Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH tại các TRƯỜNG CHUYÊN (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.82 KB, 10 trang )

CỘNG ĐỒNG BOOKGOL

THƯ VIỆN ĐỀ THI SINH HỌC BOOKGOL
HƯỚNG ĐẾN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
LẦN 3
Ngày thi: 8/12/2018
Thời gian làm bài: 50 phút.
Gồm: 40 câu.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Mã đề thi 303
(Đáp án có 10 trang)
(Đề thi thử trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh – Lần 1 – Mã 146 – Sưu tầm)
BẢNG ĐÁP ÁN
1.C
2.D
3.D
4.D
5.D
6.A
7.A
8.C
9.D
10.B
11.D
12.B
13.B
14.B
15.B
16.A
17.B


18.D
19.A
20.B
21.C
22.C
23.A
24.C
25.C
26.B
27.B
28.C
29.A
30.D

31.A
32.C
33.A
34.D
35.A
36.A
37.C
38.C
39.D
40.B
Câu 1: Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu
D. Mã di truyền có tính liên tục
Giải: Đáp án C.

Câu 2: Ở người, loại tế bào có nhiều ti thể nhất là
A. tế bào biểu bì.
B. hồng cầu.
C. bạch cầu.
D. tế bào cơ tim.
Giải: Đáp án D.
Ti thể có chức năng quan trọng là cung cấp năng lượng cho tế bào. Tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất vì tim
hoạt động liên tục và tiêu tố nhiều năng lượng nên cần có nhiều ti thể để tạo ra năng lượng.
Câu 3: Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Hai lá mầm là:
A. Mô phân sinh lóng.
B. Mô phân sinh đỉnh rễ
C. Mô phân sinh đỉnh thân
D. Mô phân sinh bên
Giải: Đáp án D.
Ở cây một lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp → Không có mô phân sinh bên.
Câu 4: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
Giải: Đáp án D.

D. rARN.

Câu 5: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu
A. vàng
B. xanh.
C. nâu.
Giải: Đáp án D.

D. đỏ.


Câu 6: Nấm và phần lớn vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu
A. hoá dị dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. quang tự dưỡng.
Giải: Đáp án A.

D. hoá tự dưỡng

Câu 7: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể một
nhiễm kép là
A. 6
B. 18.
C. 24.
D. 7.
Giải: Đáp án A.
2n – 1 – 1 = 8 – 1 – 1 = 6.
Thư viện đề thi Sinh học Bookgol 2019

Trang 1


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Câu 8: Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba đối
mã là
A. 3´ XTA 5´.
B. 5´ XTA 3’

C. 3´ XUA 5’
D. 5´ XUA 3’
Giải: Đáp án C.
mARN: 5’GAU3’
tARN: 3’XUA5’
´
Câu 9: Mã di truyền có một bộ ba mở đầu là
A. UUG
B. UAX
Giải: Đáp án D.

C. UGA

D. AUG

Câu 10: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình
phiên mã, đó là
A. vùng khởi động.
B. vùng vận hành.
C. vùng điều hoà.
D. vùng kết thúc.
Giải: Đáp án B.
Câu 11: Dùng hoocmôn thực vật nào sau đây để nuôi cấy tế bào và mô thực vật, làm chậm quá trình già của tế
bào ?
A. GA.
B. AAB
C. AIA .
D. Xitôkinin.
Giải: Đáp án D.
Hoocmon xitôkinin:

+ Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.
+ Ở mức độ cơ thể: Hoạt hóa sự phân hóa, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus.
Câu 12: Mạch khuôn của gen có đoạn trình tự nucleotit :3’… TATGGGXATGTA…5’ thì mARN được phiên
mã từ mạch khuôn này có trình tự là:
A. 3’… AUAXXXGUAXAU…5’
B. 5’…AUAXXXGUAXAU…3’
C. 3’… ATAXXXGTAXAT …5’
D. 5’…ATAXXXGTAXAT …3’
Giải: Đáp án B.
Câu 13: Loại đột biến gen nào xảy ra làm mất 1 liên kết hiđrô?
A. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.
B. Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T.
C. Mất một cặp A-T
D. Thêm một cặp G-X
Giải: Đáp án B.
Câu 14: Ở sinh vật nhân thực axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là
A. pheninalanin
B. metiônin
C. foocmin mêtiônin
D. glutamin
Giải: Đáp án B.
Câu 15: Các nguyên tố vi lượng chủ yếu cần cho cơ thể thực vật gồm:
A. Fe, Mn, B ,Cl, Zn, Cu, Mo, Si
B. Fe, Mn, B,Cl,Zn,Cu,Mo,Ni
C. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Co, Mo,Ni
D. Fe, Mg, B,Cl,Zn,Cu,Mo,Ni
Giải: Đáp án B.
Mẹo nhớ:
Nguyên tố đại lượng: C,H,O,N, Sư, Phạm, Khối, Ca, Mg ( C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg).
Nguyên tố vi lượng: Mời, Ban, Mê, Cho, Cà, Fê, Zê (Đê) (Mn, B, Mo, Cu, Cl, Fe, Zn)

