Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN Tên dự án: “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.83 MB, 54 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN
Tên dự án:

“Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”

Cán bộ chủ trì: Nguyễn Ngọc Vững

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: CỤC CHĂN NUÔI
CƠ QUAN THỰC HIỆN: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ONG

Hà nội, 2010


Mục lục
Nội dung

Trang

Mục lục ............................................................................................................................ i
Danh mục các bảng....................................................................................................... iii
Danh mục các biểu đồ .................................................................................................. iv
I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu................................................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu lâu dài ............................................................................................. 3
1.3. Nội dung và phương pháp .................................................................................. 4


1.3.1. Nội dung ......................................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp.................................................................................................. 4
1.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:.................................................. 4
1.3.2.2. Phương pháp thống kê: ............................................................................ 5
1.3.2.3. Tập huấn phương pháp điều tra và thu thập số liệu ................................ 5
1.3.2.4 Tiến hành điều tra: .................................................................................... 6
1.3.2.5. Xử lý số liệu: ............................................................................................ 6
1.3.3. Đối tượng ....................................................................................................... 6
1.3.4. Phạm vi........................................................................................................... 6
1.3.5. Thời gian và địa điểm .................................................................................... 6
II. KẾT QUẢ .................................................................................................................. 7
2.1. Tình hình chung .................................................................................................. 7
2.2. Cây nguồn mật, phấn .......................................................................................... 7
2.3. Số lượng đàn ong và số người nuôi ong........................................................... 17
2.3.1. Số lượng đàn ong ......................................................................................... 17
2.3.2. Số người nuôi ong ....................................................................................... 19
2.4. Tổ chức, phương thức và kỹ thuật nuôi ong ................................................... 20
2.4.1. Các phương thức nuôi ong ......................................................................... 20
2.4.2. Quy mô chăn nuôi ong ................................................................................ 20
2.4.3. Trình độ kỹ thuật đang được áp dụng ........................................................ 21
2.5. Dịch hại ong mật................................................................................................ 22
2.5.1. Ngoại ký sinh hại ong mật........................................................................... 23
2.5.2. Ngộ độc hóa học .......................................................................................... 24
i


2.5.3. Bệnh gây hại với ấu trùng ........................................................................... 25
2.5.4. Bệnh gây hại với ong trưởng thành ............................................................ 27
2.6. Chất lượng giống ong và cơ cấu giống trong sản xuất ................................... 28
2.6.1. Chất lượng giống ......................................................................................... 28

2.6.2. Cơ cấu giống trong sản xuất ....................................................................... 30
2.7. Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong ............. 31
2.7.1. Khai thác sản phẩm ..................................................................................... 31
2.7.2. Năng suất mật ong ....................................................................................... 34
2.7.3. Tiêu thụ sản phẩm ong ................................................................................ 35
2.7.4. Giá trị sản xuất các sản phẩm ong ............................................................. 37
2.7.5. Sơ chế, đóng gói, bảo quản và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ... 39
2.8. Kinh tế, xã hội trong ngành ong ...................................................................... 40
2.8.1. Trình độ kỹ thuật của người nuôi ong ....................................................... 40
2.8.2. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 41
2.9. Các quy định, chính sách liên quan đến ngành ong....................................... 42
2.10. Hướng phát triển nuôi ong của người nuôi ong ........................................... 43
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 44
3.1. Kết luận .............................................................................................................. 44
3.2. Đề nghị................................................................................................................ 46
IV. PHỤ LỤC ............................................................................................................... 47
4.1. Tập huấn phương pháp điều tra ...................................................................... 47
4.2. Các hình ảnh điều tra tại tại trại ong, cơ sở sản xuất, phỏng vấn người
nuôi ong.. ..................................................................................................................... 47
4.3. Một số loại cây nguồn mật, phấn chính .......................................................... 49

ii


Danh mục các bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1. Cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên .................................................. 9
Bảng 2. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Sơn La .............................................. 11
Bảng 3. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Đắc Lắc ............................................ 12

Bảng 4. Cây nguồn mật chính của tỉnh Tiền Giang ................................................. 14
Bảng 5. Cây nguồn mật chính của tỉnh Đồng Nai .................................................... 15
Bảng 6. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra và cả nước trong giai đoạn
2001-2007....................................................................................................... 17
Bảng 7. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra từ 2008-2010 ......................... 18
Bảng 8. Số đàn ong (quy mô) trung bình của 1 trại ong .......................................... 20
Bảng 9. Năng lực quản lý trại ong và trình độ nuôi ong .......................................... 22
Bảng 10. Tình hình nhiễm ký sinh Tropilaelaps mercerdesae (Chí nhỏ) ................ 23
Bảng 11. Tình hình nhiễm ký sinh Varroa destructor (Chí lớn) .............................. 23
Bảng 12.Các biện pháp điều trị ký sinh (chí nhỏ và chí lớn) ................................... 24
Bảng 13. Tình hình ong chết do ngộ độc thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật...... 25
Bảng 14. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi lớn .................................................. 25
Bảng 15. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi nhỏ .................................................. 26
Bảng 16.Các biện pháp điều trị bệnh ấu trùng tuổi nhỏ ........................................... 26
Bảng 17. Tình hình đàn ong bị chết ong trưởng thành không rõ nguyên nhân ........ 27
Bảng 18. Tình hình nhiễm bệnh Nosema spp. .......................................................... 27
Bảng 19. Tình hình đàn ong bị các loại côn trùng khác phá hại (chủ yếu là các loài
ong đất, ong bò vẽ) ......................................................................................... 28
Bảng 20. Chất lượng giống ong ................................................................................ 28
Bảng 21. Sản lượng mật ong của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn 20012007 ................................................................................................................ 31
Bảng 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2008-2010 ....... 32
Bảng 23. Sản lượng mật ong bình quân của trại ong ............................................... 33
Bảng 24. Sản lượng phấn hoa và sáp ong trung bình của trại ong ........................... 34
Bảng 25. Năng suất mật trung bình .......................................................................... 34
Bảng 26. Xuất khẩu mật ong của cả nước giai đoạn 2001-2007 .............................. 35
Bảng 27. Xuất khẩu mật ong của các tỉnh điều tra từ năm 2008-2010 .................... 36
Bảng 28. Tình hình tiêu thụ mật ong nội địa ............................................................ 37
Bảng 29. Giá trị mật ong sản xuất ............................................................................ 38
Bảng 30. Giá trị các các sản phẩm khác như phấn hoa, sáp ong, sữa ong chúa ....... 38
Bảng 31. Kinh nghiệm và trình độ của người nuôi ong ........................................... 41

