Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TNXH 2 lelan tieu hoc vong la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.76 KB, 23 trang )

Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh trong
giê d¹y m«n TN&XH líp 2
A) ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào kỉ nguyên mới, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới cả về kinh
tế, xã hội và giáo dục…Chúng ta đang cố gắng để học hỏi và hoà nhập với nền kinh
tế , xã hội, giáo dục của Thế giới. Sự phát triển không ngừng của nền giáo dục
nước nhà đã giúp cho những mầm non tương lai của đất nước luôn luôn được tiếp
cận với nền tri thức mới của nhân loại, giúp các em được phát triển toàn diện.
Như chúng ta đã biết, năm học 2003- 2004, ngành giáo dục đã đưa chương trình
sách giáo khoa lớp 2 mới vào giảng dạy đại trà trong cả nước. với 6 môn học bắt
buộc, như vậy so với chương trình cũ số môn có giảm đi nhằm giảm thời lượng học
tập cho học sinh và sự trùng lặp trước đây so với chương trình cũ. Đặc biệt môn tự
nhiên xã hội có nhiều thay đổi nó là tích hợp của 2 môn tự nhiên xã hội và sức
khỏe cũ. Nội dung của môn tự nhiên xã hội 2 được xây dựng theo nguyên tắc từ
gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình,
,trường học.Từ cuộc sống xã hội xung quanh, những cây cối, con người thường gặp
đến thiên nhiên rộng lớn. Môn TN&XH cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu
và thiết thực về cơ thể con người. Học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và một
số bệnh tật thông thường; biết một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và
xã hội xung quanh. Đồng thời môn Tự nhiên và xã hội bước đầu hình thành và phát
triển ở học sinh kĩ năng như: tự chăm sóc bản thân, biết phòng tránh một số bệnh
tật và tai nạn đơn giản. Môn TN&XH còn giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, nêu
câu hỏi về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Không những
thế, môn Tự nhiên và xã hội còn giúp học sinh hình thành và phát triển hành vi
như: có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và
cộng đồng. Biết yêu thiên nhiên, nhà trường và yêu quê hương…

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


1


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
Đối với học sinh lớp 2 mục tiêu cần đạt sau khi học xong môn Tự nhiên và xã hội
là: học sinh có kiến thức sơ giản về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan
tiêu hoá ở cơ thể người, phòng tránh được cong vẹo cốt sống, giữ vệ sinh ăn uống,
cách phòng nhiễm giun. Ngoài ra học sinh còn phải biết về công việc của các thành
viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, địa phương;
biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi
đường. Học sinh biết cây cối, con vật theo môi truờng sống của chúng, biết quan
sát bầu trời ngày và đêm, có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt
trời, Mặt trăng và các vì sao.
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, việc học tập của học sinh phải
dựa trên các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo, khẳng định năng lực bản
thân. Người giáo viên có thể thay đổi cách dạy học xưa cũ thay vào đó là cách dạy
học sinh tự học, tự khám phá để lĩnh hội tri thức. Việc sử dụng kết hợp với các hình
thức dạy học linh hoạt sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với các tri thức một cách
tự nhiên và có hệ thống. chính vì vậy, tôi muốn trình bày vấn đề: “ Phát huy tính
tích cực của học sinh trong giờ dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2”. Thực hiện
được vấn đề này cũng chính là đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy
học ở tiểu học hiện nay.
Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2 thì trình độ nhận thức
về tự nhiên xã hội, về cuộc sống xung quanh của học sinh còn rất nhiều hạn chế.
Các em vừa mới được làm quen với các môn học chưa được bao lâu nên việc nhận
thức thế giới phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Sự nhận thức về
thế giới quan của các em thường dựa trên những đối tượng thực hoặc những cái
tương tự. Vì vậy, những kết luận mà học sinh đưa ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
và quan sát thực tế, ít dựa trên những luận chứng lôgic. Do đó, muốn cho học sinh

lớp 2 lĩnh hội những kiến thức của môn Tự nhiên và xã hội người giáo viên cần
phải lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng dạy môn Tự nhiên và
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
xã hội nói riêng. Chọn những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhưng
lại phù hợp với tâm sinh lí của học sinh là một việc làm quan trọng mà người giáo
viên cần đạt được.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh. Tăng cường giúp học sinh lĩnh hội tri thức thông
qua các hoạt động cá nhân và tập thể. Hình thành cho học sinh các kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao trình độ nhận thức, và kinh
nghiệm sống cho học sinh.
- Góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh ở trong môn học và ở các môn học
khác. Từ đó học sinh thêm yêu thích môn học và dễ dàng lĩnh hội những tri thức về
thế giới tự nhiên, con người và xã hội.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Tự nhiên và xã hội. Rèn luyện
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học về thực tế cuộc sống.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra.
V- PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội cho học
sinh lớp 2- Trường Tiểu học Võng La.
- Thời gian: Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011.

