Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khách sạn công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.91 KB, 20 trang )

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHÁCH SẠN
CÔNG ĐOÀN

Kinh nghiệm của các công ty trên thế giới đã cho thấy rằng công ty nào chú ý đến
việc đào tạo và huấn luyện nhân viên trong công ty thì rất thành công trong kinh doanh.
- Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng
của một cá nhân với một công việc mà hiện tại họ đang làm.
- Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho công nhân viên các kỹ
năng trình độ để họ đủ sức theo kịp cơ cấu của tổ chức khi nó thay đổi và phát triển.
Như vậy thực hiện chính sách đào tạo và phát triển là một yêu cầu của doanh
nghiệp khi muốn đáp ứng các xu thế chung của sự phát triển của xã hội. Hiện nay tốc
độ thay đổi của tất cả mọi vấn đê diễn ra chóng mặt với sự xâm nhập của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, công nghệ thông tin… sự thay đổi này đã tác động đến dây chuyền
sản xuất, cung cách quản lý của các cấp lãnh đạo và cả suy nghĩ, quan điểm của mọi
người trong doanh nghiệp. Các hình thức đào tạo như đào tạo mới, đào tạo lại, nâng
cao tay nghề nghiệp vụ cho người lao động sẽ một phần đáp ứng được đòi hỏi của
công việc và một phần sẽ đáp ứng được nhu cầu thăng tiến của người lao động.
Đào tạo nhân lực là vấn đề chung của toàn xã hội và đối với một công ty thì nó
cũng là một yêu cầu mang tính chiến lược quản lý. Vấn đề đặt ra ở đây đối với các
doanh nghiệp là “ các nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp là các nhu cầu nào” “ Doanh
nghiệp muốn thực hiện mục tiêu gì thông qua công tác đào tạo và phát triển”. Tuỳ theo
từng mục tiêu đào tạo cụ thể cũng như dựa vào đối tượng cần được đào tạo hay phát
triển thì sẽ lựa chọn được các hình thức đào tạo thích hợp.
- Đối với cán bộ quản lý hay chuyên viên thì hình thức đào tạo phù hợp nhất là
việc tổ chức ra hội nghị, thảo luận, điển quản trị, thực tập sinh… Đây là lúc để cán bộ
chuyên viên nâng cao nghiệp vụ và trao đổi chuyên môn.
- Đối với công nhân, lao động giản đơn thì có thể sử dụng hình thức đào tạo tại
chỗ, sử dụng các bài thuyết trình hoặc có thể luân phiên nơi làm việc …
Tuy nhiên với đặc thù sản phẩm của mình, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành kinh doanh khách sạn đang còn gặp nhiều khó khăn. Kinh doanh khách sạn chủ
yếu là sản phẩm dịch vụ, nên lao động của ngành này cũng rất đặc biệt so với các


ngành khác ở tính chất, nội dung của công việc. Xuất phát từ thực tế trên, học viên tiến


hành nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn
Công Đoàn một cách có khoa học và sao cho có hiệu quả nhất.
Khách sạn Công Đoàn có diện tích 1000m 2 nằm trên đường Tô Ngọc Vân – Quận
Tây Hồ, nằm ngay sát Hồ Tây. Khách sạn có một vị trí rất đẹp, nằm ven bờ Hồ Tây,
xung quanh có rất nhiều làng nghề truyền thống, thắng cảnh du lịch. Khách sạn Công
Đoàn được khởi công xây dựng từ năm 1990, khách sạn khánh thành vào ngày 19-51991. Khách sạn Công Đoàn ban đầu là nhà nghỉ cấp bốn với số phòng ban đầu là 40
phòng. Sau đó khách sạn đã được phá đi xây thành hai khu năm tầng. Khi đưa vào
hoạt động, khách hàng chủ yếu là các đoàn khách quen.
Trong mỗi thời kỳ kinh doanh, khách sạn đều có một mô hình quản lý phù hợp với
điều kiện, nhu cầu công việc cụ thể. Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, do số lượng
khách thay đổi nên khách sạn đã có mô hình tổ chức quản lý mới phù hợp với điều kiện
Giám đốc Công ty