Bảng 32. Lợi nhuận thu được từ nuôi ong ................................................................ 42
Bảng 33. Hướng phát triển quy mô trại ong đến năm 2015 ..................................... 43

iii


Danh mục các biểu đồ
Nội dung

Trang

Biểu đồ 1. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên ..................... 10
Biểu đồ 2. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Hưng Yên....................................... 10
Biểu đồ 3. Tỷ lệ diện tích các loại cây Nông nghiệp của Hưng Yên ............................ 10
Biểu đồ 4. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Sơn La ......................... 11
Biểu đồ 5. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Sơn La ............................................ 11
Biểu đồ 6. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Sơn La ................................... 12
Biểu đồ 7. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Sơn La .................................. 12
Biểu đồ 8. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đắc Lắc ........................ 13
Biểu đồ 9. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đắc Lắc .......................................... 13
Biểu đồ 10. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đắc Lắc ............................... 13
Biểu đồ 11. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đắc Lắc.............................. 13
Biểu đồ 12. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Tiền Giang ................. 14
Biểu đồ 13. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang .......................... 14
Biểu đồ 14. Tỷ lệ diện tích các loại cây lâm nghiệp của Tiền Giang ............................ 15
Biểu đồ 15. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang .......................... 15
Biểu đồ 16. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đồng Nai .................... 16
Biểu đồ 17. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đồng Nai ...................................... 16
Biểu đồ 18. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đồng Nai............................. 16
Biểu đồ 19. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đồng Nai ............................ 16

Biểu đồ 20. Số lượng đàn ong mật của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn
2001-2007............................................................................................................ 17
Biểu đồ 21. Số người nuôi ong thuộc hội ong của các tỉnh điều tra.............................. 19
Biểu đồ 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007 ........ 32

iv


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thảm thực vật, nguồn hoa phong phú,
các sản phẩm ong được coi là chất bổ cho sức khoẻ con nguời, là tiền đề cho
nghề nuôi ong.
Ở nước ta nuôi ong nội (Apis cerana) đã có từ rất lâu, giống ong ngoại
(Apis mellifera ligustica) được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1960.
Ong mật cho con người những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như mật
ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong, sáp ong...Các sản phẩm này được sử
dụng làm thực phẩm, là thành phần không thể thiếu của nhiều loại thực phẩm,
đồ uống, bài thuốc cổ truyền và là nguyên liệu của nhiều sản phẩm mỹ phẩm
cao cấp và nhiều sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ong
mật còn là tác nhân thụ phấn hiệu quả cho các loại cây trồng, cây rừng góp
phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tăng năng suất, chất
lượng cây trồng, đặc biệt đối với các loại cây trồng cho hạt. Nuôi ong là một
nghề đặc biệt trong ngành nông nghiệp vì không bóc lột tài nguyên thiên
nhiên, không cần sử dụng đất đai, tạo công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi và
là một trong những công cụ hữu hiệu để xoá đói giảm nghèo cho vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa.
Năm 2007 ước tính cả nước có gần 900.000 đàn ong trong đó 650.000
đàn ong ngoại, và 250.000 đàn ong nội. Sản lượng năm 2008 ước đạt 19,6
nghìn tấn mật ong, 200 tấn sáp. Trong những năm gần đây nghề nuôi ong có

xu hướng tăng trưởng rõ rệt: số lượng đàn, sản lượng mật và lượng mật xuất
khẩu tăng khá nhanh nhờ chính sách về đầu tư vốn của nhà nước, đầu tư cho
nghiên cứu, khuyến nông ong và một yếu tố quan trọng là thị trường xuất
khẩu các sản phẩm ong tăng. Nuôi ong tạo công ăn việc làm cho một số lớn
lao động ở nước ta với số người nuôi ong trên 26.000 người, trong đó có trên
3.000 người nuôi ong chuyên nghiệp qui mô từ 300 đến trên 3.000 đàn ong/
người. Lợi nhuận bình quân thu từ một đàn ong là 180.000đ/đàn ong
ngoại/năm và 150.000 đồng/đàn ong nội/năm.
Từ năm 1985, nghề nuôi ong công nghiệp bắt đầu phát triển, số lượng
đàn ong, sản lượng mật đã được tăng lên và đây là năm đầu tiên Việt Nam
xuất khẩu mật ong. Mật ong là sản phẩm chăn nuôi duy nhất được xuất khẩu
sang Cộng đồng châu Âu từ những năm 1987 và cấp chứng nhận đủ điều kiện
để xuất khẩu vào thị trường EU từ năm 2001. Việt Nam là một trong 10 nước
xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới. Trong giai đoạn 1990-2009, mật
1


ong xuất khẩu chiếm đa số với tỷ lệ trên 85% tổng sản lượng, với tốc độ tăng
trưởng bình quân là 7%/năm. Từ năm 1984 đến 1997 thị trường chủ yếu là
các nước trong Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản. Thị trường chủ yếu hiện nay
là Hoa Kỳ sau khi bị Cộng đồng châu Âu ra lệnh tạm ngưng từ 6/2007, mặc
dù vậy năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khoảng 16.800
tấn mật ong kim ngạch đạt khoảng 35 triệu USD. Trong số các nước xuất
khẩu mật vào Hoa Kỳ, năm 2008 Việt Nam đứng vị trí thứ 1 và năm 2009
đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Brazil.
Vùng sản xuất mật ong chủ yếu ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Bộ. Cây
nguồn mật chính ở đây bao gồm: cao su, cà phê, điều, vải, nhãn, keo, tràm...
Phương thức nuôi và khai thác mật là những phương pháp cũ cần được nghiên
cứu cải tiến để tăng năng suất và chất lượng. Một số các bệnh, ký sinh ong
chưa được điều tra, nghiên cứu và đề ra các biện pháp phòng trị hiệu quả. Yêu

cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
mật ong ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và
ngành (TCN) cho mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, ban hành từ năm 1990
nay đã trở nên lạc hậu so với các qui định tiêu chuẩn của thế giới (Codex
Alimentarius) và nhiều quốc gia nhập khẩu, do đó bộ tiêu chuẩn này cần phải
được cập nhật và xây dựng lại để ban hành.
Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng 40.000 tấn mật ong/ năm, nhờ
vào sự phát triển diện tích của các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, rừng
trồng và tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về số
lượng đàn ong, số người nuôi ong, quy mô sản xuất cũng như trữ lượng mật
của từng vùng nhất là ở những vùng nuôi ong trọng điểm có nguồn hoa phong
phú như Đắc Lắc, Gia Lai, Tiền Giang, Đồng Nai, Bắc Giang, Nam Định,
Hưng Yên, Sơn La… Do thiếu các dữ liệu về trữ lượng nguồn hoa đã gây ra
mất cân đối giữa lượng nguồn thức ăn tự nhiên cho ong trên hoa với số lượng
đàn ong. Ở một số vùng, có thời điểm, có tới hàng ngàn đàn ong đặt trên 1
diện tích rất nhỏ với nguồn hoa rải rác trong khi đó ở những vùng khác nguồn
hoa rất dồi dào thì lại chỉ lác đác vài trại ong. Hậu quả là, người nuôi ong
hoặc để lãng phí khả năng khai thác của đàn ong khi mật độ ong quá cao hoặc
là phát sinh lan truyền dịch bệnh giữa trại này với trại khác trong khi để phí
nhiều nguồn mật tự nhiên không khai thác. Nhiều trại ong trong cả nước và đa
số người nuôi ong thiếu kiến thức cơ bản vì không qua đào tạo nên trình độ
quản lý ong, phòng trừ dịch bệnh kém và sai, khai thác khi mật chưa chín nên
hiệu quả kinh tế vừa thấp, sản phẩm ong vừa có dư lượng kháng sinh, chất
2


lượng lại không ổn định. Kết quả là sản phẩm không xuẩt khẩu được do
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng để tiêu dùng và xuất
khẩu. Ngoài ra, sự suy thoái về chất lượng giống ong do việc làm giống của
người nuôi ong là tự phát, không có kiểm soát làm cho năng suất cũng như

khả năng kháng bệnh của đàn ong giảm sút. Người nuôi ong gặp nhiều rủi ro
và phụ thuộc vào sự biến động thất thường của thời tiết, sự lan tràn dịch bệnh,
thị trường tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin khoa học cũng như kết quả dự
báo về trữ lượng cây nguồn hoa, diễn biến tình hình dịch hại… Thống kê,
phân tích về tồn tại này từ đó đưa ra giải pháp là mấu chốt để đảm bảo hiệu
quả kinh tế ngành ong.
Gia nhập WTO, AFTA kèm theo kinh tế thị trường vừa là cơ hội nhưng
cũng là thách thức để phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và của
ngành ong nói riêng. Chỉ có điều tra, phân tích chi tiết, khoa học hiện trạng
ngành ong từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp mới đảm bảo cho ngành
ong phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao chính vì vậy TTNC&PTO
thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt
Nam”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam hiện nay về:
- Trữ lượng cây nguồn mật, phấn chính;
- Phương thức tổ chức và kỹ thuật chăn nuôi ong;
- Các dịch bệnh - kí sinh chính hại ong và cách phòng trị;
- Tình hình giống ong, hệ thống quản lý giống ong;
- Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong;
- Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong;
- Các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong;
1.2.2. Mục tiêu lâu dài
Điều tra thu thập dự liệu làm cơ sở để đánh giá hiện trạng và tiềm
năng sản xuất ngành ong và đề xuất các giải pháp, qui hoạch và định
hướng phát triển tổng thể ngành ong cả nước nhằm phát triển hiệu quả bền
vững.

3



1.3. Nội dung và phương pháp
1.3.1. Nội dung
- Điều tra trữ lượng cây nguồn mật, phấn chính: Diện tích, phân bố, thời
gian cho mật, phấn của một số cây nguồn mật, phấn chính (cao su, cà
phê, điều, tràm, nhãn vải, keo tai tượng, táo...ngô, lúa ...).
- Số lượng đàn ong, số lượng người nuôi ong.
- Điều tra về hình thức tổ chức chăn nuôi ong (công ty, hợp tác xã, cơ
sở…), quy mô của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong, phương thức
chăn nuôi ong (nuôi ong di chuyển, nuôi ong cố định), trình độ kỹ thuật
đang được áp dụng.
- Điều tra, đánh giá tình hình dịch hại: thời gian, mức độ gây hại của các
bệnh, thuốc bảo vệ thực vật và kẻ thù chính hại ong và cách phòng trị.
- Điều tra chất lượng giống ong (thế đàn ong, sức đẻ trứng của ong chúa, tỉ
lệ cận huyết...), kỹ thuật chọn giống, tạo chúa, nhân đàn, cơ cấu và loại
giống, thị trường giống, hệ thống quản lý giống ong.
- Điều tra về sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong: loại
sản phẩm, năng suất sản phẩm, kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản,
phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong (số lượng người nuôi ong,
độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tham dự tập huấn nuôi ong, hiệu quả
kinh tế ngành ong, xóa đói giảm nghèo...).
- Điều tra về các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong.
- Tập huấn phương pháp điều tra cho các cán bộ thực hiện đề tài và cán bộ
địa phương phối hợp triển khai đề tài.
1.3.2. Phương pháp
1.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
- Điều tra trực tiếp trên thực địa, quan sát thực địa, chụp ảnh, phỏng vấn

trực tiếp theo phiếu điều tra với người nuôi ong, cán bộ công ty, xí
nghiệp, hợp tác xã nuôi, khai thác và chế biến sản phẩm, cán bộ hội ong,
cán bộ CLB nuôi ong, cán bộ khuyến nông, thú y về:
+ Diện tích, phân bố, thời gian cho mật, phấn của một số cây nguồn mật,
phấn chính cung cấp thức ăn cho ong.
+ Hình thức tổ chức chăn nuôi ong, quy mô của các tổ chức chăn nuôi ong,
phương thức chăn nuôi ong, trình độ kỹ thuật đang được áp dụng.

4


+ Dịch hại: thời gian, mức độ gây hại của các bệnh, thuốc bảo vệ thực vật
và kẻ thù chính hại ong và cách phòng trị.
+ Kỹ thuật chọn giống, tạo chúa, nhân đàn, cơ cấu và loại giống, hệ thống
quản lý giống ong.
+ Loại sản phẩm, năng suất sản phẩm, kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản,
phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với nghề nuôi ong, trong năm thường có 2 mùa, mùa khó khăn
cho nuôi ong do nguồn hoa khan hiếm đàn ong phát triển kém, chi phí
nhiều và mùa thuận lợi khi nguồn hoa phong phú, người nuôi ong phát
triển đàn và thu sản phẩm. Vì vậy phải tiến hành 2 đợt điều tra tại mỗi
điểm sử dụng phiếu điều tra. Tại mỗi tỉnh, phối hợp với Hội nuôi ong
lựa chọn ngẫu nhiên 20 người nuôi ong ở những vùng nuôi ong trọng
điểm để thu thập dữ liệu theo bộ phiếu điều tra.
- Phối hợp với người nuôi ong địa phương hoặc cơ sở nuôi ong tại địa
phương theo theo dõi định kỳ các chỉ tiêu sinh học, mức độ bệnh, ký
sinh, tỷ lệ cận huyết..... trực tiếp trên đàn ong: 30 đàn/ điểm điều tra.
1.3.2.2. Phương pháp thống kê:
Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cơ quan chuyên môn về diện tích

