Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần đại tín chi nhánh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.7 KB, 23 trang )

Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài thực tập
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh tiền tệ đóng vai trò rất quan
trọng, tác động đáng kể đến hoạt động của các thành phần kinh tế. Một hệ thống Ngân
hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính
luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị
đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Đặc biệt, với xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài
chính đã tạo ra cơ hội cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động về mặt địa lý và hạn
chế được những tổn thất do sự thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Đây là lĩnh vực đầy
tiềm năng và luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nền kinh tế. Tuy nhiên, gắn liền
với khả năng thu lợi nhuận cao bao giờ cũng xuất hiện những rủi ro tiềm tàng với nó. Rủi
ro và lợi nhuận bao giờ cũng chứa đựng trong bản thân chúng hai nghịch lý đó là: lợi
nhuận cao thì rủi ro cao và ngược lại. Đó là thực trạng chung trong kinh doanh và hoạt
động Ngân hàng cũng không ngoại lệ, nhất là trong nghiệp vụ tín dụng – nghiệp vụ kinh
doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bởi trên thực
tế, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn và đóng góp quan trọng
vào lợi nhuận của Ngân hàng.
Tuy nhiên hiên nay do tình hình kinh tế khó khăn, do ảnh hưởng của lạm phát mà rất
nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi
nhuận cũng như rủi ro tín dụng Ngân hàng.
Vậy nên, một khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây tổn thất không nhỏ cho Ngân hàng
trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn. Nghiêm trọng hơn, rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có
biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội của một nước và có thể lan rộng sang quy mô quốc tế. Chính vì
vậy, việc xây dựng hữu hiệu một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động của Ngân hàng. Việc đánh giá đúng
thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu
cầu cấp thiết.


Nhận thấy được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước do rủi ro tín dụng
Ngân hàng gây ra, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đại Tín – Chi nhánh Đồng Tháp” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu thực tập
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp từ đó đề ra giải pháp giúp phòng ngừa và hạn chế
rủi ro trong việc cấp tín dụng của Ngân hàng.


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu tổng quan về Ngân hàng, về bộ phận thực tập.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu về công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, những biện pháp
thực tế mà Ngân hàng đã và đang áp dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp giúp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và thiệt hại trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.
1.3. Phạm vi thực tập
- Thời gian thực tập: Từ ngày 01/07/2012 đến 01/08/2012.
- Nơi thực tập : Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.
- Địa chỉ : Số 1B1-2B1 KDC Chợ Mỹ Trà, Phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, Đồng
Tháp.
- Bài tập thực tiễn:
Ông Lê Vũ Thanh ngụ ấp 4, xã Mỹ An, huyện Tháp Mười đến ngân hàng xin được cấp
hạn mức tín dụng trong thời gian 12 tháng với mức dư nợ cao nhất là 400 triệu đồng với
hồ sơ gồm: Đơn xin vay vốn, Phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mua bán lúa
gạo, Bản photocopy Hộ khẩu và CMND các thành viên từ 18 tuổi trở lên đồng sở hữu, 2
Giấy CNQSĐ diện tích 1.000m2 và 15.950m2 cùng tọa lạc tại xã Mỹ An, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Yêu cầu: Nếu là một cán bộ tín dụng của ngân hàng bạn có đồng ý cấp hạn mức tín dụng
cho ông Thanh và hướng dẫn ông Thanh làm hồ sơ như thế nào?
1.4. Phương pháp nghiên cứu, thực tập
1.4.1. Phương pháp thực tập
- Phương pháp lắng nghe: lắng nghe các anh chị CBTD tư vấn, tiếp nhận hồ sơ vay
của khách hàng và hướng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết khi vay vốn để
học hỏi cách giao tiếp với khách hàng.
- Phương pháp hỏi: hỏi các anh chị hướng dẫn về các vấn đề còn thắc mắc, chưa rõ
khi xem anh chị giải quyết hồ sơ cho vay. Đồng thời, hỏi cán bộ hướng dẫn về cách thức
viết hồ sơ, lưu hồ sơ vào sổ,...để giúp các anh chị hoàn tất hồ sơ nhanh chóng.
- Phương pháp giao tiếp: khi có khách hàng đến thì hỏi khách hàng ở đâu và hướng
dẫn khách hàng đến gặp CBTD phụ trách địa bàn đó; nếu CBTD không có mặt thì có thể
cho khách hàng bộ hồ sơ để vay lại hoặc nhận hồ sơ và xin số điện thoại của khách hàng
để khi hoàn tất hồ sơ thì gọi khách hàng đến nhận tiền, hướng dẫn khách hàng ký tên vào
hồ sơ,…
- Phương pháp quan sát: quan sát quy trình giải quyết hồ sơ tín dụng của các anh chị
CBTD như thế nào để học hỏi.
1.4.2. Phương pháp thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

- Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin: thu thập thông tin từ trang web của
Ngân hàng TMCP Đại Tín, từ các quy định, các báo cáo của Ngân hàng TMCP Đại Tín –
Chi nhánh Đồng Tháp để tìm hiểu tổng quan về Ngân hàng, về bộ phận thực tập.
- Phương pháp thu thập số liệu: ghi chép những thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn mà
khách hàng cung cấp cho Ngân hàng để phục vụ cho bài tập thực tiễn.
- Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo bảng giá đất công bố hàng năm của
UBND tỉnh để có cơ sở định giá tài sản đảm bảo. Đồng thời, tham khảo sổ tay tín dụng
của Ngân hàng và quyết định 29/2009/QĐ-HĐQTđể tìm hiểu rõ hơn về quy trình tín

dụng, quy trình kiểm soát khoản vay.
- Phương pháp giải quyết bài tập thực tiễn:
+ Đi công tác cùng cán bộ hướng dẫn để học hỏi về phương pháp thẩm định trước
khi cho vay. Dựa vào đó để biết cách phân tích, thẩm định khách hàng.
+ Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá để phân tích khách hàng, phân tích
những rủi ro làm cơ sở để đưa ra quyết định.
+ Sử dụng phương pháp quy nạp và phương pháp suy luận logic để ra quyết định
cuối cùng là có nên cho khách hàng đó vay vốn hay không.
 Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp tự luận để đề xuất các giải pháp
giúp phòng ngừa rủi ro trong cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng
Tháp .


