Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nguoi giáo viên phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.35 KB, 9 trang )

NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TRONG BỐI CẢNH CỦA
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC VŨ
Trường ĐHSP-ĐH Huế
1. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và những tác động đến
giáo dục
Sau cuộc Cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII, cuộc Cách mạng khoa học
và kỹ thuật vào nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân loại đang tiến hành cuộc
Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc
trưng của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát
triển bùng nổ công nghệ cao (với bốn trụ cột là công nghệ vật liệu, công nghệ năng
lượng, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin). Đây là các công nghệ dựa vào
những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức và hàm lượng khoa học,
sáng tạo cao nhất. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát
triển kinh tế – xã hội.
Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc làm cho nền
kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế
mới dựa trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là kinh tế tri thức. Với
sự thống trị của các ngành kinh tế tri thức (các ngành dựa trên hàm lượng chất xám
cao), trong nền kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục cực kì to lớn. Một số tính toán
cho thấy rằng, trong nền kinh tế tri thức, đầu tư cho giáo dục chiếm từ 6 – 8% GDP,
trình độ văn hoá trung bình của mọi công dân phải tốt nghiệp trung học phổ thông,
công nhân tri thức là thành phần chủ yếu trong cơ cấu xã hội.
Đồng thời, cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã giảm dần ý nghĩa
của khoảng cách không gian, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế ngày càng
sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
Từ đó, dẫn tới sự hình thành nền kinh tế toàn cầu hoá, với những biểu hiện rõ nét:
thương mại quốc tế phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh; thị
trường tài chính quốc tế mở rộng; các công ty xuyên quốc gia với chi nhánh ở nhiều


quốc gia khác nhau, nắm trong tay những của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều
ngành kinh tế quan trọng. Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và
tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học – công
nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh
tế còn có những mặt tiêu cực, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu
nghèo. Giáo dục đứng trước các thách thức ngày càng lớn do các mâu thuẫn tạo ra
như: mâu thuẫn giữa toàn cầu và cục bộ, giữa chiến lược dài hạn và ngắn hạn, giữa
cạnh tranh và bình đẳng về cơ hội, giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự phát triển
nhanh của tri thức và khả năng tiếp thu có hạn của con người, giữa tinh thần và vật
chất….
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công nghệ đã
làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Cùng với mạng viễn
thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng,việc tiếp cận của
mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi và với khối lượng lớn. Để thích ứng với
điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục
cho mọi người khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được
điều đó, giáo dục mới cung cấp cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù
hợp.
2. Những kỹ năng cần có của giáo viên để thích ứng với nền giáo dục trong
bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
a) Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu
Thế giới đang ở trong quá trình của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối
lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ
thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ
những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay người vừa
được công nhận học vị tiến sĩ cũng chỉ là người bắt đầu bước vào công tác nghiên
cứu độc lập. Học là công việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người đi dạy, điều
đó lại càng quan trọng hơn. Ngày mai, với sự phát triển nhanh chóng của máy vi tính
và công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận tri thức của mỗi người đều bình đẳng với

nhau. Điểm khác nhau cơ bản là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề.
Những kỹ năng đó một phần được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào quá trình tự học sau
khi ra trường.
Tự học cần được xem là một phẩm chất quan trọng của giáo viên (Trong thư của
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học
sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007 có viết: “Mỗi thầy cô giáo hãy
thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học”)
Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể
được phân tán theo từng cá nhân ở các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người
học phải giáp mặt thầy trực tiếp. Nội dung dạy học có thể được chuyển tải trên tất cả
các phương tiện công nghệ thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ
mọi nơi, mọi lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy những kĩ
năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáo
viên trước hết phải là người biết tự học.
b) Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi.
Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá.
Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xâúc với các nguồn thông tin
khác nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được
gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá.
Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo
khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được của
những người làm nghề dạy học. Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói
quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy
tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên.
Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu,
thói quen văn hoá đối với mỗi giáo viên.
c) Giáo viên cần có kĩ năng hợp tác trong dạy học
Một trong 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21 do UNESCO đề xướng là “học để sống
cùng nhau”. Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian

nhờ vào công nghệ thông tin; nhiều giá trị nhân bản phổ biến đã trở thành nét chung
của nhiều dân tộc. Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó có
thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại ngày nay đứng
ngoài quỹ đạo của việc bảo vệ môi trường, chống khủng bố… Trong phạm vi cụ thể,
sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác
cần được rèn luyện ở mỗi giáo viên. Đến lượt mình, các thầy cô giáo lại dạy cho học
sinh của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống.
d) Giáo viên cần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề
Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề.
Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng
có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc
đảo”, mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống
được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận
theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở
nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, các
em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Đồng thời, ở một góc độ
nào đó, người học khi ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc
sống và công việc. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải luôn tự rèn luyện và bồi
dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Tổ chức các nhóm tự bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên môn và liên
trường là một trong những con đường tự bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả
Từ 1995 đến nay, đội ngũ giáo viên phổ thông đã trải qua 3 chu kỳ bồi dưỡng
thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề, bồi
dưỡng nâng cao năng lực gần như diễn ra liên tục hàng năm. Kết quả là trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhiệm vụ giáo dục trước nhiều yêu cầu mới của chương trình, sách giáo khoa nói
riêng và việc đổi mới giáo dục nói chung. Việc tự bồi dưỡng được xem là một nhu
cầu tự thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá
trình công tác của mỗi người. Ngoài các đợt bồi dưỡng được thực hiện theo kiểu “từ
trên xuống”, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc theo kiểu “từ dưới

lên”. Giúp nhau trong tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả trong
tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài việc bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô hình “liên
tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dưỡng. Chẳng
hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo
viên bộ môn Tin học có nhiều ưu thế hơn trong trường. Một tổ tự nguyện giúp đỡ
nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo viên bộ môn Tin
học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang còn hạn chế
về sử dụng máy tính trong dạy học.
Hình thức bồi dưỡng “liên trường” hoặc theo “cụm trường” có tác dụng rất lớn trong
việc giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên giữa các trường. Hàng tháng,
hàng quý, các tổ “liên trường” hoặc “cụm trường” cùng tiến hành dự giờ, trao đổi về
một chủ đề chuyên môn,… Trong năm, thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin
chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên giỏi
có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có
điều kiện học hỏi thêm, hoặc được giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về
những điều còn băn khoăn,…
Tự bồi dưỡng là công việc thiết yếu của từng giáo viên. Thành lập các tổ tự bồi
dưỡng liên môn, liên trường cần nhiều đến vai trò của các tổ trưởng chuyên môn.
Xây dựng các tổ bồi dưỡng “cụm trường” cần nhiều đến vai trò của hiệu trưởng.
Định hướng các chủ đề tự bồi dưỡng, hoặc sinh hoạt chuyên môn cần đến các
phòng chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các
thành phần trên sẽ làm cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên ngày càng có hiệu quả
hơn.
10 lời khuyên giữ trật tự trong tiết học
1. Đặt nội quy ngay từ đầu
Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy
tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra
những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi GV “lờ” đi những sự
quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò

nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu,
GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.
2. Công bằng là chìa khoá
HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV
phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng.
3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt
Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới
thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay
trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp"
thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.
4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học
Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và
một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp
học. Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên
ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè.
5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước
Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều
GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể
nhanh chóng "hoá giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan
hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra
rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm.
6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp
Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng
cường điều đó thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn
hãy nói những mong muốn của bạn với học trò.
7. Kế hoạch dự trù
Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó,
bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói
chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối
của giáo án.

8. Luôn luôn nhất quán
Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong
việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái
độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của
bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn.
9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được
Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ
ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước
hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc.
10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái
Bạn nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến
rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm.
Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm.
Nhà văn Chu Lai hướng văn chương đến độc giả trẻ
"Tính cách của một con người không mấy khi phụ thuộc vào nghề nghiệp con người
đó, thậm chí còn ngược lại. Cuộc đời trận mạc tạo nên sức chịu đựng chứ không tạo
nên sự sắc sảo hay mạnh mẽ", nhà văn Chu Lai tâm sự với độc giả VnExpress.
- Chào chú Chu Lai. Cháu rất thích cuốn "Ăn mày dĩ vãng" của chú. Chú từng
tham gia chiến tranh chưa mà viết hay quá, xúc động quá? Đọc tác phẩm của chú
cháu cũng hiểu thêm về chiến tranh và nhiều điều trong cuộc sống. Chúc chú luôn gặp
nhiều may mắn và viết được nhiều tác phẩm hay để tuổi trẻ chúng cháu học hỏi thêm nhé.
(Nguyen Thi Quynh Tram, 20 tuổi, )
- Chào cháu thân yêu! Chú tham gia chiến tranh vào ngày phải 40 năm sau cháu mới ra đời. Một tác
phẩm sặc sụa mùi chiến tranh như Ăn mày dĩ vãng mà tuổi 20 của cháu thích được, bản thân chú cũng
lấy làm lạ. Chỉ có điều, chính chú cũng chưa hiểu hết về chiến tranh. Thế còn may mắn như lời chúc
của cháu, xin lỗi, một người cầm bút bao giờ cũng rủi nhiều hơn may. Chú chẳng dám nhận đâu.
- Chú cho cháu hỏi chú có mấy người con và có ai theo nghiệp viết lách không ạ? (Mai Trang, 22
tuổi, )
- Cứ mỗi lần ra công chúng là chú lại bị lột trần về những câu hỏi về con cái, vợ chồng, trong khi gã
đàn ông nào cũng muốn sống giữa đời với tư cách một mình trần trụi để còn... mênh mông. Tuy

