1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ PHƯỚC HẬU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP HAI
GIẢI TỐT DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN
Na
Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Tổ Hai
2
Tháng 02 năm 2017
1. Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI
GIẢI TỐT DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN
2. Đặt vấn đề:
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề:
Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn. Đó
cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức
được thế giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong học tập.
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một
vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái
niệm toán học. Đồng thời còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận,
óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các
kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, thông
qua việc giải toán của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu
điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát
huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu
học nói chung và ở lớp hai nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên
Tiểu học cần phải nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh.
Việc dạy giải toán có lời văn là một bộ phận quan trọng trong chương
trình toán Tiểu học, là một công việc hàng ngày của giáo viên và học sinh. Nó
sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và làm việc một cách
khoa học. Bởi vì khi giải toán, học sinh phải biết tập trung chú ý vào bản chất
của đề toán, biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải biết phân tích để
tìm ra những đường dây liên hệ giữa các số liệu…. Nhờ đó mà đầu óc các em
sáng suốt, tinh tế hơn, tư duy của các em sẽ linh hoạt, chính xác hơn. Cách
suy nghĩ và làm việc của các em sẽ khoa học hơn. Việc giải toán còn đòi hỏi
học sinh phải tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề,
tự mình thực hiện các phép tính và kiểm tra lại kết quả. Do đó giải các bài
toán có lời văn là cách tốt nhất để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó,
cẩn thận chu đáo, tính chính xác cho học sinh. Khả năng giáo dục nhiều mặt
của môn Toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí
tuệ. Nó có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa
học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy
độc lập sáng tạo, linh hoạt,...góp phần giáo dục tính nhẫn nại, tính vượt khó
của học sinh.
3
Vì những tác dụng to lớn nói trên mà mỗi học sinh đều phải ra sức rèn
luyện để giải toán cho tốt. Điều đó không những giúp các em học giỏi toán
mà nó còn giúp các em học giỏi tất cả các môn học khác.
2.2 Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua ở khối lớp 2, tôi nhận thấy
“Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Việc
học sinh học toán và giải toán có lời văn thường rất chậm chạp so với các
dạng bài tập khác. Các em thường có một thói quen không tốt cho lắm đó là:
đọc đề bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay. Vì vậy, các em còn lúng túng
trong việc xác định dạng toán và tóm tắt đề toán. Khi giải bài toán các em ít
tư duy, còn máy móc, nếu đề cho nhiều hơn là làm phép tính cộng, ít hơn là
làm phép trừ, gấp là làm nhân, kém là làm chia mà không để ý đến dữ kiện
của bài toán đã cho nên nhiều khi chọn phép tính không đúng dẫn đến kết quả
sai. Bên cạnh đó các em còn chưa biết đặt câu lời giải cho phép tính các em
vừa tìm, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không
làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán
đặt ra. Làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, khi trả bài các em mới biết là
mình sai.
Với những hạn chế nêu trên, tôi nhận thấy thực trạng việc giải toán có
lời văn của lớp là vấn đề đáng quan tâm, điều đó làm tôi trăn trở rất nhiều là
phải cần tìm ra biện pháp để giúp các em có kĩ năng giải tốt dạng toán có lời
văn.
2.3. Lí do chọn đề tài:
Từ thực trạng đã nêu trên, tôi nhận thấy việc giải toán có lời văn cho
học sinh Tiểu học là một vấn đề cấp thiết cần khắc phục. Bởi vì trong môn
Toán ở bậc Tiểu học, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức
hết sức quan trọng, chiếm phần lớn lượng thời gian trong học toán của học
sinh. Việc giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chuẩn để đánh
giá khả năng học toán của mỗi em. Hơn thế nữa, môn Toán phần lớn là các
biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học được học sinh tiếp thu qua
con đường giải toán.
Vì vậy, việc giải các bài toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp
hai nói riêng có một tầm quan trọng rất lớn. Chính vì điều đó đã làm tôi phải
suy nghĩ và đi tìm giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giải toán có lời
văn nên tôi đã chọn đề tài: "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp hai giải tốt
dạng toán có lời văn" để nghiên cứu và thực hiện trong năm học qua cũng
như trong năm học này.
