Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH tại các TRƯỜNG CHUYÊN (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.89 KB, 10 trang )

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL

THƯ VIỆN ĐỀ THI SINH HỌC BOOKGOL
HƯỚNG ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
LẦN 2
Ngày thi: 1/12/2018
Thời gian làm bài: 50 phút.
Gồm: 40 câu.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Mã đề thi 302
(Đáp án có 10 trang)
(Đề KSCL giữa kì I trường THPT chuyên Vinh- Đại học Vinh – Sưu tầm)
BẢNG ĐÁP ÁN
1.D
2.C
3.A
4.A
5.A
6.D
7.B
8.A
9.A
10.B
11.D
12.A
13.A
14.D
15.C
16.C
17.A


18.D
19.A
20.B
21.C
22.A
23.C
24.B
25.B
26.B
27.A
28.C
29.D
30.D
31.D
32.B
33.A
34.B
35.D
36.B
37.B
38.A
39.B
40.D
Câu 1. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ màlên. Giải thích nào sau đây đúng nhất:
A. Vì cây được cung cấp đủ lượng nước
B. Vì mưa giông đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước của cây.
C. Vì rễ hút được nhiều nước kèm theo khoáng
D. Vì tia lửa điện phá vỡ liên kết ba của N2 hình thành NO3- cho cây hấp thụ
Giải: Đáp án D.
Câu 2. Operon là:

A. Một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hòa nằm cạnh nhau.
B. Một đoạn phân tử ADN có một chức năng nhất định trong quá trình điều hòa
C. Một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hòa
D. Một đoạn phântử axit nucleic có chức năng điều hòa hoạt động của gen cấu trúc.
Giải: Đáp án C.
Câu 3. Loại axit Nucleic cấu tạo nên Riboxom
A.rARN
B.tARN
Giải: Đáp án A.

C. ADN

Câu 4. Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là:
A. ATP, NADPH, O2;
C. ATP, NADPH, O
Giải: Đáp án A.

B. H2O, ADP, NADP
D. ATP, NADPH, CO2

D. mARN

Câu 5. Quan sát thí nghiệm ở hình sau, chọn kết luận đúng nhất:
A. Đây là thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp thải ra CO2.
B. Đây là thí nghiệm chứng tỏ quátrình hô hấp thải ra CaCO3.
C. Đây là thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp thải ra O2.
D. Đây là thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp thải ra CO2.
Giải: Đáp án A.
Trong bình chứa hạt nảy mầm sẽ hô hấp rất là mạnh, khi hô hấp sẽ thải ra
CO2, theo đường ống dẫn khí (chữ U) vào nước vôi làm đục nước vôi

trong.
Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST ?
A. Lặp đoạn NST
B. Đảo đoạn NST
C. Mất đoạn NST
D. Thay thế một cặp Nu
Giải: Đáp án D.
Thư viện đề thi Sinh học Bookgol 2019

Trang 1


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn
Câu 7: Nitơ được rễ cây hấp thụ dưới dạng:
A. N2, NO3-, NH4+.
B. NO3-; NH4+.
Giải: Đáp án B.

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

C. NH3, NO3-; NH4+.

D. NO2-; NO3-.

Câu 8. Ở một tế bào xét 1 cặp NST tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài đoạn ADN
quấn quanh các khối cầu protein histon để tạo nên các Nucleoxom là 14,892 m. Khi tế bào này bước vào kì
giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp NST này là:
A. 9600 phântử
B. 4800 phân tử
C. 1020 phân tử

