giao thông, công trình
xây dựng…
-Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, quan tâm tạo điều kiện đối với các cơ sở của
người khuyết tật tự đào tạo nghề, tạo việc làm, cần có quy định ưu tiên tiêu thụ sản phẩm
do người khuyết tật làm ra.
- Nâng cao kiến thức nghề, xây dựng niềm tin, ý chí nghị lực cho người khuyết tật.
3. Cải tạo xây dựng các công trình công cộng bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận sử
dụng:
- Khi thiết kế, xây dựng cần phải áp dụng hệ thống quy chuẩn quy định kĩ thuật bảo đảm
cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng. Tại các công trình công cộng phải có hệ thống biển
báo, biển chỉ dẫn; lối lên xuống có thay đổi độ cao, phải thiết kế đường dốc theo tiêu
chuẩn; không có vật cản bảo đảm xe lăn đi lại được… tiện nghi tại các công trình công
cộng phải bảo đảm an toàn cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.
- Đối với các công trình giao thông phải xây dựng và thực hiện các quy định về giao thông
để người khuyết tật khi tham gia có thể tiếp cận sử dụng. Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thử

nghiệm các thiết bị, công cụ và phương tiện giao thông để người khuyết tật tham gia giao
thông thuận tiện.
4. Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch:
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao là một trong những hoạt động tạo cho người khuyết
tật quên đi những mặc cảm về số phận thấy được những giá trị của cuộc sống, giúp họ tự
tin vào bản thân, cố gắng vươn lên, tham gia đóng góp những trí tuệ, khả năng của bản
thân trong hoạt động của cộng đồng xã hội. Vì vậy trách nhiệm của các cơ quan chuyên
môn cần thực hiện tốt những quy định về văn hóa, giáo dục, thể thao, vui chơi, giải trí và


du lịch. Những hoạt động này cần phải đa dạng về loại hình tổ chức; phải lồng ghép vào
đời sống văn hóa cộng đồng. Đồng thời cần có chương trình kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
phương tiện trợ giúp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia.
5. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về người khuyết tật:
- Cùng với các hoạt động hỗ trợ cải thiện đời sống thực hiện tốt chính sách trợ giúp, hỗ trợ
đối với người khuyết tật, thì công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà
nước đối với người khuyết tật, nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề cho cá
nhân, gia đình người khuyết tật, giúp người khuyết tật có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội
như: chăm sóc sức khỏe, cải thiện tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng, nước sạch, vệ sinh môi
trường, hỗ trợ tâm lí tình cảm… nhằm giải quyết vấn đề bản thân, phát huy được những
khả năng của mình, vượt qua khó khăn vươn lên tự lập cuộc sống và hòa nhập với cộng
đồng.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội và bản thân người khuyết tật về khả năng của
họ, tạo động lực để họ vươn lên trong cuộc sống, giúp họ tự tin vươn lên khắc phục khó
khăn hòa nhập cộng đồng.



×