Tiết 131, 132
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu: Qua giờ kiểm tra chất lượng học kỳ nhằm đánh giá đwocj nhận thức
của học sinh:
- Về phần văn bản tục ngữ, nguồn gốc văn chương, thể loại văn học nhớ được tên
tác giả tác phẩm, nắm được nội dung cơ bản của một số tác phẩm.
- Về phân môn tiếng việt: Câu đặc biệt
- Về tập làm văn: Biết áp dụng phương pháp lập luận chứng minh để giải quyết
vấn đề.
2. Yêu cầu:
- Xác định đùng phương án trả lời.
- Nhớ đúng tên tác giả, tác phẩm.
- áp dụng phép lập luận chứng minh để giải quyết một vấn đề.
II. Ma trận:
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
Ch ủ đề
TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL
Tục ngữ
1
0,25
1
0,25
2
0,5
Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta.
1
0,25
1
0,25
2
0,5
Ý nghĩa văn chương
1
0,25
1
0,25
Đức tính giản dị của
Bác Hồ
1
1
1
1
Sống chết mặc bay
1
0,25
1
0,25
Tác giả, tác phẩm
1
1
1
1
Câu đặc biệt
1
0,25
1
0,25
2
0,5
Lập luận chứng minh
1
6
1
6
Cộng
6
2,25
4
1,75
1
6
11
10
PHÒNG GD&DDT NA HANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………….
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu trả lời
đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Tục ngữ là thể loại của
A. Văn học hiện đại. C. Văn học dân gian.
B. Văn học trung đại. D. Văn học viết.
Câu 2: Trong những câu sau câu nào không phải là tục ngữ?
A. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. C. “Nhất thì nhì thục”.
B. “Đứng mũi chịu sào”. D. “Tấc đất, tấc vàng”.
Câu 3: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả viết về lòng yêu
nước của nhân dân ta thời kì nào?
A. Trong quá khứ và hiện tại. C. Trong hiện tại.
B. Trong quá khứ. D. Trong tương lai.
Câu 4. Câu đặc biệt là câu:
A. Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Chỉ có tục ngữ.
D. Chỉ có vị ngữ.
Câu 5. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được tác giả viết trong thời kỳ:
A. Bác Hồ trở về nước, thành lập mặt trận Việt minh.
B. Kháng chiến chống Pháp.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
D. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Đề 1
Đề chính thức
Câu 6. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương” theo tác giả nguồn gốc cốt yếu của văn
chương là:
A. Hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
B. Tạo cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.
D. Cuộc sống và tình yêu của con người.
Câu 7. Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy tốn được viết theo thể loại:
A. Tiểu thuyết. C. Tuỳ viết.
B. Truyện ngắn. D. Bút kí.
Câu 8. “Ôi, em Thuỷ!” (cuộc chia tay của những con búp bê) của tác giả Khánh Hoài là:
A. Câu bình thường có đủ chủ ngữ - vị ngữ
B. Câu rút gọn lược bỏ chủ ngữ.
C. Câu rút gọn lược bỏ cả chủ ngữ - vị ngữ.
D. Câu không thể có chủ ngữ - vị ngữ.
Câu 9. Chọn các cụm từ sau để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp: lời nói, bài viết, có
cảm xúc, tình cảm cao đẹp.
A. Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong quan hệ với mọi người,
trong đời sống, trong………………………………..
B. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và
………………………………………………….
Câu 10. Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng.
A B
1. Hoài Thanh a. Sự giàu đẹp của Tiếng việt
2. Phạm Văn Đồng
b. Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta
3. Đặng Thai Mai c. Có hiểu đời mới hiểu văn
4. Hồ Chí Minh d. ý nghĩa văn chương
e. Đức tính giản dị của Bác Hồ
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (6 điểm)
Đề: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, vì vậy chúng ta phải bảo vệ rừng.
Em hãy chứng minh.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA ĐỀ 1
Môn Ngữ văn 7 - học kỳ II năm học 2007-2008
Phần I: TNKQ (4 điểm)
(Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B A B B C B D
Câu 9 (1 điểm) điền như sau:
“ Lời nói, bài viết”; “Tình cảm cao đẹp”
Câu 10 (1 điểm) nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm
1- d, 2 – e, 3 – a, 4 - b
Phần II: TNTL (6 điểm)
* Yêu cầu:
- Học sinh xác định đúng kiểu bài lập luận, chứng minh
- Vấn đề cần phải chứng minh.
- Biết áp dụng phép lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề: Vai trò và lợi ích của
rừng đối với cuộc sống của con người. Để từ đó xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo
vệ rừng của mỗi công dân
* Dàn ý
1. Mở bài: (1 điểm)
Rừng là một trong những tài nguyên quý của nước ta. Cha ông ta đã tổng kết:
“Rừng vàng biển bạc”.
2. Thân bài: (4 điểm)
a) Rừng mang lại nhiều lợi ích. (2 điểm)
- Cung cấp nguyên liệu, dược liệu, gỗ quý …
- Điều kiện khí hậu: Ngăn nước lũ, thanh lọc không khí, chắn gió, chắn cát…
- Là nơi xây dựng khu du lịch, nghỉ mát.
b) Con người phải bảo vệ rừng, nếu không có rừng thì con người sẽ bị thiên tai,
lũ lụt… (2 điểm)
- Khai thác rừng phải có quy hoạch, bảo vệ, chăm sóc.
- Trồng cây gây rừng.
3. Kết bài: (1 điểm)
Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường của cuộc sống để rừng ngày càng phục vụ con
người được nhiều hơn.