Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề & ĐA luyện thi ĐHCĐ Môn Địa lý M004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.82 KB, 4 trang )

Giáo viên: Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
ĐỀ LUYỆN THI ĐH
ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1. Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, vị trí địa lí của nước ta có
những khó khăn gì?
2. Hãy nêu những vấn đề cần phải chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
Lương thực – thực phẩm ở nước ta là một trong vấn đề đang được sự quan tâm thường xuyên
của Nhà nước. Anh (Chị) hãy:
1. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực – thực phẩm.
2. Trình bày điều kiện sản xuất lương thực – thực phẩm.
Câu III (3,0 điểm)
1. Vẽ lược đồ Việt Nam (Chiều dài lược đồ bằng chiều dài tờ giấy thi).
2. Điền vào lược đồ đã vẽ:
a) Các mỏ khoáng sản: than (Quảng Ninh), Sắt (Tòng Bá, Trại Cau, Thạch Khê), thiếc (Tĩnh
Túc).
b). Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
(câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày phương hướng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm trong những năm tới
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Trung du – miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
Anh (Chị) hãy cho biết:


1. Tại sao hai vùng này lại có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn và thế mạnh đó được thể hiện
như thế nào?
2. Sự khác nhau trong cơ cấu đàn gia súc lớn của hai vùng và giải thích tại sao lại có sự khác
nhau đó?
------ Hết ------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh .................................................. Số báo danh.......................................................
Chữ ký của giám thị 1 .......................................... Chữ ký của giám thị 2 ......................................
Giáo viên: Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu Ý Nội dung Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
I
1 Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, vị trí địa lí
của nước ta có những khó khăn
1,0
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
- Nước ta có diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển
kéo dài. Hơn nữa biễn đông chung với nhiều nước. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ gắn với vụ trí chiến lược của nước ta.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một
tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường trong nước và thế giới.
2 Những vấn đề cần phải chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta 1,0
- Chú ý hình thành các đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của
vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, điều chỉnh dòng di dân nông thôn vào
thành thị.
- Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ, quy mô dân số, lao động với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đô thị. Số dân tăng quá lớn sẽ làm phức tạp môi trường đô
thị, phát sinh các tệ nạn xã hội.

- Phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều
kiện quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của đô
thị.
- Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để vừa đảm bảo môi trường xã hội lành
mạnh, vừa đảm bảo môi trường trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống.
II
1 Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực – thực phẩm 1,0
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân nhằm đảm bảo sự sống, tồn tại
và phát triển của xã hội.
- Tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất
chính, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp; tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị (lúa, gạo, rau quả nhiệt đới
…).
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
2 Điều kiện sản xuất lương thực – thực phẩm 2,0
a) Thế mạnh:
- Thế mạnh về tự nhiên:
+ Đất trồng (diện tích, phân bố, khả năng mở rộng diện tích đối với sản xuất
nông nghiệp).
+ Khí hậu (đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sự phân hóa khí hậu và ảnh
hưởng của chúng tới sản xuất lương thực, thực phẩm).
+ Thế mạnh về tài nguyên nước.
+ Thế mạnh về nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nước nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động (số lượng, chất lượng lao động).
Giáo viên: Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
+ Đường lối chính sách và thị trường.

b) Hạn chế:
- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ, lụt,
hạn hán, sâu bệnh)
- Cơ sở vật chất và thị trường.
III
1 Vẽ lược đồ Việt Nam 1,5
Yêu cầu:
- Chiều dài lược đồ bằng tờ giấy thi.
- Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ (các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
- Tương đối chính xác về hình dạng
2 Điền thông tin 1,5
Yêu cầu
- Định vị tương đối chính xác các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
- Có chú giải.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
IVa
Phương hướng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm trong
những năm tới
1 Vùng KTTĐ phía Bắc
- Công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm; nhanh chóng phát
triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo
ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; phát triển các khu công nghiệp
tập trung.
- Dịch vụ: chú trọng thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
- Nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng đa dạng hóa và sản xuất
hàng hóa chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản, tăng cường đánh
bắt xa bờ.
2 Vùng KTTĐ miền Trung
- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị
trường như lọc hóa dầu, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, chế biến

thực phẩm …
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tiến hành đào tạo và đào tạo lại lực
lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng.
- Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản.
- Đẩy mạnh phát triển thương mại và du lịch – dịch vụ.
- Tăng cường nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông
vận tải.
3 Vùng KTTĐ phía Nam
- Tiếp tục đẩy mạnh các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm,
công nghiệp công nghệ cao và hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu
chế xuất để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh phát triển hơn nữa các hoạt động dịch vụ: thương mại, tín dụng,
ngân hàng, du lịch cho tương xứng với vị thế của vùng.
- Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là xây
dựng các tuyến giao thông huyết mạch; nâng cấp các sân bay, cảng biển, hệ
thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, nước …
1 Thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn 1,0
Giáo viên: Hoàng Ngọc Tuyên – THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa
- Có các đồng cỏ tự nhiên: Mộc Châu, Đơn Dương – Đức Trọng …
- Khí hậu 2 vùng đều thích hợp chăn nuôi gia súc lớn.
- Nhu cầu lương thực của hai vùng cơ bản được đảm bảo, giúp chuyển một phần
diện tích nông nghiệp sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi và hoa màu lương
thực được giành để chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Nhu cầu từ các vùng khác với các sản phẩm chăn nuôi gia súc lớn của mỗi
vùng.
- Biểu hiện: đàn trâu của hai vùng chiếm 60% tổng đàn trâu cả nước, đàn bò của
hai vùng chiếm 27,4% tổng đàn bò cả nước (2005).
2 Sự khác nhau trong cơ cấu đàn nuôi gia súc lớn của hai vùng 1,0
- TDMNBB trâu được nuôi nhiều hơn bò: đàn trâu chiếm 57,5% đàn trâu cả
nước và chiếm hơn 65% tổng đàn trâu bò của vùng.

- Tây Nguyên bò được nuôi nhiều hơn trâu: đàn bò chiếm 89,6% tổng đàn trâu
bò của vùng.
- Nguyên nhân:
+ TDMNBB: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh thích hợp
cho nuôi trâu.
+ Tây Nguyên có khí hậu nóng, với một mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng) thích
hợp cho chăn nuôi bò.
---- HẾT ----

×