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

PHẦN 2: NỘI DUNG CHI TIẾT THỰC TẬP
2.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN-CHI
NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Tín Đồng Tháp với tên giao dịch GREAT
TRUST JOINT STOCK COMMERCIAL BANK of Dong Thap Province Branch có trụ
sở tại số 1B1-2B2,đường số 5,khu dân cư chợ Mỹ Trà , phường Mỹ Phú,Thành Phố Cao
Lãnh. Cũng như các chi nhánh/PGD khác của TRUSTBank trên toàn quốc, chi nhánh
TRUSTBank Đồng Tháp sẽ cung cấp nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm tiết kiệm linh
hoạt và tín dụng tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân (như vay mua nhà, vay mua
xe, vay kinh doanh, vay du học...). Đối với khách hàng Doanh nghiệp, TRUSTBank
Đồng Tháp sẽ cung ứng các sản phẩm dịch vụ trọn gói như: cho vay, bao thanh toán, bảo
lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế...Mạng lưới giao dịch đã được mở rộng ,
ngoài trụ sở chính Chi Nhánh TRUSTBank Đồng Tháp còn có một quỹ tiết kiệm Hùng
Vương tại Thành Phố Cao Lãnh, phòng giao dịch ở Thị Xã Sa Đéc hiện đang ở quá trình
chuẩn bị và sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay.

Ngân hàng TMCP Đại Tín – Chi nhánh Đồng Tháp được kết nối trực tuyến với Hội sở,
tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trong hệ thống của TRUSTBank
để giúp khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền và sử dụng dịch vụ của TRUSTBank một
cách thuận tiện và nhanh chóng nhất
Sau gần 4 năm hoạt động Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Tín Chi Nhánh
Tỉnh Đồng Tháp đã tự khẳng định vị trí của mình trong thị trường tài chính tiền tệ Thành
Phố Cao Lãnh.Nhờ những nổ lực đổi mới theo định hướng của Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Đại Tín ,Chi nhánh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Tín đã tổ chức được
mô hình tổ chức phù hợp,phát huy thế mạnh ,mở rộng mạng lưới hoạt động góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.Trong quá trình hoạt động của mình Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Tín Chi Nhánh tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những kết
quả như : Tăng trưởng tín dụng đúng mục tiêu ,nhiệm vụ phát triển xã hội của ngành và
địa phương ,chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước ,từng
bước đưa hoạt động của chi nhánh đi vào ổn định và đầu tư vốn kịp thời cho khách hàng.
Đến nay Chi Nhánh Đồng Tháp đã từng bước khẳng định mình trước nghành ,việc cho
vay đúng mục đích dẫn đến các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả .Điều đó
làm cho chữ tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển
Ngân Hàng phù hợp với mục tiêu kinh tế của Đảng và Nhà Nước đề ra.
2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đại Tín Đồng Tháp


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Hình 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC
Nhân sự ,chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Tổng số cán bộ tính đến ngày 2/3/2012 là 30. Trong đó ,trình độ trên đại học ,đại học ,cao
đẳng chiếm 77%. Đa số cán bộ công nhân viên có tuổi đời còn trẻ dưới 35 tuổi chiếm
80% ,có khả năng giao tiếp thu hút kiến thức khoa học công nghệ, kỹ thuật mới ,nhiệt
tình trong công tác có ý chí phấn đấu vì sự nghiệp chung của nghành.
Các sản phẩm hiện có của Ngân hàng TMCP Đại Tín – Chi nhánh Đồng Tháp.

1. Sản phẩm tiền gửi:
+ Nhận tiền gửi loại không kỳ hạn, có kỳ hạn;
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều thể thức đa dạng, phong phú lãi suất hấp dẫn;
+ Huy động kỳ phiếu, trái phiếu,...
2. Sản phẩm tín dụng:
+ Thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn;
+ Cho vay cầm cố kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác;
+ Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán, thấu chi qua thẻ ATM;
+ Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, mua sắm phương tiện đi lại;
+ Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card;
+ Mở tài khoản và phát hành thẻ ATM cho khách hàng vay vốn.
3. Dịch vụ thanh toán:
+ Mở tài khoản thanh toán cho tổ chức, cá nhân;
+ Thực hiện chi trả lương cho cán bộ viên chức, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã
hội qua tài khoản thẻ ATM;


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

+ Chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh Western Union, chi trả kiều hối;
+ Thanh toán quốc tế, thanh toán L/C;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán hóa đơn, nhờ thu tự động, thu ngân sách Nhà
nước.
4. Sản phẩm thẻ:
+ Thẻ ghi nợ nội địa ;
+ Thẻ ghi nợ quốc tế Visa, Master Card;
+ Bán thẻ điện thoại trả trước, nạp tiền ví điện tử VnMart bằng tin nhắn SMS.
5. Sản phẩm bảo lãnh:
+ Bảo lãnh dự thầu;
+ Bảo lãnh vay vốn;

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
+ Bảo lãnh thanh toán;
+ Các loại bảo lãnh khác.
6. Các dịch vụ khác:
+ Mua bán, thu đổi ngoại tệ;
+ Đại lý cung cấp dịch vụ chứng khoán;
+ Đại lý bán vé máy bay;
+ Đại lý bán bảo hiểm;
+ Nhận các dịch vụ về ngân quỹ, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền bạc, đá
quý, giấy tờ có giá,...
- Chiến lược kinh doanh
Trustbank tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò Ngân hàng thương mại bán lẽ hàng
đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài
chính, tiền tệ trong mọi lĩnh vực.
.- Định hướng phát triển
Trustbank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng “Tập đoàn
tài chính - Ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị
trường tài chính khu vực và thế giới” với phương châm “ Nơi của niềm tin và thành đạt”.
2.2. Tìm hiểu về phòng Kinh doanh
- Vai trò, nhiệm vụ
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề
xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư
tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu
thông và tiêu dùng.