3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
B) NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong chương trình giáo dục tiểu học mới, môn Tự nhiên và xã hội nói riêng
và các môn học nói chung có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện
cho học sinh.
Môn Tự nhiên và xã hội là môn học về môi tr ường tự nhiên và xã hội gần
gũi tồn tại xung quanh học sinh vì vậy không chỉ có giáo viên cung cấp cho các em
những kiến thức của môn học mà các em hoàn toàn có thể lĩnh hội kiến thức từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Môn Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên
nhiều hơn so với kiến thức khoa học xã hội. Chính bởi thế môn Tự nhiên và xã hội
là môn học có tầm quan trọng coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức có sẵn và
những kinh nghiệm sống thực tế vào việc lĩnh hội những tri thức của môn học.
Người giáo viên cần quan tâm đến năng lực tự học, tự lĩnh hội các tri thức thông
qua việc tự khám phá kiến thức của học sinh.
II- THỰC TRẠNG DẠY MÔN TN&XH HIỆN NAY:

1. Ưu điểm của học sinh khi học môn TN&XH:
- Học sinh tiểu học có tư duy nhận thức cụ thể còn chiếm ưu thế, phương pháp
dạy học truyền thống chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách thụ động dẫn đến
học sinh dễ mệt mỏi, chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học. Giờ học diễn ra
nặng nề, khó duy trì được khả năng chú ý của học sinh. Với phương pháp dạy học
này không phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học rất thích khám phá những cái mới lạ
trong thế giới khách quan và ưa hiểu biết, ưa tìm hiểu thế giới xung quanh.
Học sinh tiểu học có trí tuệ thông minh, nhanh nhạy, có óc tưởng tượng phong phú
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
mà rất ngây thơ đó cũng là tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu
học nói chung và bộ môn TN&XH nói riêng.
- Học sinh tiểu học rất thích hoạt động mà môn TN&XH là môn học có nhiều
hình thức học phong phú, hấp dẫn phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
Do vậy, muốn có một giờ học sôi nổi, hiệu quả thì người giáo viên cần có một
hình thức dạy học phù hợp, phối kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và
hiện đại để nâng cao chất lượng giờ dạy, gây được hứng thú học tập cho HS. Làm
được điều này thì giờ học mới đạt hiệu quả tốt, phát huy được tính tích cực trong
học tập của học sinh.
2. Thực trạng về vấn đề dạy môn TN&XH hiện nay.
Môn TN&XH là một môn học tích hợp nhận thức của cả khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học phải thể hiện được các phương pháp
đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm. Nhưng trong thực tế, người giáo
viên chưa thực sự coi trọng môn học này. Đặc biệt môn học cũng là môn có rất ít

đồ dùng dạy học. Hơn nữa người giáo viên cũng chưa chú trọng làm thêm đồ dùng
dạy học phục vụ cho môn học mà tình trạng dạy “ chay ” còn rất phổ biến.
Ta cần phải hiểu được vấn đề là dạy học theo hướng tích cực tức là
“ Người giáo viên giữ vai trò là người định hướng cho mọi hoạt động của học
sinh”. Học sinh phải tăng cường hoạt động học tập của cá nhân, kích thích động cơ
bên trong của người học làm cho người học tích cực, chủ động, tự tin phát triển khả
năng tư duy lôgic, óc phê phán và khả năng nhận thức để tìm ra kiến thức mới của
bài học. Tuy nhiên học sinh tiểu học khi học môn học này rất dễ rơi vào tình trạng
thụ động nhận thức, chưa phát huy được tính tích cực trong việc lĩnh hội tri thức
khoa học.
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1- Tăng cường tính chủ động nhận thức của học sinh:
Để có thể áp dụng được những phương pháp dạy học đổi mới vào trong giảng dạy,
phát huy được tính chủ động nhận thức của học sinh, người giáo viên cần tăng
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
cường tính chủ động nhận thức của học sinh. Với mục tiêu đào tạo những con
người lao động có năng lực, có khả năng thích nghi với xu hướng phát triển của
thời đại thì ngay từ những năm đầu của giáo dục Tiểu học người giáo viên đã phải
dẫn dắt học sinh nhận thức, tri thức khoa học dựa vào những kinh nghiệm cá nhân
và vốn hiểu biết của chính mình để phát hiện, tìm ra kiến thức mới có trong bài
học. Người giáo viên với vai trò là người định hướng cho các em biết cách tri giác
đúng, nhận thức vấn đề một cách có lôgic bằng các phương pháp quan sát, phương
pháp vần đáp. Bằng những phương pháp này, giáo viên tổ chức các hoạt động học
tập cho học sinh.

