Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tuần 27 - 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.84 KB, 63 trang )

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
Tuần 27 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 100
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố thêm một bước nhận thức của học sinh về lập luận chứng minh (luận điểm, luận cứ
về cách làm bài văn lập luận chứng minh: Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập bố cục, viết từng đoạn
… qua việc luyện tập giải quyết trọn vẹn một đề bài lập luận chứng minh một vấn đề văn học
đơn giản trên lớp.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ - phân nhóm.
- Tích hợp với phần Văn ở bài “Ý nghĩa văn chương”, phần tiếng Việt ở bài “Chuyển
đổi câu chủ động thành câu bị động”.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Nêu điều kiện để có câu bị động?
2. Bài mới:
Chúng ta đã tìm hiểu khá đầy đủ về văn nghị luận và được học nhiều văn bản nghị luận
trong các tiết văn học. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết văn chứng minh.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
? Cho biết quy trình các bước tạo lập văn bản?
? Nêu nội dung từng phần?
- Các bước tạo lập văn bản:
+ Tìm hiểu đề:
. Xác định luận đề
. Xác định kiểu bài nghị luận
. Xây dựng hệ thống luận điểm
. Tính chất của đề


? Theo em xác định nhiệm vụ nghị luận như thế nào?
+ Nhiệm vụ nghị luận
. Viết về vấn đề gì?
. Để thuyết phục ai
. Nhằm đạt tới mục đích nào?
? Hãy cho biết bố cục bài văn nghị luận?
- Bố cục:
+ Mở bài: nếu vấn đề mà bài văn hướng tới.
+ Thân bài: làm sáng tỏ vấn đề bằng lí lẽ và dẫn chứng.
+ Kết luận vấn đề nhằm xác lập tư tưởng.
? Nêu nhiệm vụ của phần viết bài?
Hoạt động 2:
Chia nhóm viết đoạn văn ( nhóm 1, 2, 3 viết luận điểm 1-
nhóm 4, 5, 6 viết luận điểm 2)
- HS trình bày
I. Bài học:
Các bước tạo lập văn bản:
1. Tìm hiểu đề:
* Lưu ý cách sắp xếp các luận
điểm
2. Bố cục:
+ Mở bài: nếu vấn đề mà bài
văn hướng tới
+ Thân bài: làm sáng tỏ vấn đề
bằng lí lẽ và dẫn chứng
+ Kết luận vấn đề nhằm xác
lập tư tưởng
3. Viết bài
4. Đọc và sửa chữa
5. Cách viết đoạn văn

Nguyễn Thị Hường - Trang 236 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
→ GV và HS nhận xét.
VD: Ngoài tình cảm đối với gia đình, người thân,
bạn bè, thầy cô thì trong lòng mỗi người có một tình yêu
đối với quê hương đất nước cho dù tiềm ẩn hay bộc lộ ra
ngoài. Văn chương đã khơi gợi cho ta những tính chất cao
quý ấy.
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con … thành người”
(Đỗ Trung Quân)
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Qua những lời ca, tiếng hát ngọt ngào, những câu
thơ câu văn thiết tha tình cảm trong lòng mỗi người dường
như đều có suy nghĩ trăn trở về những người thân , làng
xóm quê hương và có thể họ sẽ điều chỉnh những hành vi
chưa đúng hoặc phát huy những tình cảm trong sáng, cao
đẹp, thiêng liêng.
* Sắp xếp dẫn chứng: Luận điểm 2 ( luyện những
tình cảm sẵn có)
+ Tình yêu đối với người thân
Tục ngữ, ca dao: - Công cha, ơn cha
- Ngó lên nuộc lạt …
- Mẹ già …
- Chồng em …
+ Tình cảm đối với thầy cô giáo
- Không thầy đố mày làm nên

- Bụi phấn
+ Tình cảm đối với quê hương đất nước
II. Luyện tập:
Đề bài: Hãy chứng minh “Văn
chương gây cho ta những tình
cảm không có, luyện cho ta
những tình cảm sẵn có”.
4.Củng cố:
- Trình bày cách đưa và phân tích dẫn chứng
- Nêu cách viết một số đoạn văn
5. Hướng dẫn về nhà:
- Luyện viết đoạn văn
- Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 101
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được đề tài, luận đề và kiểu bài của các bài văn nghị luận đã học.
- Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị
luận đã học.
Nguyễn Thị Hường - Trang 237 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt đối với các thể văn
khác.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm

- Tích hợp vơi phần Văn ở tất cả các văn bản nghị luận đã học ở chương trình lớp 7 và
một số văn bản tự sự, miêu tả, trữ tình đã học ở lớp 6; với phần Tiếng Việt ở câu chủ động và
câu bị động; sự chuyển đổi giữa 2 kiểu câu ấy.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Cho biết quy trình tạo lập văn bản?
- Các yêu cầu của việc tìm hiểu bài văn nghị luận?
- Cho biết bố cục của một bài văn nghị luận?
2. Bài mới:
Chúng ta đã học 4 văn bản nghị luận. Các văn bản trên góp phần giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về văn nghị luận nói chung. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những đặc điểm đó.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
I. Tóm tắt nội dung và đặc điểm nghệ thuật của những bài văn nghị luận đã học
1. Nội dung các bài nghị luận:
STT
Tên bài Tác giả Đề tài nghị
luận
Luận đề nghị luận (luận
điểm chính)
Kiểu bài
1 Tinh thần
yêu nước
của nhân
dân ta.
Hồ Chí
Minh
Tinh thần yêu
nước của nhân
dân Việt Nam.
Dân ta có một lòng nồng

nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của
ta.
Chứng
minh
2. Sự giàu
đẹp của
tiếng Việt
Đặng
Thai Mai
Sự giàu đẹp của
tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc
sắc của một thứ tiếng đẹp,
một thứ tiếng hay
Chứng
minh (kết
hợp giải
thích)
3. Đức tính
giản dị của
Bác Hồ
Phạm
Văn
Đồng
Đức tính giản
dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi
phương diện: bữa cơm
(ăn), cái nhà (ở), cách nói

và viết. sự giản dị ấy đi
liền với sự phong phú,
rộng lớn về đời sống tinh
thần ở Bác.
Chứng
minh (kết
hợp giải
thích và
bình luận.
4 Ý nghĩa
văn chương
Hoài
Thanh
Văn chương và
ý nghĩa của nó
đối với con
người
Nguồn gốc của văn
chương là ở tình thương
người, thương muôn loài,
muôn vật. Văn chương
hình dung và sáng tạo ra
sự sống, nuôi dưỡng và
làm giàu tình cảm của con
người.
Giải
thích (kết
hợp bình
luận)
2. Tóm tắt những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài đã học

- Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc,
toàn diện, sắp xếp hợp lí: hình ảnh so sánh đặc sắc.
Nguyễn Thị Hường - Trang 238 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng
minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
- Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp
chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
- Bài Ý nghĩa văn chương: Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn,
giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, lời văn giàu hình ảnh, lời “
II. Đối sánh đặc trưng của văn nghị luận với loại hình trữ tình và tự sự
a. Liệt kê các yếu tố có trong văn bản tự sự trữ tình và nghị luận
Thể loại Yếu tố
Truyện Cốt truyện, nhân vật kể truyện
Kí Nhân vật, nhân vật kể truyện
Thơ kể chuyện Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể truyện, vần, nhịp
Thơ trữ tình Vần, nhịp
Tuỳ bút (nhân vật), nhân vật kể truyện
Nghị luận Luận đề, luận điểm, luận cứ

b. Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình
Thể loại Phương thức biểu đạt Mục đích
Truyện
Tự sự

Miêu tả
và kể
Tự sự và trữ
tình để tập trung xây
dựng các hình tượng

nghệ thuật với nhiều
dạng thức khác nhau
như nhân vật, hình
Tái hiện sự vật, hiện
tượng, con người, câu
chuyện.
Thơ trữ tình
Trữ tình
Tuỳ bút
Biểu cảm
Biểu hiện tình cảm, cảm
xúc (qua các hình ảnh, nhịp
điệu, vần điệu)
Chứng minh
Nghị luận
Giải thích
Lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng (văn
nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc
nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ
thống các luận điểm, luận cứ chặt
chẽ, xác đáng).
Trình bày ý kiến, tư tưởng
nhằm thuyết phục người
đọc, người nghe về mặt
nhận thức.
c. Giải thích vì sao có thể coi tục ngữ là loại văn bản nghị luận đặc biệt?
Hai bài về tục ngữ cũng được đặt vào cụm bài nghị luận vì những câu tục ngữ có thể
coi là một dạng nghị luận đặc biệt nhằm khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của
dân gian về tự nhiên, xã hội, con người.
* Câu hỏi:

? Tóm tắt nội dung và đăc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học?
? Hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự trữ
tình?
? Các câu tục ngữ trong bài 17-18 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không?
Vì sao ?
* Ghi nhớ: SGK tr 67
Nguyễn Thị Hường - Trang 239 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
4.Củng cố:
? Em hiểu thế nào là nghị luận?
? Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu là ở những điểm
nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ SGK
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm C-V mở rộng câu.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 102
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị ( C - V ) để mở rộng câu (tức dùng cụm
C - V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ ).
- Nắm được các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ - phân nhóm.
- Tích hợp với phần Văn qua văn bản Ý nghĩa văn chương, với phần Tập làm văn ở
bài Luyện tập văn nghị luận chứng minh.
C. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra:
- Em hiểu thế nào là nghị luận?
- Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu là ở những điểm nào?
2. Bài mới:
Dùng bảng phụ minh hoạ câu: Tôi đi học. Yêu cầu hs xác định cấu tạo của câu. Dẫn
dắt: cụm chủ – vị không chỉ dùng làm nòng cốt câu mà còn được dùng làm thành phần phụ,
để mở rộng câu.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
- Giáo viên cho ví dụ, học sinh nhận xét về số lượng
kết cấu chủ vị.
? Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa câu ghép và
câu phức thành phần?
- Giống: Cả hai kiểu câu đều có hai kết cấu chủ vị trở
lên.
- Khác:
+ Các vế trong câu ghép có thể tách ra làm câu đơn,
chúng độc lập với nhau, không bao hàm lẫn nhau.
+ Hai kết cấu chủ vị trong câu phức thành phần bao
hàm lẫn nhau.
Hoạt động 2:
I . Bài học:
Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở
rộng câu
1. VD:
- Chủ ngữ: văn chương
- Vị ngữ: gây cho ta những … sẵn
có.
- Có hai cụm danh từ:

+ Những tình cảm ta/ không có
+ Những tình cảm ta/ sẵn có
- Những: định từ chỉ lượng trước
danh từ trung tâm.
- Tình cảm: danh từ trung tâm.
- Ta không có, ta sẵn có: định ngữ
Nguyễn Thị Hường - Trang 240 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm không có,
luyện cho ta những tình cảm sẵn có
? Xác định nòng cốt câu?
- Chủ ngữ: văn chương
- Vị ngữ: gây cho ta những … sẵn có
? Tìm các cụm danh từ có trong câu trên?
Thảo luận:
? Em hãy phân tích cấu tạo của những cụm danh từ ?
- Có hai cụm danh từ
+ Những tình cảm ta không có
+ Những tình cảm ta sẵn có
- Những : định từ chỉ lượng trước danh từ trung tâm
- Tình cảm : danh từ trung tâm? Các định ngữ Ta
không có, ta sẵn có được cấu tạo như thế nào?
- Ta không có, ta sẵn có: định ngữ đứng sau danh từ
trung tâm.
- Là một kết cấu chủ vị
? Vậy thế nào là câu có cụm chủ vị làm thành phần
câu?
Hoạt động 3:
- HS đọc VD tr 68 SGK
Thảo luận

? Tìm cụm chủ vị làm thành phần câu. Cho biết mỗi
cụm chủ vị làm thành phần gì?
- Điều gì khiến tôi vui mừng và vững tâm? => Chị Ba
đến
→ Cụm chủ vị làm chủ ngữ.
- Khi bắt đấu kháng chiến, nhân dân ta thế nào ? =>
Tinh thần rất hăng hái


Cụm chủ vị làm vị ngữ .
- Chúng ta có thể nói gì? => Trời sinh lá sen để bao
bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
→ Cụm chủ vị làm bổ ngữ
- Ghi nhớ 2 SGK
- Giáo viên kết luận: Các thành phần câu như chủ ngữ,
vị ngữ, bổ ngữ và định ngữ đều có thể được mở rộng
bằng cụm chủ vị.
Hoạt động 4:
đứng sau danh từ trung tâm
2. Ghi nhớ: SGK
II .Các trường hợp dùng cụm chủ
vị để mở rộng câu.
1. VD: SGK
a. Cụm chủ vị làm chủ ngữ
b. Cụm chủ vị làm vị ngữ
c. Cụm chủ vị làm bổ ngữ
d. Cụm chủ vị làm định ngữ
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài 1: Xác định cụm chủ vị làm

thành phần câu và cho biết đó là
thành phần gì?
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn / mới định được,
DTTT C V
người ta // mang về
CN VN
→ Cụm chủ vị làm định ngữ.
b. Trung đội trưởng Bính // khuôn mặt / đều đặn
CN C VN V
→ Cụm chủ vị làm vị ngữ.
Nguyễn Thị Hường - Trang 241 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
c. Khi các cô gái Vòng / đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta // thấy hiện ra từng lá
DTTT C V CN ĐTTT C
Định ngữ Bổ ngữ
cốm /sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào
V
d. Bỗng một bàn tay / đập vào vai // khiến hắn / giật mình
C V ĐTTT C V
Bổ ngữ
CN VN
4.Củng cố:
- Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
- Nêu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Phát triển câu sau: “ Ngôi trường này đẹp” thành câu dùng cụm chủ vị để mở rộng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn lập luận giải thích.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 103
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức tiếng Việt: câu rút gọn, thêm trạng ngữ cho câu, câu đặc biệt.
- Ôn lại kiến thức Văn nghị luận và phép lập luận chứng minh trong văn chứng minh.
B. Chuẩn bị:
- GV chấm bài: rút ra ưu khuyết điểm bài làm của HS.
- Tích hợp với các phần Văn và Tiếng Việt đã học.
- HS ôn lại những kiến thức đã học.
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
- Nêu các trường hợp mở rộng câu bằng các cụm chủ vị.
- Cho ví dụ và mở rộng.
3. Trình tự các họat động dạy và học:
a. Trả bài Tiếng Việt:
- Giáo viên thông báo đáp án
- Nhận xét
* Ưu điểm:
Đa số học sinh hiểu bài và làm được bài
Nguyễn Thị Hường - Trang 242 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
* Tồn tại:
- Viết đoạn văn nghị luận chưa đạt yêu cầu do lập luận chưa chặt chẽ một số bài kể
chuyện chứ chưa phải lập luận chứng minh.

