Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thành phần trong bã đậu nành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.73 KB, 4 trang )

Thành phần trong bã đậu nành
Trong bã đậu nành có chứa nhiều dưỡng chất như: Chất béo 8-15%, Chất xơ 12-14.5%,
Chất đạm 24% và 17% đạm đậu nành, Canxi, Sắt,… Do trong bã đậu nành có độ ẩm và
hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhanh bị hư hỏng.

Thành phần bã đậu nành
Giàu Chất Xơ (High Fiber)
Mỗi 100gr bã đậu nành chứa đến 12gr chất xơ, nhiều vượt trội hơn so với các loại thực
phẩm khác. Chất xơ chứa trong bã đậu nành không hòa tan trong nước, vì thế chất xơ
trong bã đậu nành sẽ giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong thành ruột, ngăn ngừa việc ứ
đọng mỡ thừa trong cơ thể, tránh bị táo bón và còn có thể giúp phòng ngừa bệnh ung
thư ruột.

Năng Lượng Thấp (Low Calories)
Bã đậu nành nhiều chất xơ nhưng lại tạo ra ít năng lượng nên nếu dùng thường xuyên
bã đậu nành sẽ giúp cắt giảm bớt lượng calories dư thừa, rất thích hợp với những bạn
gái muốn giảm cân hay giữ dáng. Vì ưu điểm này nên bã đậu nành thường được thêm
vào trong các món như: bánh ngọt, bánh quy, bánh donuts, bánh muffins, cháo, nước
sốt, gia vị, súp, món hầm,….

Giàu Chất Dinh Dưỡng, Sinh Tố và Khoáng Chất


Bã đậu nành còn chứa nhiều chất đạm, Canxi, Kali, Tinh bột,…. Mỗi 100gr bã đậu nành
chứa 81mg calcium, 350mg potassium, khoảng 14gr carbohydrate (tinh bột), và khoảng
17gr chất đạm thực vật. Chất tinh bột trong bã đậu nành có nguồn gốc từ hạt đậu nành
nên sẽ cung cấp một số vi sinh có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong
ruột.
Bã đậu nành còn chứa một số sinh tố như Vitamin E, K, B1, B2. Ngoài ra nó còn cung
cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như kẽm, magiê, sắt, phốt pho, đồng,
và muối natri.



Không Chứa Cholesterol (Cholesterol Free)
Bã đậu nành không hề chứa cholesterol nên rất tốt với những ai bị bệnh cao huyết áp
(high blood pressure), mỡ trong máu cao (bad cholesterol levels).

Không Chứa Gluten (Gluten Free)
Bã đậu nành không chứa gluten nên còn được dùng trong các món bánh, món ăn dành
cho người kiêng ăn các thứ có chứa gluten. Bã đậu nành được dùng để thay thế cho
thành phần lúa mì trong các món bánh quy và các loại thanh dinh dưỡng (nutritional
bars).


Nutrition Bar
Các công dụng của bã đậu nành
Làm đẹp da: Đây là công dụng quan trọng nhất của bã đậu nành mà chị em mình
quan tâm nè. Dùng bã đậu nành để rửa mặt, đắp mặt nạ hàng ngày có tác dụng dưỡng
da trắng sáng, mịn màng ngoài ra còn có thể dưỡng ẩm cho da khô, trị nám, xóa nếp
nhăn, ngăn ngừa và trị mụn hiệu quả.

Làm nguyên liệu chế biến các món ăn: như Bà Hương đã nói ở trên, từ xa xưa bã
đậu nành đã được người Nhật, Hoa, Hàn sử dụng để chế biến các món ăn truyền thống,
ngày nay các món ăn được làm từ bã đậu nành ngày càng phổ biến hơn do sự phát triển
của thông tin cũng như số lượng người ăn chay gia tăng.

Làm thức ăn cho gia súc: Tuy rằng bã đậu nành gần như là thành phần chính trong
các món ăn truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng công thức làm
các món này không được phổ biến nhiều trong các tầng lớp nông dân. Vì thế họ dùng


phần lớn số lượng bã đậu nành để làm thức ăn cho gia súc, một phần khác được dùng

làm phân bón hoặc phân ủ tự nhiên cho cây trồng.

Làm phân bón hoặc phân ủ tự nhiên cho cây trồng: Do trong bã đậu nành khá
giàu dư lượng Nitơ rất tốt cho cây trồng, vì loại phân bón này có nguồn gốc hoàn toàn tự
nhiên nên vẫn được nông dân trên nhiều nước sử dụng do không sợ hóa chất gây hại
cho môi trường hay thẩm thấu các chất độc hại vào cây trái.
Người ta thường cho vào thùng trộn phân hoặc đào hố, lấp đất để ủ bã đậu nành cho
đến khi hoàn thành quá trình tự phân hủy thì có thể bón cho cây. Đôi khi người ta ngâm
bã đậu nành với nước qua một ngày rồi đem tưới cho cây.

Bã đậu nành



×