Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội LA TIẾN sĩ LA TIẾN sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH THOA

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH THOA

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Lê Xuân Bá


2. TS. Lê Anh Vũ

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính bản thân tôi hoàn
thành. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án phản ánh trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, tài liệu nào khác. Các số liệu,
tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án này đều nêu rõ xuất
xứ, tác giả và được ghi trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận án.
Tác giả luận án

Lê Minh Thoa

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Xuân Bá và
TS. Lê Anh Vũ là hai thầy giáo đã tận tình hướng dẫn tác giả trên con đường học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án
tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế học,
Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế
Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, đơn vị công tác của tác giả cùng với gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, các nhà khoa học, các tác giả của những cuốn sách chuyên khảo, tạp chí

chuyên ngành đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có được tư
liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt quá trình học tập nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiên cứu luận án.
Tác giả luận án

Lê Minh Thoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................ix
DANH MỤC HỘP...............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................x
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH........................................16
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................................ 16
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................21
1.3. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố
nghiên cứu giải quyết (khoảng trống tri thức).................................................... 25
1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết và hướng giải quyết.............26
Kết luận chương 1...............................................................................................28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH.....................29
2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan......................................................29
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan..............................................................29

2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.........46
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN........................52
ĐÔ THỊ XANH................................................................................................52
2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá.......................... 53
2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.....................................53
2.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh............................... 53

iii


2.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh................54
2.2.4. Nội dung chính quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền
địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.................................59
2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh..................60
2.3.1. Nhân tố khách quan.............................................................................. 60
2.3.2. Nhân tố chủ quan..................................................................................61
2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
và bài học cho Hà Nội.........................................................................................62
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.............62
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.......71
2.4.3. Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội..............77
Kết luận chương 2...............................................................................................81
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN

LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................... 83
3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh........................................................................... 83
3.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên......................................................................83

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô
thị xanh của Hà Nội........................................................................................84
3.2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội...........85
3.2.1. Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội....................85
3.2.2. Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội.......................... 89
3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010 - 2017..........................................................................................92
3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô
thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh........................................................92

iv


3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở Hà Nội............................................................................................95
3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh của thành phố Hà Nội............................................................................ 99
3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh..........................................................................................................100
3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát
triển đô thị xanh............................................................................................104
3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh trên địa bàn Hà Nội.............................................................................112
3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí.................................................................. 112
3.4.2. Đánh giá chung quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.......................119
3.4.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế của quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội.........................................................................122
Kết luận chương 3.............................................................................................124
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................125

4.1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030................................................................. 125
4.1.1. Bối cảnh mới về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội.......125
4.1.2. Cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
127
4.2. Định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới
của thành phố Hà Nội........................................................................................132
4.2.1. Căn cứ xây dựng định hướng quản lý đầu tư......................................132
4.2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
đến năm 2030................................................................................................135
v


4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đến năm 2030.............................................. 140
4.3.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế
hoạch hóa quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong
những năm tới............................................................................................... 140
4.3.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội...........................141
4.3.3. Tăng cường huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị
xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới................................................ 144
4.3.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong
việc đầu tư phát triển đô thị xanh................................................................. 145
4.3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp và cơ chế quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh.....................................................................146
4.3.6. Tăng cường chức năng quản lý của chính quyền các cấp quận (huyện)
trong việc quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn.........146
4.3.7. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính
quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.......................147

4.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội................................149
Kết luận chương 4.............................................................................................150
KẾT LUẬN.......................................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................154
PHỤ LỤC..........................................................................................................164

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

2

ĐTPT

Đầu tư phát triển


3

ĐTTM

Đô thị thông minh

4

PTBV

Phát triển bền vững

5

PTĐT

Phát triển đô thị

6

PTĐTX

Phát triển đô thị xanh

7

QHĐT

Quy hoạch đô thị


8

QHXDĐT

Quy hoạch xây dựng đô thị

9

QLĐT

Quản lý đô thị

10

QLNN

Quản lý nhà nước

11

UBND

Ủy ban nhân dân

12

XD &PTĐT

Xây dựng và phát triển đô thị


vii


2. Viết tắt tiếng Anh
Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

B/C

Benefit/Cost

2
3

CPM
EFC

4
5
6
7
8

GB

GC
GdC
GCF
GDSS

Critical Oath Method
Environmental Friendly
City
Green Building
Green City
Garden City
Green Cities Fund
Green city urban
planning Decision
Support System
Green Infrastructure
Incremental Capital –
Output Ratio