D. 8400 phân tử
Giải: Đáp án A.
L = 14,892 m → L = 14 8920 AO. Đoạn ADN có
cặp nu.
Một nucleoxom có 146 cặp nu → Số nucleoxom
Mà mỗi nucleoxom có 8 histon → Số histon = 300.8 = 2400 histon.→ Nhiễm sắc thể đơn
Bước vào kì giữa của quá trình nguyên phân, NST đã nhân đôi đang ở trạng thái kép, 1 cặp NST kép có 4
chromatide.
→ Tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp NST này là 2400.4 = 9600 phân tử.
Câu 9. Phép lai AaBbx AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBbbb. Đột biến được
phát sinh ở:
A. Lần giảm phân 1 của giới này và lần giảm phân 2 của giới kia.
B. Lần giảm phân 2 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn
C. Lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn
D. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
Giải: Đáp án A.
Kiểu gen AAAa → AA x Aa
Kiểu gen Bbbb → Bb x bb.
Với bố mẹ đều có cặp gen dị hợp tử 2 cặp gen
+ Tạo ra giao tử AA hay bb thì phải là rối loạn giảm phân 2.
+ Tạo ra giao tử Aa hay Bb thì phải là rối loạn giảm phân 1.
Câu 10. Các hoocmon Insulin do tuyến tụy tiết ra tác dụng lên gan có vai trò:
A. Chuyển hóa glicogen thành glucozo trong máu
B. Chuyển hóa glucozo thành glicogen dự trữ
C. Chuyển hóa glucozo thành glucagon dự trữ
D. Phối hợp cùng glucagon chuyển glucozo thành glicogen dự trữ.
Giải: Đáp án B
Câu 11. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng

C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
Giải: Đáp án D.
Đây là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật trên cạn.
Câu 12. Điều nào không đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST
A. Biến đổi số lượng ở một hay một số cặp NST
B. Biến đổi hình dạng và cấu trúc của NST
C. Sắp xếp lại các gen trên 1 NST
D. Sắp xếp lại các nhóm gen giữa các NST
Giải: Đáp án A.
Câu 13. Mất đoạn lớn NST thường dẫn đến hậu quả:
A. Gây chết và giảm sức sống
Group: />
Trang 2


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

B. Làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng
C. Mất khả năng sinh sản
D. Làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng.
Giải: Đáp án A.
Câu 14. Khi nói về cấu trúc không gian của phân tử ADN, điều nào sau đây không đúng:
A. Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung
B. Hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau.
C. Có cấu trúc hai mạch xoắn kép, đường kính vòng xoắn 20AO
D. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4 AO gồm 10 cặp Nu.
Giải: Đáp án D.

Chiều dài của một chu kì xoắn là 34 AO
Câu 15. Ở một loài cây xét 1 tế bào sinh noãn nguyên phân 5 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng
cộng 640 NST. Số loại giao tử thiếu 2 NST tối đa là:
A.21
B.32
C. 45
D.20
Giải: Đáp án C.
2n =
= 20 → n = 10.
Giao tử thiếu 2 NST có thể xảy ra ở bất kì cặp nào. → Số loại giao tử thiếu 2 NST tối đa là 10C2 = 45.
Câu 16. Ở cây ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu qua:
A.Rễ
B. Thân
C. Lá
Giải: Đáp án C.

D. Hoa

Câu 17. Tiêu hóa là quá trình:
A. Làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Làm thay đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
C. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
D. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
Giải: Đáp án A.
Câu 18: Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là
A. Miền bần
B. Miền sinh trưởng
C. Chóp rễ
Giải: Đáp án D.

Câu 19: Đột biến điểm gồm các dạng:
A. Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.
C. Mất, thêm hoặc đảo một cặp nuclêôtit.
Giải: Đáp án A.
Đột biến điểm liên quan đến một cặp nucleotit.

D. Miền lông hút

B. Mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit.
D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

Câu 20: Đặc điểm nào không phải ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ốngtiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
A. Trong ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ
học, hóa học, hấp thụ thức ăn.
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa chỉ được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
C. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi
tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.
D. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
Giải: Đáp án B.
Câu 21: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEe. Trong quá trình
nguyên phân 1 NST trong cặp Dd không phân li tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. ABDdE và abe
B. AaBbDDddEe và AaBbEe
C. AaBbDDdEe và AaBbdEe
D. abDde và ABE
FanPage: />
Trang 3



Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Giải: Đáp án C.
Trong quá trình nguyên phân, 1 NST trong cặp Dd không phân li.
Dd →

phân li đi về một phía của tế bào).