Biện pháp thực hiện:
Giáo viên lựa chọn những bài có vần đề nhằm củng cố và phát huy tính tích cực
của học sinh, dựa trên trình độ vốn có của học sinh để lựa chọn phương pháp phù
hợp. Trong chương trình TN&XH lớp 2 từ bài 1 đến bài 33 đều có thể sử dụng
phương pháp này.
Ví dụ: khi dạy bài “ Cơ quan vận động”- Bài 1- Sách TN&XH lớp 2
Giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ cái cụ thể, dựa vào những kinh nghiệm vốn có
của học sinh như: tự di chuyển bằng chân, tự giơ tay lên cao và hạ tay xuống, tự
chạy và dừng lại…để thấy được sự vận động diễn ra trên cơ thể của chính mình.
Nhờ có xương và các bắp cơ con người có thể vận động và di chuyển một cách linh
hoạt theo sự điều khiển của bản thân. Nhờ đó con người có thể tự do di chuyển
tham gia các hoạt đông mà bản thân muốn làm như: đi, đứng, chạy nhảy, chơi thể
thao và làm việc …
2- Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống theo tinh thần mới và bổ
sung thêm phương pháp mới có tác dụng phát huy tính chủ động nhận thức
của học sinh.
* Các phương pháp truyền thống đó là:
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp kể chuyện.
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
- Phương pháp quan sát.
* Các phương pháp bổ sung như:
- Phương pháp thảo luận .
- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp thực nghiệm.
Tuỳ theo từng bài học mà người giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học
cho phù hợp. Chính giáo viên là người quyết định việc lựa chọn phương pháp cho
từng bài học, sao cho có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò để quá trình lĩnh
hội tri thức của trò đạt kết quả tốt nhất. Trong một bài học người giáo viên nên phối
kết hợp nhiều phương pháp, cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống
sao cho hợp lí. Nếu làm được điều này thì giờ học sẽ đạt đến sự thành công cao.
Biện pháp thực hiện
- Nắm chắc phương pháp dạy từng nhóm phương pháp.
- Lựa chọn phương pháp thích hợp để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
- Chuẩn bị nội dung, hình thức dạy tương ứng.
Ví dụ 1:
Dạy bài: Cuộc sống xung quanh- Bài 22 TN&XH lớp 2- có thể sử dụng nhiều
phương pháp phối hợp như : quan sát, thảo luận, hỏi đáp.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát.
Giáo viên nêu mục đích quan sát:
- Quan sát tranh cho biết tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Vì sao em biết? Kể tên một số nghề chủ yếu của người dân nơi đây?
Phiếu hướng dẫn quan sát:
1- Tranh vẽ cảnh ở đâu?

a) Nông thôn
b) Thành phố
c) Cả nông thôn và thành phố.
7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan



Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
2- Đường xá đi lại ở đây như thế nào?
( Đường to hay nhỏ? Có sạch sẽ không?....)
2- Nhà cửa ở đây như thế nào?

( Có nhiều nhà cao tầng hay nhà mái ngói? Nhà ở liền nhau hay cách xa nhau?...)
3- Người và xe cộ đi lại như thế nào?
4- Người dân nơi ấy thường sinh sống bằng nghề gì?

Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm. Các nhóm đều có nội dung thảo
luận như nhau. Nội dung thảo luận yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm đều
được tham gia. Đại diện nhóm sễ báo cáo kết quả.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát.
Học sinh có thể cử đại diện đứng lên báo cáo kết quả quan sát của nhóm mình, các
nhóm khác lắng nghe và bổ sung thêm. Trong quá trình này giáo viên là người lắng
nghe và chốt kiến thức đúng cho học sinh.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này:
- Thảo luận tránh hình thức chỉ có cá nhân nhóm trưởng tham gia hoạt động.
- Giáo viên phải bao quát được lớp học, tránh tình trạng lộn xộn hay mất trật tự.
- Người giáo viên cần phải là người chốt kiến thức và định hướng cho học sinh
ghi nhớ những kiến thức cơ bản, cốt lõi của bài học.
Ví dụ 2:
Dạy bài “ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”- Có thể sử dụng phương pháp thảo
luận, hỏi đáp đóng vai.
Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận
Giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi thảo luận:
- Nêu tên những thứ có thể gây ngộ độc khi ở nhà?
- Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc?
- Bạn sẽ là gì nếu bạn hoặc người khác bị ngộ độc?

Bước 2: Học sinh thảo luận các nội dung trên.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
Bước 4: Giáo viên tổng kết: Chúng ta cần phải biết được các loại thực phẩm thức
ăn hay các loại vật dụng có thể gây ra ngộ độc cho chúng ta và cho mọi người.
Chúng ta cần phải cất giữ và phân loại chúng để xa thức ăn thông thường, tránh sự
nhầm lẫn đáng tiếc. Chúng ta cũng không ăn những thức ăn ôi thiu hay những thực
phẩm đã quá hạn sử dụng. Còn khi phát hiện ra mình hoặc người khá bị ngộ độc thì
cần báo ngay cho người lớn và liên hệ với bác sĩ ( nếu có thể ) để được giúp đỡ.
Bước 5: Đóng vai dặn dò em bé khi em chơi những đồ vật có thể gây ngộ độc…
Từ những ví dụ trên ta có thể nói rằng: Nhờ có sự phối hợp các phương pháp dạy
học hiện đại và truyền thống mà học sinh có được cơ hội bày tỏ ý kiến, nắm kiến
thức của bài học một cách chủ động, tích cực. Những điều này ở các phương pháp
dạy học truyền thống còn hạn chế.
3- Đổi mới phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học truyền thống bao gồm tranh ảnh sách giáo khoa, tranh ảnh
sưu tầm, vật thật… Phương tiện dạy học hiện đại hiện nay có rất nhiều và phong
phú như: Ứng dụng CNTT, máy thu thanh, máy ghi âm, máy ghi hình, máy chiếu
phim…Tuỳ từng nội dung bài dạy, tuỳ theo tình hình thực tế, điều kiện vật chất của
nhà trường mà người giáo viên lựa chọn thiết bị dạy học phù hợp. Có thể trong
cùng một bài dạy ta sử dụng các loại đồ dùng dạy học khác nhau làm tăng thêm
hiệu quả giờ dạy.
Biện pháp thực hiện:Tích cực hoá chuẩn bị thiết bị dạy học: dành nhiều thời gian
vào việc nghiên cứu và làm thêm đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung

từng bài học.
- Tự học tập nâng cao trình độ sử dụng kĩ thuật hiện đại: Tích cực học tập nâng cao
trình độ tin học, dễ dàng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu
Projecter , máy chiếu đa năng, máy ảnh, máy tính ....
- Tự tìm hiểu mạng lưới Internet để lấy thêm thông tin phục vụ cho việc giảng dạy
của bản thân.
Ví dụ: Khi dạy bài Đề phòng bệnh giun ( trang 20 SGK )
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
Giáo viên có thể sử dung phần mềm PowerPoint để soạn bài và dùng máy chiếu đa
năng để giảng bài.
Bước 1: Cho học sinh nghe bài hát Con cò để giới thiệu bài.
Bước 2: Tìm hiểu về bệnh giun:
Cho học sinh quan sát hình ảnh người bị nhiễm giun trên màn hình, yêu cầu các
nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
+ Nêu triệu trứng của người bị nhiễm giun.
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?
+ Giun ăn gì mà sống trng cơ thể người?
+ Nêu tác hại do giun gây ra.
Bước 3: Tìm hiểu về các con đường lây nhiễm bệnh giun:
Cho học sinh quan sát mô hình sơ đồ các con đường lây nhiễm bệnh giun trên
màn hình, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi sau:
+ Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun qua các con đường nào?
Cho học sinh xem thêm một số hình ảnh về các loại giun thông thường và giảng
thêm cho học sinh đặc điểm của từng loại giun như: giun kim, giun đũa…

