Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thù lao lao động và các nội dung có liên quan đến việc tổ chức thực hiện thù lao lao động tại trường đại học phan châu trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.2 KB, 8 trang )

Thù lao lao động và các nội dung có liên quan đến việc tổ chức thực hiện
thù lao lao động tại Trường Đại học Phan Châu Trinh.
Thực trạng và giải pháp.
Tổng quan về thù lao lao động:
Xét về lý thuyết: Thù lao là tổng số tất cả các khoản trả cho nhân viên cho dịch vụ
của họ. Thù lao lao động gồm thù lao tài chính và thù lao phi tài chính. Trong thù
lao tài chính lại bao gồm: tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động của tổ chức, các doanh nghiệp nói chung
thì việc thực hiện tốt nội dung thù lao lao động là hết sức quan trọng. Vì nó liên
quan đến động lực, thái độ hành vi, hay tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc.
Điều đó liên quan đến vấn đề công bằng trong thù lao tài chính.
Tất nhiên, để có cơ sở tốt cho việc thực hiện đề công bằng trong thù lao tài chính
thì mỗi tổ chức, doanh nghiệp lại có nhiều phương thức khác nhau. Về cơ bản, phải
có những chính sách đặc biệt để thu hút được những người tài năng về làm việc cho
mình; trong đó có chính sách về chính sách đãi ngộ, lương bổng, khen thưởng, môi
trường làm việc, bố trí công việc thích hợp.v.v..
Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Phan Châu Trinh:
Trường Đại học Phan Châu Trinh được thành theo Quyết định số 989/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 8 năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ.
Sứ mạng của Trường là cung cấp giáo dục để phát triển con người cả về trí tuệ và
nhân cách, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-văn hoáxã hội của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên
góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Để thực hiện sứ mạng trên là điều không hề đơn giản và trải qua nhiều giai đoạn
phát triển nhất định. Tuy nhiên, trước mắt tập trung chất lượng giảng dạy, nghiên
cứu và công tác của đội ngũ giảng viên, cán bộ; chất lượng học tập, thành tích hoạt
động của sinh viên được xã hội thừa nhận sau khi ra trường.
Các dịch vụ cộng đồng, các hoạt động khác đều không ngoài mục đích nâng cao
chất lượng đào tạo và phát huy uy tín của nhà trường trong tương lai.
Với quan niệm tri thức, trí tuệ là tài sản chung, quý hiếm, nhưng phải tạo mọi điều


kiện thuận lợi để sinh viên được học với thầy giỏi, được tiếp xúc với những nhà
khoa học hàng đầu, những nhà văn hoá lớn thực sự. Vì vậy, trường đã có chính
sách đặc biệt để thu hút được những người tài năng về làm việc cho mình; trong đó
có chính sách về chính sách đãi ngộ, lương bổng, khen thưởng, môi trường làm
việc, bố trí công việc thích hợp.v.v..
Đế thực hiện được những chính sách trên là nhờ một yếu tố cực kỳ thuận lợi, đó là
nhà trường hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực
hiện đúng chế độ tài chính theo điều 11 – Quy chế về tổ chức và hoạt động Đại học
của Thủ Tướng ban hành ngày 17/01/2005.
Điều đó được thể hiện rõ trong các nội dung chi của nhà trường về tiền lương, phụ
cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho người lao động, các khoản chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ cho đội ngũ án bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường.
Về căn bản, nhà trường vấn áp dụng Quy chế trả lương cho Cán bộ - Công nhân
viên của nhà trường theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang.


Ngoài lương cơ bản hưởng theo hệ số theo quy định, thì nhà trường áp dụng lương
khoán theo chức danh đúng quy định của Hội đồng quản trị. Ví dụ:
Lương của Hiệu trưởng, ngoài lương theo hệ số cơ bản theo quy định của nhà nước
thì hưởng mức lương khoán là 10.000.000đ; tuơng tự cách tính trên, Hiệu phó
7.000.000đ; Lương của cấp trưởng, phó các khoa, phòng cũng được áp dụng như
trên và tuỳ theo học hàm, học vị mà có các mức lương khác nhau.
Trong trường hợp nhiều người lao động cùng một lúc kiêm nhiệm 02 chức vụ được
hưởng thêm ½ lương của chức vụ thứ hai.
Chế độ thưởng cho người lao động, ngoài việc thưởng trong các ngày Lễ , Tết theo
quy định của Hội đồng quản trị và quyết định của Hiệu trưởng; nhà trường còn có
phần thưởng khuyến khích, động viên cán bộ, giảng viên, công nhân viên dựa vào