Câu 16: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là :
A. A liên kết U ; G liên kết X.
B. A liên kết X ; G liên kết T
C. A liên kết T ; G liên kết X.
D. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G.
Group: />
Trang 2


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Giải: Đáp án A.
Câu 17: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễm sắc có đường kính
A. 11nm.
B. 30nm.
C. 300nm.
D. 700nm
Giải: Đáp án B.
Câu 18: Giới nguyên sinh bao gồm
A. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
C. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
Giải: Đáp án D.

B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
D. tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh

Câu 19: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyển theo chiều
A. từ 3’ đến 5’.

B. từ giữa gen.
C. chiều ngẫu nhiên.
D. từ 5’ đến 3’.
Giải: Đáp án A.

Câu 20: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây là đúng?
A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở 1 điểm trên phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
B. Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch
gốc ở vùng mã hóa của gen.
C. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử
ARN.
D. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung không xảy ra ở tất cả các nucleotit
trên mỗi mạch đơn.
Giải: Đáp án B.
A. Sai. Sự nhân đôi ADN ở một điểm trên phân tử ADN có 1 đơn vị tái bản.
B. Đúng.
C. Sai. Ví dụ như bộ ba kết thúc không được kết cặp bổ sung, đoạn nu – điểm khởi đầu dịch mã đều không
được dịch mã.
D. Sai. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên
mỗi mạch đơn.
Câu 21: Dạng đột biến nào tạo gen mới trong tiến hóa:
A. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn.
D. Mất đoạn.
Giải: Đáp án C.
Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Lặp đoạn NST
dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
Câu 22: Trong tế bào các axít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu trình

Crep. Chất (A) là :
A. axit lactic
B. axit axêtic
C. Axêtyl-CoA
D. Glucôzơ
Giải: Đáp án C.
Câu 23: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2.Menđen nhận biết được:
A. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
B. F2 chỉ có kiểu gen giống F1.
C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1
D. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau
Giải: Đáp án A.
FanPage: />
Trang 3


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Xét phép lai:
P: AA x aa
F1: Aa x Aa
F2: 1AA: 2 Aa: 1 aa.
Đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2: 1/3 AA: 2/3Aa.
A. Đúng. 1/3AA cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2/3 Aa cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
B. Sai. F2 còn có kiểu gen AA.
C. Sai. Như ý A.
D. Sai.
Câu 24: Tìm câu không đúng :

A. Thoát hơi nước ở lá tạo độ cứng cho cây thân thảo
B. Thoát hơi nước qua cutin chỉ chiếm 1/4 ở cây chịu bóng , giảm xuống 1/10 ở cây ngoài sáng
C. Động vật ăn thịt nhai thức ăn sơ qua ở miệng
D. Ở người pH của máu bằng khoảng 7,35-7,45
Giải: Đáp án C.
Sai. Đây là đặc điểm của động vật ăn thực vật.
Câu 25: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1,F2,F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng.
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4, 1
C. 3, 2, 4, 1
D. 2, 1, 3, 4
Giải: Đáp án C.
Câu 26: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn phép lai
giữa ♂AaBbCcDd EE x ♀AaBbccDdEe .Tính tỷ lệ kiểu gen chứa 4 alen trội ở thế hệ lai (F1) là:
A. 35/128
B. 56/256
C. 16/256
D. 70/256
Giải: Đáp án B.
♂AaBbCcDd EE x ♀AaBbccDdEe
lệ kiểu gen chứa 4 alen trội ở thế hệ lai (F1) là
.
Chú ý: Với bài toàn tìm tỷ lệ kiểu gen chứa n alen trội, ta có công thức:
Với m là số cặp gen dị hợp của cả bố và mẹ
n là số alen trội cần tìm.

