Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đồ án tiêu chu ẩn 20161

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.14 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về huyện Ba Vì............................................................................ 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 7
1.2. Tổng quan về sông Tích (Tích giang) ......................................................... 10
1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nước ....................................................... 10
1.3.1. Các chỉ tiêu hóa lý................................................................................ 10
1.3.2. Các chỉ tiêu vi sinh ............................................................................... 13
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................. 13
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 14
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 14
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 17
2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghỉệm. ......................................... 21
2.3.1. Xác định tổng chất rắn lơ lửng - TSS (TCVN 6625-2000) ................... 21
2.3.2. Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ Đicromat (TCVN
6491:1999) ................................................................................................... 22
2.3.3. Xác định NO3- bằng phương pháp trắc quang dùng thuốc thử axit
sunfosalixylic (TCVN 6180-1996) ................................................................ 23
2.3.4. Xác định Clorua (Cl- )( TCVN 6194:1996) .......................................... 25
2.3.5. Xác định NH4+ trong nước bằng phương pháp trắc quang (4500 NH3-F,
SMWW, 1995) ............................................................................................. 26




2.3.6. Xác định NO2- trong nước bằng phương pháp trắc quang (TCVN 6178 :
1996) ............................................................................................................ 28
2.3.7. Xác định PO43- trong nước bằng phương pháp trắc quang (TCVN 6202
:2008) ........................................................................................................... 29
2.3.8. Xác định nhu cầu Oxi sinh học BOD5(TCVN 6001-1: 2008) .............. 31
2.3.9. Xác định Coliform bằng phương pháp màng lọc (TCVN 6187- 1: 2009)
...................................................................................................................... 32
2.3.10. Xác định kim loại nặng (Fe,Cu,Zn) (ICP MS – 7700) ........................ 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 34
3.1. Kết quả đánh giá chất lượng nước sông Tích đoạn chảy qua huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội từ tháng 12/2015 đến tháng 2/2016. ...................................... 34
3.1.1. Kết quả các thông số đo nhanh. ............................................................ 34
3.1.2. Kết quả các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm ....................... 35
3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Tích qua chỉ số WQI ............... 43
3.2.1. Kết quả tính WQI ................................................................................. 44
3.2.2. Bản đồ phân vùng ô nhiễm ................................................................... 45
3.3. Luận giải nguyên nhân ô nhiễm .................................................................. 46
3.4. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Tích .................... 46
3.4.1. Giải pháp quản lý ................................................................................. 47
3.4.2. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng ............................. 47
3.4.3. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ .............................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 50
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 50


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

2. TCVN:

: Tiêu chuẩn Việt Nam

3. BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

4. WQI

: Chỉ số đánh giá chất lượng nước

5. BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

6. COD

: Nhu cầu oxy hóa học

7. DO

: Hàm lượng oxy hòa tan

8. TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước


1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu ........................................................................................ 15
Bảng 2.2. Các phương pháp bảo quản mẫu ............................................................ 16
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích thông số trong phòng thí nghiệm....................... 17
Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị qi, BPi ............................................................ 18
Bảng 2.5. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ........................... 19
Bảng 2.6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ......................... 20
Bảng 2.7. Mức đánh giá chất lượng nước .............................................................. 21
Bảng 2.8. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO3- ................................... 24
Bảng 2.9. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NH4+ .................................. 27
Bảng 2.10. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO2- ................................. 28
Bảng 2.11. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn PO43- ................................ 30
Bảng 3.1. Kết quả các thông số đo nhanh đợt 1 ..................................................... 34
Bảng 3.2. Kết quả các thông số đo nhanh đợt 2 ..................................................... 35
Bảng 3.3. Kết quả BOD5........................................................................................ 35
Bảng 3.4. Kết quả COD ......................................................................................... 36
Bảng 3.5. Kết quả TSS .......................................................................................... 37
Bảng 3.6. Kết quả NH4+......................................................................................... 38
Bảng 3.7. Kết quả Clo ........................................................................................... 38
Bảng 3.8. Kết quả NO3- ......................................................................................... 39
Bảng 3.9. Kết quả NO2- ......................................................................................... 40
Bảng 3.10. Kết quả PO43-....................................................................................... 40
Bảng 3.11. Kết quả Colifom .................................................................................. 41
Bảng 3.12. Kết quả Fe ........................................................................................... 42
Bảng 3.13. Kết quả Cu........................................................................................... 42
Bảng 3.14. Kết quả Zn ........................................................................................... 43