2.4. Giới hạn đề tài:
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2C năm học 2015-2016 Trường
Tiểu học Hồ Phước Hậu
* Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Toán lớp 2, trọng tâm là dạng
"Giải toán có lời văn”
4
3. Cơ sở lí luận:
- Theo quyết định 16 /2006 QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng BGDĐT về chương trình SGK mới thì giải toán có lời văn là mạch kiến
thức rất quan trọng và chiếm tỉ lệ rất lớn trong môn Toán.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Công văn 896 thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có nói đến giao
quyền tự chủ cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
- Thông tư 32 hướng dẫn việc đánh giá xếp loại học lực môn Toán của
HS tiểu học.
- Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn
học cấp Tiểu học.
4. Cơ sở thực tiễn:
Đối với nhận thức của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp tôi nói
riêng, đa số các em giải toán có lời văn còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong
đó vẫn là do các em thường vội vàng hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề, đôi khi
chưa hiểu rõ đề bài nên dẫn đến kết quả nhiều lúc bị sai, thiếu hoặc đúng
nhưng chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, cũng còn một nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lí lứa
tuổi. Các em thích giống bài của bạn, không tin tưởng vào bài của chính mình
nên dẫn đến những sai sót giống nhau. Thậm chí có khi làm bài đúng rồi
nhưng lại bỏ đi, sao lại cho giống bài của bạn. Đây là do các em thiếu cơ sở lí
luận, không tự tin vào khả năng của mình.
Trong những năm dạy học ở trường Tiểu học, một điều khiến tôi trăn trở
băn khoăn và suy nghĩ rất nhiều đó là làm thế nào khắc phục được tình trạng
học sinh trong cùng một lớp nhưng trình độ nhận thức lại không đồng đều.
Cùng một kiến thức do giáo viên đưa ra, có em nắm bắt rất nhanh, say sưa
hứng thú bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề nhưng cũng có
em thì ngồi đó với tâm trạng hờ hững do không nắm được bản chất của vấn đề
đó, sinh ra chán nản, hiệu quả giảm sút rất nhiều. Một số em lại hấp tấp, vội
vàng, chưa nghiên cứu, chưa đọc kĩ đề bài đã vội đưa ra lời giải hoặc thích
làm giống bạn vì sợ mình làm sai nên dẫn tới việc nhiều bài làm sai giống
nhau. Đó là một thực tế mà người giáo viên đứng lớp ai cũng gặp phải, nhất là
trong quá trình dạy giải toán có lời văn. Chính vì vậy mà tôi đã lấy cơ sở từ
lớp 2C của năm học 2015- 2016 đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu để giải quyết
vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em có kĩ năng khi
giải toán có lời văn.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1. Khảo sát học sinh ngay từ đầu năm kết hợp với bàn giao chất
lượng, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp rèn kĩ năng giải toán
có lời văn cho học sinh
Muốn học sinh giải toán có lời văn tốt, trước hết tôi tìm hiểu rõ tình
trạng của học sinh mình như thế nào? Học sinh yếu ở những mặt nào? Mức độ
5
yếu của học sinh ra sao? Để thực hiện được vấn đề này, ngay từ lúc nhận lớp
và nhận bàn giao chất lượng, tôi xem sổ chủ nhiệm đồng thời trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình học tập của từng em cho rõ hơn. Sau
đó, ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành điều tra trình độ các em qua bài khảo
sát. Tôi nhận thấy ngoài một số em làm bài tốt, vẫn còn có em viết lời văn
chưa thành thạo, một số em giải toán nhưng không hiểu rõ bản chất của đề bài
nên dẫn tới những sai sót rất đáng tiếc: sai lời giải, làm sai phép tính nên dẫn
tới kết quả, đáp số sai. Một số học sinh không kiểm tra lại bài giải dẫn đến lời
giải phép tính đúng nhưng kết quả sai. Qua bài khảo sát chất lượng đầu năm,
tôi nhận thấy chất lượng của học sinh về giải toán có lời văn chưa cao.