hiện tại, hướng phát triển cây trồng, cây lâm nghiệp là nguồn hoa chính
cho ong; các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong...
1.3.2.3. Tập huấn phương pháp điều tra và thu thập số liệu
- Mỗi điểm điều tra chọn 3 người phối hợp để đào tạo phương pháp điều
thu thập, phân tích, xử lý số liệu. Sau khi đào tạo các học viên được thực
hành điều tra tại hiện trường.
- Đối tượng tham dự tập huấn: Cán bộ thực hiện dự án, cán bộ các Xí
nghiệp và Công ty ong; cơ sở chế biến, xuất khẩu sản phẩm ong; những
người nuôi ong có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên; cán bộ phòng nông
nghiệp huyện nơi điều tra.

5


1.3.2.4 Tiến hành điều tra:
- Cấp tỉnh/huyện điều tra bằng những câu hỏi thu thập số liệu thứ cấp và
phỏng vấn trực tiếp cán bộ liên quan (các công ty, xí nghiệp sản xuất,
nuôi ong, phòng ban cấp tỉnh/huyện...).
- Với người nuôi ong: Sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn về tình sản
xuất, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đầu vào, đầu ra sản phẩm và hiệu quả
sản xuất....
1.3.2.5. Xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm MS-Excel.
1.3.3. Đối tượng
Đối tượng là những hộ nuôi ong; các trại nuôi ong; các cơ sở, công ty,
xí nghiệp…. nuôi ong, sản xuất và chế biến sản phẩm ong cả với ong ngoại và
ong nội.
1.3.4. Phạm vi
- Tiêu chí lựa chọn điểm điều tra: là những vùng nuôi ong trọng điểm
trong cả nước, nơi có nghề nuôi ong phát triển; có nguồn hoa phong phú, tập

trung; có số lượng lớn về người nuôi ong và đàn ong. Trên cơ sở đó chúng tôi
chọn ra 5 tỉnh:
+ Miền Bắc: Tỉnh Sơn La (ong ngoại), tỉnh Hưng Yên (ong nội và ong
ngoại)
+ Tây nguyên: Đắc Lắc (ong ngoại)
+ Nam Bộ: Tiền Giang (ong nội và ong ngoại), Đồng Nai (ong nội và ong
ngoại).
- Tại mỗi tỉnh tiến hành điều tra 1-2 huyện theo tiêu chí trên.
1.3.5. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010
- Địa điểm:
+ Miền Bắc: Tỉnh Sơn La, tỉnh Hưng Yên
+ Tây nguyên: Đắc Lắc
+ Nam Bộ: Tiền Giang, Đồng Nai.

6


II. KẾT QUẢ
2.1. Tình hình chung
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và thảm thực vật phong phú với
rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng nông nghiệp và cây công nghiệp do vậy
rất thuận lợi cho nghề nuôi ong. Việt Nam có 5 loài ong mật bản địa và 1 loài
ong nhập ngoại.Trong đó chỉ có hai loài ong mật có thể thuần hóa và nuôi
được là ong nội (Apis cerana) và ong ngoại (Apis mellifera).
Nghề nuôi ong nội cổ truyền đã có từ lâu đời trong đõ có bánh tổ cố định
hoặc thùng/đõ có thanh xà. Đến những năm 1960 mới được nuôi trong thùng
hiện đại có khung cầu di động. Loài ong nội Apis cerana có khoảng 8 phân
loài và 34 dạng sinh thái sinh sống tự nhiên ở châu Á. Hiện nay, ong nội ở
nước ta thuộc 2 phân loài là ong Apis cerana cerana và Apis cerana indica.

Ong ngoại được nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 với phân loài A.
m. ligustica. Đầu những năm 1980 Công ty Ong Trung ương nhập thêm 3
phân loài là A. m. caucasica, A. m. carpatica (từ Liên Xô cũ) và A. m.
mellifera (từ Cu Ba), năm 2001 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong
nhập thêm 1 phân loài nữa là A. m. carnica (từ Đức và Áo), như vậy giống
ong ngoại hiện đang được nuôi ở nước ta thuộc 6 phân loài.
Cả nước có khoảng 26.000 người nuôi ong ở 54 tỉnh/thành phố trong số
64 tỉnh thành của cả nước (Theo tổng cục Thống kê và Hội nuôi ong Việt
Nam). Loài ong nội thích nghi với nguồn hoa rải rác do vậy được nuôi rộng
rãi ở các vùng rừng núi, đồng bằng và cả ở thành phố. Ong ngoại cần nguồn
hoa lớn, tập trung nên được nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai,
Kon Tum, Bình Phước) và Nam Bộ (Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần
Thơ, Đồng Tháp…). Gần đây ong ngoại được nuôi nhiều ở một số tỉnh miền
Bắc như Sơn La, Hưng Yên, Bắc Giang, Hoà Bình.
Sản phẩm khai thác của ngành ong gồm có mật ong, phấn hoa, sữa ong
chúa, sáp ong, keo ong… nhưng sản phẩm chủ yếu là mật ong.
2.2. Cây nguồn mật, phấn
Với nghề nuôi ong mật, để khai thác được mật thì yếu tố chi phối lớn
nhất là cây nguồn mật. Hiệu quả kinh tế của người nuôi ong, năng suất mật
của đàn ong phụ thuộc chủ yếu vào trữ lượng mật từ cây nguồn mật. Mỗi loại
cây nguồn mật có trữ lượng mật khác nhau và nó phụ thuộc vào đặc tính tiết
mật của loại cây đó cũng như diện tích và sự tập trung của loại cây nguồn mật
đó. Ong mật thu hoạch tất cả các loại dịch ngọt nhưng mật ong thì chủ yếu
7


được thu hoạch từ những loại cây nguồn mật, có loại cây nguồn mật tiết mật
từ lá, có loại tiết mật từ hoa. Loại cây nguồn mật lá chính của Việt Nam là
Cao su (mật từ Cao su lá già và Cao su lá non), Keo, Tràm. Số lượng loại cây
nguồn mật từ hoa rất đa dạng và phụ thuộc vào từng Vùng, từng tỉnh nhưng ở