Bước 4:Kết hợp làm việc cùng SGK tìm ra các cách để đề phòng bệnh giun.
Ưu điểm khi sử dụng phương tiện dạy học này là:
+ Học sinh có sự tập trung chú ý cao trong giờ dạy
+ Học sinh có hứng thú khi tham gia tiết học.
+ Học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nội dung kiến thức của bài.
+ Học sinh được quan sát những hình ảnh cụ thể, sinh động trên màn hình giúp học
sinh nắm kiến thức của bài nhanh hơn.
+ Nhờ việc áp dụng các phần mềm dạy học hiện đại, người giáo viên dễ dàng dẫn
dắt học sinh tìm hiểu vấn đề của bài học.
Lưu ý khi sử dụng các phương tiện dạy học:
- Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, năng lực của giáo viên để lựa
chọn phương tiện dạy học phù hợp, phát huy được tối đa tính tích cực của học sinh.
10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
- Khi sử dụng xong cần chú ý đến việc bảo quản thiết bị dạy học, nhất là những
thiết bị dạy học có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Cần tích cực tham gia vào quá trình tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung đồ dùng
dạy học cho năm học.
- Tham gia cuộc thi làm đồ dùng giữa các tổ do nhà trường tổ chức để làm ra những
đồ dùng có chất lượng và có tính thẩm mỹ cao.
- Nên lưu tâm tìm tòi những vật liệu để làm đồ dùng có sẵn trong cuộc sống để
giảm thiểu kinh phí khi làm đồ dùng, biết tận dụng mọi nguồn vật liệu để làm ra
những đồ dùng có tính sáng tạo, phù hợp với yêu cầu những giờ dạy TNXH.
4- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học như: dạy học cá nhân, học theo
nhóm, dạy học theo lớp, dạy ngoài trời….

Đây cũng là việc làm hết sức cần thiết nhằm làm cho học sinh bớt nhàm chán
trong mỗi bài, mỗi tiết học. Có thể sử dụng nhiều hình thức dạy học học khác nhau
trong mỗi bài dạy nhằm tăng thêm hiệu quả giờ dạy.
Tuỳ theo từng nội dung bài dạy mà người giáo viên lựa chọn các hình thức dạy
học phù hợp dẫn dắt học sinh vào các hoạt động để tự rút ra kiến thức của bài học.
Có thể lựa chọn hình thức dạy học trên lớp hay ngoài thiên nhiên để học sinh dễ
dàng nắm được nội dung bài học.
Biện pháp thực hiện:
- Lựa chọn hình thức dạy học cho từng bài phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp
học, của địa phương….
- Chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cho các tiết học ngoài trời: dụng cụ quan
sát, đồ vật, vật dụng cá nhân…Ngoài ra giáo viên còn phải chuẩn bị những phương
án khi có tình huống xấu xảy ra: thời tiết, khách quan mang lại…
Ví dụ: Khi dạy bài Mặt trời- giáo viên có thể sử dụng những hình thức dạy học
sau:
- Sử dụng hình thức thảo luận, trao đổi:
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
Giáo viên yêu cầu HS quan sát bầu trời theo nhóm và thảo luận theo những câu hỏi
gợi ý:
+ Mặt trời có hình gì?
+ Mặt trời mọc ở hướng nào? Lặn ở hướng nào?
+ Mặt trời thường có màu gì?

- Có thể sử dụng hình thức học ngoài thiên nhiên để học sinh quan sát cụ thể bằng

mắt.
- Kết hợp với hình thức làm việc cá nhân như: quan sát và vẽ ông mặt trời để học
sinh nắm được hình dáng của mặt trời.
- Có thể phối hợp hình thức dạy học ngoài thiên nhiên và thảo luận nhóm để học
sinh có hứng thú học tập, hiệu quả giờ dạy cao.

12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
SAU ĐÂY TÔI XIN TRÌNH BÀY MỘT BÀI GIÁO ÁN SỬ DỤNG PHỐI
HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH.

Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I- MỤC TIÊU

+ Kiến thức: Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người nhất là các em
bé .
- Phòng tránh ngộ độc giúp ta tránh được một số rủi ro đáng tiếc.
+ Kĩ năng: Sau bài học, học sinh biết:
- Biết được những công việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc.
- Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn uống.
+ Thái độ :
Học sinh có ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác phòng tránh bị ngộ độc.