k là số kiểu gen đồng hợp trội của cả bố và mẹ.
Câu 27: Một cây dị hợp tử về 4 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li
độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn Xác định tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp.
A. 4,6875%
B. 3,125%
C.18,75%
D. 6,25%
Giải: Đáp án B.
Ta có: AaBbDdEe x AaBbDdEe
Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp di hợp =
3,125%.
Câu 28: Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden.
Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị
bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con
bị bệnh
A. 1/81
B. 1/9
C. 1/36
D. 1/16
Group: />
Trang 4


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Giải: Đáp án C.
Xét bên nhà chồng:
+ Cô em gái bị bệnh có kiểu gen aa

→ Bố mẹ không bị bệnh có kiểu gen Aa
→ Người đàn ông không bị bệnh có kiểu gen là
.
Xét bên nhà vợ
+ Anh trai bị bệnh có kiểu gen aa
→ Bố mẹ không bị bệnh có kiểu gen Aa
→ Người vợ không bị bệnh có kiểu gen là
.
Để sinh con bị bệnh, hai vợ chồng này phải có kiểu gen Aa
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con bị bệnh là
Câu 29: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Cặp nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến mất đoạn ở một
chiếc; cặp nhiễm sắc thể số 3 bị đột biến đảo đoạn ở cả hai chiếc; cặp nhiễm sắc thể số 4 bị đột biến chuyển
đoạn ở một chiếc; cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường. Trong tổng số giao tử được sinh ra, giao tử chứa một
đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ là
A. 1/4.
B. 1/2.
C. 3/4.
D. 1/8.
Giải: Đáp án A.
2n = 8 → n = 4, có 4cặp.
Cặp 1: 1 chiếc bình thường (A), 1 chiếc bị mất đoạn (a).
Cặp 2: 2 chiếc bình thường → BB.
Cặp 3: 2 chiếc bị đảo đoạn → dd
Cặp 4: 1 chiếc bình thường E, 1 chiếc bị chuyển đoạn.
→ AaBBddEe: Giao tử mang 1 đột biến mất đoạn, 1 đột biến đảo đoạn: aBdE = 1/2.1.1/2 = 1/4.
Câu 30: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
1600 tế bào sinh tinh, người ta thấy 80 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các
sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết,
trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 7 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,5%

B. 1%
C. 0,25%
D. 2,5%
Giải: Đáp án D.
Loài này có bộ NST 2n = 12 thì giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về 2 cực tế bào) thì
giao tử n = 6 NST.
- Khi có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1 thì sẽ tạo 2 loại giao tử đột biến là giao tử n + 1 và giao tử
n – 1, 2 loại này có tỉ lệ bằng nhau.
80
 5%
Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ
1600
Vì 2 loại giao tử đột biến có tỉ lệ bằng nhau nên giao tử có 7 NST ( n + 1) chiếm tỉ lệ 0,5.5% = 2,5%.
Câu 31: Tìm số phát biểu đúng:
(1) Loài muỗi được tạo ra nhờ đột biến đảo đoạn
(2) Sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền
(3) Chuyển đoạn làm cho các gen alen trên cùng một NST
(4) Đột biến mất đoạn làm mất cân bằng trong hệ gen
(5) Đảo đoạn giữ vững mức độ hoạt động của gen
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Giải: Đáp án A.
(1) Đúng. Ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo nên loài mới.
(2) Đúng. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng
côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.
(3) Sai. Hiện tượng lặp đoạn làm cho các gen alen cùng nằm trên 1 NST, chuyển đoạn có thể chuyển gen ở các
NST khác nhau cùng nằm trên 1 NST.
FanPage: />

Trang 5


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

(4) Đúng. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen.
(5) Sai. Vì đảo đoạn có thể làm bất hoạt, tăng, giảm hoạt động của gen.
Câu 32: Quá trình nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Ở sinh vật nhân sơ qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có chiều dài bằng ADN mẹ.
2. Ở sinh vật nhân thực enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới
3. Quá trình tự nhân đôi là cơ sở dẫn tới hiện tượng nhân bản gen trong ống nghiệm
4. Ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản trong mỗi đơn vị lại có nhiều điểm sao chép
5. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một đơn vị tái bản chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, một
mạch được tổng hợp gián đoạn.
Số phương án đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Giải: Đáp án C.
1. Đúng.
2. Đúng. Trong một chạc ba tái bản, enzim ligaza chỉ tác động lên 1 mạch có các đoạn okazaki, nhưng trong
một đơn vị tái bản, enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới.
3. Đúng.
4. Sai. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép (đơn vị tái
bản). (Hay mỗi đơn vị nhân đôi khởi đầu từ một điểm sao chép tách về hai phía thành 2 chạc chữ Y)
5. Sai. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một đơn vị tái bản có cả 2 mạch tổng hợp gián đoạn. (Trên một
chạc chữ Y có một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn).