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện
pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
+ Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước
ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các
tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng
thời theo dõi, đánh giá, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục.
+ Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh
Đại Tín trực thuộc trên địa bàn.
- Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động tín dụng,
bảo lãnh trong nước, đầu tư ngắn hạn - dài hạn, mở rộng thị trường, nghiên cứu đề xuất
cải tiến thủ tục vay tạo thuận lợi cho khách hàng nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh an
toàn, hiệu quả của Ngân hàng.
- Cơ cấu
Gồm 01 trưởng phòng, 01 tổ trưởng cùng 04 CBTD phụ trách địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
Trưởng phòng
Tổ trưởng
CBTD

CBTD

CBTD

CBTD

Hình 2.2: Cơ cấu phòng Kinh Doanh Nhân hàng Đại Tín Đồng Tháp.
- Tình hình hoạt động trong giai đoạn gần đây

Trong năm 2011 các CBTD của Đại Tín Đồng Tháp đã hoạt động tích cực và hiệu
quả, hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu được giao: tổng nguồn vốn huy động đạt 105% so
với năm 2010, tổng dư nợ đạt 136% đặc biệt là tình hình nợ xấu ở mức rất thấp
(0,65%/Tổng dư nợ). Kết quả tài chính đạt 163% so với năm 2010 đảm bảo đủ chi lương
12 tháng cho cán bộ viên chức và 01 tháng lương năng suất, vượt chỉ tiêu đã đề ra.
2.3. Nghiên cứu thực tế về giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đại Tín – CN Đồng Tháp.
2.3.1. Quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay trên lý thuyết


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Theo quyết định 29/2009/QĐ-HĐQT quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá
nhân trong hệ thống Ngân hàng Đại Tín như sau:
A. KIỂM TRA TRƯỚC KHI CHO VAY
Khi tiếp xúc với khách hàng, các CBTD cần thu thập những thông tin cơ bản sau:
a. Tên, địa chỉ, CMND, sổ hộ khẩu, số thành viên trong gia đình, nhân thân người
đại diện chủ hộ;
b. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt động;
c. Năng lực quản lý, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh;
d. Tình hình thu nhập và tiềm lực tài chính;
e. Khả năng sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của NH TMCP Đại Tín- CN Đồng
Tháp;
g. Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ,...
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, CBTD chọn lọc các thông tin đồng thời khai
thác thông tin từ CIC, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để làm cơ sở đánh giá, phân
tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
a. Thẩm định hồ sơ pháp lý (CMND, sổ hộ khẩu, các mối quan hệ gia đình).

b. Xác định chủ thể quan hệ vay vốn (tư cách, đạo đức và địa vị pháp lý; trình độ và
kinh nghiệm quản lý/kinh doanh đã trải qua; tác phong và uy tín trong quan hệ với các
thành viên trong gia đình cũng như với đối tác trong quá trình kinh doanh).
c. Đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng
vay hoặc người đại diện (bệnh tật, lý lịch nhân thân,...).

Thẩm định mục đích vay vốn
a. Xem xét tính hợp pháp của mục đích vay vốn và có phù hợp với ngành nghề đã
ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
Trường hợp mục đích vay vốn không vi phạm các danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm
kinh doanh theo qui định của pháp luật nhưng ngành nghề kinh doanh chưa được đăng
ký/cấp phép (nếu có) thì hướng dẫn khách hàng đăng ký bổ sung hoặc xin phép kinh
doanh (nếu phải cấp giấy phép) trước khi vay vốn. Nếu không đáp ứng được thì không
cho vay.
Đối tượng vay vốn phải được thể hiện cụ thể, chi tiết về số lượng, giá trị (chi phí
mua sắm,...) trên giấy đề nghị vay vốn hoặc dự án đầu tư.
b. Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ: mục đích vay vốn phải đảm bảo phù
hợp với quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của
Ngân hàng TMCP Đại Tín.

Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của phương án sản xuất kinh
doanh


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

a. Phân tích, đánh giá tình hình của khách hàng trước khi thực hiện phương án sản
xuất kinh doanh nhằm tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan như:
+ Lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với hiện tại và tương lai; phù hợp quy hoạch?
+ Chủng loại sản phẩm, dịch vụ dùng cho đối tượng nào tiêu thụ là chủ yếu?

+ Khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh?
+ Cơ cấu tổ chức và quản lý, thiết bị, công nghệ.
+ Kết quả kinh doanh các năm trước liền kề.
b. Thẩm định phương án vay vốn:
Tuỳ theo các phương án sản xuất kinh doanh, khi thẩm định sẽ xem xét đánh giá chi
tiết, cụ thể trên các phương diện sau:
+ Phương diện kỹ thuật (tính tiên tiến của máy móc thiết bị, công nghệ; công suất
thiết kế/sử dụng; giá thành dự kiến; quy hoạch; các định mức kinh tế kỹ thuật khác;...);
+ Phương diện thị trường (số lượng, giá cả nguyên liệu đầu vào, đầu ra; chất lượng,
thương hiệu sản phẩm, khả năng tiêu thụ; khả năng cạnh tranh;...);
+ Phương diện tài chính (tổng mức đầu tư - chi phí; vốn tự có bằng tiền, tài sản, công lao
động; tổng nhu cầu vốn vay trong đó: ngắn hạn, trung dài hạn; tổng thu nhập - dòng tiền vào;
thời điểm có nguồn thu; dự kiến vòng đời dự án; nguồn trả nợ;...);
+ Phương diện đội ngũ người quản lý, lao động (số lượng, cơ cấu; trình độ tay
nghề/chuyên môn; năng lực quản trị, điều hành; kinh nghiệm trong sản xuất);
+ Phương diện lợi ích kinh tế - xã hội (tạo việc làm, cung ứng sản phẩm hàng hoá cho
nền kinh tế/xuất khẩu; tác động liên quan đến an ninh quốc phòng;...);
+ Phương diện môi trường (tác động của dự án, phương án đến môi trường, các biện
pháp phòng ngừa, khắc phục);
+ Phương diện rủi ro và biện pháp phòng ngừa (các biện pháp khắc phục nếu giá cả
không đáp ứng như dự kiến; tài sản bảo đảm hư hỏng, mất giá trị;...).
c. Các cơ sở/căn cứ chủ yếu để thẩm định phương án vay:
+ Kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng.
+ So sánh với các định mức kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến.
+ Số liệu trong các báo cáo tài chính hoặc sổ sách ghi chép chi phí, thu nhập.
+ Nguồn thông tin đại chúng, tài liệu từ các hội thảo chuyên đề.
+ Quy hoạch phát triển và các chính sách của Chính phủ, của địa phương.

Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng
a. Áp dụng phương pháp kiểm tra, thẩm định: so sánh, phân tích, đánh giá các tài

liệu, số liệu giữa các thời kỳ, điều tra khảo sát từ các cơ quan chức năng,…
b. Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng (vốn tự có; doanh thu và lợi nhuận từ
sản xuất kinh doanh trong quá khứ, dự kiến trong tương lai; các nguồn thu chủ yếu; tình
hình tài sản, tư liệu sản xuất; vòng quay vốn;…).