nhiên, chú cũng phải nói chú có một đứa con trai duy nhất. Bộ đội. Vậy là bố bộ đội, mẹ bộ đội, con
bộ đội, quân phục treo đầy nhà, mũ mãng xếp cả đống. Bỗng thành một tổ tâm giao ba người có thể
đánh phá được một đồn địch và cũng có thể đánh nát chính mình.

Văn ư? Cái nghề khổ nghề đau này cho con cái dính vào làm gì. Cho nên nếu thằng bé 25 tuổi mọc
lên một cái mầm văn chương nào thì chú sẽ bẻ cho ứ nhựa cái mầm văn chương đó. Thế rồi nó vẫn
cứ làm văn và bây giờ là phóng viên báo Quân đội. Nó học tình báo quân đội, học xong rồi thì ông bố
ngắt cái "tình" đi chỉ còn "báo" thôi. Nố giống bố nó cứ nhìn thấy cái đẹp là "rung" lên thì còn tình
báo cái nỗi gì.
- Nhà văn cho rằng ảnh hưởng của đồng tiền và danh vọng đến văn chương của chúng ta hiện nay
như thế nào? Xin cảm ơn nhà văn. (Phương Xa, 23 tuổi, )
- Ảnh hưởng khủng khiếp, dữ dội, sâu sắc. Ông bà đã nói: "Cơm áo chẳng đùa với khách thơ". Còn
tôi thì nói "Văn sĩ không thể mãi cúi đầu làm kẻ hàn sĩ". Tức là có thực mới vực được đạo. Nghèo là
hèn nhưng giàu còn khốn khổ hơn. Cho nên, đủ sống để ngồi vào bàn là tuyệt nhất, thanh thản nhất.

Sự tác động của đồng tiền và danh vọng vào văn chương là câu chuyện của một thời và muôn thời.
Kể cả hôm nay, trong cơ chế thị trường ngang ngửa, đồng tiền càng có sức nặng u ám của nó. Tiền
sinh ra danh. Danh đáp lại tiền. Đôi tình nhân tanh tưởi này cứ cầm tay nhau đi suốt cuộc hành trình.
Nó ám vào từng trang viết, từng lối nghĩ suy. Để thoát khỏi nó, người cầm bút phải tạo cho mình 13
thành công lực, tức là Kungfu, tức là chưởng phong phải réo vù vù mới xua được nó. Nói dễ làm khó,
cứ chờ đợi.
- Chào anh Chu Lai, em là người sống cùng phố với anh và là "Nữ hoàng áo đen" như anh từng gọi.
Bây giờ em đang ở nước ngoài nên không đọc được tác phẩm của anh. Mong anh nói đôi chút về
những gì mới viết và chuẩn bị viết. Chúc anh sức khoẻ và hạnh phúc. (Nguyen Binh Ngoc, 34 tuổi,
)
- Chào "Nữ hoàng áo đen". Tôi không nhớ rõ hình ảnh em nhưng cái màu đen ấy, cái màu đen của
khu phố Nhà Binh ấy còn ám vào tôi đến tận bây giờ đến nỗi ngay bây giờ tôi cũng đang mặc đồ đen.
Mười năm cầm súng thần kinh quá tải, 30 năm cầm bút lần thứ hai quá tải. Mệt mỏi kiệt sức rồi.
Muốn gác kiếm rửa tay rồi. Câu hỏi của em lại thúc vào sự lười nhác ấy. Vừa viết xong một cặp ba:
tiểu thuyết, thâm canh tiếp sang kịch, phim vào đúng ngày 30/4. Nổ một phát súng chả có tiếng vang

gì nhưng dù sao cũng nổ.

Trước mắt, coi như thoát nợ, nghỉ ngơi, tha thẩn, chờ mát trời đổ xăng, nhét ít tiền vào túi làm một
cuộc xuyên Việt âm thầm để thoả mãn cái cảm hứng lãng du, thư giãn, thả lỏng. Sau đó viết nữa hay

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×