II- ĐỒ DÙNG

Hình vẽ SGK trang 30, 31
Giấy bút viết bảng nhóm.
Một vài vỏ thuốc tây.
Một số dụng cụ phục vụ cho trò chơi sắm vai
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Thời
gian
2’

Hoạt động của giáo viên

1- Khởi động
Hỏi: khi bị bệnh các con phải làm
gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu ta uống nhầm

Hoạt động của học sinh

Ghi
chú

Phải uống thuốc
Bệnh sẽ thêm nặng, phải
đi bác sĩ. Nếu chữa không
kịp thời thì sẽ chết.

13

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan

Tranh


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
thuốc?

HS lắng nghe

GV giới thiệu bài học: Vậy thì việc
dùng nhầm thuốc sẽ gây tác hại rất
lớn. Nếu chúng ta không cẩn thận,
dù ở đâu chúng ta cũng rất dễ bị ngộ
độc. Vì vậy phòng tránh ngộ độc khi
ở nhà là rất cần thiết. Để tìm hiểu về
vấn đề này cô và cả lớp sẽ cùng nhau
tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
30’

2- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Làm việc với sách

giáo khoa và thảo luận: Những thứ
có thể gây ngộ độc là gì?
Bước 1: Động não
Những thứ có thể gây ngộ độc cho Treo bảng nhóm lên bảng
mọi người trong gia đình là gì?


và tổng hợp ý kiến.

Cho học sinh thảo luận nhóm 4, mỗi - Thuốc tây
nhóm được phát một tờ bảng nhóm - Dầu tây
để ghi kết quả thảo luận.

- Thức ăn ôi, thiu

Ghi nhanh kết quả thảo luận của các - Thuốc trừ sâu
nhóm lên bảng rồi chốt lại các ý kiến - Xăng, dầu…
vừa đưa ra.
Bước 2: Làm việc với sách giáo
khoa
Cho HS quan sát trang vẽ trong SGK
và tập đặt câu hỏi để khai thác kiến
thức:
Ví dụ:
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan

SKG


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
Hình 1: Thứ gây ngộ độc là gì? Vì Thứ gây ngộ độc là bắp
sao ăn thức ăn có ruồi đậu lại dễ bị ngô. Bởi vì bắp ngô đó bị
gây ngộ độc?


ruồi đậu vào, đã bị ôi,
thiu..

Hình 2: Thứ gây ngộ độc là gì? Tại Thứ gây ngộ độc là lọ
sao thuốc uống lại không nên để gần thuốc. Bởi nếu em bé
hộp kẹo?

tưởng là kẹo, em bé ăn
nhiều thì sẽ bị ngộ độc
thuốc.

Hình 3: Vì sao ta không nên để Thứ gây ngộ độc là lọ
các chai đựng thực phẩm gần với các thuốc trừ sâu. Bởi vì
chai đựng thuốc trừ sâu, xăng, dầu?

người phụ nữ có thể nhầm
lọ thuốc trừ sâu là nước
mắm, cho vào đun nấu.



Những thứ trên có thể gây ngộ HS trả lời: Vì em bé chưa

độc cho tất cả mọi người trong gia biết đọc nên khó có thể
đình, đặc biệt là em bé. Các e có biết phân biệt được mọi thứ,
vì sao lại như thế không?

dễ nhầm lẫn.


Bước 3: Thảo luận cặp đôi


Hình 1: Bắp ngô đã bị thiu, Cậu bé sẽ bị đau bụng, ỉa

nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì chảy vì ăn phải thức ăn đã
sẽ xảy ra?

ôi thiu.

Hình 2: Nếu em bé ăn thuốc vì Em bé đã bị đau bụng,
nếu ăn quá nhiều thuốc
tưởng nhầm là kẹo, điều gì sẽ xảy phải đưa đi bệnh viện.
ra?