9 GI
10 ICOR
11
12
13
14

IRR
LC
LCC
LEED


Internal Rate of Return
Linear City
Low Carbon City
Leadership in Energy and
Environmental Design

Tỷ số lợi ích/Chi phí (Tỷ
số thu - chi)
Phương pháp đường găng
Đô thị thân thiện với môi
trường
Công trình xanh
Đô thị xanh
Đô thị vườn
Quỹ các thành phố xanh
Hệ thống hỗ trợ quyết định
lập quy hoạch đô thị xanh
Hạ tầng đô thị xanh.
Hệ số đầu tư tăng trưởng
Suất thu lợi nội tại
Đô thị tuyến tính
Đô thị ít khí thải
Định hướng Thiết kế về
Năng lượng và Môi trường
(Tiêu chuẩn Xanh trong
kiến trúc hiện đại).
Hiện giá của hiệu số thu chi

15 NPW


Net Present Worth

16 PERT

Program Evaluatian and
Review Technique

Kỹ thuật ước lượng và
đánh giá chương trình

17 SG

Smart Growth

Phát triển đô thị thông
minh

18 U – City
19 UGG
20 VGBC

Ubiquitous City
Urban Green Gowth
Vietnam Green Building
Council
Zero Emission City

Đô thị mọi nơi
Đô thị tăng trưởng xanh

Hội đồng công trình xanh
Việt Nam
Đô thị không khí thải

21 ZEC

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn
TP Hà Nội

90

2

Bảng 3.2


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Hà Nội

91

3

Bảng 3.3

Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm

91

4

Bảng 3.4

Một số chỉ tiêu phát triển các khu đô thị vệ
tinh Hà Nội

94

5

Bảng 3.5

Kết quả đo lường hiệu lực quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh


113

6

Bảng 3.6

Kết quả đo lường hiệu quả quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh

116

7

Bảng 3.7

Kết quả đo lường phù hợp quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh

117

8

Bảng 3.8

Kết quả đo lường bền vững quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh

118

9


Bảng 4.1

Phân tích SWOT đánh giá hiệu quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

128

DANH MỤC HỘP
STT

Hộp

Nội dung

1

Hộp 2.1

Tầm nhìn kế hoạch xanh của Singapore

68

2

Hộp 2.2

Xây dựng đô thị Đà Nẵng xanh và bền vững

72


3

Hộp 2.3

Tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh

76

ix

Trang


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

27

2


Hình 2.1

Những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết
và hướng giải quyết
Xây dựng mô hình đô thị xanh thông minh

3

Hình 2.2

Sơ đồ khái niệm đô thị qua từng thời kỳ

31

4

Hình 2.3

Đô thị xanh

32

5

Hình 2.4

Đô thị xanh theo EU

35


6

Hình 2.5

Đầu tư phát triển đô thị xanh

41

7

Hình 2.6

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

45

8

Hình 2.7

Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh

52

8

Hình 2.8


58

9

Hình 2.9

Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh
Thủ đô Stockholm, Thụy Điển

10

Hình 3.1

Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm

90

11

Hình 3.2

99

12

Hình 3.3

13


Hình 3.4

14

Hình 3.5

Sơ đồ hệ thống chính quyền thành phố Hà
Nội
Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh
Xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội
trong những năm tới
Quy trình lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư

15

Hình 4.1

Định hướng phát triển không gian đô thị của
Hà Nội

x

30

71

106
107
112

138


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tốc độ đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh.
Điều này thấy rõ ở các vùng trọng điểm kinh tế quốc gia, tập trung chủ yếu ở
các thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Quá trình đô
thị hóa diễn ra với tốc độ cao, chúng ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo
ngại về chất lượng cuộc sống các đô thị, xu hướng di dân từ nông thôn vào
thành phố tăng, việc mở rộng quy mô về không gian đô thị, tăng cường hoạt
động xây dựng đô thị, cải tạo và mở rộng hạ tầng đô thị. Sự cạnh tranh đô thị
với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, do đó chúng ta phải có tầm nhìn
chiến lược về quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị
đã khẳng định vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội: “Là trái tim của cả nước, đầu
não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [7].
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012 xác định
trách nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại,
tiêu biểu cho cả nước” [51].
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng hiện nay trên toàn
thế giới. Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị xanh ở thế kỷ
XXI đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Xây dựng rất quan tâm.
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành
chính, kinh tế, văn hóa nên cũng cần phải phát triển theo hướng này.
Như vậy, Hà Nội đã được xác định là Thủ đô đa chức năng, một mô

hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà
Nội. Điều này được thể hiện rất rõ từ khi đổi mới, Hà Nội đã có những bước