- Một số em dùng các kiều câu gượng ép
b. Trả bài văn học
- Giáo viên thông báo đáp án
- Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Học sinh học bài, hiểu bài, nắm bài khá chắc
- Viết đoạn văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ
* Tồn tại:
- Một vài học sinh không hiểu đề: yêu cầu phân tích một câu tục ngữ, học sinh phân
tích cả 4 câu
- Học sinh chưa thuộc thơ nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- HS chưa thuộc dẫn chứng của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
c. Trả bài Tập làm văn
* Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
* Đáp án:
1) Mở bài (1.5đ)
- Nêu vai trò quan trọng của đạo đức , phẩm chất trong đời sống của nhân dân ta
- Khẳng định đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp của người
Việt Nam
- Đây là một chân lí
2) Thân bài (7đ)
a) Học sinh cần nêu các luận cứ:
- Thế nào là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nhớ ơn là một đạo lí làm người, một chân lí của nhân loại.
b) Học sinh đảm bảo luận chứng:
- Những biểu hiện của đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong thực tế đời sống:
+ Các ngày cúng, giỗ trong gia đình.
+ Ngày thương binh liệt sĩ , ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ
nữ 8/3, ngày thầy thuốc Việt Nam .v.v …

- Dẫn chứng thơ văn:
+ Ca dao:
“Ơn ai một chút chẳng quên…”
+ Tục ngữ :
“Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”
“Uống nước nhớ nguồn”
3) Kết bài (1.5đ)
- Mọi người nên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện những phẩm chất, đức tính tốt.
- Cần góp phần phát huy những truyền thống trong thực tế đời sống học sinh.
* Nhận xét:
+ Ưu điểm:
- Học sinh hiểu đề, biết phương pháp chứng minh.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Viết phần mở bài và kết bài đủ ý, đúng yêu cầu.
+ Tồn tại:
- Một số thiếu phần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng.
Nguyễn Thị Hường - Trang 243 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Dẫn chứng chưa cụ thể, tiêu biểu, toàn diện.
- Một số đưa dẫn chứng mà không phân tích nên thiếu sức thuyết phục.
- Chuyển ý giưã các luận điểm lủng củng.
- Một số nhiều lỗi sai chính tả, viết tắt .
Kết quả:
* Tiếng Việt:
Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
73
76
* Văn:
Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
73

76
* Tập làm văn:
Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
73
76
4.Củng cố:
- Đọc bài viết tốt
- Giáo viên ghi điểm vào sổ , thu bài
- Làm lại bài vào vở bài tập
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn lập luận giải thích.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 28 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 104
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A. Mục tiêu bài học:
- Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài văn nghị luận giải
thích.
- Tích hợp với phần Văn: liên hệ với các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận
chứng minh đã học và vừa ôn tập; với phần tiếng Việt: tiếp tục công việc của các tiết trước.
- Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với các đề nghị luận
chứng minh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ - phân nhóm
Nguyễn Thị Hường - Trang 244 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Tích hợp với phần Văn: liên hệ đến các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận

chứng minh đã học và vừa ôn tập; với phần Tiếng Việt: tiếp tục công việc của các tiết trước.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Thế nào là văn nghị luận
- Phân biệt nghị luận với tự sự và trữ tình
2. Bài mới:
Chúng ta đã tìm hiểu về văn chứng minh, tuy cùng thuộc văn nghị luận nhưng văn
giải thích lại có nhiều điểm khác biệt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phép lập luận giải thích
để thấy điều đó.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu nhu cầu giải thích
trong đời sống
Kể cho hs nghe câu chuyện của hai bà cháu:
Sáng sớm bà ra nhìn trời và nói:
- Trời này lại sắp mưa rồi!
Cháu nhanh miệng hỏi:
- Mưa là gì hả bà?
- Là nước từ trên trời rơi xuống
- Tại sao trên trời lại có nước hả bà?
- Vì hơi nước tích tụ thành mây, mây tích tụ nhiều,
hơi nước nặng thành hạt và rơi.
Những câu hỏi của em bé luôn chứa đựng điều cần được
làm rõ, cần được giải thích. Trong đời sống còn rất nhiều
vấn đề cần được giải thích. Vậy giải thích là gì?
? Trong cuộc sống, khi nào ta cần giải thích?
? Hãy nêu một số nhu cầu giải thích hàng ngày?
- Trong cuộc sống, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một
hiện tượng lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích
nảy sinh

- Vì sao mình học sút? Vì sao mình học không giỏi? Vì
sao bạn ấy học giỏi?
- Vì sao bạn ấy đi học trễ?
- Vì sao bạn ấy không dự sinh nhật mình?
? Văn giải thích bắt nguồn từ đâu?
- Văn giải thích bắt nguồn từ cuộc sống.
? Nhằm mục đích gì?
- Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong
mọi lĩnh vực.
? Giải thích trong văn nghị luận nhằm mục đích gì?
- Nghị luận giải thích là một thao tác nhằm làm sáng tỏ
nội dung, ý nghĩa của 1 từ, 1 khái niệm, 1 câu, 1 hiện
tượng xã hội hoặc lịch sử nào đó thường là 1 tư tưởng
hoặc1 nhận định, 1 quan điểm.
=> Giải thích giúp người ta hiểu biết vấn đề trong văn
học, ngoài xã hội.
Hoạt động 2:
I.Bài học:
Mục đích và phương pháp giải
thích
1. Giải thích trong đời sống: là
nhu cầu của con người nhằm
giúp con người hiểu rõ những
vấn đề chưa biết.

2. Giải thích trong văn nghị
Nguyễn Thị Hường - Trang 245 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Đọc văn bản “Lòng khiêm tốn”
? Bài văn giải thích vấn đề gì?

