Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN HOÁ CHẤT NHÓM 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 38 trang )

VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

TÀI LIỆU
HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÓA CHẤT
NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP

Năm 2018

1


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

MỤC LỤC
PHẦN I .................................................................................................................. 3
PHẦN II ................................................................................................................. 8
1.

Hóa chất là gì? ........................................................................................................................... 8

2.

Hóa chất độc .............................................................................................................................. 8

3.

Sự cố hóa chất ........................................................................................................................... 8



4.

Sự cố hóa chất nghiêm trọng..................................................................................................... 8

5.

Hiện trạng sử dụng hóa chất ..................................................................................................... 8

6.

Đặc tính của hóa chất ................................................................................................................ 8

PHẦN III ............................................................................................................. 11
A.

Những Mối Nguy Về Sức Khỏe .............................................................................................. 11

B.

Những Mối Nguy Về Thuộc Tính .......................................................................................... 12

C.

HÓA CHẤT TẠI CƠ SỞ VÀ MỐI NGUY........................................................................... 14
Quy trình công nghệ nhà máy ....................................................................................................... 14
Vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất ......................................................................................... 15
Các sự cố có thể xảy ra khi làm việc với hóa chất ........................................................................ 16

1.


Bảo quản .................................................................................................................................. 16

2.

Hệ thống công nghệ ................................................................................................................. 16

3.

Ý thức của NLĐ....................................................................................................................... 17

4.

Yếu tố ngoại cảnh .................................................................................................................... 17

D.

Hóa Chất Xâm Nhập Vào Cơ Thể ......................................................................................... 18
1.

Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể người ............................................................. 18

2.

Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người ............................................................. 19

MỘT SỐ NHÓM CHẤT ĐỘC TIÊU BIỂU ..................................................................................... 23
A.

Bụi, khói và khí ................................................................................................................... 23


B.

Dung môi .............................................................................................................................. 24

C.

Kim loại nặng ...................................................................................................................... 24

D.

Axit và kiềm ......................................................................................................................... 25

E. Thuốc trừ sâu ............................................................................................................................ 26
1.

Ứng phó sự cố hóa chất .......................................................................................................... 26

2.

Khắc phục sự cố hóa chất ....................................................................................................... 37

2


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

PHẦN I

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA
CHẤT
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Luật này quy định về hoạt động hóa
chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Theo khoản 3, điều 6 thì Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân
đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất; ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ
thân thiện với môi trường; giảm dần việc sử dụng hóa chất nguy hiểm, thay thế
các hóa chất độc bằng các hóa chất ít độc và không độc trong sản xuất và sử
dụng; khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải hóa chất.
Bên cạnh đó theo điều 7 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động
hóa chất như: sản xuất, kinh doanh, vận chuyển … hóa chất nguy hiểm trái quy
định của Luật; sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa
chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để
sản xuất và bảo quản thực phẩm …
Theo khoản 2 và 3, điều 10 Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh
hóa chất đó là “phải sử dụng công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, giảm
thiểu việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và giảm thiểu chất thải hóa chất”. Và
“phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương 7 của Luật này”
Tại Chương 3: Sản xuất, kinh doanh hóa chất có nói về vấn đề đảm bảo
an toàn cho người lao động, sức khỏe lao động và môi trường; Yêu cầu liên
quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường …
Luật còn đưa ra các quy định, cách thức và phương pháp để làm việc an

3


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ


(by )

toàn hơn với hóa chất; các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất; bảo
vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng.
- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 Quy định
danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ;
Trong nghị định đã phân loại và đưa ra danh mục hàng nguy hiểm theo
Chương 2, và yêu cầu cũng như quy cách đóng gói, dán nhãn hàng nguy hiểm
theo Chương 3; Cách thức, giấy phép và quy định về việc an toàn khi vận
chuyển hàng nguy hiểm …
- Chỉ thị 03/CT–TTg (05/03/2013) và Quyết định 26/2016/QĐ-TTg ngày
01 tháng 07 năm 2016. Quy chế này quy định hoạt động ứng phó sự cố hóa chất
độc bao gồm: chuẩn bị ứng phó, tổ chức ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu
quả sự cố hóa chất độc và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với sự cố
hóa chất độc
Theo quyết định thì cơ sở phải chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang
thiết bị, các phương án hợp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất.
Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và
ứng phó sự cố hóa chất độc, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo
vệ môi trường.
Ở khoản 3, điều 6 – chương 2 có nêu rõ Các cơ sở hoạt động hóa chất
phải rà soát Danh mục các loại hóa chất sản xuất, sử dụng, kinh doanh, tồn trữ,
bảo quản để xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
theo quy định của Luật Hóa chất. Khoản 5, điều 7 – chương 2: Cơ sở hóa chất
độc phải đầu tư xây dựng lực lượng, trang thiết bị, vật tư, tổ chức huấn luyện,
diễn tập theo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cấp thẩm
quyền phê duyệt.
Tại Điều 24: Cơ sở xảy ra sự cố hóa chất, nếu cần thiết Uỷ ban Quốc gia