Sau đây là kết quả khảo sát 27 học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm về giải
toán có lời văn đầu năm học 2015- 2016:
Chọn và thực hiện
Tóm tắt bài toán
Lời giải và đáp số
TSHS
đúng phép tính
27
Đạt
Chưa đạt
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Số
12
15
15
12
14
13
lượng
Tỉ lệ
44,4%
55,6%
55,6%
44,4%
51,9%
48,1%
Qua thời gian giảng dạy và qua bài khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy
nhiều em không đạt điểm bài toán có lời văn là do những nguyên nhân chủ
quan, khách quan sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Đối với học sinh :
- Nhận thức của học sinh chưa đồng đều.
- Việc xác định đề toán của các em chưa thành thạo.
- Một số em còn chủ quan, chưa đọc kĩ đề bài.
+ Đối với giáo viên :
- Việc giảng dạy của giáo viên đôi khi chưa phát huy hết được tính tích
cực, chủ động sáng tạo của các em.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hành giải toán có những
lúc chưa thật sự linh hoạt.
- Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên đôi lúc chưa quan tâm sâu
sát đến từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Học sinh năng khiếu cần những câu
hỏi nâng cao, học sinh chậm cần những câu hỏi dễ hiểu và sát thực với đề bài.
*Nguyên nhân khách quan:
- Vốn Tiếng Việt của một số em còn hạn chế nên nhiều khi việc hiểu
nghĩa của từ trong toán học đối với các em là rất khó, dẫn đến học sinh trả lời
không chính xác.
Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hướng
dẫn học sinh giải các bài toán ở dạng có lời văn. Vì vậy, trong quá trình giảng
dạy tôi luôn gần gũi, nắm được những ưu và nhược điểm của từng đối tượng
học sinh, theo dõi thường xuyên cụ thể kết quả học tập (trên lớp, làm bài tập
…) để phân loại đối tượng nhằm có những biện pháp phù hợp cho từng nhóm.
6
Đối với học sinh yếu kém cần có kế hoạch giúp đỡ cụ thể, giao các bài tập
phù hợp với năng lực nhằm khích lệ, động viên các em đều được học và học
có hiệu quả. Đồng thời tổ chức đôi bạn cùng tiến, học nhóm, phụ đạo theo
nhóm, có phương pháp lấp lỗ hổng kiến thức và rèn kỹ năng cho từng em. Đối
với những học sinh năng khiếu thì cần có những câu hỏi và các dạng bài tập
nâng cao hơn nhằm phát huy năng lực của các em.
5.2. Nắm chắc nội dung chương trình môn toán lớp 2, trọng tâm là
dạng “giải toán có lời văn”
Môn Toán lớp 2 được Bộ GD & ĐT ban hành và quy định để thực hiện
trong cả nước, mỗi tuần 5 tiết x 35 tuần = 175 tiết.
- Nội dung chương trình toán được cụ thể hóa thành nội dung các tiết
học (bao gồm các tiết dạy bài mới, các tiết luyện tập, thực hành, luyện tập
chung, ôn tập) như sau:
+ Ôn tập và bổ sung: 10 tiết
+ Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100: 32 tiết
+ Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100: 36 tiết
+ Ôn tập: 9 tiết
+ Phép nhân và phép chia: 44 tiết
+ Các số trong phạm vi 1000: 23 tiết
+Ôn tập cuối năm : 14 tiết
+Kiểm tra : 4 tiết
Như vậy chương trình toán 2 được chú trọng cả 5 yếu tố: số học, đại
lượng và đo lường, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, giải toán.