Hình 3: Nếu người phụ nữ lấy Cả nhà người phụ nữ ấy
nhầm chai thuốc trừ sâu vì tưởng là sẽ bị ngộ độc vì ăn phải


15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
chai nước mắm để nấu ăn thì điều gì thức ăn đó.
sẽ xảy ra?
Bước 4: Làm việc cả lớp

Từ những điều trên, các nhóm hãy

1,2 nhóm học sinh nhanh
rút ra kết luận: Vậy chúng ta thường nhất trình bày.
Các nhóm còn lại nghe,
ngộ độc do những nguyên nhân nào?
nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
+ Một số thứ có thể gây ngộ độc là:
thuốc tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi HS lắng nghe và ghi nhớ.
thiu..
+ Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường
ăn, uống vì những lí do sau:
- Uống nhằm thuốc trừ sâu, dầu
hoả, thuốc tẩy… do để lẫn với nước
uống hàng ngày.
- Ăn thức ăn đã bị ôi, thiu.
- Ăn, uống thuốc tây vì tưởng là
kẹo ngọt ( nhất là đối với các em bé).
Hoạt động 2: Làm việc với SGK và
thảo luận: Phải làm gì để phòng
tránh ngộ độc ?
Mục tiêu: HS biết được những việc
cần phải làm để phòng tránh ngộ
độc.
Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm:
Cho HS trao đổi nhóm 4 để tìm ra Chia nhóm 4
Các nhóm thảo luận
những biện pháp để phòng tránh ngộ

16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
độc.
Bước 2: làm việc cả lớp

1,2 nhóm HS nhanh nhất
lên trình bày.

- Gọi đại diện nhóm trả lời.
Không ăn thức ăn ôi, thiu
Để đồ dùng đúng nơi quy
học sinh để phân tích và hướng HS định…
- GV dựa vào những câu trả lời của
vào những câu trả lời đúng.
Bước 3: Làm việc với SGK
Cho học sinh quan sát hình 4, 5, 6
SGK trang 31 và nói rõ người trong HS quan sát và phát biểu
ý kiến.
hình đang làm gì? Làm thế có tác
dụng gì?
Hình 4:
+ Cậu bé đang vứt những
bắp ngô đã bị ôi, thiu đi.
Làm như thế không ai
Hình 5:

trong nhà ăn nhầm, bị ngộ
độc nữa.
+ Cô bé đang cất lọ thuốc
vào tủ thuốc ở trên có để
em bé không thể với tới
Hình 6:
được, tránh ăn nhầm.
+ Anh thanh niên đang cất
riêng thuốc trừ sâu, dầu
hoả vào chỗ quy định, để
cách xa lọ nước mắm.
Làm như vậy để phân biệt
đồ dùng trong gia đình,
Mở rộng: Hãy kể thêm một vài việc tránh nhầm lẫn.
làm nữa có tác dụng để phòng chống
ngộ độc ở nhà mà em biết.

+ Ăn hoa quả chưa rửa
sạch,
bị ngộ độc
Rửa sạch hoặc cho vào
máy khử độc.
+ Ăn rau xanh không rõ
nguồn gốc, bị ngộ độc

17
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan



Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
GV chốt lại kiến thức:
Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà,

Cần mua rau, thực phẩm
có nguồn gốc, có xuất xứ.

chúng ta cần:
+ Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ

HS lắng nghe và ghi nhớ.

thường dùng trong gia đình.
+ Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
+ Thuốc và những thứ độc phải để
xa tầm tay trẻ em.
+ Không để lẫn thức ăn, nước uống
với các chất tẩy rửa hoặc hoá chất
khác.
Hoạt động 3: Đóng vai
“ Xử lí tình huống khi bản thân
hoặc người nhà bị ngộ độc”
Mục tiêu: Học sinh biét cách xử lí
khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ
độc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm 1 và 3: Thảo luận tình huống


Các nhóm thảo luận, sau
Xử lí như thế nào nếu bản thân bị đó lên đóng vai thể hiện
trước lớp.
ngộ độc?
Nhóm 2 và 4: Thảo luận tình huống
Xử lí như thế nào nếu người thân bị
ngộ độc?
Bước 2: Làm việc cả lớp
HS dưới lớp nhận xét, bổ
18
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
GV chốt kiến thức.
+ Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm

sung cách giải quyết tình
huống của nhóm bạn.

mọi cách gọi người lớn và nói mình
đã ăn hay uống thứ gì.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Khi người thân bị ngộ độc, phải
gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn;
thông báo cho nhân viên y tế biết

người bệnh bị ngộ độc bởi thứ gì.
Củng cố, tổng kết.
Qua bài học ngày hôm nay, con rút
ra bài học gì cho bản thân?
Biết được những thứ có thể gây ngộ

1, 2 HS nêu

độc và biết cách phòng tránh ngộ
độc khi ở nhà giúp chúng ta và người
thân tránh được những điều đáng tiếc
có thể xảy ra.
Dặn dò: Chúng ta cần thực hiện việc
phòng tránh ngộ độc khi ở nhà góp

HS lắng nghe và thực
phần phòng tránh những rủi ro đáng hiện.
tiếc có thể xảy ra.
IV- KẾT QUẢ
- Việc kết hợp khéo léo giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học truyền
thống và hiện đại đã đưa kết quả học tập của học sinh lên một bước rõ rệt. Học sinh
đều tích cực tham gia môn học này, nhờ áp dụng các phương pháp dạy học linh
hoạt mà giáo viên truyền tải kiến thức của bài học nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn.