Tìm kiếm Cứu nạn và Bộ liên quan hoặc UBND cấp tỉnh có thể quyết định việc

4


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở xảy ra sự cố hóa chất độc để khắc phục sự
cố và phục vụ điều tra, xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc. Việc tạm đình
chỉ và phục hổi hoạt động trở lại đối với cơ sở đó thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Trách nhiệm của cơ sở hóa chất độc khi xảy ra sự cố hóa chất được nêu rõ
ở điều 39: Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật hóa chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt
động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự điều động, chỉ huy thống nhất
cảu các cơ quan có thẩm quyền. Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn
hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huẩn để nâng cao
kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần phải triển khai thực hành
huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường. Có kế hoạch đầu tư
trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở theo
quy định; tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố hóa
chất độc với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống. Chủ
động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời,
hiệu quả khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
- Tiêu chuẩn Việt Nam 5507:2002: Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an
toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Tiêu chuẩn Việt Nam 3890:2009: Phương tiện phòng chống và chứa cháy
cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/12/2017: Quy định cụ
thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
Theo đó ở khoản 2, Điều 5: Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có nói: Đối với đối tượng phải xây
dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trong thời gian 10 ngày
làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 1 bản
Quyết định và 1 quyển Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến Sở
Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám

5


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

sát, quản lý.
Tại điều 6: Phân loại và ghi nhãn hóa chất có nói: cơ sở sản xuất, nhập
khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa
chất. Ghi theo chuẩn GHS và nhãn hóa chất đầy đủ 11 nội dung
Điều 7. Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm được quy định tại
khoản 1 Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, trước khi đưa hóa chất vào sử
dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất bao gồm
các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 của Thông tư này và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung của Phiếu an toàn hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối
với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở và đảm bảo tất cả các đối tượng
có liên quan đến hóa chất nguy hiểm được cung cấp Phiếu an toàn hóa chất của

các hóa chất nguy hiểm đó.
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 10 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa
chất.
Đối tượng được huấn luyện là những người lao động làm công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc
Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ
Lao Động Thương Binh và Xã hội ban hành. Thông tư số 13/2016/TTBLĐTBXH ghi rõ: Những người trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận
chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn
cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS). Huấn luyện an toàn hóa chất theo
nghị định 113/2017/NĐ–CP và nghị định 44/2016/NĐ-CP nhằm tuân thủ Luật
Hóa Chất và Luật An toàn vệ sinh lao động.

6


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

Theo điều 31 của nghị định 113/2017/NĐ-CP về việc tổ chức huấn luyện an
toàn hóa chất theo nghị định 113
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an
toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng tham gia các khóa huấn luyện của các tổ
chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 2 năm một lần
+ Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết
hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định. Thông
thường các doanh nghiệp hay tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất nguy hiểm
kết hợp với chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện
bởi Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện

huấn luyện an toàn hóa chất trong lao động.
+ Người đã được huấn luyện phải huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây:
Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án
sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị
trí làm việc; sau 2 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu;
khi hết thời hạn 2 năm kể từ lần huấn luyện trước.
Theo điều 32 của nghị định 113/2017/NĐ-CP về đối tượng phải được huấn
luyện hóa chất:
- Nhóm 1 , bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh
trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân
xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được
giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
- Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;

7


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
- Nhóm 3, bao gồm: Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

PHẦN II
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÓA CHẤT
1. Hóa chất là gì?