(Vì 1 NST không phân li nên DDd sẽ

Câu 22: Đột biến lặp đoạn được phát sinh do
A. Tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các cromatit của cặp NST tương đồng.
B. Rối loạn phân li NST trong phân bào
C. Đứt gãy nhiễm sắc thể
D. Rối loạn nhân đôi của phân tử AND.
Giải: Đáp án A.
Câu 23: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu hết thúc quà trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’; 3'UAA5’; 3’UGA5’
B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3'AGU5’
C. 3'GAU5’; 3'AAU5’; 3'AGU5’
D. 3'GAU5’; 3'AAU5;; 3'AUG5’
Giải: Đáp án C.
Câu 24: Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
C. Huyết áp cao nhất ở tĩnh mạch, động mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định tĩnh mạch và mao mạch.
Giải: Đáp án B.

Câu 25: Ở sinh vật nhân thực, tâm động của nhiễm sắc thể
A. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân
B. Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào
C. Là những điểm màtại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
D. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Giải: Đáp án B.
Câu 26: Côn trùng hô hấp
A. Qua bề mặt cơ thể
Giải: Đáp án B.

B. Bằng hệ thống ống khí

C. Bằng mang

D. Bằng phổi

Câu 27: Khí oxi được giải phóng qua quá trình quang hợp, có nguồn gốc từ
A. H2O
B. Sự tổng hợp NADPH trong pha sáng
C. Sự phân giải các sản phẩm trung gian của pha tối
D. CO2
Giải: Đáp án A.
Câu 28: Có bao nhiêu quá trình được thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung?
1.Nhân đôi ADN
2. Phiên mã
3. Hình thành mạch pôlinuclêôtit
4.Mở xoắn
5.Dịch mã
6.Đóng xoắn
A.4

B.5
C. 3
D.2
Giải: Đáp án C.
1.Nhân đôi ADN → A – T và G – X (Mạch mới và mạch không)
2. Phiên mã → A – U và G – X (Mạch khuôn và mạch đơn ARN)
3. Hình thành mạch pôlinuclêôtit → Liên kết Điphotphoeste do enzim ARN polimeraza và AND polimeraza
thực hiện.
4.Mở xoắn → Không
5.Dịch mã → Giữa tARN mang axit amin bộ ba đối mã với bộ ba mã sao của phân tử mARN.
6.Đóng xoắn → Không.
→ Gồm 1, 2, 5.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
Group: />
Trang 4


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

(1) Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của thế bào bao bó mạch.
(2) Ở thực vật CAM, lấy CO2 xảy ra vào ban đêm. Còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày.
(3) Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự
C3 >C4> CAM.
(4) Nhóm thực vật C3 và C4, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2
đầu tiên.
Số phát biểu nội dung đúng là:
A.1
B.4

C.2
D.3
Giải: Đáp án D.
(1) Đúng.
(2) Đúng. Ở thực vật CAM như các loài xương rồng sống ở môi trường khô hạn, thiếu nước (sa mạc) vào ban
ngày phải hạn chế thoát hơi nước → Khi khổng đóng → Sẽ không lấy CO 2 vào ban ngày (vì CO2 bình thường
đi vào cây bằng khí khổng) → Lấy CO2 vào ban đêm sẽ trữ lại, đến ban ngày ở pha sáng sẽ tổng hợp đường.
(3) Sai. Ở thực vật C3 hay xảy ra quá trình hô hấp sáng làm giảm 50% lượng sản phẩm tích lũy của quang hợp
nên hiệu quả quang hợp sẽ thấp hơn C4.
(4) Đúng. Vì diễn ra ở các chất nhận khác nhau nên sản phẩm tạo ra khác nhau. Ở thực vật C3 chất nhận CO2 là
RiDP, sản phẩm đầu tiên là APG, ở thực vật C4 chất nhận CO2 là PEP, sản phẩm đầu tiên là AOA.
Câu 30. Trong các phát biểu có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật:
(1) Ruột non chỉ xảy ra quá trình hấp thụ thức ăn, không xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn.
(2) Ruột non ở thú ăn thực vật dài hơn so với thú ăn thịt
(3) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống người.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào.
A. 3
B.4
C.1
D.2
Giải: Đáp án D.
(1) Sai. Ruột non có xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học đặc biệt là ở động vật ăn thịt (quan trọng nhất).
(2) Đúng. Vì ở thú ăn thực vật, thực vật là loại thức ăn khó tiêu hóa, chất dinh dưỡng thấp, ruột phải dài hơn so
với thú ăn thịt để hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn một cách tốt nhất.
(3) Đúng.
(4) Sai. Ở động vật có ống tiêu hóa (như ở người), thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn bằng ngoại bào tức là tiết ra
enzim và tác động cơ học tiêu hóa hóa hoàn toàn thức ăn thành dạng đơn giản, hấp thu vào ruột để vào trong
cơ thể (như máu) thành các chất khác.
Câu 31: Cho các hiện tượng sau:
(1) . Gen điều hòa Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất

chức năng sinh học.
(2). Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza.
(3). Gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi không gian và
không trở thành enzim xúctác.
(4) Vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
protein ức chế.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng
gắn kết với enzim ARN polimeraza.
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp mà không có đường Lactozo nhưng Operon Lac vẫn thực
hiện phiên mã là
A. 4
B.2
C.5
D.3
Giải: Đáp án D.
Để Operon Lac vẫn thực hiện được quá trình phiên mã thì sự ức chế, cản trở: Protein (R) sinh ra từ gen điều
hòa đến Operon Lac (Vùng vận hành) không xảy ra.
(1) Đúng. Protein ức chế (R) bị mất chức năng sinh học không có khả năng ức chế và gắn vào vùng vận hành.
(2) Sai. Vùng khởi động (P) không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza → Operon không thực
hiện được phiên mã.
(3) Sai.
(4) Đúng. Vùng vận hành không còn khả năng gắn kết với protein ức chế → Không cản trở quả trình phiên
mã.
FanPage: />Trang 5


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo


(5) Đúng. Vùng khởi động (P) của gen điều hòa ( R) không còn khả năng gắn kết enzim ARN polimeraza →
Không phiên mã để tổng hợp được protein ức chế (R) → Sẽ không đi đến vùng Operon Lac cản trở, ức chế quá
trình phiên mã của Operon Lac.
Câu 32. Ở một loài vi khuẩn xét 1 đoạn của phân tử ADN có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí như
sau. Trong đó các gen II, III, IV, V cùng thuộc một Operon. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng:

(1) Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần
(2) Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần
(3) Nếu gen I phiên mã 3 lần thì gen II cũng phiên mã 3 lần.
(4) Nếu có tác nhân 5BrU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân đôi sẽ phát sinh đột
biến gen.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Giải: Đáp án B.
(1) Đúng. Vì gen I và gen 5 cùng nằm trên 1 đoạn phân tử ADN nên gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân
đôi 5 lần.
(2) Đúng. Vì gen III và gen V thuộc cùng một Operon nên cùng cơ chế phiên mã.
(3) Sai. Gen I và gen III không cùng thuộc một cấu trúc như Operon nên thông tin khác nhau, cơ chế điều hòa
phiên mã khác nhau → Không phiên mã giống nhau.
(4) Sai. Tác nhân 5BrU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 3 lần nhân đôi mới phát sinh đột
biến gen.
Câu 33. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật
(2n=4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào
này như sau:

Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1' chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NSTsố 2'

chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở 1 trong 2 lần phân bào của giảm phân.
Cho các phát biểu sau:
(1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 vàtế bào Y bị rối loạn giảm phân 2
(2) Tế bào X không tạo ra được giao tử bình thường
(3) Tế bào Y tạo ra các tế bào đơn bội mang đột biến với xác suất là 1/2
(4) Tế bào X chỉ tạo ra được 2 loại giao tử là a và ABb
(5) Cho các giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen
AaBbb và aab
Số phát biểu đúng là
Group: />
Trang 6


