Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng công tác bảo trì máy biến áp tại công ty cổ phần thực phẩm á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.04 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ..........................3
1.1 ĐỘ TIN CẬY................................................................................................................. 3
1.1.1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐINH ĐỘ TIN CẬY CỦA TOÀN HỆ THỐNG...............3
1.1.2 CUNG CẤP DƯ THỪA.............................................................................................7
1.2 BẢO TRÌ.......................................................................................................................7
1.2.1 BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA........................................................................................8
1.2.2 BẢO TRÌ SỬA CHỮA.............................................................................................18
1.3 CÁC HỆ THỐNG CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ÁP DỤNG DỂ BẢO TRÌ...................26
1.4 THẨM ĐỊNH SỰ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ...............................................................27
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY VÀO BẢO TRÌ
MÁY BIẾN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM Á CHÂU..........................28
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CỦA CÔNG TY.........................................31
2.1 GIỚI THIỆU VỀ MÁY BIẾN ÁP..............................................................................31
2.2 KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP............................................................31
2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN BẢO TRÌ................................................32
2.4 BIỆN PHÁP LÀM TĂNG ĐỘ TIN CẬY..................................................................34
KẾT LUẬN.......................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................37

LỜI MỞ ĐẦU
Độ tin cậy là một nhân tố rất quan trọng đối với các nhà quản trị và điều hành sản
xuất. Bảo trì cũng có tầm quan trọng không kém trong hệ thống. Hiện nay trong thị trường
1


cạnh tranh ngày càng cao, một sản phẩm được triển khai sản xuất thành công phải đạt được
ba yếu tố:
- Tốt hơn:chúng phải có tính năng và độ tin cậy cao hơn
- Nhanh hơn: chúng phải được đưa ra thị trường nhanh hơn


- Rẻ hơn: chúng phải có chi phí chế tạo và giá bán thấp hơn.
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng làm việc của máy móc thiết bị. Khi máy
móc còn mới, chất lượng còn tốt thì sản phẩm đạt yêu cầu nhưng sau một thời gian làm
việc máy sẽ bị hao mòn chất lượng, thậm chí có thể xuất hiện sự cố làm cho máy móc thiết
bị mất khả năng làm việc và hậu quả là ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vấn đề
này buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi “nên thay mới máy móc hay cứ
tiếp tục sản xuất?”. Nếu thay mới thì sẽ rất tốn kém, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác. Một giải pháp hữu hiệu nhất đó là thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa
máy móc kịp thời và hợp lý.
Với những lý do trên, nhóm 04 thực hiện đề tài “Thực trạng công tác bảo trì máy
biến áp tại công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu” làm nội dung bài báo cáo. Kết cấu bài
chia làm 3 phần:
Chương I: Lý thuyết độ tin cậy và bảo trì
Chương II: Thực trạng công tác bảo trì máy biến áp tại công ty Cổ phần Thực phẩm
Á Châu.
Chương III: Kết luận

2


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ

1.1 ĐỘ TIN CẬY
1.1.1 Phương pháp xác định độ tin cậy của toàn hệ thống
Hệ thống điều hành sản xuất bao gồm một chuỗi các thành phần có mốì quan hệ riêng
biệt nhau, cho mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể. Nếu có bất kỳ một trong các
thành phần bị hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn bộ hệ thống có thể hỏng theo, ví dụ như một
động cơ ô tô hoặc một dây chuyền xay xát.
Các sự cố hư hỏng xảy ra có liên quan đến độ tin cậy. Theo tính toán cho thấy rằng một
hệ thống có n=50 bộ phận liên quan nhau và mỗi một bộ phận có độ tin cậy 99,5%, thì toàn

bộ hệ thông đó sẽ có độ tin cậy là 78%. Nếu một hệ thống hoặc máy móc có 100 bộ phận
liên quan nhau và mỗi một bộ phận có độ tin cậy 99,5% thì toàn bộ hệ thống hoặc máy
móc đó có độ tin cậy là chỉ khoảng 60%.
Mối quan hệ này được biểu diễn qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 1.1: Độ tin cậy của toàn hệ thống là tổng hợp chức năng của số lượng các thành
phần và độ tin cậy cấu thành của các thành phần trong dây chuỵền.
Cũng từ biểu đồ 1.1 chúng ta cũng nhận thấy rằng nếu con số các bộ phận trong một
chuỗi càng nhiều (như được biểu hiện qua các đường cong có tên n=50, n=100, n=200...)
3


thì sự tin cậy của toàn bộ hệ thống sẽ giảm xuống rất nhanh (như được chứng minh bởi
thước đo trên trục thẳng đứng).
Để đo lường sự tin cậy của hệ thống trong từng bộ phận hoặc thành phần riêng biệt có
tỷ lệ tin cậy duy nhất của chính nó, chúng ta không thể sử dụng đường cong sự tin cậy.
Phương pháp tính toán độ tin cậy của hệ thống (R s) bao gồm tích số của các độ tin cậy
riêng là như sau:
RS = R1 x R2 x R3 x ... x Rn
Trong đó:

R1 là độ tin cậy của thành phần 1
R2 là độ tin cậy của thành phần 2 ...

Phương trình này cho thấy độ tin cậy của một bộ phận riêng lẻ không phụ thuộc vào độ
tin cậy của các bộ phận khác (có nghĩa là các bộ phận này độc lập nhau). Thêm vào đó,
trong phương trình này như trong hầu hết các yếu tố đều liên quan đến độ tin cậy, các độ
tin cậy được thể hiện như các xác suất xảy ra. Độ tin cậy A. 90 có nghĩa là đơn vị này sẽ
hoạt động dự kiến là 90% thời gian. Nó cũng nghĩa là sẽ có độ hư hỏng là 1 - 0,90 = 0,10
tức 10% thời gian.

Chúng ta có thể sử dụng công thức này để đánh giá độ tin cậy của một sản phẩm, như ví
dụ 1 như sau:
Ví dụ 1: Công ty Điện Tử Biên Hoà sản xuất công tắc phản hồi điện tử gồm có 3 thành
phần được cài đặt trong dây chuyền như sau:
R1
0,90

R2
0,80

R3
0,99

Rs

Nếu các độ tin cậy riêng lẻ là 0,90; 0,80; 0,99 thì độ tin cậy của công tắc phản hồi sẽ là:
Rs = R1 x R2 x R3 = 0,90 X 0,80 X 0,99 = 0,713 hay 71,3%.
Độ tin cậy thành phần thường là một số lượng chỉ định hoặc thiết kế mà mỗi nhân viên
thiết kế máy phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, nhân viên mua hàng có thể cải thiện
các thành phần của hệ thống bằng thay thế hàng cùng loại từ sản phẩm của các nhà cung
cấp và kết quả của nghiên cứu. Nhân viên mua hàng cũng có thể góp phần trực tiếp vào
việc thẩm định hiệu suất của nhà cung cấp.