Hóa chất là đơn chất (chì, thủy ngân…), hợp chất (axit, bazơ …), hỗn hợp
chất (thuốc nổ, xăng, nước tẩy rửa …) được con người khai thác hoặc tạo
ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo
2. Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có một hoặc một số đặc tính gây
nguy hiểm đến con người (dễ nổ, cháy, oxi hóa, ăn mòn, độc cấp tính –
mãn tính, gây kích ứng cơ thể, ung thư, biến đổi gen, tích lũy sinh học …
hoặc gây tử vong) và tác động trực tiếp đến môi trường sống
3. Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại
hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
4. Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ
gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi
khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất.
5. Hiện trạng sử dụng hóa chất
Hiện nay có khoảng trên 80.000 loại hóa chất; hàng năm có khoảng 1000
loại hóa chất được sản xuất. Theo ILO (tổ chức lao động quốc tế) công bố
thì hàng năm có 439.000 ca tử vong liên quan đến hóa chất (trên tổng là 2
triệu). Đến nay đã có 35 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến
hóa chất (trên tổng 160 triệu). Việt Nam hàng năm sử dụng khoảng 10
triệu tấn hóa chất các loại
6. Đặc tính của hóa chất
- Các chất gây cháy nổ
- Các chất gây oxy hóa

8


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )


- Các chất độc
- Các chất gây ăn mòn
- Các chất kích thích
- Các chất nguy hại
a. Các chất gây cháy nổ
- Là các chất có thể phát nổ dưới ảnh hưởng của lửa, nhiệt độ
hoặc do va chạm hay ma sát mạnh
- Chúng có thể ở: dạng lỏng (xăng dầu, benzen, toluene, các loại ancol –
methanol, etanol …); dạng rắn (photpho, lưu huỳnh, các loại sợi, bột chất
dẻo, muối kim loại ...) hoặc dạng khí (metan, propan, etylen, axetylen …)
b. Các chất gây oxy hóa
- Là các chất gia tăng phản ứng tỏa nhiệt cao khi tiếp xúc
với các chất khác, đặc biệt là các chất dễ cháy.
- Chúng là các chất dễ giải phóng oxy dưới tác động của
nhiệt và có thể phản ứng với các vật liệu hoặc các chất dễ
cháy khác.
- Ví dụ:Chlorat, khí clo, nitrate, các chất peroxide …
c. Các chất độc
- Là các chất khi hít, ăn hoặc xâm nhập qua da có thể gây rủi ro
cho sức khỏe ở mức độ cấp tính hoặc mãn tính thậm chí gây tử
vong.
- VD: Hợp chất xyanua, hợp chất arsen, thủy ngân và hợp chất
chì, formandehyde, CO, các khí halogen …

9


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )


d. Các chất ăn mòn
- Đó là các chất bằng tác động hóa học có thể gây tổn thương
nghiêm trọng khi hóa chất đó tiếp xúc với mô sống hoặc
trong trường hợp rò rỉ sẽ gây hư hỏng về vật chất hoặc thậm
chí phá hủy các vật dụng khác hoặc các phương tiện vận chuyển; hóa chất
ăn mòn cũng có thể gây ra các mối nguy khác.
- Chúng có thể là chất lỏng (axit, kiềm …), chất rắn hoặc chất khí (nhóm
halogen và các hợp chất của nó) …
- Một số chất ăn mòn da có thể gặp trong sản xuất: Phenol (sx ván nhân
tạo và gỗ dán), các clorua (axetyl, kẽm …) trong tổng hợp hữu cơ và sản
xuất pin; các chất oxy hóa mạnh trong công nghệ tẩy giặt …
e. Các chất kích thích
- Là chất không gây ăn mòn nhưng có thể gây viêm cấp tính
khi tiếp xúc kéo dài hoặc lặp lại với da hoặc màng nhày.
f. Các chất nguy hại
- Là các chất khi hít phải hoặc thấm qua da có thể gây ra hạn chế rủi ro về
sức khỏe

10


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

PHẦN III
CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH,
SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HOÁ CHẤT CỦA CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG HOÁ
CHẤT