Việt Nam thì chủ yếu là Cà phê, Điều, Nhãn, Vải, Chôm Chôm, Cỏ cúc áo,
Táo, Cỏ lào.
Mật ong khai thác được với trữ lượng lớn nhất và là nguồn mật xuất
khẩu chủ yếu từ cây Cao su, Cà phê và 3 năm trở lại đây còn có thêm mật từ
hoa Điều, Chôm chôm. Trong số 3 loại cây công nghiệp trên (Cao su, Cà phê,
Điều) thì diện tích Cao su là lớn nhất, năm 2009 cả nước có 674.200 hecta cây
Cao su, 537.000 hecta Cà phê và 398.100 hecta Điều. So với năm 1999 thì
diện tích của 3 loại cây nguồn mật chính của Việt Nam đều tăng, tỷ lệ tăng
diện tích cây Cao su là 41,4% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến
2009 đạt 6,12%/năm), Cà phê là 11% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm
1999 đến 2009 đạt 1,3%/năm) và Điều là 53,5% (tốc độ tăng trưởng bình
quân từ năm 1999 đến 2009 đạt 8,9%/năm). Các loại cây nguồn mật chính
đều có xu thế tăng về diện tích và hiện nay số lượng các loại cây nguồn mật
chính của Việt Nam cũng đang tăng lên. Ngoài nguồn mật Cao su, Cà phê,
Nhãn chủ yếu trước đây, đến nay các cây Keo, Tràm, Vải, Chôm Chôm, Mè
đã trở thành nguồn mật lớn. Sự tăng trưởng về diện tích và số lượng các loại
cây nguồn mật chính là tiềm năng cả về năng suất cũng như sản lượng mật
khai thác của ngành ong Việt Nam.
Cây nguồn mật lá không có phấn, cây nguồn mật hoa thì ong vừa khai
thác được mật, vừa thu hoạch được phấn. Trong nghề nuôi ong mật ong là sản
phẩm khai thác chính nhưng phấn hoa lại vô cùng quan trọng vì nó liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của người nuôi ong. Một số loại cây không cho
mật như Ngô, Lúa, Trinh nữ nhưng lại là những cây trồng rất quan trong nghề
nuôi ong vì nó cung cấp phấn hoa cho đàn ong phát triển.
Tiền Giang là 1 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cây nguồn mật nở
hoa gần như quanh năm nên tại đây 1 năm có thể khai thác mật tới trên 10
tháng. Tuy nhiên do chủ yếu là cây nguồn mật và lượng phấn rất ít, hơn nữa
lại khai thác mật quanh năm nên người nuôi ong ở đây phải cho ăn thức ăn
thay thế phấn hoa định kỳ 1 tuần 1 lần với lượng khoảng 1 kg cho 5 đàn.
Các tỉnh như Đồng Nai, Đắc Lắc việc cho ong ăn thức ăn bổ sung thay

thế phấn hoa chỉ trong vụ mật khai thác Cao su do cây Cao su cho mật lá.

8


Trước đây nghề nuôi ong của Sơn La không phải cho ăn thức ăn bổ sung
thay thế phấn hoa mà thậm trí còn thu hoạch được phấn hoa do cây nguồn
phấn vùng này rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay do có thêm vụ mật Keo nên nhìn
chung để khai thác được mật và tránh ong bị suy giảm mạnh thì người nuôi
ong phía Bắc hiện nay phải cho ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa trong
thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 khi khai thác mật từ cây Keo.
Thức ăn bố sung thay thế phấn hoa thành phần chính là bột đậu nành có
trộn thêm với phấn hoa tự nhiên do người nuôi ong tự làm ra, tuy nhiên khu
vực phía Nam hiện nay có 1 số công ty sản xuất loại thức ăn này đóng bao sẵn
và người nuôi ong chỉ cần trộn cho ong ăn.
Kết quả điều tra về cây nguồn mật, phấn ở các tỉnh được trình bày trong
các bảng từ 1 đến 5.
Bảng 1. Cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên
Loại cây
Cây ăn quả
Vải nhỡ, vải thiều
Nhãn
Táo
Cam,chanh,bưởi
Xoài
Khác…
Cây nông nghiệp
Lúa 2 vụ
Ngô
Vừng

Bầu bí, dưa chuột
Cây khác…

Diện tích
(ha)
1.472
46
618
178
560
10
60
2.1020
16.720
3.500
50
500
250

Tỷ lệ %

Khả năng cho
mật/phấn

Thời vụ
nở hoa

3,1
42,0
12,1

38,0
0,7
4,1

+++/+
+++/+
+++/+
+/++
+/+
+/+

T2 – T3.
T4
T9-T10
T2-T3
T2-T3
T2- T4

79,5
16,7
0,2
2,4
1,2

-/++
-/+++
+++/+
+/++
+/+


T3,4,8,9
T3,4,8,9,11
T6,7
T3,4,5,6
Cả năm

Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - không có

+ Với tỉnh Hưng Yên loại cây nguồn mật chính là cây Nhãn và cây Vải.
Ngoài ra các loại cây nguồn phấn khác cũng rất rồi rào như Lúa, Ngô các loại
cây nguồn hoa (có cả mật và phấn nhưng lượng chỉ đủ cho ong phát triển) như
Cam, Chanh, Bười, Bầu bí…
Hưng Yên là tỉnh đồng bằng nên loại cây nguồn hoa chính ít đa dạng và
chủ yếu chỉ có nhóm cây ăn quả và cây nông nghiệp. Nuôi ong ở Hưng Yên
có 2 thời điểm thuận lợi là từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10.
Vụ mật khai thác chính của Hưng Yên là Nhãn, Vải trong tháng 4 và vụ mật
phụ cuối tháng 9 (vụ mật Táo). Nhìn chung với loại cây nguồn mật như tỉnh
9


Hưng Yên thích hợp với nghề nuôi ong nội và nuôi ong di chuyển theo nguồn
hoa.
Hưng Yên là tỉnh có loại mật đặc sản là mật Nhãn với trữ lượng mật ong
khai thác từ cây này được đánh giá là lớn nhất cả nước và hương vị mật ong
cũng tốt nhất. Số liệu điều tra trong bảng 1 chúng tôi chỉ thống kê được từ
phòng nông nghiệp của 2 huyện Tiên Lữ và Khoái Châu.