- Bài văn giải thích khái niệm lòng khiêm tốn
? Bài văn giải thích như thế nào?
- Giải thích bằng định nghĩa về khiêm tốn (Chứng minh
làm sáng tỏ khái niệm)
Thảo luận:
? Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và
ghi ra những câu định nghĩa như “Lòng khiêm tốn có thể
coi là một bản tính.”
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết
sống theo thời …
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một …
- Con người khiêm tốn là con người …
- Khiêm tốn là điều không thể thiếu …
? Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách
đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là
cách giải thích không?
- Những biểu hiện liệt kê đối lập ở bài văn là cách giải
thích sinh động, phong phú, tạo nên chất lượng cao cho
tác phẩm.
? Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không
khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có
phải là nội dung của giải thích không?
- Việc chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân của thói không
khiêm tốn chính là nội dung của bài giải thích. Điều này
làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế đối với người
đọc.
? Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải
thích?
- Là nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối
chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra cái lợi cái hại

nguyên nhân hậu quả… của vấn đề giải thích.
-Thảo luận:
? Qua bài văn “ Lòng khiêm tốn” , em thấy ngôn từ ở đây
thế nào?
- Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, mạch lạc
? Vậy thì, muốn làm được bài văn giải thích phải có yêu
cầu gì?
- Phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao
tác.
Hoạt động 3: HS thảo luận
- Bài văn giải thích vấn đề gì?
- Phương pháp giải thích trong bài?
- Chỉ ra các yếu tố ấy trong bài?
* Gợi ý:
- Vấn đề được giải thích ở đây là “Lòng nhân đạo”
- Phương pháp giải thích
+ Nêu định nghĩa
luận:
Nghị luận văn học
Nghị luận xã hội
→ Giải thích vấn đề tư tưởng,
phẩm chất nhằm nâng cao nhận
thức, tư tưởng, tình cảm.
3,. Phép lập luận trong văn giải
thích:
VD: Văn bản” Lòng khiêm tốn”
- Giải thích khái niệm lòng
khiêm tốn
- Nêu định nghĩa về lòng khiêm
tốn

- Những biểu hiện lòng khiêm
tốn
- Nêu rõ cái lợi của khiêm tốn và
cái hại của không khiêm tốn
- Khái quát về lòng khiêm tốn
→ Giải thích sẽ giúp người đọc
hiểu và cảm → Mạch lạc, tỉ mỉ
Nguyễn Thị Hường - Trang 246 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người.
+ Đặt ra câu hỏi
Thế nào là biết thương người ? Và thế nào là lòng
nhân đạo?
+ Kể những biểu hiện:
- Ông lão hành khất
- Đứa bé nhặt từng mẩu bánh
- Mọi người xót thương
+ Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu nói của
Thánh Găng-đi
II. Luyện tập:
Văn bản “ Lòng nhân đạo”
Bài “Lòng nhân đạo”:
- Vấn đề được giải thích:
lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+ Nêu biểu hiện
+ So sánh, đối chiếu
4.Củng cố:
- Thế nào là phép lập luận giải thích?

- Yêu cầu đọc hai bài đọc thêm và chỉ ra vấn đề cũng như phương pháp giải thích?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập.
- Soạn bài: “Sống chết mặc bay”
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 29 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 105-106
SỐNG CHẾT MẶC BAY
A. Mục tiêu bài học:
Hiểu được giá trị phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và thành công
nghệ thuật trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm.
- Tích hợp với phần Tập làm văn ở Cách làm bài văn giải thích, Luyện tập nghị luận
giải thích và bài viết tập làm văn giải thích (số 6; ở nhà) với phần Tiếng Việt ở bài Luyện
tập sử dụng các cụm chủ - vị làm thành phần trong câu.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Thế nào là nghị luận giải thích?
- Trình bày các cách lập luận trong văn giải thích?
2. Bài mới:
Chơi trò chơi ô chữ . Đáp án là các tên nhân vật ( Khổng mẫu, Bà đỡ Trần, Thái y
lệnh) trong các truyện Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. Từ
đó so sánh sự giống và khác nhau của truyện trung đại và truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Giới thiệu sơ lược về truyện “ Sống chết mặc bay”.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Nguyễn Thị Hường - Trang 247 -

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
? Giới thiệu vài nét về tác giả?
Phạm Duy Tốn(1883-1924) quê ở tỉnh Hà Tây, là một
trong số ít những nhà văn có thành tựu về truyện ngắn
hiện đại.
“Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của
ông.
- GV giới thiệu cơ bản vế truyện ngắn hiện đại: xuất
hiện muộn, viết bằng văn xuôi Tiếng Việt, thiên về kể
chuyện, cốt truyện phức tạp.
- GV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp văn
bản.
– Cho HS đọc phần chú thích SGK bằng mắt.
? Truyện chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn?
- Chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Đầu → khúc đê này hỏng mất: nguy cơ vỡ
đê và sự chống đỡ của dân
+ Đoạn 2: Ấy, lũ con dân … Điếu, mày!: cảnh quan
phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”
+ Đoạn 3: Phần còn lai: cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào
cảnh thảm sầu
? Tóm tắt truyện ngắn “Sống chết mặc bay?
- Học sinh tự tóm tắt, giáo viên nhận xét
Hoạt động 2:
- GV giới thiệu phép tương phản và tăng cấp:
+Tương phản: Còn gọi là đối lập trong nghệ thuật tạo ra
những hành động, cảnh trái ngược hay để làm nổi bật
một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng

chính của tác phẩm.
+Tăng cấp: Bằng cách lần lượt đưa thêm chi tiết, qua đó
làm rõ thêm bản chất của sự việc.
Thảo luận:
? Hãy chỉ ra hai mặt tương phản trong truyện “Sống chết
mặc bay”?
- Mặt tương phản 1: cảnh hộ đê (thiên tai đang từng lúc
giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân
- Mặt tương phản 2: cảnh trong đình (quan phủ và nha
lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình)
? Trong sự tương phản này, hình ảnh tên quan phủ đi
“hộ đê” được tác giả khắc hoạ như thế nào?
+ Cảnh hộ đê: gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước
sông Nhị Hà lên to;Dân phu hàng trăm hàng nghìn, kẻ
thuổng người cuốc … ướt như chuột lột. Trống đánh
liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác. Sức dân
khó lòng địch nổi với sức trời; Thế đê không cự lai với
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Phạm Duy Tốn(1883-1924) quê ở
tỉnh Hà Tây, là một trong số ít
những nhà văn có thành tựu về
truyện ngắn hiện đại.
2. Tác phẩm:
“Sống chết mặc bay” là tác phẩm
thành công nhất của ông.
II. Đọc-Hiểu văn bản:
III.Phân tích:
1. Cảnh hộ đê ngoài đình
- Gần một giờ đêm

