Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.25 KB, 20 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cho vay tiêu dùng là nhu cầu cần thiết của cá nhân và hộ gia đình,
nhưng lợi ích của nó đối với nền kinh tế là rất lớn, nó kích thích cầu tiêu
dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh tế. Vì vậy đây là vấn đề rất cần quan tâm
trong giai đoạn suy giảm kinh tế như hiện nay.
Nhưng trong khi cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh ở các nước thì ở
Việt Nam cho vay tiêu dùng chưa thực sự được các ngân hàng quan tâm sâu
sắc. Một nguyên nhân dễ thấy là lợi nhuận do loại hình này mang lại rất lớn.
Theo khảo sát của BCG thì cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30-35% trên tổng dư
nợ nhưng lại tạo ra trên 60% lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại hàng
đầu châu Á. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động này cũng được đánh giá ở mức
rất cao. Dễ nhận thấy gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà
nguyên nhân khởi điểm từ việc cho vay mua nhà (một loại hình của cho vay
tiêu dùng). Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các khoản cho vay tiêu
dùng trong quá trình mở rộng loại hình cho vay này, các ngân hàng thương
mại cần phải nâng cao chất lượng các khoản vay.
Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những
năm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây. Tuy
nhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn rất
hạn chế. Theo NHNN Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối tháng
9/2008 là 79.700 tỉ đồng, chiếm 6.54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh
tế. Tính trung bình mức dư nợ cho vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạt
khoảng 921.000 đồng/người. Đây là con số quá thấp so với tiềm năng thị
trường của đất nước có 86.5 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng vào loại
cao như Việt Nam (GDP đạt trên 6,5%). So với ngày 31/12/2007 tăng về
tuyệt đối (+1.056 tỉ đồng). Nhưng giảm về tỉ trọng trong tổng dư nợ (-1.03%)
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dân số Việt Nam trẻ và hiện chỉ có khoảng 10% dân số có tài khoản tại


ngân hàng. Chính vì vậy, tiềm năng của cho vay tiêu dùng vẫn còn rất lớn, xu
hướng phát triển, mở rộng trong tương lai sẽ còn tiếp diễn. Nhưng mở rộng
cho vay tiêu dùng thì đồng thời các NHTM sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao
hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM chưa dám
mở rộng mạnh mẽ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng TMCP Á châu là một ngân hàng thương mại cổ phần chủ
yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cư trung
lưu ở đô thị. Do vậy, chi nhánh đã có cho vay tiêu dùng trong doanh mục sản
phẩm. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng hiện chỉ chiếm tỷ trọng 15-20% trong
hoạt động cho vay của chi nhánh. Nhưng với mạng lưới hoạt động rộng lớn,
đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nên
tiềm năng phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng là rất lớn.Qua thời gian
thực tập tại chi nhánh, em đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnh
vực kinh doanh của ngân hàng. Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với
kiến thức thu nhận được qua quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢI
PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI” để nghiên
cứu và viết chuyên đề.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, đặc
điểm, vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từ
đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
tại các ngân hàng thương mại.
Xem xét tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tại
ACB-chi nhánh Hà Nội, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc mở rộng
cho vay tiêu dùng, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho
vay tiêu dùng tại chi nhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đề tài tập trung nghiên cứu về việc mở rộng cho vay tiêu dùng và giáp
pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ACB Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên
quan trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội
trong những năm 2006-2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn
giải và tổng kết thực tiễn.
5. Kết cấu chuyên đề: Bao gồm 3 chương
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI
NHÁNH HÀ NỘI
Chương III: GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1 Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng
a. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức
cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng. Vậy để có thể hiểu một cách rõ
ràng về cho vay tiêu dùng, ta cần phải hiểu rõ khái niệm về tín dụng Ngân
hàng.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
vay (Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá
nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên

đi vay có trách nghiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng và nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh
Ngân hàng.Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó tín dụng tiêu dùng
là một trong số đó và cũng góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
Ta có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau :
Cho vay tiêu dùng là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển cho khách
hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong
một khoảng thời gian nhất định, với những thoả thuận mà hai bên đã kí kết
(về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho khách hàng
có thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả,
tạo cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn.
b. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng có những đặc trưng cơ bản sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoản
vay lớn. Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm những chi phí về
thẩm định, các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay
cao. Do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.
 Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu
kì kinh tế. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh
tế.
 Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất. Bởi
vì một khi đã vay để phục vụ mục đích tiêu dùng, khách hàng thường chỉ
quan tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của họ được thỏa mãn một cách
tốt nhất mà không quan tâm lắm đến lãi suất.
 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiêt tới thu
nhập và trình độ văn hóa của họ. Nếu thu nhập của khách hàng cao, họ sẽ có