4


Đơn vị đo lường cơ bản đối với sự tin cậy là tỷ lệ hư hỏng sản phẩm. Các doanh nghiệp
sản xuất trang thiết bị công nghiệp cao thường cung cấp các dữ liệu tỷ lệ hư hỏng cho sản
phẩm của họ.
Tỷ lệ hư hỏng là tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm hư hỏng với tổng số sản phẩm

được thử nghiệm FR (%) hoặc số lượng hư hỏng trong suốt chu kỳ thời gian FR(N):
FR (%) =

Số lượng hư hỏng

x 100%

Số lượng sản phẩm được kiểm tra
FR (N) =

Số lượng hư hỏng
Số lượng của giờ hoạt động

Điều kiện thông thường nhất trong phân tích sự tin cậy là thời gian trung bình giữa
các hư hỏng (MTBF), chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với FR(N):
MTBF =

1

.

FR(N)
Trong ví dụ 1 chúng ta tính toán tỷ lệ phần trăm hư hỏng FR(%), số lượng hư hỏng
FR(N) và thời gian trung bình giữa các hư hỏng (MTBF)
Ví dụ 2: 20 hệ thống thiết bị của một công ty có thời gian hoạt động khoảng 1.000 giờ.
Hai trong các hệ thống này bị hư hỏng trong quá trình kiểm tra, trong đó một cái bị hỏng
sau 200 giờ và một cái bị hỏng sau 600 giờ kiểm tra. Ta tính toán được tỷ lệ hư hỏng như
sau:
FR (%) =


Số lượng hư hỏng

= 2*100% /20 = 10%

Số lượng sản phẩm được kiểm tra

Số lượng hư hỏng theo tỷ lệ giở hoạt động như sau:
FR (N) =

S ố lượng hư hỏng

.

Số lượng của giờ hoạt động
Trong đó:
Tổng thời gian là 1.000 giờ *20 hệ thống = 20.000 giờ

5


Thời gian không hoạt động là: 800 giờ của máy hỏng thứ nhất + 400 giờ của máy hỏng thứ
2 = 1.200 giờ.
Như vậy:
Thời gian hoạt động = Tổng thời gian - thời gian không hoạt động
FR (N) =

2

=


2

20.000 - 1.200

MTBF =

1
FR(N)

= 0.000106 (hư hỏng/giờ)

18.800

=

1

= 9.434 giờ

0.000106

Nếu sau 60 ngày hoạt động, tỷ lệ hư hỏng là:
Tỷ lệ hỏng = (Số lượng hỏng/giờ đơn vị) * (24giờ/ngày) * (60 ngày)
= 0.000106 * 24 * 60 = 0.152 hư hỏng/ngày
1.1.2 Cung cấp dư thừa
Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần sự giúp đỡ tới
hệ thống khác. Để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống, sự dư thừa ( “dự phòng” các bộ
phận) được thêm vào. Chẳng hạn như khi nói độ tin cậy của một bộ phận là 0.8 và chúng
ta dự phòng với một bộ phận có độ tin cậy là 0.8. Khi đó, kết quả của sự tin cậy là khả
năng làm việc của bộ phận thứ nhất cộng với khả năng làm việc của bộ phận dự phòng

nhân với khả năng cần thiết của bộ phận dự phòng (1- 0.8 = 2). Do vậy độ tin cậy của toàn
hệ thống là :
0.8 + 0.8 (1-0.8) = 0.96
Ví dụ 3: Điện tử Biên Hòa lo ngại về công tắc điện tử của họ chỉ có độ tin cậy là 0.713
(như ví dụ 1). Do vậy , Công ty quyết định cung cấp thêm tối thiểu hai bộ phận đáng tin
cậy. Kết quả được thể hiện dưới đây:
R1

R2

0.9

0.8

R3

0.9 -> 0.8 -> 0.99 = ((0.9 + 0.9( 1 - 0.9)) * (0.8 + 0.8( 1- 0.8))*0.99
= (0.9+(0.9)(0.1)) * (0.8 + (0.8) (0.2)) * 0.99
= 0.99*0.96*0.99 = 0.94
6


Nhờ sự cung cấp dư thêm 2 bộ phận, công ty đã tăng thêm được độ tin cậy của công tắc
từ 0.713 lên 0.94
1.2 BẢO TRÌ
Khái niệm bảo trì: là tập hợp các hoạt động giữ gìn, bảo dưỡng có tính phòng ngừa, sửa
chữa chuyên dụng nhằm đảm bảo độ tin cậy của thiết bị, máy móc. Việc bảo trì bao gồm
các thao tác chạy thử, đo lường, điều chỉnh hay sửa hư hỏng.
Công tác bảo trì do chính người sử dụng phải thực hiện hoặc chi trả chi phí cho việc
thực hiện.

Khái niệm bảo hành: nghĩa vụ pháp lí và chế độ trách nhiệm của người bán hàng đối
với người mua hàng về giá trị sử dụng của hàng hoá sau khi bán ra. Trong thời gian bảo
hành, người mua có quyền yêu cầu người bán bảo hành sửa chữa, thay thế những chi tiết,
bộ phận hư hỏng vì nguyên nhân kĩ thuật chế tạo, hoặc cũng có quyền đổi lại hàng hoá
cùng loại có chất lượng bảo đảm. Chế độ bảo hành có tác dụng củng cố lòng tin của khách
hàng đối với người bán hàng và tăng cường vai trò đòn bẩy của thương nghiệp đối với
người sản xuất.
Bảo trì được chia thành 2 loại là bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng. Bảo trì phòng
ngừa bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các phương tiện còn tốt.
Các hoạt động bảo trì phòng ngừa là dùng để xây dựng một hệ thống mà tìm ra được các
hư hỏng tiềm năng và tạo những thay đổi hoặc sửa chữa để ngăn ngừa hư hỏng. Sự bảo trì
phòng ngừa càng nhiều thì giữ cho máy móc thiết bị hoạt động được liên tục. Nó cũng bao
gồm việc thiết kế các hệ thống kỹ thuật và nhân sự mà giữ cho quá trình sản xuất được hoạt
động trong sự chấp nhận, nó chấp nhận hệ thống hoạt động. Điều nhấn mạnh ở việc hiểu
được quá trình và sự chấp nhận là làm việc không bị gián đoạn. Bảo trì sự hư hỏng là sửa
chữa, nó xảy ra khi thiết bị hư hỏng và như vậy phải được sửa chữa khẩn cấp hoặc hoặc
mức độ ưu tiên thiết yếu.
1.2.1 Bảo trì phòng ngừa
Hiện nay tại các công ty, các bộ phận chính của một hệ thống bảo trì được vi tính hoá.
Lịch sử trang thiết bị bảo trì là một bộ phận quan trọng của hệ thống bảo trì phòng ngừa,
như là hồ sơ ghi lại thời gian và giá cả của sửa chữa.
Bảo trì phòng ngừa nói lên rằng chúng ta có thể xác định được khi nào hệ thống cần
được bảo dưỡng hoặc sẽ cần sửa chữa. Do vậy, để thực hiện bảo trì phòng ngừa chúng ta
phải xác định được khi nào hệ thống yêu cầu cần được bảo dưỡng hoặc lúc chúng có thể hư
hỏng. Sự hư hỏng xảy ra ở những tỷ lệ khác nhau trong suốt dòng đời sản phẩm, nó có thể
chấp nhận các phân bổ được thống kê khác nhau. Một tỷ lệ hư hỏng cao, được biết như là
sự hư bỏ ngay từ đầu, tồn tại ngay từ đầu đối với nhiều sản phẩm. (Các hư hỏng này có thể
7