Câu 33: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 9 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ
(1) đến (9). Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
(1) có 22 NST.
(2) có 25 NST.
(3) có 12 NST.
(4) có 15 NST.
(5) có 21 NST.
(6) có 9 NST.
(7) có 11 NST.
(8) có 35 NST.
(9) có 18 NST.
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST?
A. 3
B. 4
C.5
D. 2
Giải: Đáp án A.
5 nhóm gen liên kết → n = 5 → 2n = 10.
(3) có 12 NST → 2n + 2 hoặc 2n + 1 + 1.
(6) có 9 NST → 2n – 1.
(7) có 11 NST → 2n + 1.
Câu 34: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1.Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
2.Gen điều hòa và các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau.
3.Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
4.Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Giải: Đáp án D.
(1) Sai. Vì Operon Lac chỉ gồm Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen điều
hòa (R) không nằm trong thành phần Operon Lac.
(3) Sai. Gen điều hòa (R) vẫn phiên mã dù môi trường có hoặc không có lactozơ.
Câu 35: Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết quả
sau:
Cặp nhiễm sắc thể
Cá thể
Cặp 1
Cặp 2
Cặp 3
Cặp 4
Cặp 5
Cặp 6
Cặp 7
Cá thể 1
2
2
2
3
2
2
2
Group: />
Trang 6


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn
Cá thể 2
1

2
2
2
2
Cá thể 3
2
2
2
2
2
Cá thể 4
3
3
3
3
3
(1) Cá thể 2: là thể ba (2n+1) vì có 1 cặp thừa 1 NST.
(2) Cá thể 1: là thể một (2n - 1) vì có 1 cặp thiếu 1 NST.
(3) Cá thể 3: là thể lưỡng bội bình thường (2n)
(4) Cá thể 4: là thể tứ bội (4n)
Số đáp án đúng là?
A. 1
B. 4
C. 2
Giải: Đáp án A.
(1) Sai. Cá thể 1 là thể ba (2n – 1) vì ở cặp NST số 4 thừa 1 NST.
(2) Sai. Cá thể 2 là thể một (2n + 1) vì ở cặp NST số 1 thiếu 1 NST.
(3) Đúng.
(4) Sai. Cá thể 4: là thể tam bội (3n), vì tất cả các cặp NST đều thừa 1 NST.


Sinh học – Đam mê –Sáng tạo
2
2
3

2
2
3

D. 3

Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp; màu hoa là tính
trạng do gen ở khác nhóm gen liên kết với gen quy định chiều cao, trong đó hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa
vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết
đời F1 có thể có những tỉ lệ phân ly kiểu hình nào sau đây?
I. 3 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng.
II. 1 thấp, đỏ: 3 thấp, vàng.
III. 1 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng.
IV. 5 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng.
V. 3 cao, đỏ: 5 thấp, vàng.
VI. 11 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng.
VII. 11 thấp, vàng: 1 thấp, đỏ.
VIII. 100% thấp, đỏ.
A. I, IV, VI, VIII.
B. I, II, IV, VII.
C. I, III, VII, VIII.
D. II, IV, V, VIII
Giải: Đáp án A.
Quy ước: A: thân cao, a : thân thấp.
B: hoa đỏ; b: hoa vàng.

Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ gồm các kiểu gen aaBB, aaBb
TH1: 3 cây thân thấp hoa đỏ có kiểu gen aaBB.
→ Tự thụ: aaBB x aaBB → 100% thân thấp, hoa đỏ.
TH2: 3 cây thân thấp hoa đỏ có kiểu gen aaBb.
→ Tự thụ: aaBb x aaBb → 3 thân thấp, hoa đỏ(aaBB, 2 aaBb) và 1 thân thấp, hoa vàng (aabb)..
TH3: 1 cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen aaBB, 2 cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen aaBb
→ Tự thụ: 1/3 (aaBB x aaBB) → 1/3 aaBB
2/3 (aaBb x aaBb) → 2/3 (1/4 aaBB: 2/4 aaBb: 1/4aabb)
→ 1 thân thấp, hoa vàng, 5 thân thấp, hoa đỏ.
TH4: 1 cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen aaBb, 2 cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen aaBB
→ Tự thụ: 2/3 (aaBB x aaBB) → 2/3 aaBB
1/3 (aaBb x aaBb) → 1/3 (1/4 aaBB: 2/4 aaBb: 1/4aabb)
→ 1 thân thấp, hoa vàng, 11 thân thấp, hoa đỏ.
Vậy I, IV, VI, VIII đúng.
Câu 37: Giả sử Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =10. Xét 5 cặp gen
A, a; B, b; D, D; E,E; G,g; nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là
trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể
và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 189 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng có tối đa 58 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 162 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 30 loại kiểu gen.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1
FanPage: />
Trang 7



Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

Giải: Đáp án C.
Cặp gen
Lưỡng bội
Thể ba
A, a
AA, Aa, aa
AAA, AAa, Aaa, aaa
D,D
DD
DDD
Tương tự cho các cặp còn lại.
1. Đúng.
Số kiểu gen của thể lưỡng bội (2n) = 3.3.1.1.3 = 27 kiểu gen.
Số kiểu gen của thể ba (2n +1) có 5 trường hợp:
+ Thể ba ở gen A = 4.3.1.1.3 = 36.
+ Thể ba ở gen B = 3.4.1.1.3 = 36
+ Thể ba ở gen D = 3.3.1.1.3 = 27
+ Thể ba ở gen E = 3.3.1.1.3 = 27
+ Thể ba ở gen G = 3.3.1.1.4 = 36
→ Ở loài này có tối đa 36 +36 + 27 + 27 + 36 + 27 = 189 loại kiểu gen.
II. Sai.
Các cây mang kiểu gen trội về cả 5 tính trạng (A-B-DDEE-G-) có các trường hợp:
+ Lưỡng bội bình thường = 2.2.1.1.2 = 8
+ Thể ba ở gen A= 3.2.1.1.2 = 12
+ Thể ba ở gen B = 2.3.1.1.2 = 12

+ Thể ba ở gen D = 2.2.1.1.2 = 8
+ Thể ba ở gen E = 2.2.1.1.2 = 8
+ Thể ba ở gen G = 2.2.1.1.3 = 12
→ Các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng có tối đa 12.3 + 8.3 = 60 loại kiểu gen
III. Đúng.
Các thể ba tối đa là 189 – 27 = 162 loại kiểu gen.
IV. Sai.
Các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có các trường hợp:
+ Lưỡng bội bình thường: 2.1.1.1.1.3 = 6 loại kiểu gen
(Vì cặp DD, EE luôn trội, các cặp A, a hoặc B,b hoặc G, g mỗi trường hợp cho 2 kiểu gen trội như AA, Aa).
+ Thể ba ở gen A = 1. 1.
1 .1.
2.
2 +
3.
1. 1. 1. 1
= 7 loại kiểu gen
aaa bb DDEE (GG,Gg)
+ (AAA, AAa, Aaa) bbDDEEgg
(BB,Bb)
Tương tự cho các cặp thể ba ở gen B, G → 7.3 = 21 loại kiểu gen.
+ Thể ba ở gen D = 1.
1.
1. 1.
2.
3=6
aa
bb
DDDEE (GG, Gg)
(AA,Aa)

(BB,Bb)
Tương tự cho cặp thể ba ở E → 6.2 = 12 loại kiểu gen.
→ Các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 6 + 21 + 12 = 39 loại kiểu gen.
Câu 38: Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; Gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần
chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng consisin tác động lên hợp tử F1 để gây
đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với
cây tứ bội thân thấp, hoa trắng thu được F2 . Cho các phát biểu sau đây:
1. Theo lí thuyết, ở đời con loại kiểu gen AaaaBBbb ở F2 có tỉ lệ 1/9
2. Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 : 25:5:5:1
3. Số kiểu gen ở F2 = 8,
4. Số kiểu hình ở F2 = 4
5. Cho Phép lai P: BB × bb, thu được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó
cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao
phấn ngẫu nhiên, thu được F3 Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 77 cây hoa đỏ: 4 cây hoa trắng
Số đáp án đúng :
Group: />
Trang 8


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn
A. 2
B. 5
C. 4
Giải: Đáp án C.
P: thân cao, hoa đỏ (AABB) x thân thấp, hoa trắng (aabb)
consi sin
F1: AaBb 
AAaaBBbb
F1: AAaaBBbb x aaaabbbb.