Giải toán có lời văn ở lớp 2 được chú trọng vào các dạng điển hình sau:
+ Giải bài toán đơn (gồm một phép tính)
Các bài toán có lời văn (toán đơn ) được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến
thức khác. Vì vậy, giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc
SGK về “Giải toán có lời văn” ở lớp 2 và chuẩn kiến thức kĩ năng của từng
bài dạy để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy
như thế nào? Từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy, lựa chọn phương pháp phù
hợp với từng đối tượng học sinh để bài giảng của mỗi tiết học đạt được hiệu
quả cao.
5.3. Giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, nắm được phương
pháp chung về “giải toán có lời văn”
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số
từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ
ngôn từ thông thường như: “ ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”…
Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên
cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong
bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi
đàm thoại:
- Bài toán cho gì? - Bài toán hỏi gì? và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán…
7
Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, GV cần dùng
phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm
hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu
cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải,
phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài
tập.
Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
a. Chọn phép tính giải thích hợp:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và
cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “ phép
cộng” nếu bài toán yêu cầu “ nhiều hơn” hoặc “ gộp”, “ tất cả”. Chọn “tính
trừ” nếu “bớt” hoặc “ tìm phần còn lại” hay là “ ít hơn”…
Ví dụ: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn
nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?
Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa
cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua
các câu hỏi gợi ý như:
+ Bài toán cho biết gì? ( Vườn nhà Mai có 17 cây cam)
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà
Mai 7 cây)
+ Bài toán hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam)
+ Muốn biết vườn nhà Hoa có mấy cây cam em làm tính gì? (tính trừ)
+ Lấy mấy trừ đi mấy? (17 - 7)
+ 17 – 7 bằng bao nhiêu? ( 17 - 7 = 10 )
b. Đặt câu lời giải thích hợp.
Việc đặt câu lời giải ở các bài toán đơn không có gì khó khăn. Tuy
nhiên, nếu để ý một chút, ta sẽ thấy nội dung câu lời giải thường có 2 phần:
Phần 1 ghi cái cần tìm, phần 2 ghi phạm vi cái cần tìm biểu thị.
Ví dụ:
Số cây cam
vườn nhà Hoa có là:
Cái cần tìm
Phạm vi cái cần tìm biểu thị
Khi hướng dẫn HS đặt câu lời giải, nhiều GV không chú ý đến điều này
nên không có quy định cụ thể. Vì vậy mới xảy ra tình trạng HS trả lời theo
cảm tính, lúc thế này, lúc thế khác. Đương nhiên, trừ những trường hợp nội
dung câu trả lời chỉ có một phần ( Phần 1), thường thì mỗi phép tính có 2 cách
trả lời, có thể đặt phần 2 lên trước, phần 1 để sau ( hoặc ngược lại).
Để có sự nhất quán, GV cần hướng dẫn HS (và quy định rõ ràng) là đặt
phần 1 (cái cần tìm) lên trước rồi mới đến phần 2 (phạm vi cái cần tìm biểu
thị).
Ví dụ: Nên trả lời:
- Số cây cam vườn nhà Hoa có là:
Không nên trả lời:
- Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
8
Cách trả lời nào cũng đúng, nhưng trả lời theo cách thứ nhất không
những khúc triết, rõ ràng hơn mà còn giúp HS ghi đúng ngay tên đơn vị (danh
số) sau khi thực hiện phép tính.
Khi viết câu lời giải, GV cũng cần lưu ý HS không được viết tắt các
đơn vị đo lường ( VD: Không được viết “kg” mà phải viết là “ ki - lô - gam”,
không viết “ l” mà phải viết là “ lít”,…), các đơn vị này chỉ viết tắt khi đứng
sau một số thực (VD: 5kg, 10l,…).
Bên cạnh việc hướng dẫn HS viết câu lời giải đúng, GV cũng cần lưu ý
hướng dẫn viết tên đơn vị (danh số) ở kết quả phép tính và ở đáp số cho phù
hợp. Các danh số thường là 1 đơn vị kép (chỉ lượng và chỉ tên) như: con gà,
cái thuyền, kg gạo,…Khi ghi danh số sau kết quả mỗi phép tính, ta chỉ cần ghi
đơn vị chỉ lượng đứng trước là: con, cái, kg,…nhưng khi ghi đáp số ta cần
phải ghi đầy đủ là con gà, cái thuyền, kg gạo,…
Bước 3: Trình bày bài giải:
- Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm
tắt, sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở
(có gạch chân
- Bên cạnh đó, GV luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng
viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình
bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải
toán có lời văn của các em.