1


phát triển tương đối tốt, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa…
Theo quyết định số 768/QĐ -TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050: Hà Nội với vị thế Thủ đô,
trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa,
giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong
những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên
kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung
hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm tài
chính Bắc Sông Hồng, trung tâm hội chợ, trung tâm hành chính, thương mại,
văn hóa Tây Hồ Tây…), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao (Khu
công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc…); trung tâm
văn hóa - lịch sử lớn (Hoàng thành Thăng Long, vườn Quốc gia Ba Vì); đến
năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa của Thủ đô khoảng từ 65% đến 70% [20].
Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình chùm đô thị
gồm khu vực đô thị trung tâm, năm đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối
bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối
liên kết với mạng giao thông Vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân
cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (khu vực nông
nghiệp, làng xóm, di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên…)
Để Thủ đô Hà Nội đúng nghĩa là trái tim của tổ quốc, là trung tâm văn
hóa, chính trị của cả nước thì cần phải định hướng chiến lược phát triển đô thị
bền vững và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đặt ra yêu cầu

xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái (eco-city)
nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị nhanh, bền vững và thích ứng với
biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, Hà Nội cũng đã chú trọng đến đầu tư
phát triển đô thị xanh (khu đô thị xanh, sinh thái Vinhome Riverside, khu đô
thị xanh Gamuda Gardens…), cũng đạt được những thành tích bước đầu trong
2


phát triển. Tuy vậy, đô thị xanh của Hà Nội phát triển chưa được như mong
muốn, còn có nhiều yếu kém. Lý do có nhiều, nhưng đầu tư phát triển đô thị
còn nhiều khiếm khuyết là một nguyên nhân quan trọng (Khiếm khuyết trong
các thể chế chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là chưa cụ thể rõ
ràng, nhận thức của các nhà quản lý về đô thị xanh còn chưa sâu sắc, việc
quản lý sau khi đô thị đã được đầu tư phát triển chưa được sát sao…). Thực
trạng việc đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội hiện nay chưa xanh: Ô nhiễm môi
trường đô thị, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chống chọi kém với biến đổi
khí hậu. Nguyên nhân là do quản lý đầu tư phát triển chưa theo hướng xanh,
thiện với môi trường và chống chọi với biến đổi khí hậu. Từ những khiếm
khuyết đó, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh là một tất yếu khách quan.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư phát
triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại của Việt Nam nói chung trong đó Thủ
đô Hà Nội luôn được quan tâm đặc biệt. Vì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
làm thay đổi nhiều đến bộ mặt đô thị xanh - thông minh - hiện đại, sự phát
triển của cư dân thông minh, chính quyền đô thị thông minh… Như vậy Hà
Nội cần có chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông
minh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và mang tính cấp bách.
Bên cạnh đó, Dân số của Thủ đô Hà Nội tăng nhanh, đô thị hóa ngày
càng phát triển mạnh chưa từng có làm cho Hà Nội phải đối mặt với các thách
thức nghiêm trọng: Biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, môi trường đô

thị ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch khan hiếm… làm cho sự phát triển
đô thị trở nên không bền vững. Chính vì vậy cần phát triển đô thị theo hướng
xanh, thông minh và bền vững là xu thế tất yếu.
Từ những lý do trên, bằng kinh nghiệm từ quá trình công tác nhiều năm
trong ngành xây dựng đô thị, với vốn kiến thức được học và qua tìm hiểu,
nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, nhà nước và để có
thêm những kiến thức cần thiết chuyên sâu phục vụ cho công tác chuyên môn,