Phó giám đốc

Khách
sạn


nghiệp
giặt là

Cửa
hàng ăn
uống

Phó giám đốc


Tổ chức
hành
chính

Phòng
kỹ thuật
nghiệp
vụ

Phòng
kinh tế
kế
hoạch

Trung
tâm lữ
hành

Chi
nhánh
đại diện

sản xuất kinh doanh mới, mô hình này bắt đầu hoạt động từ 2005.

Đến nay tổng số lao động của khách sạn là 127 người. Số lượng lao động này
được phân chia các chỉ tiêu sau:


Chỉ tiêu


Đơn vị
(người)

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp và
trung học

Là hợp đông dài hạn

112

15

6

91

Là hợp đồng ngắn hạn

15

0

0

15


Lao động trực tiếp

97

0

10

87

22

15

2

4

Là cán bộ QL, lao
động gián tiếp

Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hầu hết đều tốt nghiệp từ các
trường đào tạo chuyên ngành Khách sạn – Du lịch và ngoại ngữ, còn một số ít tốt
nghiệp các chuyên ngành khác thì được theo học các lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ
Khách sạn – Du lịch do các trường đào tạo chuyên ngành Khách sạn – Du lịch tổ chức.
Đội ngũ lao động trong khách sạn Công Đoàn có trình độ học vấn tay nghề cao: Số
lượng nhân viên tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, kinh doanh khách sạn là 15 người chiếm
15,5% lao động trong khách sạn. Số lượng nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành khách
sạn du lịch là 70%, còn 30% tốt nghiệp trường khác, do vậy nó ảnh hưởng đến rất

nhiều mặt của hoạt động kinh doanh khách sạn.
BỘ PHẬN

Đại học
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Ban lãnh đạo

3

20

Lễ tân

3

20

Buồng

Sơ và trung cấp
Số lượng

Tỷ lệ (%)

3

2,7


0

30

26,8

Bàn, Bar

0

35

31,3

Bếp

0

20

17,9

6

5,4

2

1,8


4

3,6

4

3,6

4

3,6

Bảo vệ
Marketing

6

40

Bảo dưỡng
Vui chơi giải trí

1

0,6

Văn hoá thể thao
Hành chính kế toán


2

1,4

4

3,6

Tổng số

15

100

112

100

Tuy nhiên khách sạn đã có những biện pháp khắc phục nhược điểm này bằng
cách mở ra những lớp bồi dưỡng kiến thức chung cho nhân viên. Riêng đối với bộ
phận lễ tân, số có trình độ học vấn cao nhất trong các bộ phận sản xuất khác, một mặt
là do tính chất của công việc đòi hỏi.


Nhận xét về cơ cấu lao động trong khách sạn Công Đoàn
-Số lượng lao động trong khách sạn là khá hợp lý, tuy nhiên còn một số nhân viên
tốt nghiệp chuyên nghành khác, thì khách sạn cần mở những lớp bồi dưỡng về chuyên
nghành nghiệp vụ khách sạn- du lịch do các trường tổ chức .Trình độ trên đại học về
kinh doanh khách sạn có ít người (2/15), điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh
doanh khách sạn.