A. Những Mối Nguy Về Sức Khỏe
Nhiều mối nguy khác nhau liên quan đến các chất hóa học trong nhà máy.
Nguy cơ được sắp đặt bởi bất kỳ vật liệu đặc biệt nào là một chức năng của:
 Tính nghiêm trọng của mối nguy – là tính độc hại vốn có của hóa chất,
điều đó có nghĩa là “sức mạnh” của nó là nguyên nhân gây hại cho sức
khỏe.
 Sự phơi nhiễm – có khả năng xảy ra, với thời gian và mức độ phơi
nhiễm (hít phải, ngấm qua da, nuốt phải) với nhiều trạng thái khác
nhau của hóa chất (thể khí, hơi, lỏng, bụi lơ lửng hay dạng bột cứng
…)
 Sự mẫn cảm hay tính nhạy cảm của từng cá nhân – Nói chung, có thể
có một mức độ nhạy cảm của từng cá nhân phơi nhiễm với các tác
nhân hóa học khác nhau. Ngoài ra, một số cá nhân có thể trở nên được
cảm thụ với hóa chất nào đó sau khi đã tiếp xúc qua, và sau đó sẽ biểu
hiện những phản ứng của sức khỏe để kháng lại tại những mức độ
phơi nhiễm mà không ảnh hưởng nhiều đến các cá nhân đó.
Nhiều hóa chất khác nhau cũng liên quan đến những mối nguy về sức khỏe
khác nhau. Nhìn chung, có 2 dạng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe: Cấp tính
(nguy hiểm xảy ra trong quá trình tiếp xúc hoặc sau khi tiếp xúc) và Mãn
tính (nguy hiểm xảy ra sau một thời gian dài đã tiếp xúc thường xuyên, ví dụ
nhiều tháng hay nhiều năm)
Với 2 dạng ảnh hưởng này, hóa chất ảnh hưởng đến nhân loại theo nhiều
mức độ:
 Gây ung thư – do phơi nhiễm một số hóa chất có thể làm phát triển
các tế bào ung thử ở một hay nhiều tế bào hoặc cơ thể con người.

11


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ


(by )

 Gây ăn mòn – do phơi nhiễm với hóa chất gây ra bỏng cấp tính, gây
loét và làm tổn thương mô ở mắt, da và đường hô hấp.
 Gây viêm – do phơi nhiễm hóa chất có thể gây rát và khó chịu cho da,
mắt, đường hô hấp và bị viêm da (thông thường có thể hồi phục được)
 Gây độc hại đối với các bộ phận đặc biệt trong cơ thể - có vài hóa chất
biểu hiện độc tính của nó với một số cơ quan đặc biệt như gan, thận,
phổi, máu, mắt, tai, hệ thần kinh, và bao gồm hệ sinh sản và các bào
thai đang phát triển.
 Gây mẫn cảm – do phơi nhiễm với hóa chất có thể gây nên các dị ứng
da và hệ hô hấp (thông thường được hồi phục nhờ hệ miễn dịch)
Không thể loại trừ tất cả các rủi ro từ những hoạt động có liên quan đến hóa
chất, nhưng có thể hạn chế đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Với
việc hít phải do tiếp xúc hóa chất, mức độ rủi ro tối thiểu có thể chấp nhận
được xác định bằng cách giới hạn lượng phơi nhiễm cũng như ở ngưỡng cho
phép.
B. Những Mối Nguy Về Thuộc Tính
Các nguyên liệu của chất hóa học có thể hiện diện những mối nguy hại
vật lý cho người lao động. Phổ biến nhất là: chất dễ cháy, oxi hóa, khả năng
phản ứng với nước, khí ép hoặc khí nén, và các chất lỏng, và có hoặc không
có phản ứng với các chất khác. Khi các chất độc hại này được sử dụng thì
cần đánh giá để có chỗ lưu trữ thích hợp và hướng dẫn cách sử dụng hóa
chất đúng cách.
Tính dễ cháy (hay dễ bén lửa) là những mối nguy hại vật lý phổ biến nhất
có liên đới đến các nguyên liệu trong hóa chất của cơ sở. Lý giải về Điểm
Phát Cháy, một đặc tính duy nhất của chất lỏng dễ cháy, và về điểm khác
biệt của nó từ Sự Đánh Lửa, một đặc tính độc đáo khác. Điều này rất quan
trọng trong việc đánh giá nguy cơ phát hỏa từ các nguyên liệu của hóa chất

dễ cháy.

12


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

Cả 2 Điểm Phát Cháy và Sự Đánh Lửa đều có cùng điểm xuất phát là
nhiệt độ và cả hai đều liên quan đến khả năng xảy ra sự bắt cháy.
- Tại nhiệt độ của Điểm Phát Cháy, có đầy đủ nồng độ bay hơi trong không
khí phía trên nắp thùng hóa chất khi mở ra và sự bén lửa sẽ xảy ra với sự
hiện diện của nguồn bắt lửa.
- Tại nhiệt độ của Điểm Đánh Lửa (lớn hơn nhiệt độ Điểm Phát Cháy), độ
nóng của môi trường xung quanh đủ để làm bắt cháy các nguyên liệu. Vì các
nguyên vật liệu, dung dịch hóa chất có Điểm Phát Cháy thấp hơn nhiệt độ
nhà xưởng (nghĩa là < 35oC) nên cần xem xét cẩn thận trong việc lưu giữ và
sử dụng chúng.