Bảng 3.15. Kết quả WQI đợt 1 .............................................................................. 44
Bảng 3.16. Kết quả WQI đợt 2 .............................................................................. 44

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Ba Vì ............................................................... 6
Hình 2.1. Bản đồ và vị trí lấy mẫu nước sông Tích ................................................ 15
Hình 2.2. Đường chuẩn NO3- ................................................................................. 24
Hình 2.3. Đường chuẩn NH4+ ................................................................................ 27
Hình 2.4. Đường chuẩn NO2- ................................................................................. 29
Hình 2.5. Đường chuẩn PO43- ................................................................................ 30
Hình 3.1. Kết quả xác định DO.............................................................................. 35
Hình 3.2. Kết quả xác định BOD5 .......................................................................... 36
Hình 3.3. Kết quả xác định COD ........................................................................... 37
Hình 3.4. Kết quả xác định TSS............................................................................. 37
Hình 3.5. Kết quả xác định NH4+ ........................................................................... 38
Hình 3.6. Kết quả xác định Clo.............................................................................. 39
Hình 3.7. Kết quả xác định NO3-............................................................................ 39
Hình 3.8. Kết quả xác định NO2-............................................................................ 40
Hình 3.9. Kết quả xác định PO43 ............................................................................ 41
Hình 3.10. Kết quả xác định Colifom .................................................................... 42
Hình 3.11. Kết quả xác định Fe ............................................................................. 42
Hình 3.12. Kết quả xác định Cu ............................................................................. 43
Hình 3.13. Bản đồ phân vùng ô nhiễm sông Tích đợt 1.......................................... 45
Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ô nhiễm sông Tích đợt 2.......................................... 45

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự
thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Trước những yêu cầu phát triển bền vững
kinh tế – xã hội cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, vấn đề nghiên cứu đánh giá chất
lượng môi trường là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Hiện
nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với
nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi
nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một
hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái
đất. Nhiều vấn đề về môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở quy mô
địa phương và trên toàn lưu vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa.
Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên nước.
Sông Tích (Tích Giang) nói chung ngoài chức năng cơ bản thoát lũ từ thượng
nguồn còn có vai trò rất quan trọng trong cấp nước phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội cho toàn khu vực các huyện ngoài thành Hà Nội. Tuy nhiên trong những năm
gần đây cho thấy tình trạng ô nhiễm của đoạn sông ngày càng tăng, đe dọa nghiêm
trọng đến khả năng cấp và thoát nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Tích, xác định các
nguồn ô nhiễm và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội trên
địa bàn huyện Ba Vì đến môi trường nước là rất quan trọng. Đó là lí do chúng tôi
chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Tích đoạn chảy qua
Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm làm tiền đề cho việc xem xét, giải quyết
các vấn đề môi trường và làm cơ sở để đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng
nước, đáp ứng nhu cầu cấp nước trên địa bàn huyện Ba Vì.

4



2. Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu thực tế, lấy mẫu phân tích liên quan đến chất lượng
nước sông Tích đoạn chảy qua huyện Ba Vì. Qua đó đưa ra các kết quả chính xác về
tình hình và những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước, dự báo tình
trạng ô nhiễm của sông Tích đoạn chảy qua huyện Ba Vì do các hoạt động kinh tế xã hội của huyện Ba Vì trong các điều kiện phát triển sử dụng nước trên thượng
nguồn sông Tích. Từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện ô nhiễm và bảo vệ nguồn
nước phù hợp cho sông Tích đoạn chảy qua huyện Ba Vì.
3. Nội dung của đề tài
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của hệ thống sông Tích.
- Thu thập tài liệu về dân sinh, kinh tế, xã hội của huyện Ba Vì.
- Thực hiện 2 đợt quan trắc: lấy mẫu và bảo quản mẫu.
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước sông Tích, đồng thời tìm hiểu các nguyên
nhân làm suy giảm chất lượng nước trên sông.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước bằng chỉ số WQI.
- Lập bản đồ phân vùng ô nhiễm.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về huyện Ba Vì
1.1.1. Điều kiện tự nhiên [1]
1.1.1.1. Vị trí địa lý [1]
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, với tổng diện tích 424 km2. Nằm về
phía Tây Bắc và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km theo đường quốc lộ số 32.
Toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng.
Phía đông giáp thị xã Sơn Tây.
Phía nam giáp tỉnh Hòa Bình.

Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh
Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc
lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời cũng từ trung
tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà, theo sông Lô, sông Thao lên Tây
Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc.
Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện
khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ
khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ,
du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Hình 1.1.Bản đồ hành chính huyện Ba Vì
6


1.1.1.2. Địa hình [1]
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành
3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết [1]
Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Chia làm hai mùa rõ rệt mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và
khô hanh.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình
230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60C. Tổng lượng mưa
là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt
trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C,
tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C. Lượng mưa các tháng biến động từ 15mm đến
64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87%, tháng có độ ẩm trung bình thấp
nhất là 81% - 82% vào các tháng 11 và 12, còn tháng 3 và tháng 4 có độ ẩm trung
bình cao nhất là 89%.
Hướng gió chủ yếu trong mùa đông là Đông Bắc và Đông Nam, mùa hạ
hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam. Một hiện tượng thời tiết đáng chú ý là
bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 gây ra gió mạnh và mưa lớn, gây ngập
úng ở vùng đất trũng và gây xói mòn ở vùng đồi gò.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [1]
Với tổng diện tích 424 km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc
Kinh, Mường, Dao) mật độ dân số 625 người trên 1 km2.
Về kinh tế - xã hội (số liệu hết năm 2010): Trong những năm qua, được sự
quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì
đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX
(2005-2010). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản
xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt
16%.

7


+ Nông nghiệp
Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng,
tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là
Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm.
Cơ cấu cây trồng được người dân áp dụng phụ thuộc rất lớn vào lượng nước
tưới sẵn có. Nếu nước được cung cấp đầy đủ vào đúng các thời điểm yêu cầu trong
năm thì cơ cấu cây trồng sẽ là 3 vụ. Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất
nông nghiệp đúng lịch thời vụ, đưa một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh
tế cao vào sản xuất, mở rộng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao, quy hoạch diện tích
sản xuất rau an toàn, quy hoạch khu chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một

trong những thế mạnh của các xã miền núi. Bên cạnh các trung tâm lớn của trung
ương và thành phố, hiện nay trên địa bàn đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn
nuôi vừa và nhỏ. Các trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, bò đã áp dụng
các tiến bộ khoa học tác động tích cực vào sản xuất.
Triển khai các mô hình thâm canh nuôi trồng thủy sản ở đồng Chiêm. Tăng
cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tiếp tục tu bổ, nâng cấp
một số công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương nội đồng, thực hiện việc miễn thuỷ
lợi phí cho nông dân. Tăng cường công tác phòng chống lụt bão, úng và tìm kiếm
cứu hộ, cứu nạn. Thực hiện dự án di dời các hộ dân ở vùng sạt lở khu vực ngoài đê
sông Hồng vào nơi an toàn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã Nông
nghiệp, chăn nuôi. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 -NQ/TU Huyện uỷ Ba Vì
(khóa XVIII) về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 20062010.
+ Công nghiệp
Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm
công nghiệp vừa và nhỏ là Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại chủ yếu sản xuất
bao bì, đồ may mặc, nhà máy sản xuất gạch cung cấp trên địa bàn và các địa
phương lân cận.
Toàn huyện có 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả: tập chung vào nghề
làm nón, chế biến tinh bột, miến dong và chế biến chè búp.

8


+ Du lịch
Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xunh quanh gần như được
bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Đứng trên đỉnh núi Ba Vì
ta có thể quan sát được toàn cảnh non nước của vùng.
Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ Đồng Mô, phía
Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên cảnh trí non nước
hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.

Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ
sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây
Bắc thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là
Vườn quốc gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: núi,
rừng, thác, suối, sông, hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua,
Khoang Xanh - Suối Tiên, hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, khu du lịch Tản Đà,
Thác Đa, hồ Suối Hai, hồ Cẩm Quỳ, rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, đồi cò
Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong
phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ dưỡng.
+ Lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724 ha,
trong đó rừng sản xuất 4.400 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246 ha rừng đặc dụng.
Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên.
Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng,
trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc
gia Ba Vì.
Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học
Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu liệt
kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều
loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai, sưa trắng, sưa đỏ ....
Động vật quý 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy
hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ
nghiêm ngặt.