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Đối với người hưởng lương, trợ cấp xã hội cần xác định rõ mức lương, phụ cấp; tính
ổn định, thường xuyên của thu nhập; mức chi tiêu thường xuyên cho cá nhân, gia đình
hàng tháng, hàng năm; các nguồn trả nợ khác ngoài lương.
Từ kết quả trên, CBTD có thể đánh giá được khả năng quản lý, tình hình tài chính,
vốn tự có tham gia phương án, khả năng thanh toán nợ của khách hàng,...

Thẩm định về bảo đảm tiền vay
a. Trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản:
Căn cứ danh mục các tài sản bảo đảm của khách hàng, CBTD tiến hành:
+ Kiểm tra hồ sơ giấy tờ tài sản bảo đảm, xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản bảo đảm, tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ đó.
+ Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm (số lượng, chất lượng).
+ Khả năng thu hồi nợ nếu phải xử lý tài sản bảo đảm (dễ/khó phát mại; mức độ rủi
ro vốn vay).
+ Xác định giá trị tài sản bảo đảm để làm căn cứ xác định mức cho vay (việc xác
định giá trị tài sản bảo đảm phải thể hiện bằng biên bản định giá và định kỳ cần có sự xác
định lại làm cơ sở quản lý nợ và trích lập dự phòng rủi ro).
Trường hợp có thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo lãnh thì phải
đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của bên thứ ba và khả năng
thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh.
b. Trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
Đối với các khách hàng được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định

của Chính phủ: thực hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn
của Ngân hàng TMCP Đại Tín.
B. KIỂM TRA TRONG KHI CHO VAY

Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng,
chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản CBTD tiếp nhận
lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối.
Nếu đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện nhập các thông tin cần thiết vào hệ
thống Smartbank (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc - lãi, mức lãi suất cho vay, kỳ hạn nợ cuối
cùng,...) và phối hợp cùng bộ phận kế toán thực hiện giải ngân.
Trưởng phòng kinh doanh phê duyệt các thông tin cập nhật vào hệ thống. Người phê
duyệt có trách nhiệm kiểm tra lại tính đầy đủ chính xác các thông tin mà CBTD đã cập
nhật trước khi phê duyệt.

Tạo tài khoản vay và giải ngân tiền vay
CBTD chuyển hồ sơ đề nghị giải ngân sang phòng Kế toán


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Nhận được hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có) giao dịch viên tiến hành
kiểm tra khoản vay trên hệ thống Smartbank bảo đảm sự khớp đúng thông tin về khách
hàng, thông tin về tài sản đảm bảo, thông tin về khoản vay giữa số liệu trên core và hồ sơ
thực tế.
Thực hiện giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại Trustbank.
Trường hợp khách hàng chưa có tài khoản thanh toán, giao dịch viên hướng dẫn khách
hàng làm thủ tục mở tài khoản trước khi giải ngân
Giao dịch viên giao 01 bản chứng từ giải ngân tiền vay cho CBTD lưu giữ.
C. KIỂM TRA SAU KHI CHO VAY

Hàng ngày các CBTD đều kiểm tra việc phân loại các nhóm nợ trong danh mục cho
vay của mình, nếu thấy có khoản nợ gốc, lãi nào sắp đến hạn thì gọi điện nhắc nhở khách
hàng trả nợ cho đúng hạn.
Sau khi giải ngân, CBTD kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay
của khách hàng.
a. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát; quá trình trả nợ (bao gồm
gốc, phí và lãi); các dấu hiệu bất thường của khách hàng, CBTD thực hiện kiểm tra sau
khi cho vay với các nội dung sau:
+ Kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả của phương án, dự án vay vốn.
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thoả thuận.
+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng (khi nhận các báo cáo tài chính) hoặc
tình hình tài chính của dự án, phương án vay vốn.
+ Kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi.
+ Kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm (biến động, giảm giá, hư hỏng,...). Xác định lại
giá trị tài sản bảo đảm.
+ Kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng.
b. Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên:
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ.
+ Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm.
+ Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3, 4, 5).
c. Kết quả kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cơ sở để phân
loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định. Việc kiểm tra sau khi cho vay được
lập thành biên bản và lưu cùng hồ sơ tín dụng.
2.3.2. Quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay thực tế tại Ngân hàng
A. KIỂM TRA TRƯỚC KHI CHO VAY

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
a. Thẩm định hồ sơ pháp lý (CMND, sổ hộ khẩu, các mối quan hệ gia đình).



Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

b. Xác định chủ thể quan hệ vay vốn (tư cách, đạo đức và địa vị pháp lý; trình độ và
kinh nghiệm quản lý/kinh doanh đã trải qua; tác phong và uy tín trong quan hệ với các
thành viên trong gia đình cũng như với đối tác trong quá trình kinh doanh).
c. Đánh giá năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng
vay hoặc người đại diện (bệnh tật, lý lịch nhân thân,...).

Thẩm định mục đích vay vốn
a. Xem xét tính hợp pháp của mục đích vay vốn và có phù hợp với ngành nghề đã
ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có). Nếu ngành nghề kinh doanh chưa
được đăng ký/cấp phép (nếu có) thì hướng dẫn khách hàng đăng ký bổ sung hoặc xin
phép kinh doanh trước khi vay vốn. Nếu không đáp ứng được thì không cho vay.
Đối tượng vay vốn phải được thể hiện cụ thể, chi tiết về số lượng, giá trị (chi phí
mua sắm,...) trên giấy đề nghị vay vốn hoặc dự án đầu tư.
b. Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ: mục đích vay vốn phải đảm bảo phù
hợp với quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN Việt Nam.

Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của phương án sản xuất kinh
doanh
a. Phân tích, đánh giá tình hình của khách hàng trước khi thực hiện phương án sản
xuất kinh doanh nhằm tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan như:
+ Lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với hiện tại và tương lai; phù hợp quy hoạch?
+ Chủng loại sản phẩm, dịch vụ dùng cho đối tượng nào tiêu thụ là chủ yếu?
+ Khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh?
+ Cơ cấu tổ chức và quản lý, thiết bị, công nghệ.
+ Kết quả kinh doanh các năm trước liền kề.
b. Thẩm định phương án vay vốn:
Tuỳ theo các phương án sản xuất kinh doanh, khi thẩm định sẽ xem xét đánh giá chi
tiết, cụ thể trên các phương diện sau:

+ Phương diện thị trường;
+ Phương diện tài chính;
+ Phương diện đội ngũ người quản lý, lao động;
+ Phương diện lợi ích kinh tế - xã hội;
+ Phương diện môi trường;
+ Phương diện rủi ro và biện pháp phòng ngừa.

Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng
Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng (vốn tự có; doanh thu và lợi nhuận từ
sản xuất kinh doanh; các nguồn thu chủ yếu, thường xuyên; tình hình tài sản;...).


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Đối với người hưởng lương, trợ cấp xã hội cần xác định rõ mức lương, phụ cấp; tính
ổn định, thường xuyên của thu nhập; mức chi tiêu thường xuyên cho cá nhân, gia đình
hàng tháng, hàng năm; các nguồn trả nợ khác ngoài lương.

Thẩm định về bảo đảm tiền vay
Căn cứ danh mục các tài sản bảo đảm của khách hàng, CBTD tiến hành:
+ Kiểm tra hồ sơ giấy tờ tài sản bảo đảm, xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản bảo đảm, tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ đó.
+ Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm (số lượng, chất lượng).
+ Khả năng thu hồi nợ nếu phải xử lý tài sản bảo đảm (dễ/khó phát mại; mức độ rủi
ro vốn vay).
+ Xác định giá trị tài sản bảo đảm để làm căn cứ xác định mức cho vay.
Trường hợp có thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo lãnh thì phải
đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của bên thứ ba và khả năng
thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh.
B. KIỂM TRA TRONG KHI CHO VAY


Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân
a. Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công
chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản CBTD
tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối.
Nếu đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện nhập các thông tin cần thiết vào hệ
thống Smartbank (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc - lãi, mức lãi suất cho vay, kỳ hạn nợ cuối
cùng,...) và phối hợp cùng bộ phận kế toán thực hiện giải ngân.
b. Trường hợp hợp đồng tín dụng được giải ngân từ 02 lần trở lên hoặc cho vay theo
phương thức hạn mức tín dụng thì lập thêm giấy nhận nợ cho mỗi lần nhận nợ.

Giải ngân tiền vay
Nhận được hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có) giao dịch viên tiến hành
kiểm tra hồ sơ vay vốn theo danh mục quy định của NH TMCP Đại Tín- CN Đồng Tháp
và kiểm tra các yếu tố pháp lý trên hồ sơ vay vốn, phiếu nhập kho, hợp đồng gửi giữ tài
sản bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản):
+ Trường hợp chưa đầy đủ hoặc thiếu yếu tố pháp lý trên hồ sơ vay vốn, chứng từ
giải ngân sẽ tạm dừng giải ngân, đồng thời yêu cầu CBTD bổ sung đầy đủ danh mục, các
yếu tố pháp lý của hồ sơ vay vốn theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ, bảo đảm các yếu tố pháp lý,
giao dịch viên tiến hành nhập đầy đủ các thông tin của khoản vay đã được phê duyệt vào
màn hình giải ngân và thực hiện giải ngân. Trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng
ký nhận trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng.
C. KIỂM TRA SAU KHI CHO VAY


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Hàng ngày các CBTD đều kiểm tra việc phân loại các nhóm nợ trong danh mục cho
vay của mình, nếu thấy có khoản nợ gốc, lãi nào sắp đến hạn thì gọi điện nhắc nhở khách

hàng trả nợ cho đúng hạn.
Sau khi giải ngân, CBTD kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay
của khách hàng.
a. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát; quá trình trả nợ (bao gồm
gốc, phí và lãi); các dấu hiệu bất thường của khách hàng, CBTD thực hiện kiểm tra sau
khi cho vay với các nội dung sau:
+ Kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả của phương án, dự án vay vốn.
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thoả thuận.
+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng (khi nhận các báo cáo tài chính) hoặc
tình hình tài chính của dự án, phương án vay vốn.
+ Kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi.
+ Kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm (biến động, giảm giá, hư hỏng,...). Xác định lại
giá trị tài sản bảo đảm.
+ Kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng.
b. Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên:
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ.
+ Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm.
+ Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3, 4, 5).
c. Kết quả kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cơ sở để phân
loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định. Việc kiểm tra sau khi cho vay được
lập thành biên bản và lưu cùng hồ sơ tín dụng.
2.3.3.Nhận xét
- Điểm giống:
+ Quy trình tín dụng thực tế được tiến hành theo trình tự như quy trình tín dụng trên
văn bản.
+ Các căn cứ để được xét dyệt cho vay thực tế giống với những yêu cầu của quy trình
tín dụng trên văn bản.
- Điểm khác:
+Những dự án sản xuất kinh doanh lớn và phức tạp sẽ được cán bộ tín dụng hổ trợ
khách hàng lập dựa trên sự trao đổi trực tiếp với khách hàng và quá trình thẩm định thực

tế chứ không phải do khách hàng tự lập. Điều này giúp cho dự án sản xuất kinh doanh
được hoàn chỉnh hơn, giúp cho khách hàng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao hơn.
+ Sau khi khách hàng nhận vốn vay, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định về việc sử dụng vốn
vay xem khách hàng có thực sự sử dụng vốn vay đúng mục đích, yêu cầu khách hàng bổ
sung các hóa đơn, biên nhận về việc mua các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

kinh doanh. Điều này là điểm hoàn thiện thêm của quy trình tín dụng trên văn bản nhằm
nâng cao hiệu quả tín dụng.
2.4. Thực hành nghiệp vụ phân tích khách hàng
2.4.1 Tình huống thẩm định thực tế
Ông Lê Vũ Thanh ngụ ấp 4, xã Mỹ An, huyện Tháp Mười đến ngân hàng xin được cấp
hạn mức tín dụng trong thời gian 12 tháng với mức dư nợ cao nhất là 400 triệu đồng với
hồ sơ gồm: Đơn xin vay vốn, Phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mua bán lúa
gạo, Bản photocopy Hộ khẩu và CMND các thành viên từ 18 tuổi trở lên đồng sở hữu, 2
Giấy CNQSĐ diện tích 1.000m2 và 15.950m2 cùng tọa lạc tại xã Mỹ An, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Yêu cầu: Nếu là một cán bộ tín dụng của ngân hàng bạn có đồng ý cấp hạn mức tín dụng
cho ông Thanh và hướng dẫn ông Thanh làm hồ sơ như thế nào?
2.4.2 Phương án giải quyết tình huống