1. Đúng. Phân tích từng cặp gen.
4
2
1
1
Aaaa =Aa  aa  1  ; BBbb = BB x bb = 1 
6
3
6
6
2 1 1
→ AaaaBBbb =  
3 6 9
2. Đúng. AAaa x aaaa cho tỷ lệ kiểu hình là (5 A-; 1aa)
Tương tự: BBbb x bbbb cho tỷ lệ kiểu hình là 5 (A-; 1aa)
→ AAaaBBbb x aaaabbbb = (5:1)(5:1) = 25 : 5: 5:1
3. Sai. AAaa x aaaa → Cho 3 kiểu gen AAaa, Aaaa,aaaa
Tương tự BBbb x bbbb → Cho 3 kiểu gen BBbb, Bbbb, bbbb
→ Số kiểu gen là 3.3 = 9
4. Đúng. Như ý 2.
5. Đúng. F1: Bb →
BBbb
F1: BBbb x BBbb
F2: 1 BBBB: 8BBBb: 18BBbb: 8Bbbb: 1bbbb)
F2 giao phấn ngẫu nhiên → Tìm giao tử lặn bb để tính tỉ lệ kiểu hình.
18
1 18
3
BBbb  . bb 
36

6 36
36
8
1 8
4
Bbbb  . bb 
36
2 36
36
Ta có:
→ Kiểu hình lặn cây hoa trắng bbbb =
1
1
1
bbbb  1. bb 
36
36
36
8 2
 bb 

36 9
Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 77 cây hoa đỏ: 4 cây hoa trắng

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo
D. 3

2

4

2
  
 9  81

Câu 39: Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài
306nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp
alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các
alen là 5061A và 7532G. Cho kết luận sau:
(1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
(2) Gen A có G = X = 538; A = T =362.
(3) Gen a có A = T = 360; G = X = 540
(4) Đây là dạng đột biến mất một cặp A – T.
Số kết luận đúng là
A.1
B.2
C.4
D.3
Giải: Đáp án D.
Xét gen A có:
3060
.2  1800
Tổng số nucleotit là N =
3, 4
 2A  2G  1800  A  T  362

Số nucleotit từng loại là 
2A  3G  2338 G  X  538
Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061 A và 7532 G.
→ Số nucleotit từng loại trong gen a là:


FanPage: />
Trang 9


Sinh học Bookgol – Bookgol.vn

Sinh học – Đam mê –Sáng tạo

5061
 362  361
3
2

1
A=T=
7532
GX 3
 538  538
2 1
→ Gen A bị đột biến mất 1 cặp A – T thành cặp gen a.
→ 1 đúng, 2 đúng, 3 sai, 4 đúng.
AT 

Câu 40: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm
trên cặp NST số 2 và số 3 đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào
M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 16 NST đơn chia thành 2
nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá
trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Cây B có bộ NST 2n = 14.
(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II

(3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ NST lệch bội (2n+1).
(4) Cây A có thể là thể một nhiễm
A.4
B.2
C.1
D.3
Giải: Đáp án B.
(1) Đúng. Số loại giao tử của loài B là 2 n+2 = 512 → n = 7 → 2n = 14.
(2) Đúng. Cây A cùng loài, tế bào M đang có 16 NST phân li về 2 cực → Tế bào M đang ở kì sau của giảm phân II.
(3) Sai. Kết thúc giảm phân, tế bào M sẽ tạo ra tế bào con đơn bội n + 1 = 8.
(4) Sai. Cây A có thể là thể ba, khi kết thúc giảm phân I, 1 tế bào sẽ có 8 NST kép → Kỳ sau II có 16 NST đơn.

 THƯ VIỆN ĐỀ THI 
Tiếp bước “Thư viện đề thi 2018” Sinh học Bookgol. Nhằm tạo một “Thư viện đề thi 2019” phục vụ tốt cho
quý thầy cô cũng như các bạn học sinh về nguồn để làm tài liệu. Các admin nhóm hi vọng quý thầy cô cũng
như các bạn sẽ đóng góp các đề thi thử của các trường đến với Sinh học Bookgol.
Group nhận tất cả các file hình ảnh, pdf, word.
Mọi sự đóng góp đề thi xin gửi đến:
 Gmai:
 Inbox FanPage: Sinh học Bookgol. Links: /> Inbox trực tiếp bạn: Tuyết Tinh Linh

Group: />
Trang 10



×