Ví dụ 1: Nam có 6 lá cờ, Hùng có 9 lá cờ. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu
lá cờ?
Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm
như sau:
Tóm tắt
Bài giải
Namcó:
6 lá cờ.
Số lá cờ cả hai bạn có là:
Hùng có:
9 lá cờ.
6 + 9 = 15 ( lá cờ)
Cả hai bạn : … lá cờ?
Đáp số: 15 lá cờ.
Ví dụ 2: Hải có 15 hòn bi, Hải cho bạn 6 hòn bi. Hỏi Hải còn lại bao
nhiêu hòn bi?
Tóm tắt
Bài giải
Hải có:
15hòn bi.
Số hòn bi Hải còn lại là:
Cho bạn:
6 hòn bi.
15 – 6 = 9 (hòn
bi)
Còn lại: … hòn bi?
Đáp số: 9 hòn bi.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải
Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng
học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu
trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều
em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi
giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải
toán, tôi luôn hướng dẫn các em thông qua các bước:
9
- Đọc lại lời giải để kiểm tra xem giữa lời giải và phép tính đã phù hợp
chưa, hợp lí chưa?.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí với yêu cầu của bài chưa, các câu
văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa?
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
*Để hình thành cho học sinh có kĩ năng, kĩ xảo “giải toán có lời văn”
theo các bước trên, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên và
liên tục. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh mà chúng ta áp dụng cho
phù hợp.
Khi dạy giải bài có lời văn, tôi thường yêu cầu học sinh đọc đề bài
nhiều lần trước khi làm bài, từ đó hình thành cho các em thói quen đọc kỹ đề
bài trước khi giải. Trong quá trình đọc, tôi thường yêu cầu các em phải xác
định được cái đã cho, cái cần tìm và dạng toán. Tránh thói quen xấu là vừa
đọc xong đề đã làm ngay.
*Để hình thành cho học sinh có kĩ năng, kĩ xảo “giải toán có lời văn”
theo 4 bước trên, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên và liên
tục. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh mà chúng ta áp dụng cho phù
hợp. Có thể mở rộng thêm hoặc làm kĩ từng bước.
Ví dụ: Đối với học sinh chưa đạt yêu cầu, tôi làm kĩ 2 bước đầu để các
em hiểu rõ bản chất của đề bài, có như vậy các em mới làm tốt được bài toán
đã cho.
Đối với học sinh năng khiếu nếu chúng ta chỉ dừng ở 4 bước trên thì
mới chỉ giúp học sinh tìm được lời giải và đáp số của từng bài tập cụ thể mà
chưa hề rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Do đó, sau khi
học sinh luyện tập thành thạo 4 bước, tôi cho học sinh có thói quen làm tiếp
một bước nữa đó là khai thác và phát triển bài toán. Đây chính là bước rèn
luyện trí thông minh và óc sáng tạo của học sinh. Bởi vậy sau khi học sinh
giải xong bài toán và thử lại đúng kết quả, tôi hướng dẫn học sinh cách giải
khác (nếu bài giải có nhiều cách giải). Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách
giải khác nhau có vai trò rất lớn trong việc rèn kĩ năng, củng cố kiến thức,
phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Trong khi cố gắng tìm
ra các cách giải khác nhau, học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa cái đã
cho và cái phải tìm. Học sinh sẽ lựa chọn được cách giải hay hơn và tích luỹ
thêm được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Biết tự tìm thêm cách giải mới cho
bài toán là một biện pháp giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại
lượng và những quan hệ bản chất trong mỗi bài toán. Từ đó mà học sinh hiểu
bài sâu hơn rất nhiều.