Cơ sở lý thuyết đưa ra phương án
Căn cứ vào quy trình phân tích và thẩm định khách hàng trước khi cho vay tại Quyết
định số 1000/2011/QĐ-TGĐ ngày 06/7/2011 và bảng giá đất được quy định tại Quyết
định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp quy định giá
các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2012.
 Nội dung phương án
Bước 1: Tiếp nhận đơn xin vay vốn và dự án sản xuất kinh doanh của ông Thanh. Trao

đổi trực tiếp với ông Thanh về số tiền vay, mục đích vay vốn, thời hạn vay và phương án
sản xuất kinh doanh cán bộ tín dụng thu thập được các thông tin như sau:
- Ông có nhu cầu vay 500 triệu đồng với phương thức cho vay là hạn mức tín dụng.
- Thời hạn vay ông yêu cầu là trong 12 tháng.
- Ông vay vốn để đi ghe mua bán lúa gạo.
- Ông có 2 ghe 45 tấn để dùng đi mua bán lúa gạo, có nhiều năm kinh nghiệm trong
việc mua bán lúa gạo và có giấy phép kinh doanh mua bán lúa gạo.
Sau khi ghi nhận những thông tin ông cung cấp cán bộ tín dụng sẽ hẹn ngày để đến
thẩm định.
Bước 2: Xem xét dự án ông Thanh đưa ra như sau:
- Về phương diện kỹ thuật:
+ Máy móc thiết bị hiện có: 2 ghe 45 tấn, 2 máy chạy ghe còn hoạt động tốt.
+ Kinh nghiệm, kỹ thuật: có kinh nghiệm nhiều năm về sản xuất lúa và mua bán lúa
gạo.
- Về phương diện thị trường:
+ Nơi cung cấp: Trong và ngoài tỉnh.
+ Nơi tiêu thụ: Trong và ngoài tỉnh.


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

- Về phương diện tài chính:
Tổng thu (năm): 250.000.000 đồng
Tổng chi (năm): 180.000.000 đồng
Lãi: 70.000.000 đồng
Hiện tại ông không có nợ ngân hàng khoản vay nào.
- Dự án sản xuất kinh doanh:
* Sản xuất lúa ( 2 vụ/năm), diện tích sản xuất lúa 37 công.
Số lượng
(công)


Số vụ/năm
Chi phí
Thu nhập

2
2

Đơn giá
(đồng/công)
37
37

2.500.000
4.500.000

Lợi nhuận

Thành tiền
(đồng)
185.000.000
333.000.000
148.000.000

* Mua bán lúa gạo: Dự kiến trong 1 năm 1 ghe 45 tấn sẽ hoạt động được 20 chuyến =>
Số lúa nguyên liệu mua được khoảng 900 tấn.
Đơn vị

Số lượng


Đơn giá
(đồng)

Thành tiền
(đồng)
5.081.320.00
0

Chi phí trong 1kỳ
Mua lúa nguyên liệu
trong kỳ

tấn

900

5.500.000

4.950.000.00
0

Mua dầu chạy ghe

lít

3.000

20.400

61.200.000


2

5.000.000

10.000.000

Thuê nhân công

người

Xay xát (gạo bằng 18%
lúa nguyên liệu)

tấn

702

60.000

42.120.000

Chi phí khác

tấn

900

20.000


Gạo nguyên liệu

tấn

702

7.390.000

Phụ phẩm 2,7%

tấn

24,30

2.500.000

18.000.000
5.248.530.00
0
5.187.780.00
0
60.750.000

Thu nhập trong 1 kỳ

Lợi nhuận trong 1 kỳ

167.210.000

Tổng chi phí mua bán lúa gạo 1 năm : 5.081.320.000 x 2 = 10.162.640.000 đồng



Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Tổng doanh thu mua bán lúa gạo 1 năm : 5.248.530.000 x 2 = 10.497.060.000 đồng
Tổng lợi nhuận mua bán lúa gạo 1 năm : 167.210.000 x 2 = 334.420.000 đồng
Tổng chi phí của dự án : 10.347.640.000 đồng
Tổng doanh thu : 10.830.060.000 đồng
Lãi của dự án : 482.420.000 đồng
Chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng dự kiến (12 tháng) :93.683.333 đồng
Thực lãi : 388.736.667 đồng
Kế hoạch vay vốn :
- Tổng nhu cầu vốn :185.000.000/ 2 vòng + 10.162.640.000/ 2 vòng/ 10 chuyến =
600.632.000 đồng. Trong đó :
+ Vốn tự có : 100.632.000 đồng
+ Vốn vay ngân hàng : 500.000.000 đồng
Nguồn trả nợ :
- Từ sản xuất kinh doanh : 5.248.530.000 đồng
Dựa vào dự án trên, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định và lập báp cáo thẩm định
như sau :
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
Ông Nguyễn Vũ Thanh. Sinh năm: 1960. CMND số: 341433824. Ngày cấp:
18/07/2002. Nơi cấp: Công an Đồng Tháp. Ông Thanh là đại diện hợp pháp của gia đình,
có sức khỏe để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
=> Nhận xét: Khách hàng đủ năng lực.
- Mục đích sử dụng vốn vay:
Ông Thanh xin vay vốn để sử dụng vào việc đầu tư vào chi phí sản xuất lúa và mua lúa
nguyên liệu kinh doanh cụ thể như sau:
Thể loại, mục đích vay vốn
Số lượng

Đơn giá
Giá trị
Chi phí sản xuất lúa
37 công 2.500.000đ/côn 185.000.000
g
đ
Mua lúa nguyên liệu
57 tấn
5.500.000đ/tấn 315.000.000
đ
=> Nhận xét: Khách hàng sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Khả năng tài chính
Vốn tự có: 100.632.000đ (tiền mặt)
=> Nhận xét:Khách hàng có khả năng thực hiện dự án.
- Tính khả thi, hiệu quả của dự án:
Tổng chi phí dự án: 10.347.640.000đ
Thu nhập của dự án: 10.830.060.000đ
Chênh lệch thu nhập – chi phí: 482.420.000đ


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Vòng quay vốn: Sản xuất lúa, mua bán lúa gạo 2 vòng/năm.
Nguồn trả nợ từ dự án: Từ sản xuất kinh doanh 5.248.530.000đ.
=> Nhận xét: Dự án khả thi.
- Tài sản đảm bảo tiền vay:
Đặc điểm
Tài sản
Số lượng
Giấy tờ