9


1.2. Tổng quan về sông Tích (Tích Giang) [1]
Sông Tích còn gọi là sông Tích Giang bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì. Đầu nguồn

là các hồ Suối Hai, Đồng Mô. Sông Tích chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
bên bờ phải sông Hồng, qua các huyện và thành phố của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc
địa bàn Hà Nội, là: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương
Mỹ và Mỹ Đức. Sông Tích nhận nước từ sông Bùi tại vị trí cầu Tân Trượng
trên quốc lộ 6 thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ và đổ nước vào sông Đáy tại ngã ba
Ba Thá giáp ranh 3 huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa và Mỹ Đức.
Nằm tròn vẹn trong lòng Hà Nội, sông Tích có nhiệm vụ cấp nước tưới cho
khoảng 16.000 ha đất nông nghiệp thuộc các huyện, thị mà nó chảy qua và thoát lũ
trong mùa mưa. Đồng thời, sông Tích còn cung cấp nước sinh hoạt cho gần một
triệu dân hai bên bờ và góp phần điều hòa môi trường.
Dọc hai bên bờ sông Tích có nhiều địa điểm du lịch văn hóa lịch sử: khu du
lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Hai, làng cổ Đường Lâm, đền Và, thành cổ Sơn Tây, khu
du lịch Đồng Mô, Ao Vua, Khoang xanh. Chiều dài dòng chính của sông Tích là
91 km (tổng chiều dài toàn lưu vực sông Tích là 110 km), diện tích lưu vực
1330 km2. Trên lưu vực sông Tích, có các hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai, hồ Xuân
Khanh góp nước cho con sông. Dòng sông này có rất nhiều tài nguyên thủy sản như
tôm cá, con trai trai, hến, là nguồn đánh bắt, thu nhập của cư dân nông nghiệp
quanh lưu vực sông, sản lượng hằng năm có thể đạt hàng trăm tấn.
Tuy nhiên hiện nay dòng sông Tích của xứ Đoài mộng mơ này đang bị chính
những cư dân của nó làm ô nhiễm, từ các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải, cho
tới nước thải công nghiệp, làm đe dọa nghiêm trọng tới các sinh vật sống trong lưu
vực dòng sông. Điển hình là trước đây dòng sông là nơi sinh sống, phát triển với
mật độ dày do phù sa sông của loài hến, tuy nhiên trong thời gian gần đây do nước
thải, rác thải phía đầu nguồn mà loài này gần như bị hủy diệt.
1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nước
1.3.1. Các chỉ tiêu hóa lý
a. Độ đục
Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li
ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp
chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.

10


b. Độ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công
nghiệp. Màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim
khí như sắt, mangan.
c. Giá trị pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng
đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn,
hòa tan, … Chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo keo, làm mềm, khử
sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường.
d. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra
trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian
trong ngày, vào mùa trong năm. Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (nơi lấy mẫu).
e. TSS (Total Suspended Solids):
Là tổng lượng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ
lửng trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng tổng hoặc hàm lượng chất rắn có khả
năng lắng tụ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.
f. Chloride
Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của
Chloride thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu
chứa 25mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na+.
Tuy nhiên khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa đến
1000mgCl/l. Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại. Về
mặt nông nghiệp Chloride gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng.
g. Sắt

Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu.
Vì thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt.
Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt. Sắt có mùi
tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat hình thành làm nước
trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng. Cũng với lý do
trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng
11


cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm, …Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết
kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân phối nước.
h. Nitrogen-Nitrit (N-NO2-)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các
chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của
nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các
hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi
sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống
ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit không được vượt quá 0,1 mg/l.
i. Nitrogen – Nitrat (N-NO3-)
Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giai
đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở
dạng vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu
nước uống có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do đó trong
nguồn nước cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6mg/l.
k. Ammoniac (N-NH4+)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong
nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh
vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử
trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines
nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu

chuyển trong các đường ống dẫn.
l. Sulfate (SO42- )
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài
cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị
khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate. Nước chảy qua các vùng đất mỏ
mang nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự oxy hóa quặng thiếc,
quặng sắt.
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm
phèn. Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống,
sulfate không được vượt quá 200mg/l.

