Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

101 điều thú vị về Trái đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.37 KB, 7 trang )

101 điều thú vị về trái đất
[19/01/2006 - Vatlysupham]

Chúng ta đang sống trên một quả cầu đầy những điều kỳ quặc và độc đáo.
Thực chất nó không phải hình cầu mà là một hành tinh hoang dại, lổn nhổn
những ngọn núi lửa lụi tàn, rung chuyển bởi các trận động đất kinh hoàng,
ngập chìm trong những cơn đại hồng thuỷ. Nhưng đâu mới là điều tồi tệ nhất?

Một số thung lũng của trái đất chìm sâu dưới biển. Nhiều ngọn núi lại vươn chồi lên trên lớp không khí mỏng.
Bạn có thể nêu tên điểm thấp nhất trên trái đất? Đỉnh cao nhất? Bạn có biết đường vào trung tâm trái đất là bao
xa và có gì ở đó? Nơi nóng nhất, lạnh nhất, khô nhất, lộng gió nhất là ở đâu?
Những câu trả lời sau do
SPACE.com
phối hợp với Tổ chức khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cùng Hiệp hội khí quyển
và đại dương quốc gia Mỹ, cung cấp.
1. Nơi nào nóng nhất trên trái đất?
Nếu bạn đoán là Thung lũng chết ở California, Mỹ, thì bạn hoàn toàn sai. El Azizia ở Libya đã đạt được nhiệt độ kỷ
lục 57,8 độ C vào 13/9/1922. Thung lũng chết chỉ đạt 56,6 độ C vào 10/7/1913.
2. Nơi lạnh nhất trên thế giới?
Ở rất xa, nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên trái đất là -89 độ C ở Vostok, Nam Cực, vào ngày 21/7/1983.
3. Cái gì tạo nên sấm sét?
Nếu bạn đoán rằng "tia chớp" thì cũng xin bái phục. Nhưng có một câu trả lời sáng tỏ hơn. Không khí xung quanh
tia chớp bị hâm nóng lên gấp 5 lần nhiệt độ của mặt trời. Sự hâm nóng đột ngột này khiến không khí nở ra nhanh
hơn tốc độ của âm thanh, làm cho không khí xung quanh bị nén lại và tạo nên shock wave, chúng ta nghe thấy
như tiếng sấm.

Thung lũng chết.
4. Đá có thể nổi trên nước?
Trong những đợt phun trào núi lửa, lớp khí bị bắn ra mạnh mẽ từ dung nham tạo nên một loại đá sủi bọt gọi là đá
bọt, chứa đầy các bong bóng khí. Một số hòn đá này có thể nổi trên mặt nước.
5. Đá có thể to lên không?


Có, nhưng theo dõi quá trình này thì còn chán hơn là xem sơn khô. Những hòn đá này (iron-manganese crusts)
lớn lên trên các ngọn núi ở dưới biển. Chúng kết tủa chậm rãi vật chất từ nước biển, to lên khoảng 1 mm trong 1
triệu năm. Móng tay của bạn cũng mọc lên từng đó trong 2 tuần.
6. Bao nhiêu lượng bụi từ không trung rơi xuống trái đất mỗi năm?
Con số này vô định, nhưng USGS cho rằng có ít nhất 1.000 triệu gram, tức là khoảng 1.000 tấn vật chất rơi vào
bầu khí quyển mỗi năm và hạ cánh xuống bề mặt trái đất.
7. Bụi có thể bay bao xa trong gió?
Một nghiên cứu vào năm 1999 cho biết bụi từ châu Phi đã tìm đường tới Florida và khiến nhiều nơi ở bang này
vượt giới hạn chất lượng không khí cho phép do Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ quy định. Số bụi đó được những
cơn gió lớn ở Bắc Phi đón đường và đưa lên cao 6.100 m, nơi đó bụi lại gặp gió mậu dịch và được đưa qua biển.
Bụi từ Trung Quốc cũng đã vượt đại dương tìm sang Bắc Mỹ.
8. Thác nước cao nhất thế giới ở đâu?
Thác Thiên thần (Angel Falls) ở
Venezuela, chảy từ độ cao 979 m.
9. Hai thành phố lớn nào của Mỹ sẽ bị nhập vào nhau?
Khe nứt San Andreas chạy theo hướng bắc nam đang phân tách với tốc độ 5 cm/năm, khiến cho Los Angeles tiến
gần về San Francisco. Ước đoán Los Angeles sẽ trở thành khu vực ngoại ô của thành phố bên Vịnh trong 15 triệu
năm nữa.
10. Trái đất có phải hình cầu?
Do hành tinh của chúng ta xoay tròn và linh hoạt hơn bạn có thể tưởng tượng, nó phình ra ở phần giữa, tạo nên
hình giống như quả bí ngô. Chỗ phình ra này đang giảm dần qua hàng thế kỷ, nhưng nay bỗng nhiên nó lại phát
Thác Thiên thần.