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

A.3
B.4
C.2
D.5
Giải: Đáp án
Giải: Đáp án A.
2n = 4, kiểu gen trong đó là AaBb
Tế bào X đang ở trạng thái 2n kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo phân li về 2 cực, tế bào Y đang ở
trạng thái đơn kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo phân li về 2 cực
→ 1 Đúng.
Tế bào X (AAaaBBbb đã nhân đôi ở kì trung gian) rối loại giảm phân I, phân li thành giao tử aa, AABBbb, kết
thúc giảm phân 2 thì sẽ tạo giao tử Oa, ABb.
→ 2 Đúng.

Tế bào Y ở giảm phân I có kg AAaaBBbb phân li thành aabb và AABB
Rối loạn giảm phân II ở tế bào có kg AABB thành 2 loại giao tử OB và AAB.
Tế bào có kiểu gen aabb giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử là ab
→ Xác suất giao tử mang đột biến là 1/2.
Nhưng tế bào Y là tế bào sinh trứng (tế bào hình nhỏ hơn là thể cực, hình lớn hơn là trứng)
→ Giao tử không đột biến:100%.
→ 3 Sai.
→ 4 Đúng.
X có giao tử: a, ABb
Y có giao tử: B, AAB, ab
⇒ aB, ABBb, AAaB, aab, AAABBb, AaBbb.
→ Tế bào sinh trứng chỉ cho 1 trứng nên chỉ có một hợp tử từ 2 tế bào trên.
→ 5 Sai.
Câu 34: Alen A ở vi khuẩn E.coli đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hidro. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
(2) Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nuclêôtit loại G thì alen a có 498
nuclêôtit.
(3). Chuỗi polipeptit do alen a và chuỗi polipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin
giống nhau.
(4). Nếu alen A có 400 nuclêôtit loại T và 500 nuclêôtit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.
A.4.
B.1
C. 3
D.2
Giải: Đáp án B.
Alen A ít hơn alen a 2 liên kết hiđrô hay alen a hơn alen A 2 liên kết hiđrô.
(1) Sai. Đột biến điểm chỉ liên quan đến 1 cặp nu. Mà alen a và alen A có chiều dài bằng nhau → Chỉ có đột
biến thay thế một cặp nucleotit. → alen A không thể ít hơn alen a 2 liên kết hidro (chỉ thay thế hai cặp nu A –
T bằng G – X mới tăng lên 2 liên kết hidro).

(2) Sai. Như ý 1. Alen A xảy ra đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G– X.
(3) Đúng. Thay thế 2 cặp nucleotit có thể ở các bộ ba khác nhau, mà bộ ba có tính thoái hóa, nhiều bộ ba khác
nhau cùng mã hóa cho một axit amin thì bộ ba có cặp nu đột biến bị thay thế vẫn là nu bộ ba quy định axit
amin đó → Không bị thay đổi trình tự axit amin → Giống nhau.
(4) Sai. L = 306,34 nm → L = 3063,4 AO . Alen A ít hơn alen a 2 liên kết hiđrô. Xảy ra các trường hợp sau:
+ TH1: Alen a thêm 1 cặp A – T.
→ Alen a có 401 nu loại T, 500 nu loại G
→ L = (401 + 500).3,4 = 3063,4Ao.
+ TH2: Thay 2 nu A - T bằng 2 nu G – X
→ Alen a có 398 nu loại T, 502 nu loại G
→ L = (398 + 502).3,4 = 3060 Ao.
Câu 35: Cho P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội - lặn hoàn toàn. Giả sử,
trong quá trình phát sinh giao tử đực có 16% số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm
phân 1, các cặp còn lại phân li bình thường. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có 20% số tế bào sinh trứng
bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân 1, các cặp khác phân li bình thường
(1) Theo lý thuyết, số kiểu gen đột biến gen tối đa được hình thành ở F1 là 120.
(2) Số loại hợp tử thể ba tối đa được hình thành ở F1 là 72
FanPage: />Trang 7