- Độ tuổi trung bình của nhân viên khách sạn là cao so với tính chất của công việc
(32,6 tuổi). Do vậy vấn đề đào tạo lại là khó khăn. Nhưng bên cạnh đó có những thuận
lợi là sau nhiều năm hoạt động, khách sạn đã có một đội ngũ nhân viên lành nghề,
nhiều kinh nghiệm và tận tâm với công việc. Điều này không phải khách sạn nào cũng
có được.
Hiện nay khách sạn đang tiến hành công tác đào tạo nguồn nhân lực theo lưu đồ như sau :

Người thực hiện

Lưu đồ

Mẫu biểu


Nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo

Phiếu yêu cầu đào tạo

Kế hoạch đào tạo

- Trưởng Bộ
phận

- Trưởng Bộ

Xem xét
& phê duyệt


BM mã số:

Đào Tạo

phậnTrong Cty
Lập chương trình ĐT

Ngoài Cty

1/BM-

Chọn đối tác ký HĐ

TTDT

- Phòng TCHC

Thực hiện

Thực hiện

Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả

- Giám Đốc

KH mã số:

Chứng nhận


Chứng nhận

2/BMTTDT

Lưu hồ sơ

- Phòng TCHC

- Bộ phận đào
tạo
- Bộ phận đào
tạo

Kết thúc


BM mã số:
- Bộ phận đào

3/BM-

tạo

TTDT

- Bộ phận đào
tạo

- Phòng TCHC


Xác định nhu cầu đào tạo:
Căn cứ mức độ phát triển và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của Công ty đòi
hỏi cụ thể như:
 Các kế hoạch và mục tiêu chiến lược và tác nghiệp trong tương lai.


 Các nhu cầu sắp tới về cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và
công nhân kỹ thuật.
 Sự thay đổi về qui trình công nghệ, công cụ và trang thiết bị.
 Các yêu cầu về pháp luật và chế định, các tiêu chuẩn tác động đến tổ chức.
Ngoài ra nhu cầu đào tạo còn dựa trên các trường hợp sau:
Đào tạo khi tuyển dụng: gồm các nội dung như lịch sử hình thành của Công ty, Nội
qui lao động, qui định của Công ty, qui định về an toàn, chính sách và qui định về lương
bổng, các chế độ, giờ làm việc, tăng ca v.v.
Đào tạo định kỳ: An toàn lao động, hướng dẫn thực hiện công việc v.v.
Đào tạo đột xuất: Thay đổi môi trường làm việc, máy móc v.v.
Trên cơ sở đó, các Trưởng Bộ phận thường xuyên cân đối nhân sự để xác định
nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực phục vụ cho công việc của Bộ
phận mình.
Phiếu yêu cầu đào tạo:
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, các Trưởng Bộ phận lập phiếu yêu cầu
đào tạo theo mã số: 1/BM-TTDT trong đó nêu rõ:
 Số lượng đào tạo.
 Mục đích và nghiệp vụ đào tạo.
 Thời gian đào tạo.
Kế hoạch đào tạo:
Căn cứ phiếu yêu cầu đào tạo của các Bộ phận, căn cứ chủ trương, chính sách
phát triển và đào tạo nguồn lực. Phòng TCHC sẽ tập hợp toàn bộ yêu cầu đào tạo và
xác định nhu cầu đào tạo vào kế hoạch đào tạo theo biểu mẫu: 2/BM-TTDT dựa trên

các yếu tố sau:
 Số lượng đào tạo cho các nguồn lực cần thiết: trong đó gồm các đối tượng đào
tạo: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật v.v .
 Chương trình đào tạo để phục vụ cho công việc gì? và ảnh hưởng tích cực cho
công việc ra sao?.