Biểu đồ 1. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên

Biểu đồ 2. Tỷ lệ diện tích các loại cây Biểu đồ 3. Tỷ lệ diện tích các loại cây

ăn quả của Hưng Yên
Nông nghiệp của Hưng Yên

+ Sơn La là 1 tỉnh miền núi phía Bắc, rừng tự nhiên rất phong phú các loại
cây nguồn mật phấn và được đánh giá là thuận lợi cho nghề nuôi ong nhất ở
phía Bắc, đặc biệt là khu vực huyện Mộc Châu, hàng năm người nuôi ong của
các tỉnh phía Bắc thường chuyển ong về Sơn La (huyện Mộc Châu) để dưỡng
ong vào các tháng vụ Hè-Thu. Ở đây có loại mật đặc sản từ hoa Cúc áo, ngoài
10


ra Sơn La còn có những loại cây nguồn mật khác như Nhãn (tập trung nhiều ở
Sông Mã), Vải, Cỏ lào và hiện nay còn có cả mật Keo, Cà phê…
Vụ mật chính của Sơn La từ tháng 3-4 và tháng 10-12. Sơn La còn là
tỉnh có sản lượng phấn khai thác rất lớn và lớn nhất trong 5 tỉnh điều tra. Loại
cây có thể khai thác được cả mật và phấn là cây Đơn kim (hay gọi là Cỏ Cúc
áo hoặc), do tập quán canh tác trên đất dốc (vùng đồi núi) nên ở đây cũng
khai thác được sản lượng lớn phấn Ngô (từ tháng 8-9).
Bảng 2. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Sơn La
Cây ăn quả
Vải
Nhãn
Xoài
Khác…
Cây công nghiệp
Cà phê
Cao su
Chè
Cây lâm nghiệp


Diện tích
(ha)
20.942
667
13.204
4.350
2721
28.100
3.600
20.000
4.500
1.035.000

Keo các loại

1.035.000

100,00

++/+

T3-7 (mật)
T9-11 (phấn)

Cây nông nghiệp
Lúa
Ngô

177.000
45.000

132.000

25,42
74,58

-/++
-/+++

T3,4,8,9
T3,4,8,9,11

Loại cây

Tỷ lệ %

Khả năng cho
mật/phấn

Thời vụ nở
hoa

3,18
63,05
20,77
12,99

+++/+
+++/+
+/+
+/+


T3 – T4.
T4-T5
T2-T3
Cả năm

12,81
71,17
16,01

+++/++
+++/+/+

T11-T1
T2-T4
T10-12

Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có

Biểu đồ 4. Diện tích các loại cây nguồn Biểu đồ 5. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn
mật, phấn chính của Sơn La
quả của Sơn La

11


Biểu đồ 6. Tỷ lệ diện tích các loại cây Biểu đồ 7. Tỷ lệ diện tích các loại cây
công nghiệp của Sơn La
nông nghiệp của Sơn La


+ Đắc Lắc là tỉnh Tây Nguyên nên rất đa dạng về loại cây nguồn mật, cây
nguồn phấn. Đắc Lắc là tỉnh được đánh giá là có khả năng nuôi ong quanh
năm nhưng mùa vụ thuận lợi nhất cho nuôi ong từ tháng 9 đến tháng 4 năm
sau. Trước đây tỉnh này và Gia Lai được coi là những tỉnh thuận lợi nhất với
nghề nuôi ong của khu vực phía Nam. Vụ khai thác mật chính của tỉnh này từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cây nguồn mật chính của Đắc Lắc là Cà phê
và Cao Su.
Bảng 3. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Đắc Lắc
Loại cây
Cây ăn quả
Nhãn
Cam, chanh, bưởi
Chôm chôm
Xoài
Dừa
Khác…
Cây công nghiệp
Cà phê
Cao su
Điều
Chè
Cây nông nghiệp
Lúa
Ngô

Diện tích
(ha)
3.589
230
504

290
593
87
1885
243.568
181.960
25.124
36.421
63
249.449
127.616
121.833

Tỷ lệ %

Khả năng cho
mật/phấn

Thời vụ
nở hoa

6,4
14,0
8,1
16,5
2,4
52,5

+++/+
+/++

+++/+
+/+
+/+
+/+

T3-T6
T2-T4
T3-T5
T2-T3
Cả năm
Cả năm

74,7
10,3
15,0
0,03

+++/++
+++/++/+
+/+

T11-T1
T2-T4
T10-T12

51,2
48,8

-/++
-/+++


T3,4,8,9
T3,4,8,9,11

Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có

12


Biểu đồ 8. Diện tích các loại cây nguồn Biểu đồ 9. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn
mật, phấn chính của Đắc Lắc
quả của Đắc Lắc

Biểu đồ 10. Tỷ lệ diện tích các loại cây Biểu đồ 11. Tỷ lệ diện tích các loại cây
công nghiệp của Đắc Lắc
nông nghiệp của Đắc Lắc

+ Tiền Giang là tỉnh trung tâm của nghề nuôi ong trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Ở đây chủng loại cây nguồn mật rất đa dạng và thời gian khai
thác mật của người nuôi ong đến trên 10 tháng/năm. Hiện nay người nuôi ong
của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền đông Nam bộ thường chuyển ong về
tỉnh này và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu long để dưỡng ong trong
các vụ khó khăn, vụ nhân đàn hoặc để khai thác Nhãn.

13


Bảng 4. Cây nguồn mật chính của tỉnh Tiền Giang
Loại cây
Cây ăn quả

Nhãn
Táo
Cam,chanh,bưởi
Chôm chôm
Xoài
Dừa
Khác…
Cây lâm nghiệp
Tràm
Khác:Sú,vẹt,đước…
Cây nông nghiệp
Lúa
Ngô
Bầu bí, dưa chuột
Khác…

Diện tích
(ha)
8.352
1.654
62
3.865
10
304
1.002
1455
1.809
9
1.800
254.474

246.428
4.678
3.070
298

Tỷ lệ %

Khả năng cho
mật/phấn

Thời vụ nở hoa

19,80
0,74
46,28
0,12
3,64
12,00
17,42

+++/+
+++/+
+/++
++/+
+/+
++/+
+/+

T3-T6
T8-T10

T2-T4
T3-T5
T2-T3
Cả năm
Cả năm

0,50
99,50

++/++/++

T1-T4
T5-7

96,84
1,84
1,21
0,12

-/++
-/+++
+/++
+/+

T3,4,8,9
T3,4,8,9,11
Cả năm
Cả năm

Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có


Biểu đồ 12. Diện tích các loại cây nguồn Biểu đồ 13. Tỷ lệ diện tích các loại cây
mật, phấn chính của Tiền Giang
nông nghiệp của Tiền Giang

14


Biểu đồ 14. Tỷ lệ diện tích các loại cây Biểu đồ 15. Tỷ lệ diện tích các loại cây
lâm nghiệp của Tiền Giang
nông nghiệp của Tiền Giang