Giá trị
kỹ thuật
Giá trị QSDĐ
1.000m2 QSDĐ hợp
BĐ 2036
60.000.000đ
pháp
Giá trị QSDĐ
16.950m QSDĐ hợp
BĐ 3645
847.500.000đ
2
pháp
=> Nhận xét: Tài sản có đủ tính pháp lý, có khả năng quả lý tốt, khả năng chuyển
nhượng, thanh lý thuận tiện.
Khi lập báo cáo thẩm định, cán bộ tính dụng cũng đồng thời lập Biên bản xác định giá
trị tài sản đảm bảo như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất:
- Loại đất trồng cây hàng năm, diện tích 1.000m2 x 60.000đ/m2 = 60.000.000đ
- Loại đất lúa, diện tích 16.950m2 x 50.000đ/m2 = 847.500.000đ
Tồng giá trị tài sản đảm bảo: 907.500.000đ
=> Ông Thanh thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng, chấp nhận đề nghị cấp hạn
mức tín dụng 500 triệu trong 12 tháng cho ông Thanh.
* Tóm tắt kết quả sau xử lý :
Từ kết quả thẩm định thực tế cho thấy ông Thanh có đủ năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự, có sức khỏe thực hiện dự án, có mục đích sử dụng vốn hợp
pháp, có khả năng tài chính tốt, dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, tài sản đảm
bảo tiền vay có đủ tính pháp lý, có khả năng quản lý tốt, có khả năng chuyển nhượng và
thanh lý thuận tiện nên quyết định đề nghị giám đốc cấp hạn mức tín dụng 500 triệu đồng
với thời hạn 12 tháng cho ông Thanh.



Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

PHẦN 3: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN, TỰ ĐÁNH GIÁ
3.1. Đề xuất định hướng/ giải pháp
- Bên trong nội bộ
+ Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi
ro tín dụng của Ngân hàng là do thiếu thông tin. CBTD nếu không thu thập được chính
xác và đầy đủ những thông tin cần thiết sẽ dễ dẫn đến đưa ra quyết định không chính xác
nên ngoài việc lắng nghe trình bày từ chính khách hàng, người giới thiệu, CBTD cần thu
thập thêm những thông tin cần thiết cũng như những biến động thị trường. Từ đó CBTD
mới có những quyết định đúng đắn.
+ Công tác thẩm định trước khi cho vay phải được thực hiện một cách chặt chẽ,
nghiêm túc, CBTD phải được bồi dưỡng nhiều hơn về các lĩnh vực như: kinh tế, luật
pháp, giá cả thị trường chứ không nên chú trọng đơn thuần vào hồ sơ vay vốn.
+ Khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại Ngân hàng, mua hàng và
thanh toán tiền hàng qua hệ thống Ngân hàng: để tiện theo dõi tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mở tài khoản
và giao dịch qua Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng có thể nắm bắt được khách hàng sử dụng
vốn vay có đúng mục đích hay không cũng như tình hình tài chính của khách hàng tạo
thuận lợi cho công tác thu hồi nợ. Đồng thời cũng sớm phát hiện những vấn đề nghi vấn
để có giải pháp khắc phục kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Để làm được điều
này Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ với các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp và các
thương lái thu mua hàng ở địa phương để có thể kiểm soát được dòng tiền ra – vào của
khách hàng vay.
+ Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ Ngân hàng:
nguồn nhân lực là rất quan trọng trong kinh doanh dịch vụ, góp phần quan trọng trong
việc mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Vì vậy, Ngân hàng cần coi trọng công
tác đào tạo phát triển nhân sự lâu dài, thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ

trang bị kiến thức mới cho CBTD. Đồng thời tổ chức các cuộc thi củng cố lại kiến thức
nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ. Bên cạnh trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, hiểu biết
các vấn đề xã hội - vấn đề thị trường rộng rãi thì các cán bộ cần có đạo đức, lòng yêu


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

nghề, nhanh nhạy trong quá trình xử lý nghiệp vụ để không làm mất đi những cơ hội kinh
doanh mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
+ Tiếp tục duy trì việc luân chuyển các cán bộ để mỗi cán bộ lần lượt phụ trách các
địa bàn khác nhau: việc để một CBTD phụ trách một vài địa bàn trong thời gian khá lâu sẽ
dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, thẩm định trước khi cho vay một cách sơ sài hay có nguy cơ
suy thoái về đạo đức gây ra rủi ro lớn cho Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần duy trì hoạt
động luân chuyển cán bộ trong khoảng thời gian từ 2 - 3 năm/lần như hiện nay, đây là
khoảng thời gian khá thích hợp đủ để các CBTD nắm bắt được địa bàn mà không ảnh
hưởng nhiều đến người vay và có thể giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro.
+ Thành lập bộ phận thẩm định độc lập: hiện nay Ngân hàng vẫn chưa có bộ phận
thẩm định riêng, việc giao cho các CBTD tự thẩm định và quyết định cho vay sẽ không
được khách quan và cũng không thẩm định đầy đủ chính xác các khía cạnh, điều này sẽ
tạo ra nhiều rủi ro hơn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhất là trong thẩm định
dự án và thẩm định giá trị tài sản đảm bảo.
- Bên ngoài nội bộ
+ Cần có sự hỗ trợ tốt hơn của các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa
phương để cho hoạt động thẩm định được thuận lợi và chính xác hơn. Ngoài ra nên có
một chính sách nhất quán về việc điều chỉnh hoàn thiện hành lang pháp lý, sự chặt chẽ và
đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng an tâm tài trợ vốn.
+ Hiện nay việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo của Ngân hàng được giao cho các
CBTD tự định giá để ra quyết định cho vay. Nhưng CBTD lại là người không chuyên
trong công tác định giá tài sản, việc mỗi người tự xác định cho mình một hệ số giá cả thị
trường để dựa vào đó xác định giá trị của tài sản sẽ dễ dẫn đến tình trạng định giá không

đúng giá trị làm tăng rủi ro cho Ngân hàng, hoặc không thể cho khách hàng vay đúng
mức họ đề nghị nếu CBTD chỉ căn cứ vào khung giá đất quy định của UBND tỉnh hàng
năm. Do đó, Ngân hàng tỉnh cần hỗ trợ các Ngân hàng trực thuộc trong việc ban hành hệ
số giá thị trường đối với từng loại đất ở từng địa phương của từng năm để các CBTD dựa
vào đó xác định giá thị trường của tài sản một cách dễ dàng và chính xác, giảm thiểu rủi
ro trong cho vay. Đồng thời, nếu có điều kiện thì Ngân hàng cấp trên nên hỗ trợ, bố trí
thêm nhân sự cho Ngân hàng để Ngân hàng thành lập một bộ phận thẩm định độc lập
nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án và tài sản thế chấp tránh hiện tượng cấp
tín dụng cho những dự án không khả thi, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo không phù hợp.
3.2. Kết luận
Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Đại Tín
– Chi nhánh Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng rõ rệt như: vươn lên đổi mới các hoạt động
kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm để tạo lập nguồn vốn ngày càng tăng trưởng và ổn
định.