phân phối bởi quy luật Poisson). Đây chính là lý do mà nhiều công ty điện tử vội vã ưu tiên
việc gởi hàng của họ.
Điều này nói lên rằng, nhiều công ty thực hiện việc kiểm tra đa dạng để tìm ra các
vấn đề ưu tiên bắt đầu việc gởi hàng. Các công ty khác cung cấp 90 ngày bảo hành. Chúng
ta nên ghi nhớ rằng nhiều hư bỏ ngay từ đầu không phải là hư hỏng của sản phẩm mà là hư
hỏng do sử dụng không đúng. Sự thật này chỉ ra điều quan trọng của việc điều hành xây
dựng một hệ thống bảo trì bao gồm huấn luyện các sự lựa chọn nhân sự.
Một khi sản phẩm, máy móc hoặc một qui trình ổn định, một nghiên cứu có thể được từ
phân bổ của thời gian bình quân giữa các hư hỏng (MTBF), các phân bổ này có thể là phân
bổ bình thường hoặc xấp xỉ bình thường. Khi các phân bổ này có độ lệch chuẩn thấp (nhìn
điểm c trong hình 1), khi ấy chúng ta biết chúng ta có một ứng viên cho bảo trì phòng ngừa
dù là việc bảo trì rât tốn kém.
Hình 1: Thông thường khoảng cách trung bình giữa các lần hư hỏng phải nhỏ hơn độ lệch
chuẩn đối với bảo trì phòng ngừa để tiết kiệm

Một khi chúng ta có ứng viên cho bảo trì phòng ngừa, chúng ta muốn xác định khi nào
bảo trì phòng ngừa là tiết kiệm. Có tính đặc thù rằng, càng đắt tiền bảo trì thì mức phân bổ
của thời gian bình quân giữa các hư hỏng càng thấp. Hơn nữa, nếu qui trình sửa chữa khi
máy móc bị hư hỏng không tốn kém hơn bảo trì phòng ngừa thì có lẽ chúng ta sẽ để qui
trình hư hỏng rồi mới sửa chữa. Tuy nhiên, hậu quả của việc hư hỏng cần phải được xem
xét đầy đủ, những hư hỏng phụ có liên quan có các hậu quả tồi tệ. Tóm lại, chi phí bảo trì
phòng ngừa có thể là rất bất ngờ mà bảo trì phòng ngừa là hợp lý dù rằng mức phân bổ
bằng phẳng hơn (đó là nó có độ lệch chuẩn lớn). Trong mọi tình huống, mỗi người điều
hành máy móc phải hiểu được trách nhiệm của việc kiểm tra máy móc dụng cụ.
8


Một sự thay đổi về các dụng cụ hiện có cũng giúp đỡ trong việc xác định khi nào một
qui trình nên được bảo trì. Chẳng hạn như nhiều động cơ máy bay có một cảm biến mà chỉ
cho biết rằng sự hiện diện của các kim loại trong việc bôi trơn bằng dầu nhớt. Cái cảm biến

này chỉ định rằng sự hao mòn khác thường và cần bảo trì phòng ngừa trước khi nó bị hỏng
(đó là một ý tưởng tốt, đặc biệt là máy bay). Một sự thay đổi của các bộ phận khác, từ cảm
biến rung động tới việc ghi nhiệt bằng tia hồng ngoại là có giá trị trong việc giúp xác định
các yêu cầu về bảo trì phòng ngừa. Ngoài ra, với những báo cáo về kỹ thuật các công ty có
thể bảo dưỡng các hồ sơ của các quy trình, máy móc hoặc thiết bị riêng lẻ. Các hồ sơ như
thế này có thể cung cấp hai thông tin về yêu cầu bảo trì và thời gian cần thiết của bảo trì.
Chúng cũng có thể góp phần cung cấp các thông tin tương tự về giả định của trang thiết bị.
Miêu tả về cách nào một công ty trang trọng hóa hệ thống bảo trì phòng ngừa của họ được
thể hiện trong ví dụ 4 dưới đây:
Ví dụ 4:
Panasonic quan tâm đến việc phát triển một phương pháp chỉ dẫn bảo trì phòng
ngừa có hiệu quả cho các sản phẩm được kiểm tra của họ. Để làm điều này, họ phải thiết
lập một hệ thống trong đó phòng thí nghiệm các chuẩn mực của họ bắt đầu các ghi chép
mới cho mỗi mẫu trang thiết bị được kiểm tra. Trong chu trình định trước đối với mỗi mẫu
trang thiết bị kiểm tra có 4 bước sau:
1. Một thông báo được gởi tới các phòng ban liên quan để thiết bị cần được quay lại
bảo trì.
2. Ngay sau khi nhận được thông báo này, phòng ban có liên quan sẽ quay lại các
thiết bị được kiểm tra với thông báo tới phòng thí nghiệm các chuẩn mực để hiệu chuẩn trở
lại.
3. Tại phòng thí nghiệm các chuẩn mực thực hiện việc kiểm tra cần thiết, tái chuẩn
mực và bảo trì phòng ngừa và trả các trang thiết bị lại cho các phòng ban liên quan.
4. Phòng thí nghiệm các chuẩn mực cập nhật các thông tin, trong đó ghi lại ngày,
mức độ tái chuẩn mực và hình thức bảo trì phòng ngừa.
Nếu bộ phận đo lường các chuẩn mực ghi lại trang thiết bị đã vượt khỏi các đặc
điểm kỹ thuật thì vòng tròn chu kỳ thời gian được phép là một tháng. Mặt khác, nếu tái
chuẩn mực trang thiết bị còn trong các đặc điểm kỹ thuật thì chu kỳ bảo trì được kéo dài
một tuần nhưng tối đa chỉ một năm. Tất cả các hồ sơ này xem xét định kỳ, và các mẫu
trang thiết bị được kiểm tra này với sự đo lường chuẩn mực quay vòng một độ lệch chuẩn
ngắn hơn. Thiết bị được kiểm tra riêng biệt và được hoặc đại tu hoặc thanh lý.


9


Các thống kê được tính toán định kỳ để xác định độ lệch chuẩn là độ lệch trung bình
cho các họ hàng sản phẩm khác nhau, do vậy việc thực hiện của các nhà cung cấp, chất
lượng bảo trì và các tiêu chuẩn cho trang thiết bị mới có thể được thiết lập.
Ví dụ này chỉ ra sự quan trọng của công việc điều hành chức năng bảo trì. Các nhân
viên bảo trì nên thiết kế các hệ thống để ngăn chặn sự gián đoạn và thay đổi trong qui trình
sản xuất.
Hình 2.2 cho thấy được mối quan hệ giữa bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng.
Các nhà điều hành hoạt động cần xem xét cán cân thanh toán giữa hai chi phí này. Việc chỉ
định nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa sẽ giảm được số lượng hư hỏng. Nhưng
ở vài điểm nào đó, việc giảm chi phí bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn trong việc tăng chi phí bảo
trì phòng ngừa, và tổng đường cong chi phí sẽ hướng lên. Xung quanh điểm tối ưu này,
công ty sẽ chờ đợi xảy ra hư hỏng rồi mới sửa chữa chúng.
Tổng chi phí

Chi phí

Chi phí bảo trì phòng
ngừa

Chi phí bảo trì khi hư
hỏng
Điểm tối ưu (chính sách bảo trì với chi phí thấp
nhất)