- Trong số các tỉnh miền đông Nam bộ thì Đồng Nai là 1 tỉnh trung tâm nằm
trong khu vực rất thuận lợi cho nghề nuôi ong với các vùng trồng Cao su, Cà
phê, Điều, Chôm chôm tập trung quy mô lớn.
Đồng Nai là tỉnh rất thuận lợi cho nghề nuôi ong chuyên nghiệp với số
lượng đàn lớn do cây nguồn hoa quy mô lớn và tập trung như Cà phê, Cao su,
Điều…
Bảng 5. Cây nguồn mật chính của tỉnh Đồng Nai
Loại cây
Cây ăn quả
Nhãn
Cam,chanh,bưởi
Chôm chôm
Xoài
Dừa
Khác…
Cây công nghiệp
Cà phê
Cao su

Điều
Cây lâm nghiệp
Keo các loại
Cây rừng
Cây nông nghiệp
Lúa
Ngô
Vừng
Bầu bí, dưa chuột
Khác…

Diện tích
(ha)
34.382
998
6.576
11.320
7.798
490
7.200
125.200
17.800
42.800
64.600
26.040
25.000
1.040,49
130.228
73.076
56.209

273
40
630

Tỷ lệ %

Khả năng cho
mật/phấn

Thời vụ nở hoa

2,90
19,13
32,92
22,68
1,43
20,94

+++/+
+/++
+++/+
+/+
++/+
+/+

T3-T6
T2-T4
T3-T5
T2-T3
Cả năm

Cả năm

14,22
34,19
51,60

+++/++
+++/++/+

T11-T1
T2-T4
T10-T12

96,00
4

++/+/+

Cả năm
Cả năm

56,11
43,16
0,21
0,03
0,48

-/++
-/+++
+++/+

+/++
+/+

T3,4,8,9
T3,4,8,9,11
T7-T8
Cả năm
Cả năm

Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
15


Trong khu vực miền đông Nam bộ thì Đồng Nai là tỉnh thuận lợi nhất
cho nghề nuôi ong vì tỉnh này thuận lợi cho ong phát triển quanh năm và có
thể khai thác mật với thời gian dài hơn các tỉnh khác do có thêm các vụ mật từ
Chôm chôm và Nhãn và Điều.

Biểu đồ 16. Diện tích các loại cây nguồn Biểu đồ 17. Tỷ lệ diện tích các loại cây
mật, phấn chính của Đồng Nai
ăn quả của Đồng Nai

Biểu đồ 18. Tỷ lệ diện tích các loại cây Biểu đồ 19. Tỷ lệ diện tích các loại cây
công nghiệp của Đồng Nai
nông nghiệp của Đồng Nai

Đánh giá về trữ lượng cây nguồn mật và sản lượng mật thực tế cũng như
tiềm năng của 1 loại cây nguồn mật, phấn là rất khó vì phải căn cứ vào diện
tích, mật độ, tuổi cây, lượng mật (hoặc phấn) của 1 cây, thời gian cho mật
(hoặc phấn) trong năm. Hơn nữa, việc tiết mật của hoa và lá phụ thuộc nhiều

vào thời tiết, tập quán canh tác, chất đất, giống cây của từng vùng, khu vực cụ
thể do vậy cùng là 1 loại cây nguồn mật nhưng ở khu vực này thì tiết mật với
trữ lượng lớn nhưng khu vực khác lại không có mật, cùng 1 loại cây (như Cao
su) nhưng có giốn không có mật. Ngoài ra, nghề nuôi ong là nghề di chuyển
theo nguồn hoa do vậy việc đánh giá trữ lượng cây nguồn mật dựa vào sản
lượng khai thác 1 loại cây của 1 tỉnh là rất khó vì người nuôi ong của tỉnh này
nhưng lại chuyển ong đến khai thác mật ở tỉnh khác.
16


2.3. Số lượng đàn ong và số người nuôi ong
2.3.1. Số lượng đàn ong
Số liệu về số đàn ong của cả nước và các tỉnh điều tra (theo Tổng cục
thống kê) được thể hiện trong bảng 6 và biểu đồ 20, qua đó cho thấy cả nước
đạt số đàn ong cao nhất năm 2007 với 864.222 đàn ong.
Trong 5 tỉnh điều tra thì Đắc Lắc luôn có số lượng đàn ong lớn nhất.
Tỉnh có số lượng đàn ong thấp nhất là Tiền Giang (những năm 2001, 2002,
2006) và tỉnh Hưng Yên (những năm 2003, 2005, 2007).
Bảng 6. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra và cả nước trong giai
đoạn 2001-2007
(Đơn vị: đàn ong)
Năm
Tỉnh
2001
Hưng Yên
3.742
Sơn La
13.897
Đắc Lắc
35.000

Đồng Nai
24.500
Tiền Giang
1.618
Cả nước
277.251

2002

2003

2004

2005

2006

2007

3.686
20.918
86.000
29.300
3.070
386.335

3.692
15.545
161.000
40.178

7.991
592.222

3.924
15.715
142.989
58.067
5.197
672.352

4.232
15.492
156.492
66.349
5.870
689.508

12.882
12.394
160.851
60.248
3.134
678.987

336
30.000
177.627
78.403
4.626
864.222


Tốc độ
tăng
trưởng TB
(%/năm)

-33,1
13,7
31,1
21,4
19,1
20,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 20. Số lượng đàn ong mật của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai
đoạn 2001-2007

17


Tốc độ tăng trưởng bình quân về số đàn ong của cả nước giai đoạn 20012007 đạt 20,9%/năm. Trong số 5 tỉnh điều tra thì tỉnh Đắc Lắc có tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt giá trị cao nhất (31,1%/năm) và thấp nhất là tỉnh Hưng
Yên (-33,1%/năm).
Số lượng đàn ong của các tỉnh có xu thế tăng trong giai đoạn 2001-2007,
chỉ duy nhất tỉnh Hưng Yên giảm mạnh năm 2007 mà không rõ nguyên nhân.
Trong số các tỉnh điều tra thì tỉnh Đồng Nai có số lượng đàn ong tăng
trưởng đều qua các năm từ 2001-2007.
Theo số liệu của Hội nuôi ong Việt Nam năm 2007 cả nước có khoảng
650 nghìn đàn ong ngoại (chiếm khoảng 75%), số còn lại là ong nội. Đắc Lắc

là tỉnh có số đàn ong cao nhất của cả nước.
Số liệu điều tra các tỉnh về số lượng đàn ong từ 2008-2010 được trình
bày trong bảng 7.
Bảng 7. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra từ 2008-2010
Hội nuôi ong
các tỉnh
Hưng Yên
Sơn La
Tiền Giang
Đồng Nai
Đắc Lắc