Butanol bình thường có Điểm Phát Cháy trong cốc khép kín 29°C. Do đó, nó rất dễ cháy vào một ngày hè nóng
bức khi hơi của nó tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa.

13


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )


Ethylene có giới hạn nổ dưới là 2,7% và giới hạn trên là 36%. Do đó, với sự có mặt của nguồn đánh lửa, nếu nồng
độ khí ít hơn 2,7% hoặc lớn hơn 36%, thì không có nguy cơ nổ. Nhưng nếu nồng độ của chất nằm giữa hai giới hạn
này, hỗn hợp có thể phát nổ. Nồng độ của sản phẩm trong không khí phải được giữ dưới giới hạn nổ thấp hơn, ví
dụ bằng cách sử dụng hệ thống thông gió thích hợp.

C. HÓA CHẤT TẠI CƠ SỞ VÀ MỐI NGUY
Quy trình công nghệ nhà máy

14


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

Vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất
Stt

Các điểm nguy cơ

Điều kiện công nghệ

Số người có
mặt

Tường: …
Sàn: …
I

Kho chứa hóa chất


Cửa: …
Hệ thống chiếu sáng: …

1

Khu phèn – xút



2

Khu Clo lỏng



II

Hóa chất phèn

1

Thùng chứa



2

Bồn pha chế




III

Hóa chất xút
+ Đường ống áp suất ≥ 10 bar.

1

Đường ống công nghệ

02

+ Bề dày ống e=2.0 mm
+ Là ống PVC tiêu chuẩn ASTM
2241 = BS 3505.

2

Bồn chứa, bồn pha chế

+ Bồn nhựa PE sản xuất theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008
+ Bồn thép không rỉ Inox 304

IV

Hóa chất Clo lỏng
+ Kích thước: Dài 2100 (mm), Đường
kính ngoài 824 (mm), Dày 12 (mm).


1

Bình chứa khí Clo

+ Áp suất thiết kế 30 bar.
+ Áp suất làm việc 20 bar.
+ Dung tích tổng cộng 840 lít.

15

02


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

+ Các bình được chế tạo bằng thép
chịu áp suất cao được thiết kế theo
tiêu chuẩn BS-1500 PART 1 – (1958)
Ấn Độ, GB-5100-2011 Trung Quốc
và một số bình được chế tạo và nhập
khẩu tại Mỹ.

+ Đường ống áp suất 20 bar.
+ Bề dày ống e ≥1.0 mm.
2

Ống dẫn khí Clo


+ Là ống đồng.
+ Ống dẫn dung dịch Clo: PVC và
HDPE

Các sự cố có thể xảy ra khi làm việc với hóa chất
1. Bảo quản
- Sắp xếp các bồn chứa/bình chứa clo lỏng gần nguồn nhiệt/asmt, nguồn
điện, nơi dễ xảy ra va chạm, gia tăng nhiệt
- Các thùng chứa/bình chứa phèn, xút, clo lỏng sau khi sử dụng không đậy
kín, cách ly dễ để rò rỉ/phóng thích chúng ra ngoài
- Để chung các hóa chất dễ phản ứng với nhau hoặc để chung với thực
phẩm, nước uống thì dễ xảy ra sự cố như cháy nổ, ngộ độc.
- Kho chứa không thoáng, độ ẩm cao cũng dễ làm ảnh hưởng đến hóa chất
và cũng là yếu tố nguy hại với người quản kho (hơi clo không thoát ra
được – dễ bị ngạt hoặc hít phải)
- Dùng các đồ chứa, vật chứa, dụng cụ làm việc với hóa chất sai quy cách
(dùng thùng sắt, kẽm … để chứa clo lỏng) vì Clo lỏng sẽ phản ứng với
các vật chứa này nên khả năng rò rỉ rất cao.
2. Hệ thống công nghệ