Cam kết bảo
trì


Hình 2: Chi phí bảo trì

Sự phân tích này là ở chỗ chi phí toàn bộ cho hư hỏng hiếm khi được xem đến.
Nhiều chi phí được bỏ qua do chúng không có liên quan trực tiếp đến việc hư hỏng trước
mắt. Điều đó không làm giảm giá trị của thiết bị. Ví dụ, chi phí được duy trì để bồi thường
cho thời gian chết của máy móc không được xem xét như đặc thù; hoặc cũng không phải
do tác động của việc hạn chế thời gian chết của máy móc mà có thể ảnh hưởng đến chi phí,
vì người lao động tin tưởng rằng việc thực hiện các tiêu chuẩn và bảo trì trang thiết bị là
không quan trọng.
Tất cả các chi phí kết hợp với thời gian chết của máy móc đã được xác định, nhân
viên kế hoạch có thể tính toán được mức tối ưu của các hoạt động bảo trì trên cơ sở lý
10


thuyết. Và việc phân tích này yêu cầu dữ liệu thống kê xác thực về chi phí bảo trì, các khả
năng hư hỏng và số lần sửa chữa.
Ví dụ 5 dưới đây chỉ ra được làm so sánh chi phí bảo trì hư hỏng và bảo trì phòng
ngừa để lựa chọn chính sách bảo trì tốn kém nhất.
Ví dụ 5:
Một công ty HỮU NGHỊ (HN) chuyên về soạn bảng tính lương. Các kế toán viên đã thành
công việc tự động rất nhiều trong công việc của họ khi sử dụng máy tính của công ty TÂN TÂN
cho việc xử lý và soạn thảo báo cáo. Tuy nhiên, phép gần đúng trong vi tính hoá có vấn đề. Hơn 20
tháng trôi qua, hệ thống vi tính hư hỏng như được thể hiện dưới đây:

Số lượng hư hỏng

Số lượng tháng mà hư hỏng xảy ra

0


4

1

8

2

6

3

2
Tổng cộng:

20

Mỗi lần máy tính bị hư hỏng, ước tính rằng công ty HN mất trung bình 300.000
đồng về phí tổn dịch vụ. một lựa chọn cho công ty là chấp nhận lời đề nghị của TÂN TÂN
để hợp đồng bảo trì phòng ngừa. nếu họ chấp nhận bảo trì phòng ngừa, họ mong chờ mức
trung bình là chỉ có một máy hư hỏng trong mỗi tháng. Mức chi phí mà TÂN TÂN thu cho
dịch vụ này là 220.000 đồng/tháng. Chúng ta sẽ theo 4 bước tiếp xúc để trả lời câu hỏi
công ty HN có nên hợp đồng với TÂN TÂN để bảo trì phòng ngừa hay không.
Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng (căn cứ vào lịch sử quá khứ), nếu công
ty tiếp tục duy trì được như vậy thì sẽ không cần hợp đồng bảo trì.
Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng cho mỗi tháng khi không có hợp đồng
bảo trì phòng ngừa.
Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa.
Bước 4: So sánh hai lựa chọn và chọn một cách mà có chi phí thấp hơn.

Theo các bước trên có thể tính được:
Bước 1:
11


Số lượng

Tần số

Số lượng

Tần số

hư hỏng

xuất hiện

hư hỏng

xuất hiện

0

4/20=0,2

2

6/20=0,3

1


8/20=0,4

3

2/20=0,1

= (0)(0,2) + (1)(0,4) + (2)(0,3) + (3)(0,1)
= 0 + 0,4 + 0,6 + 0,3
= 1,3 hư hỏng / tháng
Bước 2:

= (1,3)(300.000)
= 390.000 đồng/ tháng
Bước 3:

= (1 hư hỏng/tháng)(300.000) + 220.000/tháng
= 520.000 đồng / tháng
Bước 4:
Chi phí từ việc hư hỏng không có hợp đồng bảo trì thấp hơn chi phí có hợp đồng
bảo trì, do vậy công ty nên tiếp tục duy trì chính sách không có hợp đồng bảo trì.
Bảo trì phòng ngừa thường là vấn đề kiểm tra để loại bỏ nhóm máy móc hay toàn bộ
phương tiện hơn là hoạt động liên tục cho đến khi nó bị hỏng. Ví dụ 6 bên dưới liên quan
đến việc xác định chính sách bảo trì. Chúng ta nên sửa chữa trang thiết bị khi nó đã hư hay
12


chúng ta nên chấp nhận chính sách kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hang hai tháng
hoặc các chu kỳ khác?
Ví dụ 6:

Công ty LIKSIN có năm máy sấy giấy mà có khuynh hướng hư hỏng từng thời điểm.
Phòng dịch vụ của phân xưởng đồng ý tu bổ năm máy sấy này với mức chi phí bảo trì phòng ngừa
cơ bản là 100.000 đồng cho mỗi lần. Nếu một máy sấy bị hư hỏng thì tổn thất trung bình về sản
xuất và sửa chữa là 250.000 đồng. Số liệu cho thấy các khả năng hư hỏng sau khi bảo trì như sau:

Số lượng tháng sau khi tu bổ cho đến khi
hư hỏng

Khả năng hư hỏng

1

0,2

2

0,1

3

0,3

4

0,4

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng khả năng hư hỏng cao sau 1 tháng hơn là 2
tháng.
Việc điều hành phải đối mặt với những câu hỏi này là có chấp nhận chính sách bảo
trì phòng ngừa hay không. Và nếu chấp nhận, bao lâu máy sấy này được bảo trì một lần?

bước đầu tiên là tính toán mức chi phí cho sửa chữa khi hư hỏng là bao nhiêu. Việc tính
toán này căn cứ vào độ dài thời gian kỳ vọng máy sấy này có thể hoạt động mà không cần
tu bổ.
Thời gian kỳ vọng giữa các lần hư hỏng
+ (0,4)(4 th) = 2,9 tháng

= (0,2)(1 th) + (0,1X2 th) + (0,3)(3 th)

Chính sách sửa chữa khi hư hỏng sẽ có mức chi phí trung bình là 431.000 đồng mỗi
tháng (5 máy sấy X 250.000 đ) ÷ 2,9 tháng = 431.000 đ).
Việc tính toán chi phí của các lần kiểm tra định kỳ (ví dụ bảo trì phòng ngừa cho mỗi
máy sây là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc 4 tháng một lần) là được quan tâm đến. Chúng ta
biết rằng mức phí 100.000 đồng để tu bổ tất cả 5 máy, tuy nhiên sẽ có một vài hư hỏng.
Ngoài ra, có khả năng một máy sấy mới được tu bổ gần đây sớm bị hư hỏng trở lại. Đối với
khoảng thời gian dài hơn giữa các lần bảo trì phòng ngừa thì càng nhiều hư hỏng và chi phí
hư hỏng cao hơn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, chi phí bảo trì phòng ngừa được hạ xuống.