5.4. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học:
Qua một thời gian cải tiến và áp những kinh nghiệm trên, lớp 2C năm
học 2015-2016 đã có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng giải toán có lời
văn, tuy nhiên đôi khi cũng không mấy gây được hứng thú trong học tập cho
các em. Vì vậy tùy theo nội dung mỗi bài dạy, tôi đã linh hoạt chuẩn bị bài
giảng với những thay đổi về hình thức tổ chức dạy học như: làm việc độc lập
10
từng cá nhân trên bảng con, chơi tiếp sức giữa các tổ trên bảng lớn của lớp,
thi đua làm nhanh giữa các nhóm ở bảng học nhóm, cho học sinh độc lập suy
nghĩ làm bài vào vở có sự trợ giúp của giáo viên đối với học sinh chưa đạt yêu
cầu,... Việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học không những làm cho không
khí tiết học sôi nổi mà còn làm cho các em hứng thú và say mê trong tiết học.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải chấm trả bài thường xuyên để nhận ra
sự tiến bộ của học sinh, biểu dương những học sinh đã làm tốt, khích lệ những
học sinh còn thụ động, rụt rè tham gia vào giờ học bằng những lời khen, lời
động viên thích hợp nhằm giúp cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.
*Ngoài những biện pháp nêu trên, để giúp học sinh giải toán có lời văn
thành thạo, tôi luôn luôn chú ý rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các
em bởi vì đọc thông, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh hiểu rõ đề và
tìm cách giải bài toán một cách hợp lý, chính xác.
6. Kết quả nghiên cứu:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc hướng dẫn
học sinh lớp mình giải tốt dạng toán có lời văn. Gần một năm thực hiện tôi
nhận thấy chất lượng bài làm của học sinh tăng lên rõ rệt. Từ chỗ học sinh
giải những bài toán đơn giản còn chưa thạo đến nay đa số các em đã giải được
những bài tập nâng cao cùng dạng, các em đều có ý thức làm bài. Điều quan
trọng là khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc của các em đã
được nâng lên. Chính vì nhờ phát triển những khả năng tư duy như thế nên
các em giải các dạng toán khác cũng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Kết quả cụ thể
như sau:
Kết quả cụ thể:
Lớp 2B năm học 2016- 2017
- Đầu năm học 2016- 2017 chất lượng khảo sát giải toán có lời văn có
kết quả như sau:
Tổng số HS
Điểm 9,10
Điểm7,8
Điểm5,6
<5
30
15
7
5
3
50%
23,3%
16,7%
10%
- Khảo sát cuối tháng hoặc cuối HKI năm học 2016 - 2017 sau khi
nghiên cứu và áp dụng đề tài kết quả đã đạt được như sau:
Tổng số HS
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
<0
30
23
3
4
0
76,7%
10%
13,3%
Qua kết quả tổng hợp như đã nêu ở trên, tôi rất phấn khởi vì thấy trong
giờ học toán, học sinh không những say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ
năng giải toán của các em đã được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh năng khiếu,
rất cao, không còn học sinh chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là niềm khích lệ lớn
với những người đứng lớp như chúng ta.
7. Kết luận:
Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học nói chung và cho
học sinh lớp 2 nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối
11
với mỗi giáo viên Tiểu học. Nếu có biện pháp và kế hoạch dạy học tốt, hợp lý
sẽ giúp học sinh giải toán tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng môn Toán của
học sinh trong lớp. Để quá trình rèn kĩ năng giải toán cho học sinh đạt hiệu
quả, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Các bài toán có lời văn nội dung đa dạng phong phú. Do đó, việc yêu
cầu học sinh đọc kỹ đề toán để xác định được dạng bài và tìm ra hướng giải
đúng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.
- Khi dạy bài toán có lời văn, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tóm tắt
bài toán, cần hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ để các em vận dụng công
thức giải được chính xác, linh hoạt.
- Đối với những bài toán có lời văn phức tạp, cần hướng dẫn học sinh
một số phương pháp (sơ đồ đoạn thẳng, suy luận,... ) để đưa bài toán về dạng
điển hình.