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

(3) Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd ở F1 là 0,525%
(4) Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở F1 là 96,8%
Số đáp án đúng là:
A.4
B.1
C.3

D.2
Giải: Đáp án D
Dựa vào dữ liệu của bài toán
Xét cặp NST 1: P:
Aa ( đực)
x
Aa (cái)
G:
0,5A:0,5a.
0,1:Aa:0,1O:0,4 A: 0,4 a
 Cho 3 kiểu gen bình thường: Aa,AA,aa
4 kiểu gen không bình thường: Aaa,AAa,AO,aO
Xét cặp NST 2: P:
G:

Bb (đực)
0,5B:0,5b.

x

Bb (cái)
0,5B:0,5b.

x

Dd (cái)
0,5D:0,5d.

 Cho 3 kiểu gen bình thường Bb,BB,bb
Xét cặp NST 3: P:

Dd (đực).
G: 0,08 Dd:0,08O:0,42 D:0,42d.
 Cho 3 kiểu gen bình thường: Dd,DD,dd
4 kiểu gen không bình thường: Ddd,DDd,DO,dO
-Số kiểu gen bị đột biến: 3x3x4+4x3x3+4x3x4 =120 => (1) Đúng
-Số loại hợp tử thể 3 tối đa là: 2x3x3+3x3x2=36.
=> (2) Sai
-Tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd= (0,5x0,1)Aaa x (0,5x0,5x2)Bb x (0,42x0,5)dd =0,00525=0,525%=> (3) Đúng
-Tỷ lệ hợp tử bình thường thu được= 0,8x1x0,84=0,672=67,2% => (4) Sai
Câu 36: Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1) đến (8) mà
số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi có trong tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
(1). 9 nhiễm sắc thể
(2). 12 nhiễm sắc thể
(3). 7 nhiễm sắc thể
(4). 5 nhiễm sắc thể
(5). 20 nhiễm sắc thể
(6). 28 nhiễm sắc thể
(7). 10 nhiễm sắc thể
(8). 24 nhiễm sắc thể
Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến đa bội lẻ?
A.5
B.3
C. 8
D.4
Giải: Đáp án B.
Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết → n = 4 → 2n = 8
(1). 9 nhiễm sắc thể = 2n + 1
(2). 12 nhiễm sắc thể = 3n
(3). 7 nhiễm sắc thể = 2n – 1.
(4). 5 nhiễm sắc thể = n + 1

(5). 20 nhiễm sắc thể = 5n
(6). 28 nhiễm sắc thể = 7n.
(7). 10 nhiễm sắc thể = 2n + 2 hoặc 2n + 1 +1.
(8). 24 nhiễm sắc thể = 6n
→ Thể đa bội lẻ gồm (2), (5), (6).
Câu 37: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi so sánh quá trình nhân đôi của ADN ở sinh
vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
(1) Tại mỗi đơn vị tái bản của quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều phát
triển theo hai hướng khác nhau
(2) Trên một chạc ba tái bản của quá trình nhân đôi sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có một mạch
mới tổng hợp liên tục, một mạch mới tổng hợp gián đoạn theo từng đoạn Okazaki
(3) Mạch mới được tạo thành từ nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều có chiều 3' đến
5'; các mạch mới này không thể tạo ra nếu không có enzym ARN polymeaza
(4) Quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ có một đơn vị tái bản, quá trình nhân đôi ADN của sinh vật
nhân thực có nhiều đơn vị tái bản.
Group: />
Trang 8


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

(5) Hai chạc hình chữ Y trên mỗi đơn vị tái bản của quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và sinh
vật nhân thực đều có độ lớn bằng nhau
A.2
B.3
C.4
D. 5
Giải: Đáp án