 Phương pháp đào tạo: Đào tạo mới hay tái đào tạo, đào tạo tại chỗ (sự hỗ trợ
về nội bộ) hay qua trường lớp (sự hỗ trợ của các chuyên gia), đào tạo ngắn hạn hay
dài hạn ...
Để xác định sự cần thiết cho việc đào tạo mang tính chiến lược lâu dài và có tính
hiệu lực, hiệu qủa; Phòng TCHC sẽ trình Giám Đốc xem xét các nhu cầu đào tạo sau
khi đã được xác định, nếu:
 Trường hợp thấy việc đào tạo chưa cần thiết hoặc đối tượng đào tạo không phù
hợp hay các việc cần bổ sung khác, GIÁM ĐỐC sẽ có ý kiến phê duyệt để tiến hành
việc xác định lại kế hoạch đào tạo.
 Xét thấy nhu cầu đào tạo đã xác lập đúng người, đúng việc, thì GIÁM ĐỐC duyệt
chấp thuận và cho thực hiện.
Đào tạo:
Căn cứ nhu cầu đào tạo và tính chất cần đào tạo, Phòng TCHC tham mưu cho
GIÁM ĐỐC về hình thức và phương pháp đào tạo, cụ thể phải xem xét điều kiện sẵn có
tại Công ty để xác định các nội dung đào tạo như:
 Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, công
nhân kỹ thuật.
 Nội dung đào tạo: Phải gắn liền với công việc.
 Phương pháp đào tạo: Tự đào tạo tại chỗ hay từ bên ngoài, đào tạo mới hay
đào tạo bổ sung.
 Thời gian đào tạo: Ngắn hạn hay dài hạn, tập trung hay bán tập trung.
 Các hỗ trợ về nội bộ trong quá trình tham gia đào tạo để duy trì và không làm
ảnh hưởng tới hoạt động chung.

Tùy theo điều kiện đã được lựa chọn về hình thức đào tạo mà triển khai thực hiện:
Đào tạo trong Cty:
a) Lập chương trình đào tạo:
Trường hợp đào tạo trong Công ty, Phòng TCHC phối hợp các Bộ phận liên quan
để lập chương trình đào tạo theo biểu mẫu: 3/BM-TTDT, bao gồm:
 Địa điểm tổ chức đào tạo.
 Lập danh sách những đối tượng được đào tạo.


 Cử Cán bộ đào tạo (hướng dẫn).
 Chương trình, nội dung đào tạo.
 Thời gian đào tạo.
b) Triển khai thực hiện:
Sau khi chương trình đào tạo được GIÁM ĐỐC xem xét phê duyệt, Phòng TCHC
sẽ tiến hành các bước công việc sau:
 Lên lịch, thời gian đào tạo.
 Ban hành quyết định do GIÁM ĐỐC ký và thông báo cho những đối tượng được
đào tạo chuẩn bị sắp xếp thời gian để tham dự kèm theo nội dung đào tạo và lịch đào
tạo (Thông qua các Trưởng Bộ phận để bố trí).
 Ban hành Quyết định do GIÁM ĐỐC ký và thông báo cho những Bộ phận liên
quan để các Bộ phận này chuẩn bị sắp xếp thời gian và giáo trình huấn luyện (hoặc
hợp đồng với chuyên gia bên ngoài).
 Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc đào tạo (xác
định chi phí đào tạo).
 Trong suốt quá trình đào tạo, Phòng TCHC cử cán bộ theo dõi chặt chẽ lớp học
và yêu cầu những người tham gia đào tạo phải thực hiện tốt nội qui, chương trình đào
tạo và có báo cáo định kỳ với Trưởng phòng, Trưởng phòng TCHC có trách nhiệm báo
cáo kết qủa lên GIÁM ĐỐC về tiến trình đào tạo.
c) Đánh giá kết quả:
Sau khi đào tạo thời gian 3 tháng và 6 tháng, Cán bộ hướng dẫn phối hợp cùng các

Trưởng Bộ phận đánh giá kiểm tra kết quả học tập của các đối tượng được đào tạo
thông qua các công việc bố trí thực tế.
 Nếu không có sự thay đổi chất lượng và hiệu quả trong công việc so với trước
khi đào tạo, thì Trưởng Bộ phận và Trưởng phòng TCHC xác định lại các yếu tố trong
chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo cho phù hợp hơn.
 Nếu Thông qua tập huấn đào tạo, các thành viên được đào tạo nâng cao hiệu
quả và có biểu hiện tích cực trong công việc, Bộ phận đào tạo và Phòng TCHC lập tờ
trình đã hoàn thành chương trình đào tạo và trình GIÁM ĐỐC ký giấy chứng nhận.
Đào tạo ngoài công ty:


a) Chọn đối tác và ký hợp đồng đào tạo:
Trường hợp do nhu cầu đào tạo cần phải thực hiện bên ngoài Công ty, Phòng
TCHC sẽ chịu trách nhiệm liên hệ các đơn vị đào tạo và sau đó trình GIÁM ĐỐC xem
xét và ký hợp đồng đào tạo, bao gồm:
 Địa điểm tổ chức đào tạo.
 Chương trình và nội dung đào tạo.
 Thời gian đào tạo.
 Kinh phí đào tạo.
b) Triển khai thực hiện:
Sau khi đã ký hợp đồng đào tạo, Phòng TCHC sẽ tiến hành các bước công việc
sau:
 Thông báo với các Trưởng Bộ phận liên quan và trình GIÁM ĐỐC ban hành
Quyết định cử đi học cho từng cá nhân được tuyển chọn tham dự khóa đào tạo với các
nội dung quyền lợi và trách nhiệm trong và sau khi được đào tạo.
 Tổ chức các phương tiện cần thiết cho việc phục vụ công tác đào tạo.
 Các hổ trợ khác để tạo điều kiện người được đào tạo tham gia đầy đủ chương
trình.
c) Đánh giá kết quả:
Sau khi kết thúc khóa học, các đối tượng được cử đi đào tạo phải có văn bản về

kết quả học tập và khả năng vận dụng thực tế, nộp văn bản đó (có xác nhận của
Trưởng bộ phận trực tiếp) về Phòng TCHC để theo dõi. Đồng thời các cá nhân đó
chuyển một bản copy của Giấy chứng nhận (hoặc bằng cấp) cho Phòng TCHC để xem
xét kết quả học tập và tất cả giấy tờ này được lưu trong hồ sơ cá nhân.
Sau khi thực hiện nhiệm vụ và qua 6 tháng, Đối tượng được cử đi đào tạo phải lập
báo cáo về việc vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc kết quả ra sao: Có tiến bộ hay
không tiến bộ so với trươc khi được đào tạo kèm theo ý kiến của Trưởng bộ phận, ý
kiến của Trưởng phòng TCHC và chuyển báo cáo cho GIÁM ĐỐC có ý kiến tổng kết.
Nếu xét việc đào tạo không đạt yêu cầu cho công việc thì Phòng TCHC kết hợp
cùng Trưởng bộ phận của người được đào tạo phải tìm nguyên nhân để khắc phục:
Nơi đào tạo không đạt yêu cầu chất lượng, người được đào tạo không tiếp thu tốt trong


quá trình tham gia đào tạo, bố trí công việc không phù hợp với khả năng, kiến thức
được đào tạo .... Qua việc xác định đó làm cơ sở để xác lập lại nhu cầu đào tạo.
Trường hợp đối tượng được cử đi đào tạo dài hạn (trên 3 tháng) thì phải báo cáo
kết quả học tập mỗi 3 tháng về để Phòng TCHC tổng kết và theo dõi.
Ghi và lưu hồ sơ đào tạo:
Phòng TCHC lưu đầy đủ hồ sơ đào tạo đối với mỗi chương trình đào tạo cụ thể.
Đối đối với đào tạo nhân viên mới, Phòng TCHC tiến hành đào tạo về lịch sử hình
thành phát triển của công ty, các sản phẩm của công ty, cơ cấu tổ chức công ty, nội quy
lao động, quy định về quản lý nhân sự, các chế độ lương khen thưởng, các hình thức
và cách thức xử lý kỷ luật … sau đó ghi đầy đủ theo biểu mẫu: 4/BM-TTDT.
Các bộ phận phải đào tạo hoặc hướng dẫn nhân viên về cách thức thực hiện công
việc, các quy định mới … thì ghi hồ sơ đào tạo theo biểu mẫu: 4/BM-TTDT, bản chính
chuyển về Phòng TCHC lưu.
(Các biểu mẫu xin xem thêm phần phụ lục)
ĐÁNH GIÁ CHUNG : Chất lượng lao động với trình độ có tay nghề nhiều kinh
nghiệm và trình độ ngoại ngữ, đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng khá hơn so
với các khách sạn ở phạm vi lân cận. Điều này thể hiện rõ ràng ở chất lượng phục vụ.