- Khi hướng dẫn giải các bài toán có lời văn, giáo viên cần khuyến
khích, động viên học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau (nếu có thể) và lựa
chọn cách giải hay nhất.
- GV cần phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cần làm tốt những công việc sau:
+ Xác định đúng yêu cầu bài toán và đưa bài toán về dạng cơ bản.
+ Tìm các cách giải khác nhau của bài toán.
+ Dự kiến những khó khăn sai lầm của học sinh.
+ Tìm cách hướng dẫn học sinh tháo gỡ khó khăn và gợi ý để học sinh
tìm được cách giải hay.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự động viên, tuyên dương
khuyến khích đúng lúc, kịp thời đối với học sinh.
- Ngoài ra đòi hỏi ở mỗi giáo viên sự kiên trì, linh hoạt và sáng tạo
trong mỗi tiết dạy.
8. Đề nghị:
Qua thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài, tôi có một số yêu cầu như
sau:
- Giáo viên khi thực hiện cần kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình
thức và nhiều đối tượng (HS năng khiếu, chưa đạt yêu cầu). Từ đó rút ra được
những mặt mạnh, yếu của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cụ thể
đối với từng đối tượng.
+ Đối với học sinh năng khiếu cần ra bài tập, bài làm phù hợp với năng
lực của các em.
+ Đối với học sinh chưa đạt yêu cầu: Kiểm tra thường xuyên bằng mọi
hình thức, phát hiện ra chỗ yếu, kém để bồi dưỡng kịp thời tạo cho các em
hứng thú, tự giác học tập.
- Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 2 không thể nóng vội mà
phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình
thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư
duy sáng tạo, tư duy lô gíc.
12
Hy vọng rằng với một chút kinh nghiệm trên đây sẽ mang lại đôi điều
bổ ích cho mỗi giáo viên chúng ta.
Trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi cũng như quá trình nghiên
cứu và áp dụng đề tài, chắc chắn không tránh khỏi sự khiếm khuyết. Tôi rất
mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo, để tôi
giảng dạy được tốt hơn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đi lên. Xin chân thành
cảm ơn!
Đại Đồng, ngày 17 tháng 2 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
13
9. Tài liệu tham khảo:
1/ Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Sách giáo khoa Toán 2 - Nhà xuất bản
Giáo dục - 2004
2/ Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Sách giáo viên Toán 2 - Nhà xuất bản
Giáo dục - 2004
3/ Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Vở bài tập Toán 2 tập 1, 2 - Nhà xuất bản
Giáo dục - 2004
4/ Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Tam (Chủ biên) - Thực hành phương pháp
dạy học Toán ở Tiểu học (Giáo trình dùng trong các trường Đại học Đào tạo
và Giáo viên Tiểu học) - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Năm 2005
5/ Vũ Dương Thụy (chủ biên) - Toán nâng cao lớp 2 - Nhà xuất bản
Giáo dục - 2004
6/ Phạm Đình Thực - Phương pháp dạy Toán bậc Tiểu học (tài liệu
dành cho giáo viên và PHHS) - Nhà xuất bản Đại học sư phạm - Năm 2003.
7/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 2Nhà xuất bản Giáo dục - 2009
14
10. Mục lục:
Thứ tự
1
2
3
4
5
Tiêu đề
TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Tầm quan trọng của vấn đề
- Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề
- Lí do chọn đề tài
- Giới hạn
CƠ SỞ LÍ LUẬN
CƠ SỞ THỰC TIỄN
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh
6
7
8
5.2. Nắm chắc nội dung chương trình toán 2
5.3. Giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo, nắm
phương pháp chung về giải toán có lời văn
5.4. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN
ĐỀ NGHỊ
9
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
Trang
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
6
6
9
10
10
11
12
13
14
15
Mẫu SK1
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG ............................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..............., ngày tháng năm 2015
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2015-2016
CỦA HĐKH TRƯỜNG :...................................................................
1.Tên đề tài: ............................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .................................................................................................