16


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

- Các mối hàn, khớp nối, van, ty, hệ thống đường ống dẫn PVC sau thời
gian sử dụng sẽ xuống cấp do bị oxi hóa, bị ăn mòn nên rất dễ dẫn tới rò

rỉ, phát tán hóa chất
- Áp suất, cường độ làm việc cao nên dễ dẫn tới kẹt van đường ống đẩy,
ống dẫn dễ gây phá vỡ, nổ văng bắn hóa chất ra
- Bồn chứa, bể chứa không đạt chuẩn hoặc không được bảo dưỡng thay thế
sẽ dẫn đến vỡ, rò rỉ (bể cao ít nhất 1m, hóa chất chứa trong đó thấp hơn
thành bể
- Bơm khuấy hóa chất bị nghẹt, rỉ sét, ăn mòn → văng bắn hóa chất
- Hệ thống điện bị rò rỉ, bố trí không hợp lý cũng là nguy cơ cháy nổ
3. Ý thức của NLĐ
- Khi pha chế, thao tác với hóa chất độc không mang đầy đủ hoặc mang
không đúng chuẩn trang thiết bị PPE
- Làm việc cẩu thả, không đúng quy cách, trình tự với hóa chất: không đeo
găng tay, mắt kính … khi san chiết, pha hóa chất dễ bị văng bắn lên da,
mắt; dễ hít phải hơi/khí clo khi không đeo khẩu trang, mặt nạ …
- Sau khi làm việc với hóa chất, không đậy nắp và không mang cất giữ
đúng chỗ → hóa chất phát tán ra không khí
- Không kiểm tra, vệ sinh chỗ làm việc, các đường ống dẫn hóa chất không
bảo dưỡng định kỳ hoặc không thay mới
- Ăn/uống/hút thuốc/châm lửa/chiếu sáng trong quá trình làm việc với hóa
chất gây ngộ độc, cháy nổ
- Khăn lau, găng tay, quần áo … dính dầu mỡ hóa chất không được giặt,
rửa sau khi làm việc xong
4. Yếu tố ngoại cảnh
- Thời tiết quá nóng dễ gây cháy nổ, cơ thể đổ mồ hôi vô tình đưa tay lên
lau → hóa chất dính lên da, mắt
- Hệ thống chống sét không có hoặc có mà bố trí không hợp lý
- Kho chứa hóa chất xây dựng ở nơi dễ ngập, đọng nước mưa

17



VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

D. Hóa Chất Xâm Nhập Vào Cơ Thể
1. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể người
Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường: Đường hô hấp;
đường tiêu hóa và qua da.
Phải đậy kín bình
sẽ giảm nguy cơ
tiếp xúc với hơi
độc. Nếu để hở hóa
chất ở dạng hơi,
khói, bụi hoặc khí
có thể vào cơ thể dễ
dàng qua đường hô
hấp

Phổi bị tổn thương do HC

Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi vào
đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế
quản. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc
lưu thông trong máu.
Hấp thụ qua da: Hóa chất dính trên da có thể có các phản ứng sau: Phản
ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát; xâm nhập qua da, kết hợp với
tổ chức protein gây cảm ứng da; xâm nhập qua da vào máu. Khi da bị tổn
thương do các vết xước hoặc bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm
nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.

Hóa chất
gây viêm
da, kích
ứng da

Đường tiêu hóa: Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình
nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khu vực có hóa chất là những

18


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu
hóa.
Không ăn, uống
hoặc hút thuốc ở
nơi làm việc có sử
dụng hoá chất.
Thức ăn, đồ uống
có thể bị nhiễm
bẩn do tay bẩn
hoặc do hơi hóa
chất.

- Tích luỹ: Có một số chất độc không gây tác dụng độc ngay khi xâm
nhập vào cơ thể, mà tích chứa ở một số cơ quan dưới dạng các hợp chất
không độc như chì, flo trong xương; asen trong da, gan thận. Đến một lúc

nào đó dưới ảnh hưởng của điều kiện nội ngoại môi thay đổi, các chất này
được huy động nhanh chóng đưa vào máu gây nhiễm độc;
- Đào thải chất độc: Chất độc hoá học hoặc sản phẩm chuyển hoá sinh
học của nó được đưa ra ngoài cơ thể bằng phổi, gan ruột và các tuyến nội
tiết. Các chất kim loại nặng như chì, thuỷ ngân thải qua đường ruột,
đường thận.Các chất tan trong mỡ (Crom) được thải qua da, qua tuyến
sữa theo nước bọt. Các chất có tính bay hơi như rượu, ete, xăng theo hơi
thở thải ra ngoài. Tốc độ thải ra tỷ lệ nghịch với mức tan trong nước.
Đường bài tiết ra ngoài rất có giá trị cho việc chẩn đoán và điều trị giải
độc nghề nghiệp.
2. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người
Những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy vào
nồng độ và thời gian tiếp xúc. Theo tính chất tác động của hóa chất trên
cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây: kích thích gây
khó chịu; gây dị ứng; gây ngạt; gây mê và gây tê; tác động đến các cơ