kết quả công tác trong từng tháng (Việc này còn liên quan đến nội dung nhận xét,
đánh giá hiệu quả công việc của từng người thông qua các ông phụ trách các đơn
vị), và hiển nhiên khi cán bộ, giảng viên, công nhân viên được trưởng các bộ phận
đánh giá tốt và có nhiều đóng góp hiệu quả gắn với chuyên môn thì trong tháng đó
trong tài khoản lương sẽ được cộng thêm tiền thưởng. và ngược lại từng bước nhà
trường sẽ tiến tới thức hiện việc giảm trừ phần lương khoán nếu cán bộ, giảng viên,
công nhân viên nào đó bị trưởng các bộ phận đánh giá không tốt, không hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Các khoản chi thi đua, khen thưởng, phúc lợi tập thể …do Hiệu trưởng lên kế
hoạch báo cáo trực tiếp Hội động quản trị phê duyệt.
Là loại hình trường đại học tư thục, nhằm thu hút các giảng viên uy tín, chất lượng
(thỉnh giảng) từ các trường đại học trong nước và quốc tế, Hiệu trưởng có quyền đề
xuất mức lương, phụ cấp, tiền giờ giảng, các chế độ khác liên quan một cách hợp lý
cho Hội đồng quản trị quyết định.


Về chế độ công tác phí: từ Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu đến cán bộ giảng viên,
công nhân viên đều được thực hiện chế độ công tác theo phương thức khoán theo
từng định mức cụ thể theo chức danh và tương đối hợp lý. Đặc biệt việc thanh toán
là rất thuận lợi không bị tác động nhiều bởi các nguyên tắc tài chính quá cứng nhắc
mà các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, các trường công lập thường không khắc
phục được.
Các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, BHTT… được nhà trường quan tâm;
ngoài phần cá nhân phải chịu phí đóng bảo hiểm, nhà trường tham gia hỗ trợ 17%.
Về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của cán bộ, giảng viên, công nhân viên thì về cơ
bản vẫn vận dung theo tinh thần nội dung của Quyết định số 64/2008/QĐBGD&ĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định
chế độ làm việc đối với giảng viên. Chỉ có khác chăng là việc tổ chức và thực hiện
của nhà trường là thực sự quan tâm đến quyền lợi của cán bộ, giảng viên, công
nhân viên. Đặc biệt nhà trường đã có sự vận dụng rất mềm dẻo trong việc thực hiện
chế độ nghỉ do việc riêng nhưng vẫn được hưởng lương.

Về nguyên tắc, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Phan Châu Trinh
hoạt động theo tinh thần Quyết định số 14/2005/QĐ/TTg ngày 11 tháng 01 năm
2005 của Thủ Tướng Chính phủ. Tuy nhiên, xét về hướng lâu dài hay nói cách
khác, hoạt động kinh doanh của nhà trường và một số lĩnh vực khác sẽ theo mô
hình Công ty cổ phần theo quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005; trong đó
quy định về vốn điều lệ, cổ đông… trên cơ sở đó, cán bộ chủ cốt cũng như cán bộ,
giảng viên, công nhân viên sẽ được tham gia góp vốn, tham gia quá trình quản lý và
xây dựng trường.
Mặc dù mới thành lập được hơn 03 năm, nhưng với nhiều cố gắng bước ban đầu
nhà trường đã từng bước chăm lo đến đời sống tinh thần, đời sống sức khỏe cho đội


ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên. Đầu tư một phòng y tế với đầy đủ đội ngũ
chuyên môn, trang thiết bị vật chất và thuốc men theo quy định. Riêng Bảo hiểm y
tế, mọi người đều có quyền đăng ký nơi khám chữa bệnh thuận lời tùy đièu kiện
riêng của mình.
Về công việc cũng như môi trường làm việc:
Ngay trong Đề án thành thập trường, nhà trường đã xác định: tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để phát huy mọi tài năng, sức sáng tạo không những của đội ngũ cán
bộ, giảng viên, công nhân viên mà cả sinh viên. Trường sẽ phát triển theo qui mô,
ngành nghề thích hợp với từng bước xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang
thiết bị; tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả…Giữ vững nề nếp của một trường
đại học, môi trường xanh sạch đẹp phù hợp với cảnh quan, không gian văn hóa,
đồng thời góp phần tạo thành một công trình văn hóa làm giàu thêm tiềm năng hộ
nhập và phát triển.
Chỗ này cần phải nói thêm vì: Việc xác định như trên thể thiện tầm nhìn chiến lược
và lâu dài của nhà quản trị. Điều đó được chứng minh qua thực tiễn hoạt động của
nhà trường trong nhiều năm qua: Cơ sở phòng ốc chức năng, phòng thực hành thí
nghiệm, khuôn viên cây xanh, hệ thống các CLB, thư viện và các điều kiện khác
phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học...