13


Ta có số lần hư hỏng kỳ vọng (B n) sẽ xuất hiện trong suốt khoảng thời gian giữa các lần
tu bổ là nhìn thấy phức tạp hơn. Phương trình đó là:
Bn = N Zpn + B(n-l)p1 + B(n-2)p2 + B(n-3)p3 + ... + B1p(n-1)
Trong đó:
n: là số lượng tháng (hoặc chu kỳ thời gian) giữa các lần bảo trì;
N: là số lượng máy móc hoặc bộ phận trang thiết bị trong nhóm;
pn: Xác suất hư hỏng máy móc xảy ra trong tháng thứ n sau khi bảo trì (ví dụ nếu bảo trì đã
được thực hiện cho máy 3 trong chu kỳ 3 thì p1 là xác suất các máy tương tự sẽ hư hỏng
trong chu kỳ 4, p2 là xác suât nó sẽ hư hỏng trong chu kỳ 5...)
- Theo chính sách tu bổ mỗi tháng một lần:

Số lượng hư hỏng kỳ vọng của bảo trì phòng ngừa hàng tháng được cho là: B 1 = Np1=
5(0,2) = 1. Theo đó, tổng chi phí của chính sách này là:
Tổng chi phí = Chi phí bảo trì phòng ngừa + Chi phí hư hỏng
= 100.000 + (số lượng hư hỏng kỳ vọng X chí phí mỗi lần hư hỏng)
= 100.000 + (1)(250.000)
= 350.000 đồng/tháng.
- Theo chính sách tu bổ hai tháng một lần:
Với chính sách tu bổ trang thiết bị hai tháng một lần cho trước, thì số lượng hư hỏng kỳ
vọng trong hai tháng là: B2= N(p1 +p2) + B1p1
Điều đó cho thấy số lượng hư hỏng kỳ vọng (B2) hơn hai tháng là số lượng máy sấy (N)
xuất hiện số lần xác suất một máy sấy sẽ hư hỏng trong tháng 1 hoặc tháng 2 (p 1 + p2),
cộng với số lượng máy móc kỳ vọng bị hư hỏng trong tháng đầu (B 1) xuất hiện số lần xác
suất mà các máy này bị hư hỏng một lần nữa trong tháng 2 (trước khi lịch trình tu bổ được
thực hiện). Do vậy:
B2 = N(p1 + P2) + B1 p1 = 5(0,2 + 0,1) + 1(0,2) = 1,5 + 0,2 = 1,7
Số lượng hư hỏng trung bình của mỗi tháng là 1,7/2 = 0,85. Do chí phí bảo trì phòng
ngừa 100.000 đ bây giờ được kéo dài trong 2 tháng nên chi phí tu bổ của mỗi tháng là
50.000 đ.
Tổng chi phí

= 50.000 + (0,85 lần hư hỏng)(250.00/lần hư hỏng)
= 262.500 đ/tháng
14


-

Theo chính sách tu bổ ba tháng một lần:
B3
= N(p1+ p2 + p3) + B2p1+B1p2

= 5(0,2 + 0,1 + 0,3) + (1,7)(0,2) + (1)(0,1)
= 3 + 0,34 + 0,1 =3,44

Tông chi phí = Chi phí phòng ngừa/số tháng + Số lần hư hỏng trung bình mỗi tháng x
Chi phí mỗi hư hỏng
= (100.000/3) + (3,44/3)(250.000) = 33.330 + 285.000 = 318.330 đồng
-

Theo chính sách tu bổ bốn tháng một lần:
B4
= N(p1 + p2 + p3 + p4) + B3p1 + B2p2 + B1p3
= 5(0,2 + 0,1 + 0,3 + 0,4) + (3,44)(0,2) + (1,7)(0,1) + (1 )(0,3)
A3

= 5 + 0,688 + 0,17 + 0,3 = 6,158

Tổng chi phí = Chi phí bảo trì phòng ngừa trung bình + Chi phí các hư hỏng kỳ vọng
= (100.000/4) + (6,158/4X250.000) = 25.000 + $384.880 = 409.880 đồng
Theo bảng sắp xếp dưới đây, ta có bốn chính sách như sau:

Tu bổ mỗi n
tháng một lần

Tổng hư
hỏng kỳ
vọng trong
n tháng

Số hư
hỏng kỳ

vọng
trong n
tháng

Chi phí hư
hỏng kỳ
vọng mỗi
tháng
(1.000
đồng)

Chi phí bảo
trì phòng
ngừa mỗi
tháng (1.000
đồng)

Tổng chi phí
kỳ vọng mỗi
tháng (1.000
đồng)

1

1

1

250


100

350

2

1,7

0,85

212,5

50

262,5

3

3,44

1,14

285

33,33

318,33

4


6,158

1,54

384,88

25

409,88

Bảng 1: Chi phí các phương án tu bổ
Tổng chi phí kỳ vọng hàng tháng thấp nhất là 262.500 đồng khi chu kỳ tu bổ mỗi hai
tháng một lần.
Tóm lại, bảo trì phòng ngừa thích hợp khi:
15


- Ít có biến động trong thời gian hư hỏng, chúng ta biết được khi nào cần bảo trì.
- Có một hệ thống khả năng cung cấp dư thừa khi có đề xuất cần bảo trì.
- Chi phí hư hỏng rất tốn kém.
1.2.2 Bảo trì sửa chữa
Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì phòng ngừa không thích hợp hoặc không được
thực hiện, việc điều hành có thể mở rộng hoặc cải thiện điều kiện dễ dàng cho sửa chữa.
Các nhà điều hành tác nghiệp có thể trở lại hoạt động nhanh hơn nếu có các điều kiện sửa
chữa tốt. Việc bảo trì sửa chữa tiếp theo có thể được thực hiện và hệ thống được đưa vào
hoạt động trở lại. Một điều kiện bảo trì tốt bao hàm nhiều thuộc tính như:
-

Nhân viên được huấn luyện kỹ.


-

Nguồn tài nguyên đầy đủ.

-

Có khả năng thiết lập một kế hoạch sửa chữa.

-

Có khả năng và thẩm quyền lập kế hoạch nguyên vật liệu.

Có khả năng thiết kế các phương thức để kéo dài thời gian trung bình giữa các hư
hỏng (MTBF)
Dịch vụ lĩnh
Người điều
khiển máy

Phòng bảo trì

vực của nhà

Dịch vụ kho bãi

sản xuất

Bảo trì phòng ngừa có chi phí thấp hơn và nhanh hơn di chuyển nó qua bên trái,
khi chúng ta chuyển qua phải thì chi phí cao hơn
Hình 3 : Tính liên hoàn của hình thức bảo trì được thực hiện
Các nhà điều hành tác nghiệp cũng có một quyết định chính sách để thực hiện như tính

liên tục cho mỗi nhiệm vụ bảo trì được tuân thủ theo, ổn định với điều hành đặt biệt và
trách nhiệm của người lao động, trong trường hợp bắt buộc thì chính người lao động phải
tự bảo trì trang thiết bị của họ. Như một quyết định nên để việc bảo trì về bên trái trong
hình 3. Tuy nhiên không phải mọi người lao động đều được huấn luyện toàn bộ khả năng
về sửa chữa trang thiết bị của họ.
Cho dù các chính sách và kỹ thuật bảo trì phòng ngừa được quyết định như thế nào đi
chăng nữa thì chúng cũng có tầm quan trọng đối với người lao động đảm nhận trách nhiệm
về bảo trì. Việc bảo trì của người lao động chỉ có thể là làm vệ sinh, kiểm tra và quan sát sự
thay đổi nhưng nếu mỗi người điều hành làm những công việc như vậy trong khả năng của
họ sẽ góp phần bảo dưỡng hệ thống làm việc.
16