12


m. Phosphate (P-PO43-)
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa và
thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate phát
triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
n. Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước
thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật.
Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi
hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý nước thải.
p. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hết các chất hữu cơ có trong nước
bằng phương pháp hoá học tạo thành CO2 và H2O, lượng oxy này tương đương với
hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá được xác định khi sử dụng một tác nhân
oxy hoá hoá học mạnh trong môi trường axit.
q. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích

đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa
nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị
ô nhiễm.
1.3.2. Các chỉ tiêu vi sinh [4]
+ Coliform
Coliform được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất lượng nước
uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản, thường tồn tại trong thiên nhiên
và không đặc hiệu cho sự ô nhiễm phân. Tuy nhiên trong nhóm vi khuẩn Coliform
có phổ biến là Escherichia Coli, đây là một loại vi khuẩn thường có trong hệ tiêu
hóa của người.

13


CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích chất lượng môi trường nước sông Tích.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Nghiên cứu từ 10/12/2015 đến 28/1/2016.
+ Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba Vì –
TP Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của hệ thống sông.
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì.
- Tài liệu lưu trữ, chính sách liên quan đến quản lý chất lượng nước.
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm
a. Quan trắc ngoài hiện trường
+ Công tác chuẩn bị:

- Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin về khu vực định lấy mẫu.
- Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết.
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết: kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các
thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường.
- Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu.
- Chuẩn bị nhãn mẫu.
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển.
- Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn khi lấy mẫu.
- Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc.
+ Lấy mẫu:
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT của bộ tài nguyên môi trường về việc quy
định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. [6]
- TCVN 6663 - 1 : 2011. Hướng dẫn lập trương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy
mẫu. [5]
14


Để đánh giá chất lượng sông Tích, tôi đã thực hiện lất mẫu tại 3 vị trí và lấy
làm 2 đợt:
Thời gian lấy mẫu:

Đợt 1 : Ngày 12/12/2015
Đợt 2 : Ngày 3/1/2016

Các địa điểm cụ thể để lấy mẫu:

Hình 2.1. Bản đồ và vị trí lấy mẫu nước sông Tích
Bảng 2.1 : Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
STT


Ký hiệu

Vị trí
Kinh độ

Vĩ độ

1

VT1

105037’02”E

21017’11”N

2

VT2

105042’09”E

21016’23”N

3

VT3

105046’13”E


21015’02”N

Cống Chuốc
xã Suối Hai
Cầu Bã
xã Vật Lại
Cầu Tích Giang xã
Cam Thượng

+ Quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm

15


- Bảo quản và vận chuyển mẫu phải được tuân thủ theo TCVN 6663 - 1:2011.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. [5]
+ Bảo quản mẫu: Mẫu sau khi lấy cần được bảo quản lạnh trong thùng đá ở
nhiệt độ từ l°C đến 5°C, một số chỉ tiêu cần được bảo quản bằng axit. Cụ thể các
điều kiện bảo quản và dụng cụ lưu trữ mẫu cho từng nhóm thông số được liệt kê
trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các phương pháp bảo quản mẫu
STT Phân tích

Chai đựng

Hóa chất

Điều kiện

Thời gian bảo


bảo quản

quản tối đa

o

1

TSS

PE

Lạnh 4 C

4 giờ

2

pH

PE

Không

6 giờ

3

Độ kiềm


PE

Lạnh 4o C

24 giờ

4

Oxy hòa tan
(DO)

Cố định tại chỗ

TT

(Winkler)

6 giờ

5

BOD

PE

Lạnh 4o C

4 giờ


6

COD

PE

Lạnh 4o C

24 giờ

+

7

NH 4

8

NO3-

PE

Lạnh 4o C

24 giờ

9

NO2-


PE

Lạnh 4o C

24 giờ

10

PO43-

TT

Lạnh 4o C

24 giờ

11

Coliform

PE

Lạnh + tối

12
13

Fe
Cu


PE

TT
TT

14

Zn

TT

15

Cl-

PE

H2SO4

Lạnh 4o C

HNO3
HNO3
HNO3

2ml / 1 mẫu

Lạnh 4o C
2ml / 1 mẫu
Lạnh 4o C

2ml/ 1 mẫu
Lạnh 4o C
2ml/ 1 mẫu
Lạnh 4o C

24 giờ

1 tháng
1 tháng
1 tháng
24 giờ

Ghi chú: - PE: Chai polyetylen - TT : Chai thủy tinh
- Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng
không bị hỏng hoặc bị mất một phần mẫu trong khi vận chuyển. Vật liệu bao gói
16


phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc bị vỡ, đặc biệt
là gần các chỗ mở của bình chứa mẫu.
Chú ý :
- Không hút thuốc cạnh mẫu, mẫu không được đặt gần nguồn xả của động cơ.
- Không được để ngón tay hoặc các vật dụng khác chạm vào mặt trong của
bình hoặc nắp bình.
- Mẫu cần được xem xét cẩn thận xem có chứa các vật lớn như lá cây hoặc cát,
phù sa hay không và nếu có thì mẫu phải được đổ bỏ và lấy mẫu mới.
b. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thì nghiệm được thể hiện ở
bảng 2.3
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích thông số trong phòng thí nghiệm