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

Thông qua các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã
tích cực góp phần liên kết với các ngành, các cấp triển khai thực hiện những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Ngân hàng đã vượt qua được những khó
khăn do biến động kinh tế và đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng góp phần giải
quyết các nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Kèm theo đó là hiệu
quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngày được cải thiện tốt hơn, tỷ lệ
nợ quá hạn giảm dần về mức an toàn, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động ổn định cũng
như việc cấp phát lương cho đội ngũ cán bộ vẫn được đảm bảo, góp phần phát triển kinh
tế xã hội.
Trong điều kiện kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các
NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Tín – Chi nhánh Đồng Tháp nói riêng sẽ còn
gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết

vượt qua khó khăn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song
việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy, trong quá
trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể
chấp nhận được, đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc. Việc
phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân
hàng nói chung, Ngân hàng TMCP Đại Tín – Chi nhánh Đồng Tháp nói riêng là rất cần
thiết và cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng.
3.3. Tự đánh giá bản thân qua thời gian thực tập
3.3.1 Nội dung kiến thức được củng cố
- Năm vững được sơ đồ bộ máy tổ chức trong ngân hàng, cách tổ chức bộ máy trong
ngân hàng để làm việc hiệu quả nhất.
- Nắm rõ hơn về quy trình tín dụng của ngân hàng, công việc phải làm ở mỗi bước từ
tiếp nhận hồ sơ đến thu hồi nợ và giải chấp tài sản.
- Hiểu được công tác thẩm định, các bước tiến hành thẩm định, cách xác định một
khách hàng đủ năng lực hành vi dân sự, một dự án sản xuất kinh doanh khả thi, một tài
sản đủ điều kiện đảm bảo tiền vay.
- Củng cố được kiến thức đã học về cách xác định hạn mức tín dụng, cách tính lãi suất
tiền vay, phân kỳ hạn trả nợ, cách xác định giá trị của các tài sản đảm bảo.
- Hiểu rõ thêm về các hình thức cho vay, những ưu điểm, hạn chế của những hình thức
này và đối tượng áp dụng của mỗi hình thức.
3.3.2 Kỹ năng thực hành học hỏi được
- Học hỏi được kỹ năng làm việc với khách hàng, cách thu thập thông tin đầy đủ, chính
xác.
- Biết được cách lập những bộ hồ sơ phù hợp với mỗi hình thức vay, cách ghi chép
thông tin trong hồ sơ, những thủ tục về gia hạn hạn mức tín dụng, vay lưu vụ...


Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

- Biết được những công việc của cán bộ thẩm định khi đi thẩm định thực tế cùng cán

bộ thẩm định, cách tính toán, đánh giá khách hàng đủ điều kiện để cho vay.
- Biết được cách thức nhập hồ sơ tín dụng, các thao tác trên máy tính, cách lưu hồ sơ
trên máy của các cán bộ tín dụng.
- Học được cách tính giá trị tài sản đảm bảo dựa vào giá mà ngân hàng qui định.
- Tính toán được tiền lãi của các khoản vay, cách phân kỳ trả lãi, trả nợ gốc, cách xác
định hạn mức tín dụng phù hợp với dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Học được cách đôn đốc khách hàng để thu hồi nợ quá hạn, đóng tiền lãi đúng hạn.
3.3.3 Kinh nghiệm thực tiễn tích lũy được
- Học hỏi được kinh nghiệm giao tiếp với khách hàng để làm vừa lòng khách hàng và
thu thập thông tin đầy đủ nhanh chóng nhất.
- Học được kinh nghiệm để nhớ cách lập hồ sơ đầy đủ, cách ghi chép thông tin vào hồ
sơ nhanh chóng và chính xác.
- Học được kinh nghiệm hỏi khi đi thẩm định (hỏi khách hàng và những người cần
thiết như hàng xóm, cán bộ địa chính của xã..)
- Học được kinh nghiệm để nhận biết khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh thực
sự, nhận biết phương án sản xuất kinh doanh thực sự khả thi, nhận biết tài sản đủ điều
kiện đảm bảo tiền vay.
- Học hỏi được kinh nghiêm thu hồi nợ quá hạn một cách hiệu quả nhất.
3.3.4 Kết quả công việc bản thân đóng góp cho cơ quan thực tập
- Giúp các cán bộ trong phòng tín dụng chuyển hồ sơ, trình ký hồ sơ cho trưởng
phòng, giám sát và giám đốc để các cán bộ tín dụng làm được nhiều việc hơn, rút ngắn
thời gian cho vay để khách hàng không chờ đợi lâu.
- Hướng dẫn khách hàng quy trình, thủ tục, giải đáp thắc mắc cho khách hàng, hướng
dẫn khách hàng ký tên để giảm bớt sai sót và giảm được thời gian giao dịch.
- Cùng các cán bộ tín dụng viết các hồ sơ cho vay hổ trợ khách hàng như :Giấy đề nghị
vay vốn, Hợp đồng tín dụng, Đơn yêu cầu thế chấp, Đơn yêu cầu xóa thế chấp, Hợp đồng
thế chấp, lập Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, lập Biên bản xác định giá trị tài sản đảm
bảo, viết Giấy nhận nợ, Giấy yêu cầu gia hạn hạn mức tín dụng, Giấy đề nghị cho vay lưu
vụ, hổ trợ khách hàng lập Dự án sản xuất kinh doanh, làm hồ sơ để giải ngân vốn vay qua
thẻ ATM.



Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Tín- Chi nhánh Đồng Tháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1.
Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê,
TP.HCM.
2.
Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê,
TP.HCM.
3.
Th.S Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010), Quản trị ngân hàng thương
mại, Trường Đại học Cần Thơ.



×