1.2.3 Mô hình giả lập cho chính sách bảo trì
Các kỹ thuật giả lập có thể được sử dụng để đánh giá của các chính sách bảo trì khác
nhau (như kích cỡ của phương tiện thuận lợi) trước khi thực hiện chính sách đó. Nhân sự
tác nghiệp có thể quyết định có nên bổ sung thêm nhân viên bảo trì trên cơ sở thoả hiệp
giữa chi phí thời gian máy ngừng hoạt động và chi phí nhân công tăng thêm hay không.
Việc điều hành cũng có thể giả lập các bộ phận thay thế mà chưa bị hỏng như là giải pháp
ngăn chặn những hư hỏng trong tương lai. Nhiều công ty sử dụng các mô hình giả lập được
vi tính hoá quyết định nếu và khi ngừng toàn bộ Công ty cho công tác bảo trì. Ví dụ sau
đây chỉ ra lợi ích trong việc giả lập xác định chính sách bảo trì.
Ví dụ 7:
Công ty điện lực HIỆP PHƯỚC (HP) cung cấp điện cho một khu vực rộng lớn với một
chuỗi hầu hết 200 máy phát điện bằng nước. Ban quản lý nhận thấy ngay cả việc bảo trì tốt
thì máy phát điện cũng bị hư hỏng hoặc ngưng làm việc định kỳ. Nhu cầu về năng lượng
hơn 3 năm qua tăng ổn định, và công ty rất quan tâm đến thời gian ngưng hoạt động của
các máy phát điện. Công ty hiện tại mướn 4 thợ sửa máy với tay nghề cao và trả lương cao
(30 nghìn đồng mỗi giờ). Mỗi người làm việc thay đổi luân phiên 4 lần làm một lần và mõi
lần 8 giờ. Trong phương thức này, có một người thợ sửa máy chịu trách nhiệm 24 giờ một

ngày và 7 ngày một tuần.
Nếu không thuê nhân viên bảo trì thì phí tổn về hư hỏng sẽ nhiều hơn. Với mỗi giờ mà
một máy phát điện bị ngừng hoạt động, thì công ty tổn thất xấp xỉ 75 nghìn đồng, số tiền
này là khoản phải trả cho nguồn điện dự trữ mà công ty HIỆP PHƯỚC phải thuê mướn từ
công ty gần đó.
Công ty đã thực hiện một phân tích điều hành vấn đề hư hỏng. HP chỉ ra rằng việc giả lập là
một công cụ khả thi vì xác suất tự nhiên của hai thành phần hệ thống bảo trì quan trọng. Đầu tiên
là thời gian giữa những lần máy phát điện hư hỏng Liên tiếp thay đổi có tính lịch sử từ nhỏ như
nửa giờ và lớn như 3 giờ. Với 100 hư hỏng qua, HP có bảng thống kê được trình tự về các thời
gian khác nhau mà máy móc hư hỏng (xem bảng 10.8). Công ty cũng thiết lập được bảng phân bổ
xác suât và phân chia sô " khoảng cách thời gian ngẫu nhiên cho mỗi khung thời gian kỳ vọng.

Thời gian giữa những
lần máy hỏng được ghi
nhận

Số lần
quan sát

Xác suất

Xác suất
cộng dồn

Số lượng khoảng cách
ngầu nhiên

1/2

5


0,05

0,05

01 đến 05

1

6

0,06

0,11

06 đến 11

1 1/2

16

0,16

0,27

12 đến 27
17


2


33

0,33

0,60

28 đến 60

2 1/2

21

0,21

0,81

61 đến 81

3

19

0,19

1,00

82 đến 100

100


1,00

Bảng 2 : Thời gian giữa những lần máy ngừng tại Công ty điện
HP ghi chú rằng các thợ sửa máy ghi chép thời gian bảo trì của họ với các công việc của nửa
giờ. Thời gian một máy phát điện bị hư hỏng, các lần sửa chữa thông thường được làm tròn là 1, 2
hoặc 3 giờ. Trong bảng 10.9, HP đã phát triển một phân tích của các lần sửa chữa trong quá khứ,
tương tự như số lần là hư hỏng được quan sát.

Thời gian sửa chữa
được yêu cầu (giờ)

Số lần quan
sát

Xác suất

Xác suất cộng Số lượng khoảng
dồn
cách ngẫu nhiên

1

28

0,28

0,28

01 đến 28


2

52

0,52

0,80

29 đến 80

3

20

0,20

1,00

80 đến 100

100

1,00

Bảng 3 : Số lần máy phát điện cần được sửa chữa
Mục tiêu của HP là xác định chi phí của dịch vụ bảo trì, chi phí hư hỏng máy móc được
giả lập và tổng chi phí bảo trì giả lập của hệ thống hiện tại. HP đã làm điểu này bằng cách
chọn lựa một dãy các số ngẫu nhiên để tạo ra số lần giả lập giữa các hư hỏng của máy và
một dãy thứ hai để giả lập số lần yêu cầu được sửa chữa. Một giả lập với 15 lần máy hư

được thể hiện trong bảng 4. Trong bảng này cần chú ý:
Cột 1: Thứ tự hư hỏng có thể xảy ra
Cột 2: Một con số để giả lập thời gian giữa những lẩn hư hỏng. Các con sổ trong cột
này được chọn từ Bảng 3 ở cột thứ nhì từ phải qua.
Cột 3: Được tính từ các số ngẫu nhiêu ở cột 2 và khoảng cách ngẫu nhiên được định
nghĩa ở bảng 10.8. SỐ ngẫu nhiên đầu tiên là 57 rơi vào khoảng cách từ 28 đến 60, nói lên
thời gian 2 giờ từ lần hư hỏng trước đó.
Cột 4: Chuyển đổi từ cột 3 sang thời điểm thực trong ngày cho mỗi lần hư hỏng. Sự giả
lập này cho rằng ngày đầu tiến bắt đầu lúc nửa đêm (00:00). Vì khoảng cách thời gian
giữa không hư hỏng và hư hỏng ban đầu là 2 giờ, nên hư hỏng ban đầu được ghi chép là
lúc 2 giờ sáng.Hư hỏng thứ hai xẩy ra sau đó 1 1/2 giờ, tức lúc 3giờ30 sáng.
18