STT Các chỉ tiêu

Phương pháp phân tích (TCVN)

1

COD

Phương pháp Đicromat (TCVN 6491 :1999)

2

BOD5

Phương pháp pha loãng (TCVN 6001-1 : 2008)

3

NH4+

Phương pháp trắc quang (4500 NH3-F, SMWW,1995)

4

PO43-

Phương Pháp trắc phổ (TCVN 6202 : 2008)

5


TSS

Phuơng Pháp khối lượng theo (TCVN 6625 : 2000)

6

Colifom

Phương pháp màng lọc (TCVN 6187-1 : 2009)

7

Clorua (Cl- )

Phương pháp chuẩn độ (TCVN 6194 : 1996)

8

Nitrit (NO2- )

Phương pháp trắc phổ (TCVN 6178 : 1996)

9

Nitrat ( NO3-)

Phương pháp trắc phổ (TCVN 6180:1996 )

10


Fe, Cu, Zn

ICP – MS 7700

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý trên chương trình excel bằng đồ thị.
+ Phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI [3]
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - viết tắt là WQI) là một chỉ số
tổ hợp được tính toán từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công
thức toán học. WQI dùng để mô tả định hướng về chất lượng nước và được biểu
diễn qua một thang điểm. Mục đích của việc sử dụng WQI:
- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách khái quát.
17


- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng
chất lượng nước.
- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu,
trực quan giúp nâng cao nhận thức về môi trường.
a. Tính toán WQI thông số
* WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, NNH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:

× ( BPi+1 –Cp ) + qi+1

WQI SI =

(công thức 1)

Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong

bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
i

qi

BOD5

COD

N-NH4

P-PO4

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Độ
đục

(NTU)

TSS

Coliform

(mg/l)

(MPN/100ml)

1

100

≤4

≤10

≤0.1

≤0.1

≤5

≤20

≤2500

2


75

6

15

0.2

0.2

20

30

5000

3

50

15

30

0.5

0.3

30


50

7500

4

25

25

50

1

0.5

70

100

10.000

5

1

≥50

≥80


≥5

≥6

≥100

>100

>10.000

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong
bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

18


b. Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính toán thông qua giá trị DO
% bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
- Tính giá trị DO bão hòa:

DObão hòa = 14,652 – 0,41022 T + 0,0079910 T2 – 0,000077774 T3
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
- Tính giá trị DO % bão hòa:

DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

WQISI =


×





+qi

(công thức 2)

Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong bảng 2.5
Bảng 2.5. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
i

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

BPi

≤20

20

50

75

88

112

125

150

200

≥200

qi


1

25

50

75

100

100

75

50

25

1

Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.
Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử
dụng Bảng 2.5.
Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử
dụng Bảng 2.5.
Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.

19



c. Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 2.6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH
I

1

2

3

4

5

6

BPi

≤5.5

5.5

6

8.5

9


≥9

qi

1

50

100

100

50

1

Nếu giá trị pH ≤ 5.5 thì WQIpH bằng 1.
Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.6.
Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQIpH bằng 100.
Nếu 8.5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng
bảng 2.6.
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.
d. Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI
được áp dụng theo công thức sau:

WQI 

WQI


pH

100

1 5
1 2

WQI

WQI

WQI


a
b
c
5

2 b 1
 a 1


1/ 3

Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD,
N-NH4, P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.
e. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng
với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

20


Bảng 2.7. Mức đánh giá chất lượng nước
Giá trị WQI
91 - 100
76 - 90

51 - 75

26 - 50

0 - 25

Mức đánh giá chất lượng nước
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Màu
Xanh nước biển