Khách sạn Công Đoàn từ trước tới nay luôn được khách du lịch đánh giá cao về chất
lượng phục vụ, uy tín và tiếng tăm của khách sạn luôn đứng hàng đầu trong các khách
sạn ở quận Tây Hồ. Trong tương lai để duy trì một đội ngũ nhân viên tốt cũng như đảm
bảo uy tín của mình và chất lượng phục vụ, khách sạn đã có kế hoạch tuyển chọn đội
ngũ nhân viên trẻ, có trình độ và năng lực để kế thừa và thay thế đội ngũ lao động hiện
nay.
Trong công tác đào tạo có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Khách sạn đã tuyển chọn lao động chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, sau một thời
gian làm việc. Nếu xét thấy người có năng lực thì sẽ ký hợp đồng dài hạn, đây là một
biện pháp hợp lý vì nó có thể giảm chi phí đào tạo lại lao động và có đội ngũ lao động
có năng lực thực sự.
- Khác sạn liên hệ với trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch, để thu hút những
lao động có tay nghề cao.


- Khách sạn đã mở những lớp đào tạo như: bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên
môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên, thông qua các khoá học ngắn ngày.
- Ngoài ra khách sạn còn áp dụng hình thức khác như là cho họ đi thực tập tại một
số khách sạn lớn để học hỏi kinh nghiệm.
Nhược điểm:
- Trong khách sạn vẫn có những nhân viên ra trường không phải chuyên ngành
khách sạn - du lịch vì thế khách sạn phải liên tục mở những lớp đào tạo cho nhân viên
mới.
- Trong tuyển chọn, phần lớn là ưu tiên cho con em cán bộ trong ngành, lao động
này chưa đào tạo bài bản và chuyên sâu.
ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC :
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực là một vấn đề được nhiều khách sạn
quan tâm chú ý, nếu khách sạn nào làm tốt công tác trên thì sẽ giảm chi phí đào tạo về
sau. Ở khách sạn Công Đoàn lao động nói chung có trình độ học vấn chưa cao. Trong

tổng số 127 cán bộ công nhân viên mà chỉ có 15 người tốt nghiệp đại học. Ngoài ra lao
động tốt nghiệp PTTH và THCN tương đối nhiều. Vì vậy, đối với nhân viên đã tốt nghiệp
đại học, đặc biệt là cán bộ quản lý, khách sạn nên khuyến khích học thêm chuyên
ngành hai về quản lý kinh doanh khách sạn. Đối với các nhân viên khác thì nên khuyến
khích họ học các lớp tại chức buổi tối để nâng cao trình độ học vấn chung. Ngoài ra
khách sạn nên mở các lớp bồi dưỡng hàng năm về nghiệp vụ chuyên môn cho nhân
viên, đặc biệt là về đặc điểm tâm lý khách du lịch, văn hoá dân tộc, về thói quen và
khẩu vị ăn uống của khách cho các bộ phận bàn, bar, bếp, lễ tân, buồng. Đồng thời nên
tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực cụ thể như: phương thức phục vụ
hội nghị, hội thảo, phục vụ nhà hàng.
Một vấn đề nữa là trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong khách sạn còn yếu (riêng
bộ phận lễ tân có thể nói thạo 1-2 ngoại ngữ còn các bộ phận khác như bàn, bar thì ở
trình độ A), ít người nói được hai ngoại ngữ. Vì vậy, khách sạn nên mở các lớp đào tạo
chuyên ngành riêng cho lĩnh vực du lịch nói chung và khách sạn nói riêng. Đây là một
vấn đề còn thiếu mà ở nhiều khách sạn có thể tài trợ học phí đào tạo chưa thực sự
quan tâm và chú ý đến hoặc khách sạn có thể tài trợ học phí cho nhân viên tự túc đi
học và phải bố trí thời gian cho họ. Sau đó khách sạn phải có biện pháp kiểm tra trình
độ thường xuyên để giám sát kết quả học tập và sự tiến bộ của nhân viên. Đối với nhân
viên khách sạn tuyển dụng thường là trẻ tuổi, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều vì thế để


nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên hàng năm, hàng quý khách sạn cần tổng kết rút
ra những kinh nghiệm và nêu ta những nguyên nhân sai sót. Đồng thời nên mời các
chuyên gia tư vấn, những người phục vụ nhiều năm trong các bộ phận trong khách sạn
để nói chuyện về những bài học kinh nghiệm mà họ đúc kết trong quá trình phục vụ.
Đội ngũ cán bộ của khách sạn nên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên để giải
quyết thoả đáng những yêu cầu và nguyện vọng của họ.
KẾT LUẬN
Thế giới của tương lai là thế giới của khoa học và công nghệ, động lực quan trọng
để đưa đất nước thoát khỏi nghèo phụ thuộc vào đội ngũ những người lao động có tri

thức chính sách có tâm huyết và tay nghề cao, cũng như việc sử dụng có hiệu quả
những trang thiết bị hiện đại. Trong khách sạn muốn nâng cao chất lượng phục vụ là
phải tạo cho nhân viên thích ứng với cơ chế thị trường, có thói quen tôn trọng khách
hàng, coi trọng khách hàng là “thượng đế” không kể đó là ai. Muốn vậy, trước mắt
khách sạn phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang bị cho nhân
viên những kiến thức mới với những kỹ năng phục vụ và kỹ năng giao tiếp, ngoại
ngữ…
Khách sạn Công Đoàn cần đào tạo và đào tạo lại, kết hợp với tuyển dụng theo tiêu
chuẩn, khuyến khích mọi người tự học hỏi, có chế độ đãi ngộ với những người học tập
theo đúng ngành nghề để vươn lên. Bằng hình thức đào tạo tại chỗ, gửi đi học, mời
giáo viên đến dạy. Kết hợp với đào tạo theo trường lớp cần tổ chức đào tạo tại chỗ
bằng hình thức đàm thoại, trao đổi, thử làm trong thực tế. Đào tạo và đào tạo lại nhân
viên khách sạn về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và phong cách giao tiếp là điều hết
sức quan trọng nó là một trong những nhân tố quyết định của tình hình kinh doanh, kết
quả kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Slide bài giảng môn Quản trị nguồn nhân lực do trung tâm cung cấp
 Sách Quản trị nguồn nhân lực – Nhà xuất bản thống kê 2005 – Nguyễn
Quốc Tuấn
 Sách Quản trị nguồn nhân lực – Nhà xuất bản xã hội 2008 - Nguyễn Hữu
Thân
 Các mẫu đào tạo kèm theo trong phần phụ lục


PHỤ LỤC THAM KHẢO
 Phiếu yêu cầu đào tạo

(biểu mẫu mã số: 1/BM-TTDT)


 Kế hoạch đào tạo

(biểu mẫu mã số: 2/BM-TTDT)

 Chương trình đào tạo nội bộ (biểu mẫu mã số: 3/BM-TTDT)
 Danh sách công nhân viên được đào tạo(biểu mẫu mã số: 4/BM-TTDT)

PHIẾU YÊU CẦU ĐÀO TẠO
(biểu mẫu mã số: 1/BM-TTDT)

Bộ phận

: …………………………………………………………………………………………..

Ngày : …………………………………………………………………………………………………
A/ Căn cứ phát sinh nhu cầu đào tạo:

1.Các kế hoạch và mục tiêu chiến lược và tác nghiệp cụ thể trong tương lai.