- Mưa tầm tã
- Dân phu bì bõm dưới bùn
lầy ,lướt thướt như chuột
lột
- Họ mệt lử người
- Mưa vẫn tầm tã, nước
cuồn cuộn bốc lên
* Tấp nập, khẩn trương, nhốn
nháo, nguy hiểm.
- Tương phản, tăng cấp
→ Cảnh dân đang chống chọi với
thiên nhiên để cứu con đê.
Nguyễn Thị Hường - Trang 248 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
sức nước.
- Than ôi, lo thay, nguy thay.
→ độ mưa, độ dâng của nước sông, không khí, cảnh hộ
đê nhốn nháo căng thẳng, thiên tai đang từng lúc đe doạ
cuộc sống của người dân.
+ Cảnh trong đình:
- Địa điểm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không
sao.
- Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn
nhã, đường bệ, nguy nga.
- Đồ dùng sinh hoạt cho quan phủ khi “hộ đê”: bát yến
hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở trong
ngăn bàn đầy trầu vàng, cau đậu …
- Dáng ngồi, cách nói: quan ngồi trên, nha ngồi dưới,
người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng
- Sự đam mê tổ tôm: đê vỡ mặc đê, nước sông không

bằng nước bài
- Niềm vui phi nhân tính của tên quan khi “Ù ! Thông
tôm, chi chi nảy”
- GV: Hai cảnh tượng cùng diễn ra ở một thời điểm, ở
trên cùng một mặt đê, chỉ cách nhau vài trăm thước,
những người đang có chung nhiệm vụ. Vậy mà 2 cảnh
đó hoàn toàn trái ngược đến khó tin.
? Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản
này?
→ Để người đọc cảm nhận hết sự vô trách nhiệm của
“quan phụ mẫu” với dân.
Hoạt động 3:
Thảo luận:
? Chỉ ra sự tăng cấp trong cảnh hộ đê, trong cảnh đam
mê bài bạc của tên quan phủ?
- Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa,
độ nước sông dâng cao
- Cảnh trời mưa mỗi lúc một tăng.
- Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao.
- Dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
- Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ
- Sức người mỗi lúc một yếu
- Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã
đến.
- Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam
mê tổ tôm của tên quan. Mê bạc do không thấy cảnh hộ
đê đã đành nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc
một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê quá lớn.
Đến khi đê vỡ vẫn thờ ơ, quát bọn tay chân rồi tiếp tục
đánh đến khi “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm

vui cực độ nhưng phi nhân tính → Phép tăng cấp làm
rõ tâm lí, tính cách nhân vật.
? Phân tích tác dụng của sự kết hợp 2 biện pháp nghệ
2. Cảnh hộ đê ở trong đình.
- Đèn thắp sáng trưng, kẻ
hầu người hạ tấp nập.
- Hầu quan lớn: gãi chân,
quạt, điếu đóm, yến hấp
đường phèn, tráp trầu,...
- Lính lệ khoanh tay sắp
hàng.
- Quan đánh bài lúc mau,
lúc khoan, khi ung dung, ê
ái, khi vui vẻ, dịu dàng.
* Không khí tĩnh mịch, nghiêm
trang. Cuộc sống xa hoa, lãng phí.
- Khi đê vỡ:
+ Quan quát mắng, đổ tội cho
dân.
+ Quan tiếp tục đánh bài.
+ Quan vui mừng khi thắng
lớn
* Sự đam mê thái quá, thói vô
trách nhiệm, tàn nhẫn.
→ Nghệ thuật tương phản, tăng
tiến.
=> Quan phụ mẫu đã hiện
nguyên hình là một kẻ bất nhân,
lòng lang dạ thú, không hề biết
động tâm trước số phận bi thảm

của người dân.
Nguyễn Thị Hường - Trang 249 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
thuật tương phản và tăng cấp?
- Với hai biện pháp nghệ thuật trên, quan phụ mẫu
đã hiện nguyên hình là một kẻ bất nhân, lòng
lang dạ thú, không hề biết động tâm trước số
phận bi thảm của người dân. Ngay khi đám thuộc
hạ của hắn đã có cảm giác lo sợ, nôn nao, không
còn dửng dưng thì duy nhất quan phụ mẫu là
trước sau như một, giữ nguyên thái độ. Do đó
khơi dậy ở người đọc sự phẫn nộ, căm uất với
bọn quan bất nhân và niềm thương cảm sâu xa
trước cảnh bi thảm của dân.
? Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và
giá trị nghệ thuật của truyện?
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống
của nhân dân với quan lại.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác
giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và
thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
- Giá trị nghệ thuật: Kết hợp thành công 2 phép tương
phản - tăng cấp, có trình độ ngôn ngữ sinh động, thể
hiện cá tính nhân vật. Câu văn sáng gọn, sinh động.
? Ý nghĩa truyện ngắn “Sống chết mặc bay”?
Hoạt động 4:
3. Thảm cảnh khi đê vỡ.
- Nước tràn lênh láng, xoáy
thành vực sâu.
- Nhà cửa trôi băng, lúa má

ngập hết.
- Kẻ sống bơ vơ, người chết
không đất chôn.
* Thảm cảnh ấy tố cáo sự vô
trách nhiệm, tội ác của quan, nha
lại.
IV. Tổng kết:
SGK / 83
V. Luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài
tập 1 – HS làm miệng
Bài 2: Qua ngôn ngữ đối
thoại (Chủ yếu ở trang 77 và 78)
ta có thể thấy tính cách của nhân
vật quan phủ rất hách dịch, rất
thản nhiên với việc đê vỡ: rất
chăm chú quan tâm tới ván bài
mà hắn biết chắc là sẽ ăn bởi đám
thuộc hạ để cho quan ăn.
Ngôn ngữ là hành động lời
nói có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc bộc lộ tính cách của
nhân vật.
4. Củng cố :
- Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay” và nêu dụng ý
của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
5. Dặn dò:
- Học bài, đọc lại truyện, tóm tắt truyện.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích.

D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 29 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 107
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A. Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
Nguyễn Thị Hường - Trang 250 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm
- Tích hợp với phần Văn ở bài Sống chết mặc bay, với phần Tiếng Việt ở Câu chủ
động và bị động: sự chuyển đổi giữa hai loại câu này.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay” và nêu dụng ý
của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
2. Bài mới:
Sau khi tìm hiểu chung về kiểu bài nghị luận giải thích, để giúp các em nắm vững
hơn về kiểu bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài văn lập luận giải thích nhằm nắm được
cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn giải thích và tránh những lỗi trong lúc làm bài
thường gặp.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
? Cách làm bài văn giải thích có gì giống làm bài văn
chứng minh?

- Giống: đều là văn nghị luận
- Khác: mỗi kiểu bài có một đặc điểm riêng
→ Cách làm bài nghị luận giải thích khác với cách làm bài
nghị luận chứng minh.
? Khi nhận được đề bài thì bước đầu tiên của quá trình
làm bài là gì?
- Tìm hiểu đề
- Đọc đề bài SGK tr 84
? Hãy xác định yêu cầu cần giải thích?
- Câu tục ngữ còn thể hiện khát vọng mở rộng tầm hiểu
biết của người dân quanh năm sống dưới luỹ tre
→ Xác định đúng yêu cầu đề bài => Người viết sẽ không
lạc đề - xa đề
? Xác định vấn đề cần giải thích có tác dụng gì trong việc
làm bài văn giải thích?
- Đề yêu cầu giải thích giúp người đọc hiểu rõ việc đi của
con người và cuộc sống để mở rộng hiểu biết.
? Từ việc xác định yêu cầu của đề người viết đi vào phần
lập dàn ý.
Hoạt động 2:
? Hãy nêu yêu cầu của từng phần trong văn giải thích?
Thảo luận: Phần mở bài của bài văn giải thích cần phải
đạt yêu cầu gì?
- Mở bài:
+ Dẫn dắt vào vấn đề
+ Trích câu nói
+ Hướng giải quyết
( Có nhiều cách mở bài: SGK/85 )
? Phần thân bài làm nhiệm vụ gì?
I. Bài học

1. Tìm hiểu để và tìm ý
- Yêu cầu: giải thích câu tục
ngữ
Nội dung giải thích: đi một
ngày đàng học một sàng khôn –
khát vọng mở rộng tầm hiểu
biết của người xưa.
2. Dàn ý:
- Mở bài:
+ Dẫn dắt vào vấn đề
+ Trích câu nói
+ Hướng giải quyết
( Có nhiều cách mở bài: SGK tr
85 )
- Thân bài:
+ Trả lời câu hỏi như thế nào?
Vì sao? Làm gì?
+ Cách lập luận: xem tiết 104
- Kết bài: Khẳng định vấn đề (ý
nghĩa vấn đề đã giải thích) –
liên hệ bản thân.
Nguyễn Thị Hường - Trang 251 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Thân bài:
+ Đi một ngày là đi đâu?
+ Một sàng khôn là gì?
+ Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn?
+ Đi như thế nào?
+ Học như thế nào?
=> Trả lời câu hỏi như thế nào? Vì sao? Làm gì?