19


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

quan chức năng; gây ung thư; hư bào thai, ảnh hưởng đến các thế hệ
tương lai (đột biến gien);
- Kích thích đối với da: Khi một hóa chất tiếp
xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các
lớp bảo vệ khiến cho da bị khô, xù xì, người
bị sẽ khó chịu đau bỏng rát. Tình trạng này
được gọi là viêm da; Ung thư da do tiếp xúc

với arsen, sản phẩm dầu mỏ và nhựa than
- Kích thích đối với mắt: Hóa chất
vào mắt có thể gây tác động từ khó
chịu nhẹ, tạm thời tới thương tật lâu
dài. Mức độ thương tật phụ thuộc
vào lượng, độc tính của hóa chất và
cả các biện pháp cấp cứu. Các chất
gây kích thích đối với mắt thường là:
axit, kiềm và các dung môi;
- Kích thích đối với đường hô hấp: Các chất
hòa tan như amoniac, fomandehit, sunfur,
axit và kiềm ở dạng mù sương, khí hoặc hơi
khi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và
họng) sẽ gây ra cảm giác bỏng rát, viêm phế
quản, đôi khi gây tổn thương trầm trọng
đường thở và mô phổi. Khi tiếp xúc lâu dài
với một số hóa chất như asen, amiăng, crom,
niken, bis-clometyl ete (BCME) … có thể
gây ung thư phổi

20


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

-

(by )

Gây ngạt: Sự ngạt thở là biểu hiện của

việc đưa không đủ oxy vào các tổ chức
của cơ thể. Chất gây ngạt thường ở
dạng khí như CO2 (cacbonic), CH4
(mêtan), N2 (nitơ), C2H6 (êtan), H2
(hydro) … khi lượng các khí này tăng
sẽ làm giảm tỷ lệ oxy trong không khí
và gây ngạt thở; nếu không được cấp
cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

- Ảnh hưởng tới chức năng của gan: các
dung môi: ancol, cacbon tetraclorua,
tricloetylen, clorofom có thể gây tổn thương
gan, dẫn đến viêm gan với các triệu chứng
vàng da, vàng mắt. Tùy thuộc vào loại, liều
lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn
đến hủy hoại mô gan, để lại hậu quả xơ gan
và giảm chức năng gan. Ung thư gan có thể
do tiếp xúc với vinyl clorua đơn thể, ung thư
tủy xương là do benzen
- Các hóa chất ảnh hưởng tới chức
năng cản trở thận: etylen glycol,
cacbon đisunfur. Các chất khác như
cađimi, chì, nhựa thông, etanol,
toluen, xylen … sẽ làm hỏng dần
chức năng của thận

21


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ


(by )

- Hệ thần kinh có thể bị tổn thương do tác
động của các hóa chất nguy hiểm như: Với
hexan, mangan và chì sẽ làm tổn thương hệ
thần kinh ngoại vi, để lại hậu quả liệt rủ cổ
tay; tiếp xúc với các hợp chất có photphat
hữu cơ như parathion có thể gây suy giảm hệ
thần kinh; còn với cacbon đisunfua có thể
dẫn đến rối loạn tâm thần …

- Hư thai (quái thai): khi mang thai
nếu tiếp xúc với hóa chất như thủy
ngân, khí gây mê, các dung môi hữu
cơ có thể cản trở quá trình bình
thường của việc phân chia tế bào,
gây biến dạng bào thai

22


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

28/07/2014 – 3 công nhân bị phỏng khi pha chế thuốc


17/10/2014 – Nổ hóa chất khi pha chế phân bón, tại chi

nhuộm của Công ty CP dệt Phong Phú (P. Tăng Nhơn Phú

nhánh CTy Đặng Huỳnh Q12 TP HCM. Vụ nổ khiến 3

Q.9 TP.HCM)(BV Chợ Rẫy)

người chết, 5 người bị thương và đánh sập hoàn toàn 7
căn nhà

19/09/2014, hỏa hoạn lớn tại CTy TNHH SAKATA INX

16/04/2014 Nổ nhà máy hóa chất Shuangma Chemical

Việt Nam - Thuận An – Bình Dương do các thùng chứa

– Như Cao – Giang Tô – TQ (sản xuất axit stearic)

dung môi tự phát nổ gây cháy ở nhiệt độ cao

khiến ít nhất 5 người tử vong

MỘT SỐ NHÓM CHẤT ĐỘC TIÊU BIỂU
A. Bụi, khói và khí
- Phát sinh khi sử dụng hóa chất bay hơi mạnh, dạng bột và khi đốt nóng vật
liệu (như hàn cắt kim loại …)
- Bụi có kích thước càng nhỏ càng nguy hiểm
- Bụi Silic, bụi Amiăng có thể gây suy hô hấp và ung thư phổi
- Nhiều loại khí có thể thấm qua da đi thẳng vào máu như HCN (hydrogen

cyanide)
- Chất khí độc không phải luôn luôn có mùi hôi.