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

9.000
22.000
50.000
120.000
106.930

8.500
25.000
60.000
210.000
153.562


6.500
30.000
75.000
170.000
180.000

(Đơn vị: đàn ong)
Tốc độ tăng
trưởng TB
(%/năm)
-15,02
16,77
22,47
19,02
29,74

Qua bảng 7 cho thấy Tiền Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân
cao nhất (22,47%), thấp nhất là Hưng Yên (-15%). Năm 2010 tỉnh Đắc Lắc có
số đàn ong đạt cao nhất (180.000 đàn), thấp nhất là Hưng Yên (6.500 đàn).
Các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên có số lượng đàn ong cao hơn rất nhiều so
với các tỉnh phía Bắc trong số 5 tỉnh điều tra, Đắc Lắc và Đồng Nai (năm
2010) có số đàn gấp gần 30 lần Hưng Yên và gần 6 lần Sơn La.
Việc thống kê đầy đủ số lượng đàn ong của 1 tỉnh là rất khó do nghề
nuôi ong là nghề di chuyển theo nguồn hoa, người nuôi ong có thể ở tình này
nhưng nhưng lại thường xuyên đặt ong ở tỉnh khác, số liệu điều tra cũng khó
thống kê đầy đủ số đàn ong nuôi với quy mô hộ gia đình do vụ thuận lợi ong
phát triển nhưng vụ khó khăn có thể các hộ đó mất hết ong, hơn nữa ở cả 5
tỉnh điều tra các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có con số
thống kê về lĩnh vực chăn nuôi ong. Đối với nghề nuôi ong, số lượng đàn ong
18



biến động rất lớn ngay cả với trại ong vì đầu vụ nuôi dưỡng nhân đàn số
lượng đàn thường thấp nhưng đến vụ thuận lợi và vụ khai thác mật thì số
lượng đàn tăng cao hơn nhiều, vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện nguồn hoa,
khí hậu mỗi địa phương và kế hoạch đầu tư, phát triển của người nuôi ong.
2.3.2. Số người nuôi ong
Theo báo cáo của Hội nuôi ong Việt Nam, hiện nước ta có khoảng
26.000 người nuôi ong, có trên 20 công ty xuất khẩu, 12 hội ong địa phương,
các đơn vị này tập hợp trên 3000 người nuôi ong chuyên nghiệp.
Số liệu điều tra năm 2010 tại hội nuôi ong các tỉnh được trình bày trong biểu
đồ 21.

Biểu đồ 21. Số người nuôi ong thuộc hội ong của các tỉnh điều tra

Qua biểu đồ 21 cho thấy số lượng người nuôi ong chuyên nghiệp của hội
ong Đắc Lắc cao nhất, rồi đến Sơn La (đều trên 1500 người). Các tỉnh Hưng
Yên, Tiền Giang và Đồng Nai có số lượng dưới 300 người.
Trong ngành ong việc thống kê đầy đủ số người nuôi ong là rất khó vì
nuôi ong là nghề tự phát và người nuôi ong không đăng ký với bất cứ tổ chức
hay cơ quan nào, hơn nữa khi chúng tôi tiến hành điều tra thì lĩnh vực chăn
nuôi ong có nằm trong cơ cấu chăn nuôi của các Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn nhưng chưa được quan tâm do vậy số liệu về số người nuôi ong, số
đàn ong, sản lượng… không đầy đủ. Ngoài ra, nuôi ong di chuyển theo nguồn
hoa do vậy có những tỉnh (như Hưng Yên, Đắc Lắc, Đồng Nai) có thời điểm
số lượng đàn ong rất cao vào 1 vụ mật nào đó nhưng có lúc số lượng đàn ong
lại rất thấp khi vào vụ khó khăn. Có những người nuôi ong hộ khẩu của họ ở
tỉnh này nhưng lại nuôi ong và thường xuyên ở tỉnh khác.
19



2.4. Tổ chức, phương thức và kỹ thuật nuôi ong
2.4.1. Các phương thức nuôi ong
- Nuôi ong chuyên nghiệp: quy mô từ 150 đến 3.000 đàn, nuôi ong di
chuyển theo nguồn hoa.
- Nuôi ong bán chuyên nghiệp: qui mô từ 50-149 đàn ong/chủ trại, chủ
yếu đặt ong tại nhà nhưng di chuyển để khai thác mật trong một số vụ mật
chính hoặc khi nguồn hoa tại địa phương khan hiếm.
- Nuôi ong gia đình: quy mô từ 10 đến 49 đàn/hộ; thường nuôi ong nội
và đặt ong tại nhà rất ít di chuyển theo nguồn hoa.
- Nuôi ong theo sở thích: Có qui mô dưới 10 đàn, và nuôi tại chỗ, không
di chuyển.
- Săn mật ong từ các đàn ong mật hoang dã sống trong rừng.
Số liệu điều tra cho thấy 100% số người nuôi ong theo hình thức nuôi
ong di chuyển theo nguồn hoa để khai thác mật hoặc để dưỡng ong ở những
vùng có cây nguồn mật, phấn thuận lợi.
2.4.2. Quy mô chăn nuôi ong
Kết quả điều tra về quy mô nuôi ong được thể hiện trong bảng 8. Qua số
liệu bảng 8 cho thấy 1 trại ong nội hiện nay chỉ có quy mô dưới 130 đàn/trại
ong và những người nuôi ong này chủ yếu là nuôi ong bán chuyên nghiệp,
ngoài nuôi ong thì người nuôi ong còn tham gia vào sản xuất hoặc kinh doanh
lĩnh vực khác. Với ong ngoại thì quy mô trại ong của các tỉnh điều tra từ 150
đến gần 600 đàn.
Bảng 8. Số đàn ong (quy mô) trung bình của 1 trại ong
Tỉnh
Sơn La
Hưng Yên
Hưng Yên
Đắc Lắc
Đồng Nai

Tiền Giang
Tiền Giang

Giống ong nuôi
Ong ngoại
Ong nội
Ong ngoại
Ong ngoại
Ong ngoại
Ong ngoại
Ong nội

Số đàn ong (đàn)
Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010
150,7
160,0
157,3
134,1
142,2
126,8
160,0
300,0
315,0
395,3
461,1
405,6
340,5
349,5
339,5

525,3
571,2
583,5
191,7
56,7
38,7

Trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 số đàn ong của các trại ong nhìn
chung là tăng lên.

20


×