? Kết bài làm nhiệm vụ gì?
- Kết bài: Khẳng định vấn đề (ý nghĩa vấn đề đã giải
thích) – liên hệ bản thân.
? Theo em giải thích câu tục ngữ trên cần đặt và trả lời
những câu hỏi nào?
Hoạt động 3:
- Đọc 3 cách mở bài SGK.
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của bài lập
luận giải thích không?
- Có đáp ứng yêu cầu của bài lập luận giải thích: chỉ ra nội
dung và phương hướng giải thích
? Có phải đối với mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài
không?
- Không, có nhiều cách mở bài cho một bài văn.
- HS đọc các đoạn phần thân bài tr 85 - 86 SGK
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với
phần mở bài?
- Dùng từ ngữ: “Thật vậy”
? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được
với đoạn trước đó?
- Dùng các từ ngữ liên kết như : “nhưng”, “không chỉ …
mà còn …”
? Ngoài những cách nói như vậy, có cách nào nữa không?
- Có – Đúng như vậy, đúng vậy …
- HS đọc kết bài.
? Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề được giải thích xong
chưa?
- Rồi
? Có phải mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay
không?

- Không – Có nhiều cách kết bài
? Nêu cách lập luận trong văn giải thích mà em đã biết?
* Cách lập luận: Nêu định nghĩa – những biểu hiện khác
nhau của vấn đề - so sánh, đối chiếu với hiện tượng khác.
Nêu lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc
noi theo
? Sau khi viết bài xong, người viết phải làm gì?
- Sửa chữa:
+ Sửa phần bố cục
+ Sửa ý nghĩa ba phần đã phù hợp với đề bài chưa
Hoạt động 4:
- Đọc ghi nhớ SGK
3. Viết bài: Liên kết câu, đoạn,
văn bản
4. Đọc và sửa chữa

II. Luyện tập:
Cho HS viết những cách kết bài
khác cho đề trên. Viết theo
nhóm.
VD: Một kiểu kết bài:
Nhân dân ta ngày xưa đã
đúc kết kinh nghiệm về việc
“học khôn” cho chúng ta. Nếu
Nguyễn Thị Hường - Trang 252 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
đi nhiều, học hỏi nhiều thì túi
khôn cũng sẽ nhiều. Đó là khát
vọng được mở rộng tầm nhìn,
tầm hiểu biết nhưng cũng là một

con đường học khôn thật hấp
dẫn, thật tự nhiên. Hãy tiếp xúc
nhiều và sàng lọc những điều
khôn, kiến văn của chúng ta sẽ
dồi dào hơn, sâu sắc.
4. Củng cố:
- Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích.
- Nêu nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn nghị luận giải thích.
5. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài Luyện tập lập luận giải thích.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 29 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 108
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức, cách làm bài văn lập luận giải thích, biết vận dụng kiến thức để
giải thích một vấn đề xã hội và văn học gần gũi, vừa sức với vốn sống và tầm hiểu biết của
học sinh.
- Củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, hình thành đoạn văn.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt: Tiếp tục công việc của tiết 107.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích
- Nêu nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn nghị luận giải thích.

2. Bài mới:
Chúng ta đã tìm hiểu chung về bài văn giải thích, biết được các bước làm một bài văn
giải thích. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập các nội dung đó với một đề bài cụ thể.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
- Đọc đề văn tr 87
Đề bài: Một nhà văn nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người” hãy giải thích nội dung câu nói đó?
? Hãy cho biết kiểu bài của đề bài trên?
I. Bài học
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: giải thích
- Nội dung giải thích
+ Sách là gì?
Nguyễn Thị Hường - Trang 253 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Giải thích một vấn đề văn học
? Nội dung cần giải thích là gì?
- Sách là gì?
- Ngọn đèn sáng bất diệt là gì?
- Trí tuệ là gì?
Hoạt động 2:
? Nêu nội dung phần mở bài?
- Loài người phát triển với những thành tựu trí tuệ.
- Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó.
- Vì thế có nhà văn nói: “…”
? Nêu nội dung phần thân bài?
? Sách là gì?
- Sách là nơi lưu giữ trí tuệ của loài người

? Ngọn đèn sáng bất diệt là gì?
- Là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí
tuệ con người được soi rọi sáng sủa.
? Trí tuệ là gì?
- Là những tinh hoa của sự hiểu biết.
? Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người?
- Sách giúp con người hiểu biết các sự việc diễn ra thời quá
khứ, hiện tại và tương lai.
- Sách đem lại cho con người những kiến thức trên trái đất, trên
vũ trụ, dưới đáy đại dương.
- Nhờ sách con người biết được kiến thức về lịch sử, địa lí, khoa
học …
- Sau giờ lao động vất vả, sách giúp con người giải trí, thư giãn,
làm cho trí óc minh mẫn.
→ Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con
người.
? Muốn sách trở thành ngọn đèn sáng bất diệt soi rọi cho trí tuệ
con người chúng ta phải làm gì?
- Chọn sách tốt để đọc
- Đọc sách có kế hoạch, có giờ giấc
- Đấu tranh với những nhà xuất bản sách thiếu lành mạnh …
? Kết bài của bài văn nghị luận chúng ta làm gì?
- Tình cảm thái độ của em đối với sách, với lời câu nói trên.
? Trình bày các cách lập luận trong bài văn giải thích?
- Nêu định nghĩa, đối chiếu, so sánh nguyên nhân, kết quả, mặt
lợi, mặt hại …
? Nêu việc làm tiếp theo?
- Viết bài, liên kết câu đoạn , văn bản
- Đọc và sửa chữa
Hoạt động 3:

* Tiến hành theo nhóm: Viết từng đoạn văn giải thích đề bài
trên
Nhóm 1: viết mở bài, nhóm 2, 3, 4, 5 viết lần lượt các đoạn của
phần thân bài, nhóm 6 viết phần kết bài.
- Các nhóm trình bày – GV nhận xét, gợi ý sửa chữa.
+ Ngọn đèn sáng bất diệt là
gì?
+ Trí tuệ là gì?
2. Dàn bài:
a. Mở bài: Dẫn dắt vào bài
- Trích dẫn lời nói
- Hướng giải quyết
b. Thân bài:
* Giải thích nội dung
- Sách là nơi lưu giữ trí tuệ
của loài người
- Ngọn đèn sáng bất diệt:
soi rọi mãi mãi
- Trí tuệ: tinh hoa của sự
hiểu biết
* Tại sao: Nhờ sách con
người biết được nhiều kiến
thức văn học, lịch sử, địa lí,
khoa học …
* Đọc sách như thế nào:
- Chọn sách đọc
- Đọc có kế hoạch
* Nêu một số câu nói về giá
trị của sách
c. Kết bài:

- Nhận xét giá trị của sách
đối với trí tuệ của con
người.
- Liên hệ bản thân.
II. Luyện tập:
4. Củng cố :
Nguyễn Thị Hường - Trang 254 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Trình bày các bước tiến hành một bài văn nghị luận giải thích? Nêu nội dung phần
mở bài, thân bài và kết bài?
5. Dặn dò:
- Làm đề bài trên vào vở bài tập
- Soạn bài: “ Những trò lố hay là Va -ren và Phan Bội Châu”
- Làm bài vào giấy tuần sau nộp.
Đề bài viết số 6: (Viết ở nhà)
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
Đáp án:
A. Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu vấn đề: tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
- Dẫn câu trích
- Câu chuyển ý
B. Thân bài: (8đ)
1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao. (3đ)
- Nhiễu điều là gì?
- Giá gương là gì?
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương là gì?
2. Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng? (3đ)
- Cùng một nước, cùng chung môt văn hoá, lịch sử, lãnh thổ.

- Phải thương yêu nhau để bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước
- Nêu những câu có ý nghĩa tương tự.
3. Hiểu được ý nghĩa câu ca dao, ta phải làm gì? (2đ)
- Đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ.
- Phát huy tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
C. Kết bài: (1đ)
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
* Lưu ý: Chấp nhận mọi sự sáng tạo của học sinh, miễn là hợp lý.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 30 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 109-110
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ
VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được giá trị của tác phẩm trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật
Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai thế lực của hai lực lượng xã hội
phi nghĩa và chính nghĩa hoàn toàn đối lập trên đất nước chúng ta thời Pháp thuộc
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm
Nguyễn Thị Hường - Trang 255 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài luyện tập dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, với
phần Tập làm văn ở bài Luyện nói về văn nghị luận giải thích.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
? Trình bày các bước tiến hành một bài văn nghị luận giải thích?
? Nêu nội dung phần mở bài, thân bài và kết bài?

2. Bài mới:
Chúng ta đã được làm quen với một truyện ngắn hiện đại rất thành công. Truyện ngắn
đó được viết bằng tiếng Việt hiện đại và được lưu truyền trong nước. Hôm nay chúng ta sẽ
được làm quen với một truyện ngắn hiện đại nữa nhưng truyện này lại được viết bằng tiếng
Pháp và đăng trên báo Le paria của Pháp.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Ái
Quốc?
- Tác giả, tác phẩm SGK
Mở rộng: Em biết gì thêm về Nguyễn Ai Quốc?
Giảng: Từ khi được sinh ra cho đến lúc qua đời, Bác đã dùng rất
nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành,
Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chí Minh...
Nguyễn Ai Quốc là cái tên được Bác dùng từ năm 1919 đến năm
1945.
Qua bộ môn lịch sử, em hiểu Phan Bội Châu là người thế nào?
Giảng: Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước, ông lãnh đạo nhiều
phong trào cứu nước và từng bị Pháp xử tử vắng mặt năm 1913. năm
1925, ông bị bắt ở Trung Quốc và sau đó bị đem về Việt Nam để xử
án.
Bài này được viết ngay sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung
Quốc.
- GV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.
- Cho HS đọc chú thích bằng mắt.
? Cốt truyện được bố trí theo trình tự nào?
? Có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn?
? Mỗi đoạn nói gì?
Bố cục: 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “trong tù”: Thông báo chuyến sang Việt Nam
của quan toàn quyền Va-ren.
Phần 2: Tiếp đến “Va-ren không hiểu Phan Bội Châu”: Cuộc gặp gỡ
giữa va-ren và Phan Bội Châu.
Phần 3: phần còn lại: Thái độ của Phan Bội Châu.
? Tác phẩm thuộc thể loại truyện hay kí?
- Tác phẩm thuộc thể loại truyện, do đó có sự hư cấu nghệ thuật.
Hoạt động 2:
HS đọc lại đọc lại đoạn đầu.
Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
Thông báo việc Va-ren sang Việt Nam
I. Giới thiệu
1. Tác giả:
Nguyễn Ái Quốc
là tên Bác Hồ (1890-
1969) từ năm 1919
đến năm 1945.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm được
viết ngay sau khi Pha
Bội Châu bị bắt cóc
(18-6-1925).
- Thể loại: truyện
ngắn
II. Đọc - Hiểu văn
bản
III.Phân tích:
Nguyễn Thị Hường - Trang 256 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
Vì sao Va-ren lại sang VN?

Giảng: PhanBội Châu hoạt động Cách Mạng vì dân vì nước thì bọn
thực dân Pháp phải tiêu diệt do đó chúng đã băt1 cóc ông với mưu đồ
sẽ giết bí mật, nhưng việc bị lộ chúng đành phải đưa về VN để xử
công khai và kết án tù chung thân cho ông. Dư luận ở Pháp và Đông
Dương không đồng tình, buộc Pháp phải giải quyết vụ này. Vì vậy,
Va-ren sang Việt Nam để “chăm sóc”vụ án này.
?Tại sao lời hứa của Va-ren lại là lời hứa “nửa chính thức”?
Vì Va-ren chỉ ứa chứ không làm, hắn hứa để ve vuốt, làm dịu sự
phẫn nộ của người dân Pháp cũng như người dân Đông Dương.
? Va-ren hứa gì về vụ Phan Bội Châu?
- Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu trước khi sang nhậm
chức Toàn quyền Đông Dương.
? Thực chất đó là lời hứa như thế nào?
- Thực chất đó là lời hứa dối trá, hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân
Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Lời hứa đó thực
chất là một trò lố.
Thảo luận:
? Cụm từ “ Nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “Giả thử cứ
cho rằng … làm sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời
hứa của Va-ren?
- Cụm từ và câu hỏi mang tính chất nghi ngờ của tác giả đã thể hiện
đó chỉ
một trò lố. Thực chất Va-ren vẫn là Va-ren, một tên đứng đầu trong
việc cai trị Đông Dương còn Phan Bội Châu vẫn là người cách mạng
bị cầm tù. Hai bên đối lập nhau tuyệt đối.
Hoạt động 3:
? Trong đoạn 2, số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách
của từng nhân vật nhiều ít như thế nào?
- Tác giả đã sử dụng một số lượng từ lớn, hình thức ngôn ngữ trần
thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren còn Phan Bội Châu lấy sự im

lặng làm phương châm đối lập. Đây là một bút pháp vừa tả vừa gợi ý,
một lối viết thâm thuý độc đáo.
Thảo luận:
? Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội
Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế
nào?
- Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn của Va-
ren.
Thảo luận
? Phan Bội Châu đã ứng xử như thế nào?
? Qua đó thề hiện thái độ của Phan Bội Châu ra sao?
- Im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt → Thái độ
khinh bỉ và kiên cường trước kẻ thù.
? Lời bình của tác giả có ý nghĩa gì?
- Giọng điệu mỉa mai làm rõ thêm thái độ, tính cách của Phan Bội
Châu.
Hoạt động 4:
? Ví thử, tác phẩm dứt ở câu: “ … cũng như Va-ren không hiểu Phan
1. Va-ren với lời
hứa:
- Nửa chính thức
- Chăm sóc lúc nào?
Ra làm sao?
- Khi nào yên vị thật
xong.
→ Châm biếm
→ Dối trá
2. Cảnh Va-ren gặp
Phan Bội Châu:
a. Va-ren:

- Nói nhiều
- Trơ trẽn, thiếu tự
trọng.
→ Thái độ mỉa mai,
hóm hỉnh.
→ Kẻ phản bội, bịp
Nguyễn Thị Hường - Trang 257 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
Bội Châu”. Trong đoạn kết có lời quả quyết của anh lính và lời đoán
của tác giả thì giá trị của câu chuyện có gì khác?
- “Sự thay đổi nhẹ trên nét mặt của người lừng tiếng”, “đôi ngọn râu
mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ
diễn ra có một lần thôi”
→ Sự tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội châu trước kẻ
thù.
→ Làm tăng giá trị của câu chuyện.
? Truyện được kết thúc bằng lời tái bút, giá trị của lời tái bút là thế
nào?
- Tái bút là một hành động chống trả quyết liệt (nhổ vào mặt Va-ren)
như thế với kẻ thù phải có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng, dửng
dưng thôi chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó.
? Qua những phân tích, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vât?
- Va-ren: con người phản bội giai cấp vô sản, tên chính khách đã bị
đồng bọn đuổi khỏi tập đoàn, ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin
giai cấp mình.
- Phan Bội Châu: Vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập,
được hai mươi triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng.
? Em hãy trình bày giá trị nội dung nghệ thuật tác phẩm?
- Ghi nhớ: SGK
bợm.

b. Phan Bội Châu:
- Im lặng, phớt lờ,
coi như không có
Va-ren trước mặt.
- Cười mỉa
- Nhổ vào mặt
→ khinh bỉ Va-ren,
bản lĩnh kiên cường.
IV. Tổng kết:
SGK/Tr 95
4. Củng cố:
- Cảm nhận từ truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” về nội dung và
nghệ thuật?
- Đọc thêm tr 95 SGK
- Giải thích cụm từ “ Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm.
5. Dặn dò:
- Học bài – đọc lại truyện
- Soạn bài: Luyện tập: Dùng cụm C-V để mở rộng câu.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 30 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 111
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU.
LUYỆN TẬP (tt)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
- Củng cố kiến thức về việc dùngcụm chủ vị để mở rộng câu
- Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm chủ vị
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm

- Tích hợp với phần Văn qua văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,
với phần Tập làm văn ở bài Luyện nói về văn nghị luận giải thích.
C. Tiến trình dạy học:
Nguyễn Thị Hường - Trang 258 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
1. Kiểm tra:
? Cảm nhận từ truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” về nội dung và
nghệ thuật ?
? Nêu tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu? 2. Bài mới:
Chúng ta đã được làm quen với cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Hôm nay chúng ta sẽ
tiến hành luyện tập.
3. Trình t ự các họat động dạy và học :
Chia nhóm thảo luận bài tập
- Nhóm 1, 2: bài tập 1 tr 96 SGK
- Nhóm 3, 4: bài tập 2 tr 97 SGK
- Nhóm 5, 6: bài tập 3 tr 97 SGK
* Gợi ý giải bài tập:
Bài 1:
a. Khí hậu nước ta / ấm áp // Cho phép ta / quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa.
C V C V
CN (c-v) phụ ngữ cụm động từ (c-v)
b. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ / ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ núi non hoa cỏ // trông
DTTT C V

mới đẹp; từ khi có người / lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy để làm đề ngâm vịnh,
ĐTTT
tiếng chim, tiếng suối // nghe mới hay.
→ Đây là câu ghép có 2 kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu: Có cụm chủ vị làm định ngữ, bổ
ngữ.
c. Thật đáng tiếc khi chúng // thấy những tục lệ tót đẹp ấy / mất dần, và những thức

ĐTTT C V
quý của đất mình / thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thoc kệch bắt
C V
chước người ngoài.
→ Hai cụm chủ vị làm bổ ngữ cho động từ “thấy”
Bài 2: Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần.
a. Chúng em / học giỏi // làm cho cha mẹ và thầy cô / rất vui lòng.
C V C V
CN VN
→ Cụm chủ vị làm chủ ngữ, làm phụ ngữ.
b. Nhà văn Hoài Thanh // khẳng định rằng cái đẹp / là cái có ích.
ĐTTT C V
Bổ ngữ
CN VN
→ Cụm chủ vị làm bổ ngữ.
c. Tiếng Việt / rất giàu thanh điệu // khiến lời nói của người Việt Nam ta / du dương
C V ĐTTT C V
CN VN
Nguyễn Thị Hường - Trang 259 -
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngữ Văn 7 – HKII
trầm bổng như một bản nhạc.
→ Cụm chủ vị làm chủ ngữ (bổ ngữ).
d. Cách mạng tháng Tám thành công // đã khiến cho Tiếng Việt / có một bước phát
C V
CN VN
triển mới, một số phận mới.
→ Cụm chủ vị làm chủ ngữ (bổ ngữ)
Bài 3: Gộp câu hoặc vế câu:
a. Anh em / hoà thuận // khiến hai thân / vui vầy.
C V

CN VN
→ Cụm chủ vị làm chủ ngữ (bổ ngữ).
b. Đây // là một cảnh rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người / qua lại
DTTT C V
Định ngữ
CN VN
→ Cụm chủ vị làm định ngữ.
c. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”,“Giác ngộ”,“Bên kia sông Đuống”/
C
ra đời // đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
V
CN VN
→ Cụm chủ vị làm chủ ngữ.
4. Củng cố:
- Thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu?
- Các trường hợp có thể dùng cụm c-v để mở rộng câu?
5. Dặn dò:
- Học bài - Làm bài tập
- Soạn bài: Luyện nói văn giải thích.
D/ Rút kinh nghiệm :
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tuần 30 Ngày soạn: … /… /200…
Tiết 112
LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
A. Mục tiêu bài học:
- Làm cho học sinh có dịp nắm vững thêm và tận dụng thành thạo hơn nữa các kĩ năng
làm kiểu bài văn giải thích, đồng thời nắm vững thêm những kiến thức xã hội và văn học có
liên quan đến bài luyện tập.
- Làm cho nhiều học sinh trong lớp có cơ hội được trình bày miệng về một vấn đề xã

hội (hoặc văn học), để thông qua đó, tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phân nhóm.
- Tích hợp với phần Văn ở bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu với phần
Tiếng Việt ở bài Liệt kê.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
Nguyễn Thị Hường - Trang 260 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×