3. Nhiệm vụ được phân công: ................. ................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ..............................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b) Hạn chế: ...............................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :............................................
thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)
...........................................ký .....................
...........................................ký .....................
Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
16
9. Phụ lục:
Kết quả khảo sát học sinh đầu năm (trước tác động) và qua các đợt
kiểm tra (sau tác động) của lớp 3B năm học 2012- 2013:
STT
Họ và tên học sinh
Khảo sát
đầu năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Nguyễn Tân Lộc An
Hồ Ngọc Bảo
Cao Bảo Châu
Bùi Tấn Cường
Bùi Thị Thanh Dung
Đoàn Thị Thùy Duyên
Nguyễn Thanh Hà
Trương Thị Thanh Hằng
Lê Hoàng Hảo
Trần Thị Ánh Hồng
Nguyễn Tấn Việt Khải
Nguyễn Anh Lâm
Nguyễn Ngọc Thế Lâm
Trần Thị Bích Ly
Phan Kiều Ny
Đào Văn Pháp
Võ Đình Phúc
Trần Đình Quân
Trần Quang Sơn
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thị Mỹ Trà
Đặng Thị Vân Trang
Nguyễn Thị Thùy Trang
Trần Thị Hoài Trinh
Trần Nguyễn Vân Trinh
Phạm Vĩnh Tường
Nguyễn Thị Kim yên
10
5
3
8
8
4
4
9
7
9
6
7
7
3
9
5
9
10
4
7
6
8
6
6
9
8
10
Điểm kiểm tra
GKI
CKI GKII
10
6
4
9
9
5
4
10
8
10
7
7
9
4
10
6
10
10
5
8
7
9
8
6
10
8
10
10
8
5
10
10
7
5
10
9
10
8
9
9
5
10
7
10
10
5
9
8
10
9
7
10
9
10
10
8
6
10
10
8
6
10
9
10
8
9
9
6
10
8
10
10
6
9
8
10
9
8
10
9
10
CKII
10
8
6
10
10
8
6
10
9
10
8
9
9
6
10
8
10
10
6
9
9
10
9
8
10
9
10
17
Kết quả khảo sát học sinh đầu năm (trước tác động) và qua các đợt
kiểm tra (sau tác động) của lớp 3A năm học 2013- 2014:
STT
Họ và tên học sinh
Khảo sát đầu
năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Nguyễn Thùy Vân An
Võ Nguyễn Hoàng Châu
Trương Thanh Cường
Huỳnh Công Danh
Đinh Đạt
Phạm Thúy Diễm
Nguyễn Thị Mỹ Diệu
Nguyễn Thị Thu Dung
Nguyễn Văn Hà
Nguyễn Đăng Hiếu
Đoàn Thị Hoa
Nguyễn Thị Xuân Hoa
Nguyễn Thị Thanh Hoài
Đỗ Phú Bảo Hoàng
Từ Văn Huy
Ngô Hồng Khải
9
9
8
9
7
4
8
6
7
7
6
6
10
7
9
6
Điểm kiểm tra
GKI
CKI
9
9
9
9
7
4
9
7
8
8
8
7
10
8
9
6
10
10
9
10
8
6
9
8
9
9
9
8
10
9
9
7
18
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Trần Văn Khang
Nguyễn Hào Kiệt
Từ Thị Họa My
Trần Văn Phúc
Hứa Viết Phương
Đoàn Ngọc Quốc
Từ Văn Minh Quốc
Lê Văn Thành
Trần Thị Mai Thi
Nguyễn Tấn Thuận
Trương Thanh Thúy
Huỳnh Thị Bích Trâm
Từ Văn Triều
Phan Thanh Trường
Huỳnh Tấn Vũ
Trần Nguyễn Anh Vy
Trần Chí Vỹ
Trương Thị Kim Yến
9
9
4
9
4
7
4
8
9
9
4
8
6
5
6
5
6
4
9
9
4
9
6
7
6
9
10
9
4
9
7
6
7
6
7
6
9
10
6
10
7
8
6
9
10
10
6
9
7
6
8
7
7
6
19