(3) Sai : Mạch mới được tạo ra theo chiều 5’ → 3’.
(5) Sai: Chưa có thông tin và cơ sở để so sánh .
Câu 38. Cho các nhận định sau:
(1) Tác động tia UV tạo cấu trúc TT gây đột biến thêm 1 cặp Nu
(2) Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ,liều lượng, thời điểm tác động nhưng không phụ
thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen
(3) Hóa chất 5BrU là tác nhân chỉ có thể gây đột biến mất cặp Nu
(4) Đột biến gen xảy ra nếu một cặp nu trên gen bị thay thế bằng một cặp nu khác
Có bao nhiêu nhận định đúng ?
A.1
B.2
C.4
D.3
Giải: Đáp án A.
(1) Sai. Cấu trúc TT là hiện tượng hai T cùng trên 1 mạch liên kết với nhau, đột biến cấu trúc TT thì sẽ gây đột
biến mất nucleotit.
(2) Sai. Đột biến gen có phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc gen.
(3) Sai. Hóa chất 5-BrU gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X theo sơ đồ A – T →A – 5BU → 5BU
– G → G – X.
(4) Đúng.
Câu 39: Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng, alen B qui định thân
cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính
trạng trên thu được F1. Xử lý consixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời
con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121: 11: 11: 1. Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:
(1) AAaaBBbb x AaBb
(2) AAaaBb x AaBBbb
(3) AaBbbb x AaaaBBbb
(4) AaaaBBbb x AaaaBbbb
(5) AaaaBBbb x AAaaBb
(6) AaBBbb x AAaaBbbb

Số cặp bố mẹ F1 phù hợp kết quả F2 là:
A.4
B.2
C. 3
D.1
Giải: Đáp án B
F2: 121:11:11:1 = (11:1)(11:1) . Cách làm:
Cách 1: Tìm phép lai đơn lẻ (A, a) và (B, b) cho tỉ lệ kiểu hình 11:1
Cách 2: Tính giao tử lặn ( )
, tương tự cho kiểu hình lặn (b – ).
Ta có: F1:AaBb. Các cây này qua xử lý cosixin=> với cặp gen Aa cho ra AAaa và Aa
với cặp gen Bb cho ra BBbb và Bb
=> không thể cho ra các kiểu gen Aaaa,Bbbb=> loại trường hợp (3),(4),(5),(6).
Số tổ hợp giao tử=121+11+11+1=144
Tỷ lệ cây quả vàng ở F2 ở (1),(2):
=1/144
 Chỉ có (1),(2) Thoả mãn

Câu 40. Cho 2 cây lưỡng bội có cùng kiểu gen Aa lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen
AAaa. Có bào nhiêu cơ chế phát sinh thể đột biến trên ?
(1) Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và giảm phân 2 ở cây mẹ
(2) Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và cây mẹ
(3) Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và cây mẹ
(4) Đột biến có thể xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
(5) Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và giảm phân 1 ở cây mẹ
A.2
B.1
C.4
D.3
Giải: Đáp án A.

Aa x Aa → F1: Kiểu gen tứ bội AAaa.
FanPage: />
Trang 9


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Có thể là do sự kết hợp các giao tử sau:
+ Aa x Aa → Xảy ra rối loạn giảm phân I ở cả bố và mẹ.
+ AA x aa → Xảy ra rối loạn giảm phân II ở cả bố và mẹ.
Đột biến có thể xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
Gồm ý (2) (3) và (4) đúng.
 THƯ VIỆN ĐỀ THI 
Tiếp bước “Thư viện đề thi 2018” Sinh học Bookgol. Nhằm tạo một “Thư viện đề thi 2019” phục vụ tốt cho
quý thầy cô cũng như các bạn học sinh về nguồn để làm tài liệu. Các admin nhóm hi vọng quý thầy cô cũng
như các bạn sẽ đóng góp các đề thi thử của các trường đến với Sinh học Bookgol.
Group nhận tất cả các file hình ảnh, pdf, word.
Mọi sự đóng góp đề thi xin gửi đến:
 Gmai:
 Inbox FanPage: Sinh học Bookgol. Links: /> Inbox trực tiếp bạn: Tuyết Tinh Linh

Group: />
Trang 10



×