Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hệ thống thanh toán bù trừ ACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.93 KB, 4 trang )

1.Tìm hiểu về hệ thống ACH
Hệ thống ACH là hệ thống kết nối điện tử giữa các tổ chức tài chính
với nhau để thực hiện chuyển tiền điện tử qua lại giữa các tổ chức tài
chính này (tức cho phép ghi nợ/ghi có tài khoản của khách hàng tại các
tổ chức tài chính).
ACH chủ yếu được sử dụng để xử lý thanh toán từ các doanh nghiệp
cho các cá nhân. Ví dụ: ACH được sử dụng để thanh toán khoản tiền
gửi trực tiếp cho thanh toán, cũng như các khoản thanh toán hưu trí và
niên kim. Theo hướng ngược lại, các doanh nghiệp sử dụng khoản nợ
ACH để trích xuất nhiều khoản thanh toán từ tài khoản ngân hàng của
các cá nhân. Cũng có sự gia tăng sử dụng ACH đối với các khoản
thanh toán phải trả từ một doanh nghiệp khác.

Hệ thống ACH cung cấp các nhóm dịch vụ nhằm phục vụ rộng rãi các
thành phần kinh tế tham gia thị trường thanh toán như:
+ Chính phủ: Thuế và hoàn thuế, các dịch vụ thu phí công.
+ Doanh nghiệp: Thanh toán giữa doanh nghiệp - doanh nghiệp, ủy
nhiệm thu, trả lương cho nhân viên.
+ Cá nhân: Thanh toán các loại hóa đơn, bảo hiểm, các khoản vay
mượn cá nhân và các dịch vụ có tính chất định kỳ.


Các thành phần tham gia vào việc xử lý một giao dịch liên quan đến
ghi nợ/ghi có tài khoản của khách hàng bao gồm):
- Bên gửi lệnh (Originator) là cá nhân hoặc tổ chức khởi tạo các lệnh
thanh toán tới hệ thống ACH theo một thỏa thuận với bên nhận lệnh
(Receiver) để yêu cầu ghi có hoặc ghi nợ tài khoản của bên nhận lệnh;
- Tổ chức tài chính gửi lệnh (ODFI) là tổ chức tài chính với tư cách đại
diện cho bên gửi lệnh. ODFI tiếp nhận lệnh thanh toán từ bên gửi lệnh,
xử lý và chuyển tiếp các thông tin đến trung tâm vận hành hệ thống
ACH;


- Trung tâm vận hành hệ thống ACH là tổ chức đại diện cho các tổ
chức tài chính, từ đó các tổ chức tài chính tham gia gửi hoặc nhận các
thông tin giao dịch qua hệ thống ACH. Trung tâm vận hành hệ thống
ACH cung cấp các dịch vụ xử lý giao dịch ghi nợ hoặc ghi có đến các
tổ chức tài chính theo một thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng.
- Tổ chức tài chính nhận lệnh (RDFI) là tổ chức tài chính nhận các
lệnh trực tiếp hoặc gián tiếp từ trung tâm vận hành hệ thống ACH để
phục vụ cho việc ghi có hay ghi nợ vào tài khoản của Bên nhận lệnh;
- Bên nhận lệnh (Receiver) là cá nhân hoặc tổ chức có tài khoản được
ghi nợ hoặc ghi có bởi Tổ chức tài chính nhận lệnh theo thoả thuận đã
được ký kết giữa bên nhận lệnh và Bên gửi lệnh.


- Bên cung cấp dịch vụ bên thứ ba (Third Party) là các đơn vị trung
gian tham gia vào việc xử lý giao dịch ghi có hoặc ghi nợ.

2. Việt Nam chưa có hệ thống ACH vì:
Hệ thống thanh toán ở Việt Nam đang trong tình trạng kết nối chồng
chéo giữa các bên tham gia, mỗi ngân hàng/tổ chức tài chính để thực
hiện việc thanh quyết toán cho các giao dịch phải duy trì nhiều hệ
thống kết nối tới các ngân hàng/tổ chức tài chính khác. Điều này đã
bộc lộ một số hạn chế sau:
- Tốn nhiều nguồn lực để xây dựng, phát triển, duy trì và quản lý vận
hành, nâng cấp mạng lưới thanh quyết toán, gây lãng phí nguồn lực và
tài nguyên quốc gia.
- Trường hợp có sự thay đổi về nghiệp vụ, kỹ thuật, hoặc cơ chế, chính
sách, thì các ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để chỉnh sửa,
nâng cấp hệ thống.
- Nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh quyết toán sẽ cao hơn
đối với mỗi ngân hàng/tổ chức tài chính.



- Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp khó khăn hơn trong việc quản
lý các hoạt động thanh quyết toán giữa các ngân hàng/tổ chức tài
chính.
Việt Nam đã có hệ thống thanh toán giá trị cao (IBPS) do NHNN xây
dựng, quản lý vận hành, và rất cần có thêm một hệ thống thanh toán bù
trừ tự động (ACH) các giao dịch bán lẻ giá trị thấp



×