xu hướng tăng tiêu dùng và ngược lại.
 Chất lượng thông tin mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho Ngân
hàng thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính.
 Nguồn trả nợ cho ngân hàng thường không ổn định và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng,
trình độ khách hàng. Nếu một trong những yếu tố kể trên có những biến động
ngược lại với dự đoán của ngân hàng sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng
tiêu dùng.
Từ những đặc điểm trên của cho vay tiêu dùng, các Ngân hàng có thể
căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù
hợp để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.1.2 Các loại hình cho vay tiêu dùng
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay:
a. Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu
cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia
đình. Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo
thường là tài sản hình thành từ vốn vay.
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b. Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải
trí và du lịch… Đây là khoản cho vay mang tính chất nhỏ lẻ với thời hạn
ngắn.
1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
a. Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong
đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theo
những kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được
áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kì của người cho vay
không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.
b. Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này, tiền vay được

khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các
khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị
nhỏ với thời hạn không dài.
c. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong
đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại
séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này,
trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và
thu nhập kiếm được từng kì, khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiện
việc vay và trả nợ nhiều kì một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
a. Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức
cho vay trong đó Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty
bán lẻ đã bán chịu hàng hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng.
b. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản
vay tiêu dùng trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp và cho khách hàng vay
cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng:
1.1.3.1 Xét trên phương diện người tiêu dùng
a. Cho vay tiêu dùng giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng hiện
tại của người tiêu dùng và khả năng tích luỹ để đáp ứng nhu cầu đó. Khách
hàng có nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó ngay trong thời
điểm hiện tại, nhưng tích luỹ chưa đủ để trang trải chi phí khi thoả mãn nhu
cầu đó. Cho vay tiêu dùng giải quyết được vấn đề đó cho khách hàng, giúp
khách hàng có thể giải quyết được ngay những nhu cầu tiêu dùng trong hiện
tại mà không cần phải chờ đợi.
b. Cho vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống dân cư, giúp họ có cuộc
sống tiện nghi đầy đủ, tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.1.3.2 Xét trên phương diện ngân hàng thương mại:

a. Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng thêm mối quan hệ với
khách hàng. Đó là cơ sở để ngân hàng có thể cung cấp thêm nhiều sản phẩm
dịch vụ khác, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Khách hàng cho vay tiêu
dùng thường có số lượng lớn, do vậy khả năng mở rộng của khách hàng cá
nhân là rất cao.
b. Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hoá hoạt động kinh
doanh, nhờ vậy có thể nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
1.1.3.3 Xét trên phương diện Kinh tế-Xã hội
+ Cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc kích cầu, tức là
làm cho chi tiêu của dân cư tăng lên, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ phục vụ
cho sinh hoạt cũng tăng lên. Khi nhu cầu về tiêu dùng tăng sẽ kích thích sản
xuất phát triển, do đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cho vay tiêu dùng góp phần nâng cao đời sống dân cư, người tiêu
dùng được thoả mãn tốt hơn các nhu cầu vật chất, tinh thần, từ đó góp phần
làm cho xã hội phát triển lành mạnh hơn.
+ Cho vay tiêu dùng phát triển làm tăng cơ hội làm ăn của các doanh
nghiệp. Do được hỗ trợ và khuyến khích, nhu cầu của khách hàng sẽ ngày
càng đa dạng và phong phú hơn, do đó các nhà sản suất có cơ sở để đưa ra
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, giúp cho hoạt động xản xuất kinh doanh ngày càng phát triển bền
vững.
1.2 Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng
Khi nói về mở rộng cho vay tiêu dùng, ta cần phải xem xét việc mở
rộng cả theo hai chiều hướng. Thứ nhất là mở rộng cho vay tiêu dùng theo
chiều rộng, nghĩa là nâng qui mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng cho vay,
phương thức cho vay tiêu dùng sao cho đa dạng, phong phú. Thứ hai là mở
rộng theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm chất lượng. Ngân hàng cần

nâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại được thể
hiện ở một số điểm chủ yếu sau:
+ Đối với khách hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là phải thoả
mãn được các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa
dạng hoá các hình thức cho vay tiêu dùng cũng như các dịch vụ kèm theo.
+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Cho vay tiêu dùng phải góp phần
chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn tài chính, trợ giúp ngân sách nhà
nước cũng như tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện
đời sống dân cư.
+ Đối với các ngân hàng thương mại: Cho vay tiêu dùng cần phải
chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tuy
nhiên, bên cạnh việc mở rộng cho vay, ngân hàng cũng cần chú ý đến chất
lượng của khoản vay, sao cho đảm bảo mở rộng gắn với cho vay tiêu dùng
chất lượng cao.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay tiêu dùng
trong kì, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của
ngân hàng trong một thời kì nhất định, thường tính theo năm tài chính.
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Trang Lớp: NHA - CĐ23

×