Nhà trường chú trọng đầu tư công tác tuyển dụng và xây dựng đội ngũ theo phương
châm: Giỏi, Trẻ, Năng động và tâm huyết;
Đầu tư 300.000.000đ hàng năm bằng nguồn kinh phí của nhà trường cho CB-GV đi
học Sau đại học và các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ.


Lãnh đạo nhà trường, khoa, phòng giao việc cụ thể cho từng CB-GV cơ hữu; ngoài
thời gian làm việc hành chính, các CB-GV trẻ đều đăng kí đọc sách, giáo trình, dự
giờ, soạn bài, tham gia các công trình khoa học, viết báo,…
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký đề tài nghiên cứu khoa
học, xúc tiến việc tìm nguồn kinh phí cho việc thực hiện các công trình NCKH
trong nhà trường. Hiện nay, một số giảng viên của trường có tham gia hoạt động
này cho các tổ chức ngoài trường (03 người Biên soạn 3 cuốn sách tham khảo
“Kiến thức trọng tâm và bài tập thực hành Ngữ văn 10, 11, 12” do Nxb Giáo dục
phát hành; 01 người tham gia Công trình “Thực trạng và giải pháp khai thác du lịch
làng quê Quảng Nam”)...
Nhà trường xác định rõ, muốn đào tạo có chất lượng cao, theo phương thức đổi mới
giáo dục thì ngoài việc thu hút đội ngũ cán bộ giảng viên dạy giỏi, tuyển sinh được
đầu vào có chất lượng thì việc xây dựng môi trường phục vụ tốt cho việc dạy học
và học tập là cực kỳ quan trọng.
Mặc dù tổng nguồn thu của nhà trường hàng năm chỉ vào khoảng 4 tỷ đồng (nguồn
thu chính là học phí của sinh viên, mà số lượng còn ít), nhưng vấn đầu tư xây dựng
mới thêm được nhiệu hạng mục.
+ Giảng đường

: 2.058m2

+ Phòng thực hành

:


348m2

+ Nhà làm việc các phòng, khoa :

936m2

+ Thư viện

:

285m2

+ Khu kí túc xá

: 1.924m2

+ Nhà ăn sinh viên

:

270m2

+ Nhà xe

:

318m2

+ Khu thể thao


: 3.976m2



Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như
nguyên nhân chủ quan thì xét trên nhiều lĩnh vực thì còn rất nhiều khó khăn cũng
như hạn chế cần khắc phục để nhà trường hoàn thành sứ mạng của mình.
Ngoài việc phải tiếp tục có các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn phát triển như:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường;
- Tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường về cơ sở vật chất tạo điều kiện môi
trường làm việc ngày càng tốt hơn nữa cho việc dạy và học; mở rộng giao
lưu quốc tế; tạo động lực thúc đẩy không khí chủ động sáng tạo , đổi mới
trong quản lý trên tất cả các lĩnh vực.
- Phải có những chính sách đặc biệt để thu hút được những người tài năng về
làm việc cho mình; trong đó có chính sách về chính sách đãi ngộ, lương
bổng, khen thưởng, môi trường làm việc, bố trí công việc thích hợp.v.v..
- Ngoài ra, quan tâm đến điều kiện ăn ở, sinh hoạt, điều kiện đi lại trong quá
trình công tác của đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường.
- Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu cho phù hợp với thực tế
cũng như yêu cầu của đào tạo.

Tuy nhiên, bước đầu xây dựng và phát triển với rất nhiều khó khăn, từ ý tưởng
và mong muốn đến thực tiễn xây dựng mô hình trường tư thục không hề đơn
giản. Từ vấn đề đầu tư, huy động vốn, xây dựng bộ máy điều hành quản lý đến
tổ chức tuyển sinh và đào tạo còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh,
bổ sung và hoàn thiện.





×