Cột 5: 2 giờ cho lần hư hỏng dầu tiên nếu chúng ta cho rằng thợ sửa máy dã bắt đẩu
làm việc lúc 0 giờ và không phải ngừng hoạt động từ mảy phát điện đầu tiên hư hỏng. Tuy
nhiên, trước khi ghi chép lại thời gian này cho lần thứ hai và những lần sau đó, chúng ta
phải kiểm tra cột 8 để biết được thời gian nào người thợ hoàn thành công việc trước đó. Ví
dụ nhìn vào lần hư hỏng thứ 7 xẩy ra lúc 15giờ (3 giờ chiều) nhưng người thợ sửa chữa
chưa hoàn thành công việc trước đó (lần hư hỏng thứ 6) mãi cho đến lúc 16 giờ. Vì thế
phải nhận vào cột 5 là 16 giờ.
Một sự thừa nhận khác nữa là mỗi người thợ sửa máy chỉ làm việc 8 giờ một ca. Khỉ
thay ca, người thợ này phải bàn giao lại cho người thợ tiếp theo. Người thợ mới này phải
tiếp tục làm việc với máy phát điện hư hỏng đó cho đến khi công việc được hoàn thành.
Không có thời gian thất thoát và chồng chéo giữa các công nhân. Vì vậy, chi phí nhân
công cho mỗi 24 giờ là chính xác 24 giờ X 30.000/giờ = 720.000 đổng.
Cột 6: Là con số được chọn từ cột bên phải đầu tiên của bảng 10.11, giúp để giả định
các lần sửa chữa.
Cột 7: Được tạo thành từ số ngẫu nhiên ở cột 6 và bàng 10.9 phân phối thời gian sửa
chữa. Số ngẫu nhiên đầu tiên 07 xuất hiện giời gian sửa chữa là 1 giờ, như vậy nó thuộc

khoảng 01 đến 28.
Cột 8: Là tổng của cột 5 cộng với cột 7. Như vậy, sửa chữa bắt đầu lúc 2giờ và hoàn
thành sau một giờ thì thời điểm hoàn thành ờ cột là 3gỉờ.
Cột 9: Là hiệu số của cột 8 trừ cột 4. Trong trường hợp hư hỏng thứ nhất, thì hiệu số
của nó là 1 giờ (03:00 - 02:00). Trong trường hợp hư hỏng thứ 10, hiệu số của nó là 23:00
- 19:30 = 31/2giờ.
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Số
lượng

hỏng

Số

lượng
hư hỏng
ngẫu
nhiên

Thời
gian
giữa
các hư
hỏng

Thời
gian
của hư
hỏng

Thời gian
thợ
máy
nghỉ để bắt
đầu
sửa
chữa

Số lượng
ngẫu
nhiên của
thời gian
sửa chữa


Thời
gian
cần
sửa
chữa

Thời
Sô giờ
gian kết máy
thúc sửa bị
chữa
ngưng
hoạt
động

1

57

2

2:00

2:00

07

1

3:00


1

2

17

1 1/2

3:30

3:30

60

2

5:30

2

3

36

2

5:30

5:30


77

2

7:30

2

4

72

2 1/2

8:00

8:00

49

2

10:00

2
19


5


85

3

11:00

11:00

76

2

13:00

2

6

31

2

13:00

13:00

95

3


16:00

3

7

44

2

15:00

16:00

51

2

18:00

3

8

30

2

17:00


18:()0

16

1

19:00

2

9

26

1 1/2

18:30

19:00

14

1

20:00

1 1/2

10


9

1

19:30

20:00

85

3

23:00

31/2

11

49

2

21:30

23:00

59

2


1:00

31/2

12

13

1 1/2

23:00

1:00

85

3

4:00

5

13

33

2

1:00


4:00

40

2

6:00

5

14

89

3

4:00

6:00

42

2

8:00

4

15


13

1 1/2

5:30

8:00

52

2

10:00

41/2

Tổng cộng

44

Bảng 4 : Các tính toán giả lập với 15 lần máy hư

Phân tích chi phí của mô hình giả lập như sau:
Giả định là 15 hư hỏng của máy phát điện trong bảng 10.10 kéo dài một khoảng thời
gian là 34 giờ hoạt động. Bắt đầu lúc 00:00 ngày thứ nhất và chạy mãi cho đến 10:00 ngày
thứ 2.
Yếu tố phản ánh làm cho HP quan tâm là tổng số giờ các máy phát điện ngừng hoạt
động (theo cột 9) được tính là 44 giờ. Công ty cũng lưu ý đến việc kết thúc thời kỳ giả lập,
một sự ùn tắc đã bắt đầu. Hư hỏng thứ 13 xảy ra lúc 1 giờ, nhưng nó không được sửa tức

thì mà chờ đến lúc 04 giờ. Tương tự các hư hỏng thứ 14 và 15 cũng bị trì hoãn. HP xác
định viết một chương trình vi tính để thực hiện hàng trăm sự hư hỏng giả lập, nhưng những
mong muốn đầu tiên phân tích dữ liệu và đã thu hoạch được kết quả vượt trội.
HP đã tính toán các mục tiêu như sau:
Chi phí dịch vụ bảo trì = 34 giờ cho công nhân phục vụ x 30.000/giờ = 1.202.000 đồng
Chi phí hư hỏng máy móc giả lập = 44 giờ hư hỏng x thất thoát 75.000/giờ
= 3.300.000
Tổng chi phí bảo trì giả lập của hệ thống hiên tại = Chi phí sửa chữa + chi phí hư hỏng
= 4.320.000 đồng
20


Tổng chi phí 4.320.000 đồng cho HP lúc này được so sánh với những sự lựa chon ít
hoặc nhiều hấp dẫn hơn. Với ví dụ trên, thì điện lực HP có nên bổ sung toàn bộ thời gian
người thợ sửa máy thứ hai vào mỗi ca hay không? Hay là chỉ nên thêm vào một người thợ
sửa máy nữa và để cho người thợ đó vào làm trong mỗi 4 ca làm việc để bắt kịp những
công việc còn tồn đọng? Đây là hai phương án thay thế mà HP có thể chọn để xem xét
trong quá trình giả lập.
Như đã được đề cập ngay từ đầu, việc giả lập có thể được sử dụng trong các vấn đề
bảo trì khác, bao gồm cả việc phân tích bảo trì phòng ngừa. Có thể công ty điện lực HP nên
xem xét các chiến lược về việc thay đổi các động cơ máy phát điện, van, mạng lưới điện,
công tắc hoặc những bộ phận linh tinh khác mà thường bị hư hỏng.. Cũng có thể là thay thế
tất cả các bộ phận mà hay xảy ra hư hỏng trong bất kỳ động cơ phát điện nào đó, hay sửa
chữa hoặc thay thế tất cả các bộ phận sau một thời gian tu bổ nào đó được căn cứ vào dòng
đời phục vụ trung bình đã được ước tính. Sự lựa chọn có thể được thực hiện lại bằng việc
thiết lập các phân phối xác suất tỷ lệ hư hỏng, lựa chọn các số ngẫu nhiên và những hư
hỏng giả lập trong quá khứ và các chi phí chi liên quan.
Bảng 5 - Bảng các số ngẫu nhiên

52 6


50 88 53 30 10 47 99 37 66 91 35 32 0

37 63 28 2

74 35 24 3

82 57 68 28 5
69 2

94 3

84 57 7

29 60 74 85 90 73 59 55 17 60

11 27 79 90 87 92 41 9

25 36 77

36 49 71 99 32 10 75 21 95 90 94 38 97 71 72 49

98 94 90 36 6

78 23 67 89 85 29 21 25 73 69 34 85 76

96 52 62 87 49 56 59 23 78 71 72 90 57 1

98 57 31 95


33 69 27 21 11 60 95 89 68 48 17 89 34 9

93 50 44 51

50 33 50 95 13 44 34 62 64 39 55 29 30 64 49 44 30 16
88 32 18 50 62 57 34 56 62 31 15 40 90 34 51 95 26 14
90 30 36 24 69 82 51 74 30 35 36 85 1
50 48 61 18 85 23 8