3


tác giả chọn đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội” làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế.
Đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết vì nó sẽ khắc phục được các
tồn tại và khiếm khuyết việc quản lý nêu trên, đồng thời tác giả sẽ đưa ra các
giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận án là dựa trên cơ sở khoa
học thực tiễn về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đề xuất các giải pháp
hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm
2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những
mục tiêu cụ thể (các nhiệm vụ nghiên cứu) sau:
Một là, Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh, phát
triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh.
Hai là, Luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý đầu

tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh.
Ba là, Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội theo bốn tiêu chí: Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và
bền vững. Từ đó tổng hợp những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý của chính quyền thành phố về
đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội thời gian qua.
Bốn là, Từ những hạn chế, tồn tại, dựa trên bối cảnh quốc tế, trong nước
và Hà Nội. tác giả đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn

4


thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội được hiệu quả
nhất, tốt nhất từ nay đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh ở thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu quản lý của chính quyền
thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh điển hình:
- Nghiên cứu định hướng phát triển đô thị xanh thông qua chiến lược, quy
hoạch phát triển đô thị xanh (Có bao nhiêu đô thị xanh sẽ được xây dựng); Kế
hoạch phát triển đô thị xanh (từng giai đoạn). Định hướng quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở Hà Nội từ lý thuyết đến thực tế như thế nào?
- Nghiên cứu việc ban hành các Luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,
các cơ chế, chính sách liên quan để thực hiện các định hướng nêu trên. Ở cấp
chính quyền thành phố Hà Nội gồm:

+ Cụ thể hóa Luật, Nghị định, Thông tư và các chính sách liên quan đến quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh của Trung ương.
+ Ban hành các chính sách cụ thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho
thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền (các văn bản pháp quy).
- Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2017;
- Số liệu sơ cấp được thu thập trong hai năm: 2017 và 2018.
5


- Đề xuất một số giải pháp nằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở Hà Nội từ nay đến năm 2030.
3.2.3. Phạm vi không gian
Phạm vi không gian là thành phố Hà Nội, trong đó tác giả chú trọng
quản lý đầu tư phát triển của một vài khu đô thị xanh điển hình (Phụ lục 1).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống
tức là từ nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
một số nước trên thế giới, thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội (Đánh giá ưu, nhược điểm, những kết quả đạt được, nguyên
nhân và hạn chế, những tồn tại) và trên quan điểm lịch sử (Sự phù hợp của
việc quản lý đầu tư phát triển đô thị trong từng giai đoạn, đặc biệt là quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh).
Cụ thể: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành quản lý
kinh tế từ cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo trình tự

sau: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, ban hành khung khổ pháp lý
và thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; kiểm
tra, giám sát, thanh tra việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của
thành phố Hà Nội.
4.2. Phương pháp lý luận chung trong nghiên cứu luận án
Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương
pháp luận cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước sẽ được sử dụng để phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận
về đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Phân
tích lý luận quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nhằm làm rõ bản chất, nội
dung, hình thức của việc quản lý đô thị xanh theo hướng bền vững, những
nhân tố ảnh hưởng và quan hệ biện chứng giữa các nhân tố và quá trình phát
triển đô thị xanh v.v... Việc giải quyết các vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô
6


thị xanh để tìm ra những mâu thuẫn trong quản lý đầu tư phát triển đô thị,
nguyên nhân, bản chất, mối quan hệ của các yếu tố.
4.3. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
a) Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
Phương pháp này thu thập các tài liệu có liên quan đến quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh chủ yếu là các thông tin thứ cấp trên sách báo, tạp chí
kinh tế, tạp chí thương mại… nhằm làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình
thức việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra những bài học từ các nước
về vấn đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Mặt khác,
để đánh giá quan điểm của các học giả trong nước và ngoài nước về đô thị

xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Từ đó làm rõ những thành công
cũng như khoảng trống cần đề cập nghiên cứu. Phương pháp này được sử
dụng trong chương 1 và chương 2 của luận án.
b) Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần nghiên cứu của
luận án. Mô tả và phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu tổng hợp, số
hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Từ đó có cơ sở để làm rõ
bản chất đô thị về mặt kinh tế - xã hội bằng các con số cụ thể, đánh giá được
thực trạng phát triển đô thị xanh, quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội
về đầu tư phát triển đô thị xanh, dự báo về chiến lược, quy hoạch và nhu cầu
vốn để đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà
Nội. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030.
c) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia:
Để tăng tính thực tiễn khi phản ánh thực trạng quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh cũng như tăng tính thuyết phục cho các giải pháp mà luận án đưa
7


ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và tham khảo ý kiến
chuyên gia như sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Sử dụng bảng hỏi để lập phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các nhà chuyên môn. Bao
gồm: - Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý dự án, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn
giám sát (Xem phụ lục 6). Quy mô mẫu là 68 nhà chuyên môn. Thời gian
khảo sát từ ngày 15 tháng 10 năm 2017 đến ngày 08 tháng 8 năm 2018.
Tác giả thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những nhà chuyên
môn, các cán bộ quản lý làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

+ Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, điều tra nhận thức của cư dân sống tại các
khu đô thị xanh ở Hà Nội (Xem phụ lục 8). Quy mô mẫu là 100 cư dân sống
tại các khu đô thị xanh. Thời gian khảo sát từ ngày 03 tháng 05 năm 2017 đến
ngày 08 tháng 8 năm 2018.
Tác giả thu thập các số liệu thông qua bảng hỏi của một số cư dân sống
tại các khu đô thị xanh điển hình ở Hà Nội. Từ đó tác giả tổng hợp các số liệu
làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia:
Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn một số nhà hoạch định
chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ
thể, tác giả tham khảo các ý kiến của 10 nhà quản lý, nhà khoa học - Đây là
một trong những căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội (Phụ lục 10 và phụ
lục 11).
Phương pháp này được tác giả sử dụng thu thập số liệu để đánh giá thực
trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở chương 3 (Xem các bảng
trong chương 3).
8


d) Phương pháp phân tích SWOT
Sau khi thu thập, phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh, tác giả chỉ ra điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weeknesses),
cơ hội (O - Opportunities) và thách thức (T - Threats) trong việc đánh giá
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Phân tích SWOT
được tác giả thực hiện theo một trật tự logic từ đó hiểu được sâu sắc hơn về
thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở Hà Nội trong thời gian tới được cụ thể hơn và sát thực hơn.
Sau khi phân tích thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở

thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT ở phần đầu
chương 4. Từ đó có các căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả và
có tính thực thi cao.
4.4. Nguồn dữ liệu số liệu, tài liệu
Để có căn cứ đáng tin cậy cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng
các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau:
a) Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu như: Sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các công trình nghiên cứu
khoa học, tài liệu tại các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, quản
lý xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý đất đô thị ở thanh phố Hà Nội, các Bộ
ngành liên quan.
Từ kết quả điều tra, tác giả làm rõ cơ sở lý luận của nội dung và hình
thức việc quản lý đầu tư pháp triển đô thị xanh, đồng thời kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học từ các nước về vấn
đề quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.
b) Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành thu thập thông qua việc điều tra theo mẫu xây dựng
sẵn. Tác giả sử dụng 02 mẫu điều tra:
9


- Mẫu 1: Phiếu điều tra thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội dành cho các cán bộ, chuyên gia có liên quan đến
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Cụ thể:
+ Lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý, trưởng đoàn và cán bộ tư vấn giám sát;
+ Chỉ huy trưởng và các cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu;
+ Các cán bộ giảng dạy liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
+ Cán bộ làm công tác quản lý, quy hoạch đô thị tại các Viện Quy hoạch đô
thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch và xây dựng Hà

Nội.
+ Cán bộ quản lý đầu tư về đô thị thuộc Phòng quản lý đô thị các quận Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ thành phố Hà
Nội.
+ Cán bộ làm công tác quy hoạch đô thị tại Sở Xây dựng Hà Nội.
Nội dung khảo sát điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia được bám sát
mục tiêu đề ra. Số phiếu phát ra: 68 phiếu, số phiếu thu về: 66 phiếu, số phiếu
hợp lệ: 66 phiếu, với các đối tượng được trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi.
Trong đó, nam giới 50/66 =75,8%; nữ giới 16/66 = 24,2%. Trình độ đại học là
45, thạc sĩ là 12, tiến sĩ là 09. Kết quả điều tra đánh tin cậy để nghiên cứu đề
tài luận án (Chi tiết xem phụ lục 7).
- Mẫu 2: Phiếu điều tra nhận thức của cư dân sống trong các khu đô thị xanh ở
thành phố Hà Nội. Số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 93 phiếu, số
phiếu hợp lệ: 93 phiếu, với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 31 ÷ 60 tuổi. Trong
đó, nam giới 50/93 = 53,76%; nữ giới 43/93 = 46,24%. Kết quả điều tra các
cư dân sống tại các khu đô thị xanh làm căn cứ cho việc sử dụng nghiên cứu
của luận án (Chi tiết xem phụ lục 9).
Trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu phục vụ cho nghiên
cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội là khó khăn,
vì vậy tác giả áp dụng công thức chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên như sau:

10


N=

Z 2(1 /2) .P.(1 P)
d2

Trong đó:

N - Cỡ mẫu nghiên cứu;
Z(1-α/2) - Hệ số tin cậy ở mức xác suất:
(Với mức xác suất 95% thì Z(1-α/2) = 1,96);
P - Tỷ lệ ước tính;
d - Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và
tổng thể nghiên cứu với sai số cho phép
Theo công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu được xác định như sau:
* Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên
môn: Chọn d1 = 0,1 và P1 = 0,22


N = 1, 96 2 .0, 23.(1  0, 23) = 68
1

2

0,1

* Phiếu điều tra nhận thức của người dân (N2):
Chọn d2 = 0,1 và P2 = 0,5 để có quy mô mẫu lớn nhất;


2
N2 = 1, 96 .0, 5(1  0, 5) = 96
0,12

Để tăng tính chính xác và thuận tiện trong việc nghiên cứu luận án, tác
giả xác định mẫu nghiên cứu N2 = 100.
Như vậy chọn được 02 mẫu nghiên cứu, khảo sát:
1. Bảng hỏi khảo sát ý kiến từ các nhà chuyên môn: N1 = 68

2. Phiếu điều tra nhận thức của người dân: N2 = 100.

11


4.4. Khung phân tích của luận án

Kinh nghiệm quốc tế và
trong nước về quản lý
đầu tư phát triển
đô thị xanh

Cơ sở lý luận
về quản lý đầu
tư phát triển
đô thị xanh

Bối cảnh mới

Các
giải pháp
hoàn
thiện
quản lý
đầu tư
phát triển
đô thị
xanh

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐTPT ĐTX
- THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Các số liệu
thứ cấp

Các số liệu
sơ cấp từ khảo sát
điều tra của tác giả

Các nhân tố tác động đến
quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh
ở thành phố Hà Nội

Định hướng hoàn thiện
quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp.
Khung phân tích về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà nội
12


4.5. Khung nghiên cứu của luận án
Đề tài “Quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà
nội” dựa trên khung nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau:
Khung nghiên cứu của luận án

Chương

1

Phương pháp
sử dụng

Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.

Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.
2
Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.

Phương pháp
nghiên cứu tại bàn.

3

Nội dung
nghiên cứu chính

Tổng quan tình
nghiên cứu có
quan đến luận án.


Kết quả mục tiên nghiên
cứu chính cần đạt được

hình Tìm ra “khoảng trống” và
liên khẳng định sự cần thiết
nghiên cứu vấn đề của
luận án.

Một số khái niệm và lý
thuyết liên quan

Nội hàm về quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh.

Quản lý đầu tư phát Khái niệm, nội dung phân
triển đô thị xanh và tiêu tích đầu tư phát triển đô
chí đánh giá.
thị xanh.
Các nhân tố ảnh hưởng Chỉ ra được các nhân tố
đến quản lý đầu tư phát ảnh hưởng đến quản lý
triển đô thị xanh.
đầu tư phát triển đô thị
xanh.
Kinh nghiệm
và trong nước

quốc tế Bài học cho Hà Nội về
quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh.


- Điều tra khảo sát,
tham khảo ý kiến
chuyên gia;
- Phân tích;
- Tổng hợp.

Thực trạng phát triển
đô thị xanh ở thành phố
Hà Nội giai đoạn 20102017

- Khảo sát;
- Phân tích;
- Tổng hợp.

Đánh giá về chính quền Chỉ ra những ưu điểm,
thành phố trong việc những hạn chế, nguyên
quản lý đầu tư
phát nhân hạn chế.
triển đô thị xanh trên
địa bàn Hà Nội.

13

Chỉ ra những điểm hợp lý
hay chưa hợp lý trong
việc quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở thành
phố Hà Nội.



×