NHỮNG BẢN TIN KHÁC:
Khoa học và nghệ thuật (27/09/2006)
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT CỦA THIỀN ĐỊNH (21/02/2006)
Vật lý trong thế giới sinh vật (19/01/2006)
Vài tính toán về cầu vồng (02/11/2005)
Bão được đặt tên như thế nào? (27/09/2005)

Vì sao bầu trời xanh mà không tím (23/09/2005)
Cột khói hình nấm của vụ nổ bom nguyên tử từ đâu ra? (23/09/2005)
10 câu hỏi cùng suy ngẫm (11/07/2005)
Hỏi đáp về lý thuyết tương đối hẹp (06/07/2005)
Giới thiệu thuật ngữ vật lý (06/07/2005)
Vật lý và truyện Kiều (06/07/2005)
Các thuật ngữ vật lý (06/07/2005)
Nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng (04/07/2005)
Big bang (30/06/2005)
Vật lý trong bếp (28/06/2005)
10 điều ít biết về trái đất! (28/06/2005)
Số nguyên tố lớn nhất mới tìm ra (28/06/2005)
NGuyên tắc hoạt động của pin quang điện! (27/06/2005)
Nguyên tắc hoạt động của màn hình tinh thể lỏng_ phần 1 (26/06/2005)
Stephen Haking:Ðiều mơ ước của Einstein (24/06/2005)
(Trang www.vatlysupham.com)
10 câu hỏi cùng suy ngẫm
[11/07/2005 - Vatlysupham]
Vũ trụ được làm bằng gì? Đâu là nền tảng sinh học của ý thức? Tuổi thọ con người có thể kéo
dài bao lâu? Đó chỉ là một vài trong hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải được đưa ra trong tạp chí
Science số tháng 7 nhân kỷ niệm 125 năm hoạt động.
"Để nêu bật những vấn đề điển hình nhất, các câu hỏi vừa phải đủ hóc búa, đủ thách thức và đủ
mời mọc mọi người cùng tham gia suy ngẫm", tổng biên tập Donald Kennedy phát biểu.
Sau đây là 10 câu nổi bật trong Science số này:
Vũ trụ được làm bằng gì?
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vật chất thông
thường tạo nên các ngôi sao, hành tinh và thậm chí con người chỉ chiếm 5% trong
tất cả mọi thứ của vũ trụ. Số còn lại là vật chất tối, năng lượng tối, những hiện tượng
mà các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu.
Đâu là nền tảng sinh học của ý thức?

Vào thế kỷ 17, nhà triết lý và toán học René Descartes của Pháp tuyên bố rằng đầu
óc và cơ thể con người hoàn toàn tách biệt. Điều này đã gây ra cuộc tranh cãi về bản
chất của ý thức trong các nhà triết học khác.
Ngày nay, các nhà khoa học lại đưa ra một luận điểm rằng ý thức nảy sinh từ các đặc
tính và cấu trúc thần kinh trong não. Các cuộc thí nghiệm nhằm tìm ra những đặc
điểm này mới chỉ bắt đầu.
Tuổi thọ con người có thể kéo dài bao lâu?
Các cuộc thí nghiệm về việc kéo dài tuổi thọ ở men, giun và chuột đã thuyết phục
một số nhà khoa học rằng con người cũng sẽ đến lúc kỷ niệm ngày sinh nhật thứ
hàng trăm. Các nhà khoa học khác lại nói rằng cuộc sống của con người sẽ bị giới
hạn hơn. Cho dù đúng hay không, triển vọng của việc kéo dài tuổi thọ con người sẽ
"có những tác động xã hội sâu sắc", nhà nghiên cứu Jennifer Couzin nhận định.
Nhân trái đất hoạt động thế nào?
Giả thuyết mang tính cách mạng rằng vỏ trái đất được chia thành nhiều mảnh nhỏ
chen chúc nhau trên bề mặt hành tinh chúng ta vẫn còn quá đơn giản. "Còn thêm
6.300 km sắt đá ở dưới các mảng thạch quyển liên tục xáo trộn tạo nên sự hoạt động
nhiệt bên trong", Richard A. Kerr viết.
Khi các nhà khoa học tìm hiểu bên trong trái đất bằng các công cụ phức tạp hơn, họ
tìm thấy bộ máy quả đất còn phức tạp hơn nhiều ở bên dưới chiếc vỏ.
Chúng ta có cô độc trong vũ trụ?
Các tính toán khoa học nói rằng không: Có hàng trăm tỷ vì sao trong dải thiên hà
của chúng ta - Milky Way, và còn hàng trăm tỷ thiên hà khác trong vũ trụ. Gần với ta
nhất, các nhà khoa học đã phát hiện được 150 hành tinh quay quanh các ngôi sao.
Tóm lại, các nhà khoa học cho rằng vũ trụ đầy rẫy những nơi đủ điều kiện để cuộc
sống thông minh phát triển. "Vấn đề là khi nào, và liệu có khi nào chúng ta có đủ kỹ
thuật để vươn xa và chạm vào những nền văn minh đó", Richard A. Kerr nói.
Sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu và như thế nào?
Các cuộc thí nghiệm gần đây cho thấy sự sống đầu tiên trên trái đất có thể bắt
nguồn từ ARN - chứ không phải ADN và các protein cần thiết cho mọi sinh vật sống
ngày nay.

Khi các nhà khoa học tập trung tìm hiểu mô hình này, thì một số khác lại chuyển
sang tìm hiểu trái đất không sự sống đã sinh ra thế giới RNA như thế nào. Các nhà
nghiên cứu khác lại tranh cãi tại đâu mà những sự sống và cái chết này gặp nhau. Ở
sâu dưới các lỗ thông hơi dưới đại dương, vực thuỷ triều, biển băng? Hay các vi
khuẩn từ sao Hoả đã được đưa tới trái đất 4 tỷ năm trước?

×