55 92 64 9

85

54 17 12 80 69 24 84 92 16 49 59

27 88 21 62 69 64 48 31 12 73 2

68 0

16 16 46 13 85

45 14 46 62 13 49 66 62 74 41 86 98 92 98 84 54 33 40
81 2

1

78 82 74 97 37 45 31 94 99 42 49 27 64 89 42

66 83 14 74 27 76 3


33 11 97 59 81 72 0

64 61 13 52
21


74 5

81 82 93 9

30 34 87 1

96 33 52 78 13 6

74 11 46 82 59 94 25 34 32 23 17 1

59 55 72 33 62 13 74 68 22 44 42 9
67 9

28 30 94 23 37 39
58 73

32 46 71 79 45 89

80 98 99 25 77 50 3

32 36 63 65 75 94 19 95 88

60 77 46 63 71 69 44 22 3


85 14 48 69 13 30 50 33 24

60 8

19 29 36 72 30 27 50 64 85 72 75 29 87 5

80 45 86 99 2

34 87 8

86 84 49 76 24 8

53 84 49 63 26 65 72 84 85 63 26 2
69 84 12 94 51 36 17 2
37 77 13 10 2

1

75 1

86 29 11

75 26 92 62 40 67

15 29 16 52 56 43 26 22 8

62

18 31 19 32 85 31 94 81 43 31 58 33 51


1.3 CÁC HỆ THỐNG CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ÁP DỤNG DỂ BẢO TRÌ
Việc sử dụng các hệ thống chuyên môn là cung cấp tính hữu ích của các hệ thống
bảo trì. Các hệ thống chuyên môn trong bảo trì là giúp đỡ các nhân viên bảo trì trong việc
đơn lập và sửa chữa những hư hỏng khác nhau của máy móc và trang thiết bị. Ví dụ như hệ
thống DELTA của General electric hỗ trợ trong việc sửa chữa và bảo trì đầu máy điện
diesel. Để tách biệt vấn đề này, đầu tiên hệ thống đó thể hiện danh mục các phạm vi hư
hỏng có thể xảy ra. Sau đó, khi người sử dụng đã chọn được một phạm vi hư hỏng, phần
mềm sẽ hỏi một loạt các câu hỏi chi tiết để hướng dẫn và hỗ trợ người sử dụng xác định
nguyên nhân. Hệ thống Delta bao gồm khoảng 500 qui tắc, trong đó 330 được dành để
chẩn đoán hư hỏng và các thủ tục sửa chữa. Các câu hỏi còn lại là để hướng dẫn, huấn
luyên, hệ thống để trả lời các câu hỏi của người sử dụng. Hệ thống giúp đỡ này trả lời các
câu hỏi như đã được định vị của các thành phần và phân loại rác của bộ phận thay thế.
1.4 THẨM ĐỊNH SỰ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ
Chúng ta có thể đánh giá mực độ được thực hiện chức năng của sự tin cậy và bảo trì
bằng nhiều cách khác nhau. Có nhiêu tiêu chí hữu dụng để đánh gía việc thực hiện bảo trì,
cụ thể như sau:
1. Hiệu quả được thể hiện trong định nghĩa cổ điển.
Kết quả đầu ra / Đầu vào = Hiệu quả
2. Đối với trường hợp bảo trì:
Đơn vị sản phẩm / Số giờ bảo trì = Hiệu quả

22


3. Hiệu quả được thể hiện bằng hiệu lực của lực lượng lao động bảo trì trên số lượng
trang thiết bị được bảo trì
Số giờ công bảo trì / Chi phí đầu tư trang thiết bị bảo trì = Hiệu quả
4. Hiệu quả của các cá nhân và tập thể được thể hiện trong việc so sánh với các giờ
tiêu chuẩn
Số giờ thực tế để thực hiện công việc bảo trì / Số giờ chuẩn để thực hiện công việc

bảo trì = Hiệu quả
Có một hệ thống bền vững là một sự cần thiết. Mặc dù chúng ta đã nỗ lực hết mình để
thiết kế các bộ phận bền vững, nhưng đôi khi hệ thống vẫn hư hỏng. Do vậy, các bộ phận
dự phòng vẫn được sử dụng. Việc tăng cường độ tin cậy cũng có thể đạt được thông qua
việc sử dụng bảo trì phòng ngừa và các phương tiện sửa chữa tốt nhất. Các hệ thống
chuyên môn và việc thu thập các dữ liệu đầy đủ và phân tích sẽ trợ giúp cho việc điều hành
bảo trì và độ tin cậy. Các kỹ thuật giả lập cũng có thể hỗ trợ trong việc xác định các chính
sách bảo trì hiệu quả.

23


CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY VÀO BẢO TRÌ
MÁY BIẾN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM Á CHÂU
1. Lịch sử hình thành và phát triển của của công ty.
1.1.

Giới thiệu khái quát về công ty.

Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm ăn liền
tại Việt Nam, cung cấp mỗi năm hàng tỉ bữa ăn ngon, chất lượng và tiện lợi cho người tiêu
dùng trong và ngoài nước. Công ty đang tạo ra hơn 1.700 việc làm ổn định cho người lao
động trên khắp đất nước.
Trụ sở chính:
1B An Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam
ĐT: (0650) 3712 888
Fax: (0650) 3712 555
Email:
Văn phòng đại diện:
39/6 Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Q1, TP.HCM

ĐT: (08) 3848 0567
Fax: (08) 3846 9729
Những cột mốc đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của công ty trong hơn 20
năm xây dựng và phát triển:
1990: Công ty Mì ăn liền ViFood thành lập tại Quận Gò Vấp, TP.HCM.
1995: Công ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Á Châu ra đời với Công ty đặt tại
ấp Đồng An, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
1997: Chính thức xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nga, Ukraine, Đức,
New Zealand….
1999: Trở thành nhà cung cấp mì ăn liền lớn nhất tại thị trường Campuchia (chiếm
hơn 50% thị phần).
2003: Khởi công xây dựng Công ty An Phú công suất 1.248.000.000 gói/năm với
dây chuyền hiện đại và tiên tiến tại xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2006: Bắt đầu xuất khẩu sang Czech, Slovak, Hungary, Samoa, Ba Lan.
2011: Mở rộng kinh doanh ra miền Bắc và khởi công xây dựng Công ty Bắc Ninh
tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.

Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
24


Tầm nhìn:
Trở thành công ty Việt Nam sản xuất thực phẩm tiện dụng hàng đầu Đông Nam Á,
có nền tảng kinh doanh chính trực và vững bền, được người tiêu dùng yêu thích và tin
tưởng.
Sứ mệnh:
Đem đến cho người tiêu dùng những bữa ăn ngon, tiện lợi và đa dạng với cam kết
cao nhất về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cuộc sống hiện đại và năng
động của người Việt Nam và các nước trên thế giới.

Từng thành viên trong gia đình công ty Á Châu tự hào góp phần làm cuộc sống tốt
đẹp và ý nghĩa hơn với mỗi sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn và thưởng thức mỗi
ngày.
Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn, chúng tôi xây dựng những thương hiệu mạnh,
có uy tín và được mọi gia đình yêu thích sử dụng dựa trên những định hướng chiến lược
cốt lõi:

-

Danh mục sản phẩm đa dạng cho mọi nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

-

Nền tảng kinh doanh chính trực và bền vững.

-

Tinh thần cộng đồng.

-

Hợp tác cùng hướng tới thành công với đối tác.

Tình hình nhân sự của công ty:
25


×