19
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh

trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
- Người giáo viên thường xuyên nghiên cứu bài dạy, lựa chon các phương pháp dạy
học với từng bài sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng
lực của bản thân.
- Việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào nội dung bài học là một xu thế
mới của ngàng giáo dục, góp phần đưa giáo dục nước nhà tiếp cận với nền giáo dục
của các nước trên Thế giới.
- Với những phương pháp và hình thức dạy học phong phú đã kích thích hứng thú
học tập của học sinh. Học sinh nắm chắc các kiến thức của môn học. Học sinh nhớ
lâu kiến thức của bài học và biết biến các kiến thức của TN&XH thành tri thức của
riêng mình. Giáo dục to lớn tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình và xã hội, có ý thức
học tập và phấn đấu để trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.

20
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2

C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
- Để phát triển con người toàn diện góp phần hình thành năng lực, phẩm chất, tư
duy cho học sinh thì việc dạy tốt tất cả các môn học là yêu cầu không thể thiếu
trong hoạt động dạy và học. Người giáo viên không những dạy tốt các môn Toán,
Tiếng Việt nhằm hình thành tri thức cho học sinh mà còn phải dạy tốt tất cả các
môn học khác để hình thành và phát triển một con người toàn diện phù hợp với nhu
cầu phát triển của thời đại mới.
- Việc dạy tốt môn TNXH là một yêu cầu đã và đang được các nhà giáo dục quan

tâm, chú trọng song song với các môn học khác. Cùng với việc đổi mới các phương
pháp dạy học trong nhà trường tiểu học mà môn TN&XH được thay đổi theo
hướng tích cực. Giáo viên nhiệt tình, có trình độ tay nghề cao, trình độ khoa học
được nâng lên chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức một giờ học nhẹ nhàng
mà hiệu quả, giúp học sinh học tập tốt và lĩnh hội được tri thức của bài học một
cách khoa học, linh hoạt.
- Dạy môn TN&XH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần tạo
ra không khí học tập vui tươi, hồn nhiên, sinh động làm thay đổi không khí học tập
để học tốt môn học tiếp theo.
II. KHUYẾN NGHỊ:
- Nhà trường cần tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư thêm thiết bị
dạy học trong nhà trường.
Ví dụ như: Máy phôtô, máy tính cá nhân, máy chiếu đa vật thể, máy chiếu hắt…

21
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2
- BGH nhà trường tổ chức thường xuyên các cuộc thi triển lãm đồ dùng tự làm,
động viên, khuyến khích tinh thần cố gắng của giáo viên.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo tổ chức các lớp học bồi dưỡng, nâng cao trình
độ tin học cho giáo viên. Giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận với các phương tiện
dạy học hiện đại và sử dụng thành thạo chúng.
- Tổ chức các lớp học sử dụng phần mềm Power Point để giáo viên có thể áp dụng
trong việc thiết kế bài giảng điện tử cho bản thân nhằm nâng cao chất lượng giờ
dạy.
Võng La, ngày 6 tháng 4 năm 2011

Giáo viên

Lê Thị Lan

22
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan


Ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña häc sinh
trong giê d¹y m«n TN&XH líp 2

D-DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-

SGK Tự nhiên

và xã hội lớp 1,2,3 ( NXB Giáo dục).
2-

SGV Tự nhiên

xã hội lớp 1,2,3 ( NXB Giáo dục).
3-

Sách Thiết

kế

bài giảng TN&XH lớp 2.

4-

Giáo trình Tâm

lí học đại cương ( NXB Giáo dục).
5-

Giáo trình tâm lí

học Tiểu học ( NXB Giáo dục ).
6-

Giáo dục tiểu học.

23
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Gi¸o viªn: Lª ThÞ Lan

Báo,

tập

san



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×