23


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

- Phosgen (Carbonyl chloride COCl2 ) có mùi giống cỏ khô hoặc
cỏ tươi có thể gây tử vong trước khi có triệu chứng rõ rệt (vũ khí
HH trong chiến tranh TG lần I)
- Các khí như NO2, SO2, Cl2, NH3 gây rối loạn hô hấp, tổn thương phổi
- Thường gặp trong các ngành: giấy, vải, gốm sứ, thủy tinh, khai thác than
gia công đá, xi măng, xi mạ, thuộc da, nhựa, sơn, phầm màu …
B. Dung môi
- Có thể cháy ngay cả khi nguồn nhiệt ở cách xa
- Một số dung môi có khả năng thấm qua da; có thể gây choáng, hoa mắt, tê
liệt thần kinh và tác động lên gan và thận
- Benzene (C6H6) , carbon tetrachloride (CCl4) và carbon disulphide (CS2) là
những dung môi nên thay thế trong dây chuyền sản xuất
- Trong các loại keo, lớp phủ thường chứa dung môi mạnh.
- Thường dùng trong các ngành: keo, da giầy, gia công kim loại, mạch điện
tử, nhựa, mực in, sơn, dệt nhuộm …
C. Kim loại nặng
- Kim loại có thể đi vào cơ thể dưới dạng bụi, khói, dung dịch.
- Một vài kim loại có thể thấm qua da
- Hầu hết kim loại không thân thiện với cơ thể người. Cơ thể rất khó thải loại
- Bụi KL (nhất là loại có chứa kẽm) thường gây ra “sốt khói kim loại” một

ngày sau khi hít vào phổi.
Điểm danh 1 số kim loại nặng:
+ Arsenic (thạch tín) - As
- Có trong phân bón, thuốc trừ sâu, acquy, một số chất tạo màu …
- Gây thương tổn hệ thần kinh, kích ứng mắt, hô hấp và da
- Arsenic và hợp chất của nó dù 1 lượng rất nhỏ cũng có khả năng gây ung
thư

24


VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ

(by )

+ Chì – Pb
- Dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất pin, thủy tinh, khai thác mỏ, dây
cáp, đúc và in ấn
- Một số loại sơn phủ kim loại có chì và chì sẽ bay hơi khi hàn kim loại
- Tích trữ lâu dài trong cơ thể, trong xương và thải trừ rất chậm
- Đặc biệt độc đối với hệ thần kinh của trẻ, gây chậm phát triển
+ Bạc – Ag
- Thường có trong phân bón và trong công nghệ tẩy, xi mạ
- Dễ bay hơi và tích tụ trong gan cá, khi môi trường nước bị ô nhiễm
- Tác động mạnh vào hệ thần kinh
+ Nickel – Ni
- Hiện diện trong nhiều loại hợp kim
- Thường có trong lớp xi mạ, da thuộc, xi măng …
- Chỉ cần 1 lượng nhỏ Ni cũng có thể gây dị ứng ở người mẫn cảm
- Một số hợp chất của Ni có khả năng gây ung thư

+ Chrome – Cr
- Có trong hợp kim, dùng trong ngành nhuộm, xi mạ, xử lý gỗ … và là chất
xúc tác trong nhiều phản ứng hóa học.
- Nhiều hợp chất của Cr có khả năng gây ung thư phổi và dị ứng.
- Cr tinh khiết không gây dị ứng; Cr có khả năng gây dị dạng cho bào thai
nếu người mẹ bị nhiễm độc trong khi mang thai.
D. Axit và kiềm
- Dung dịch acid và base là chất ăn mòn, có thể bay hơi và tác động lên phổi.
- Phản ứng giữa chúng là phản ứng trung hòa phát sinh nhiệt lượng lớn
- Trong quá trình pha loãng acid đậm đặc sinh ra nhiệt lớn có thể gây nguy
hiểm
- Khi tương tác với Kim loại, phản ứng sinh ra Hydro (dễ gây cháy nổ) hoặc
các khí độc hại như NOx, SO2 …
- Acid phosphoric (H3PO4) khi bị đốt nóng có thể sinh ra chất độc

25


×