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Xanh lá cây


nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích

Vàng
Da cam

tương đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý

Đỏ

trong tương lai

2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghỉệm.
2.3.1. Xác định tổng chất rắn lơ lửng - TSS (TCVN 6625-2000) [2]
a. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này trình bày phương pháp xác định chất rắn lơ lửng trong nước
thô, nước thải và nước thải qua xử lý bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh. Giới
hạn dưới của phép xác định là khoảng 2 mg/l.
b. Nguyên tắc:
Lọc mẫu qua cái lọc sợi thủy tinh. Sấy cái lọc ở 105oC và lượng cặn được xác
định bằng cách cân.
c. Quy trình tiến hành :
- Sấy giấy lọc trong 1050C trong 8h.
- Để nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân giấy lọc được khối lượng m1 (mg).
- Lọc l00ml mẫu nước qua giấy lọc đã xác định khối lượng.
- Sau khi lọc xong để ráo giấy lọc.
- Dùng kẹp (không dùng tay) đưa miếng giấy lọc vào sấy ở 105°C trong 8h.

- Lấy giấy lọc ra để vào bình hút ẩm, rồi cân giấy lọc được khối lượng m2
(mg).

21


d. Tính kết quả
TSS (mg/l) =

(

)

× 1000

Trong đó:
m1

: Khối lượng ban đầu của giấy lọc trước khi lọc (mg)

m2

: Khối lượng của giấy lọc sau khi lọc (mg)

V

: Thể tích mẫu nước đem lọc (ml)

1000 : Hệ số đổi thành 1 lít
2.3.2. Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ Đicromat (TCVN 6491:

1999) [2]
a. Phạm vi áp dụng:
- Đối với nước có COD từ 30 – 700 mg/l
- Nếu giá trị COD vượt quá 700 mg/l mẫu cần được pha loãng
- Giá trị COD từ 300 – 600 mg/l và hàm lượng Cl- <1000 mg/l thì phép phân
tích đạt độ chính xác cao nhất.
b. Nguyên tắc
CxHyOz + Cr2O72- + H+ → CO2 + H2O + Cr3+
Cr2O72- + Fe2+ + H+ → Cr3+ + Fe3+ + H2O
- Chỉ thị feroin
- Dung dịch chuyển từ màu xanh lục sang nâu đỏ
c. Quy trình tiến hành :
- Mẫu được để cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi phân tích.
- Lắc đều mẫu trước khi phân tích.
+ Phá mẫu:
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm có nắp đậy. Hút 2ml mẫu môi trường vào ống
nghiệm, thêm 1ml dung dịch K2Cr207/HgS04 và 3ml dung dịch AgS04/H2S04. Đậy và
vặn chặt nắp ống nghiệm, lắc đều, rửa sạch bên ngoài bằng nước cất và lau khô.
- Bật bộ phá mẫu COD, gia nhiệt đến 150°C.
- Tiến hành làm tương tự với mẫu trắng. Thay 2 ml mẫu môi trường.
22


- Đặt ống nghiệm đựng mẫu và mẫu trắng vào bộ phá mẫu COD đã được gia
nhiệt tới 150°C và đặt thời gian 2 giờ.
- Tắt nguồn điện bộ phá mẫu, đợi khoảng 20 phút để mẫu nguội xuống khoảng
120°C hoặc ít hơn.
- Đảo ngược ống nghiệm vài lần khi vẫn còn ấm, đặt lên giá và đợi tới khi ống
nghiệm trở về nhiệt độ phòng.
+ Chuẩn độ:

- Sau khi phá, lấy mẫu ra, để nguội và chuyển toàn bộ dung dịch trong hai ống
nghiệm vào trong bình tam giác l00ml, tráng rửa ống nghiệm và thêm nước cất đến
khoảng 30ml.
- Thêm 2-3 giọt chỉ thị feroin, lắc đều.
- Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn muối Morh, khi dung dịch chuyển
từ màu xanh lục sang màu đỏ nâu thì dừng lại, ghi thể tích tiêu tốn.
- Với mẫu trắng tiến hành làm tương tự.
d. Tính kết quả :
COD =

(

).

.

.

(mgO2/l)

Trong đó :
- V1 : mlmuối Morth tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu môi trường
- V2 : mlmuối Morth tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng
- CN : muối Morth
- V : V thể tích mẫu
2.3.3. Xác định NO3- bằng phương pháp trắc quang dùng thuốc thử axit
sunfosalixylic (TCVN 6180-1996) [2]
a. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng ion nitrat đối với
mẫu nước thô và nước sinh hoạt, các mẫu nước có hàm lượng NO3- nằm trong

khoảng 0,2 mgN/l – 25 mgN/l.

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×