2.Sự thay đổi về qui trình công nghệ, công cụ và trang thiết bị.

3.Các yêu cầu về pháp luật và chế định , các tiêu chuẩn tác động đến tổ chức,

4.Lý do khác.

B/ Hướng phát triển nhu cầu đào tạo:

1

Số lượng nhân viên của bộ phận hiện tại và mức độ đáp ứng công việc so với các

vấn đề phát sinh ở mục 1 ở trên.


2

Cần đào tạo những kỹ năng gì.

C/ Đề xuất đào tạo cụ thể:

1. Đề xuất cho các bộ phận, cá nhân được đào tạo các kỹ năng theo B.2.

2.Hoặc đề xuất tuyển ở ngoài các nhân viên có kỹ năng theo B.2.

Trưởng Bộ phận (ký tên)

Ý kiến TP TCHC

Giám Đốc duyệt


BẢNG TỔNG HỢP YÊU CẦU ĐÀO TẠO

Bộ phận:…_____________________________________________________________
Ngày:_________________________________________________________________

Stt

Họ tên

Bộ phận


Trưởng Bộ phận

Thời gian đào tạo

Phòng TCHC

Nội dung đào tạo

Mục đích đào tạo

Giám Đốc


KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(biểu mẫu mã số: 2/BM-TTDT)

1.

-

Thực hiện theo yêu cầu đào tạo về……

-

Phòng TCHC lập kế hoạch đào tạo như sau:
Chức danh đào tạo (MSCV:…………….):

Thuộc các Bộ phận: ……………………………………………………………………
Số lượng cần đào tạo: ……………………………………………………………….

Mục đích đào tạo: ……………………………………………………………………..
Mức độ giải quyết được công việc sau khi đào tạo: ………………………..
Phương pháp đào tạo: ………………………………………………………………………
Thời gian đào tạo: ……………………………………………………………………………
2.

Chức danh đào tạo (MSCV:……………….):

Thuộc các Bộ phận: ……………………………………………………………………
Số lượng cần đào tạo: ……………………………………………………………….
Mục đích đào tạo: …………………………………………………………………..
Mức độ giải quyết được công việc sau khi đào tạo: ………………………………..
Phương pháp đào tạo: …………………………………………………………………………
Thời gian đào tạo: …………………………………………………………………………
Giám Đốc

Phòng TCHC


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(biểu mẫu mã số: 3/BM-TTDT)

V/v………………………………………………………………………..

1. Danh sách những đối tượng được đào tạo.
2. Yêu cầu của việc đào tạo:
3. Địa điểm tổ chức đào tạo.
4. Cán bộ đào tạo (hướng dẫn).
5. Chương trình, nội dung đào tạo.
6. Thời gian đào tạo.

7. Kinh phí đào tạo:

Hà Nội, Ngày …tháng …năm 200..

Giám đốc duyệt

Trưởng phòng TCHC

Người lập


DANH SÁCH CNV ĐƯỢC ĐÀO TẠO
(biểu mẫu mã số: 4/BM-TTDT)

-

Căn cứ…………………………………………………………………………………

-

Theo yêu cầu của Thủ tục đào tạo.

-

Bộ phận…………tiến hành đào tạo/hướng dẫn như sau:

1. Nội dung đào tạo/hướng dẫn:
2. Thời gian đào tạo/hướng dẫn:
3. Địa điểm đào tạo/hướng dẫn:
4. Những người được đào tạo/hướng dẫn: (theo danh sách dưới đây:


Sau khi tiến hành đào tạo/hướng dẫn, người đào tạo/hướng dẫn trả lời các thắc
mắc của CNV, sau khi không còn thắc mắc, người được đào tạo ký tên như sau:

Stt

Họ tên

Bộ phận

Ký tên


Hà Nội, Ngày…….tháng…..năm 200..

Người đào tạo



×