Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài giảng kế toán dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.8 KB, 30 trang )

Bài giảng Kế toán dự án
TS. Phạm Thị Minh Hồng
Bộ môn Nguyên lý Kế toán
Viện Kế toán, Kiểm toán


Chương I
Giới thiệu kế toán dự án


Dự án là gì?
Ví dụ:
- Dự án phát triển mạng kế toán nội bộ trong
doanh nghiệp.
- Dự án phát triển sản phẩm mới.
- Dự án xây dựng trụ sở làm việc mới.
- Dự án đào tạo nâng cao khả năng ngoại ngữ
cho cán bộ chủ chốt.
- …


Dự án là gì?
Ví dụ:
- Dự án hiện đại hệ thống giáo dục đại học.
- Dự án cho vay xóa đói giảm nghèo.
- Dự án giao thông nông thôn.
- Dự án đường vành đai 4.
- Dự án quốc lộ 5 mới.
- …



Dự án là gì?
-

Các loại dự án
Dự án SX sản phẩm, dịch vụ.
Dự án nghiên cứu, phát triển.
Dự án xây dựng.
Dự án hệ thống thông tin.
Dự án đào tạo và quản lý.
Dự án bảo dưỡng.
Dự án viện trợ phát triển và phúc lợi công cộng.



Dự án là gì?






Trước kia, dự án thường gắn với các công trình
đầu tư mới (dự án đầu tư XDCB).
Hiện nay, dự án được hiểu theo nghĩa rộng hơn
là chuỗi các công việc làm tăng giá trị, tạo giá
trị mới.
Phát triển dự án trong các tổ chức được quan
tâm đặc biệt nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh.



Dự án là gì?
- Mục đích chung của dự án là tăng giá trị,
tăng lợi ích cho một doanh nghiệp, một tổ
chức, một địa phương, một đất nước.
- Là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ
có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện
ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân
sách. 


Phân loại dự án
-

-

-

-

Theo lĩnh vực: Dự án kinh tế, dự án xã hội, dự
án kỹ thuật, dự án tổ chức, dự án hỗn hợp.
Theo mục đích của dự án: Dự án giáo dục và
đào tạo, dự án nghiên cứu và phát triển, dự án
đầu tư, dự án đổi mới/ cải cách, dự án tổng
hợp.
Theo thời hạn thực hiện dự án: ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn.
Theo tầm quan trọng và qui mô dự án: Dự án

nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.


Đặc điểm của dự án


Mục tiêu rõ ràng.



Thời hạn xác định.



Nguồn lực hạn chế (ngân sách của dự án).



Mỗi dự án đều mang tính độc đáo, duy nhất.



Dự án là tạm thời.


Chu trình của dự án









Nghiên cứu mục tiêu, tính khả thi của dự án,
đề xuất dự án.
Lập kế hoạch thực hiện dự án theo từng bước
trên cơ sở bám sát mục tiêu chung của dự án.
Triển khai thực hiện dự án, giám sát dự án,
điều chỉnh nếu cần thiết.
Kết thúc dự án, nghiệm thu kết quả.


Phân biệt


Dự án với Hoạt động thường xuyên của một tổ
chức.



Dự án với Chương trình.


Phân biệt



-


-

-

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2012 – 2015
Các dự án trong chương trình:
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện
nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển, hải đảo.
 Dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các
thôn, bản đặc biệt khó khăn.
….


Kết quả dự án


Dự án thành công.



Dự án không thành công.
Dự án không thành công thể hiện ở nhiều cấp
độ khác nhau.


Kết quả dự án









Để dự án thành công
Quay lại chu trình của dự án……
Nghiên cứu mục tiêu, tính khả thi của dự án,
đề xuất dự án.
Lập kế hoạch thực hiện dự án.
Triển khai thực hiện dự án, giám sát dự án,
điều chỉnh nếu cần thiết.
Kết thúc dự án, nghiệm thu kết quả.


Kết quả dự án
Các lý do có thể khiến dự án thất bại:
 Trong khâu nghiên cứu mục tiêu, tính khả thi
của dự án, đề xuất dự án……


Trong khâu lập kế hoạch thực hiện dự án…..



Trong khâu triển khai thực hiện dự án, giám
sát dự án, điều chỉnh nếu cần thiết……



Các đối tượng liên quan đến dự
án đầu tư


Chủ đầu tư xây dựng công trình là người
(hoặc tổ chức) sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn đểđầu tư 
xây dựng công trình.



Ban quản lý dự án là tổ chức do chủ đầu tư
thành lập để quản lý dự án đầu tư.


Các đối tượng liên quan đến dự
án đầu tư


Nhà tài trợ vốn



Cơ quan chủ quản



Các đơn vị khác: Đơn vị thiết kế, đơn vị thi
công, đơn vị giám sát.



Quản lý dự án




Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc và
nguồn lực để đạt được mục tiêu đã định.
Mục tiêu:
- Hoàn thành trong thời hạn qui định.
- Hoàn thành trong chi phí cho phép.
- Đạt được kết quả mong muốn.


Kế toán dự án
Kế toán dự án là hệ thống thu nhận, ghi chép,
tổ chức thông tin tài chính của dự án.
 Kế toán dự án góp phần hỗ trợ ban quản lý
dự án trong hoạt động theo dõi, quản lý việc
tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn dự án đúng mục
đích, hiệu quả.
 Kế toán dự án phải cung cấp thông tin theo
yêu cầu của các bên có liên quan như chủ đầu
tư, nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, ngân hàng.


Nhiệm vụ của kế toán dự án







Thu thâp, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời
tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn dự
án.
Phối hợp với các bộ phận khác lập kế hoạch tài
chính hàng kỳ, và giám sát việc thực hiện kế
hoạch.
Lập báo cáo tài chính hàng kỳ và quyết toán
vốn dự án.


Yêu cầu của kế toán dự án






Cung cấp thông tin đầy đủ, liên tục, chính xác,
có độ tin cậy cao, kịp thời, phù hợp với yêu
cầu của Chủ đầu tư, Nhà tài trợ, Cơ quan chủ
quản.
Tuân thủ Chế độ kế toán Việt Nam, đồng thời
phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Hệ thống tài liệu, báo cáo phải rõ ràng, thuận
tiện cho công tác kiểm soát, kiểm toán dự án.



Nguyên tắc kế toán
Kế toán dự án phải tuân thủ các nguyên tắc kế
toán chung đã được chấp nhận rộng rãi.
- Nguyên tắc giá gốc.
- Nguyên tắc nhất quán.
- Nguyên tắc công khai.
- Nguyên tắc thận trọng.
- Nguyên tắc khách quan.


Chu trình kế toán dự án
Chứng từ kế toán

Ghi sổ kế toán

Tính giá

Báo cáo kế toán


Chế độ kế toán áp dụng



Chế độ kế toán áp dụng cho dự án rất đa dạng.
Các nhân tố tác động tới việc lựa chọn chế độ
kế toán áp dụng cho một dự án cụ thể:
- Tính chất của dự án.

- Nguồn vốn của dự án.
- Chế độ kế toán đang áp dụng tại đơn vị làm
chủ đầu tư hoặc CĐKT của nhà tài trợ.
- Qui mô và hình thức tổ chức, phân cấp dự án.


×