Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường TYPE 2 tại Bệnh viện nhân dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

HÀ THỊ NGỌC TRÂM

PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TPHCM – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

HÀ THỊ NGỌC TRÂM

PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: ThS. DS. PHẠM HỒNG THẮM

TPHCM – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày... tháng ... năm 2018
Sinh viên

Hà Thị Ngọc Trâm


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Với lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cơ trường Đại học Nguyễn
Tất Thành, gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. DS. Phạm Hồng Thắm –
Dược sĩ tại khoa Dược bệnh viện Nhân Dân Gia Định, đã hết lòng truyền đạt kiến
thức và tạo mọi điều kiện cho tôi hồn thành tốt khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày... tháng ... năm 2018
Sinh viên

Hà Thị Ngọc Trâm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................................... 2

1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường .................................................. 2
1.1.3. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2
trên bệnh nhân ngoại trú .............................................................................. 3
1.1.4. Phân loại....................................................................................................... 4
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh .......................................................................................... 6
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán .................................................................................. 7
1.1.7. Các biến chứng thường gặp ......................................................................... 8
1.1.8. Điều trị ......................................................................................................... 8
1.2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ................................ 10
1.2.1. Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 đường uống ................................ 10
1.2.2. Insulin ........................................................................................................ 13
1.2.3. Một số tương tác của các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 16
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 16
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 16
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................... 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 16
2.2.2. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 16
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................... 18
2.4. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................ 19
2.5. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ............................................................................. 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 25
i


3.1. KẾT QUẢ ......................................................................................................... 25
3.1.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu .................................... 25

3.1.2. Phân tích tình hình kê đơn thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên
bệnh nhân ngoại trú.................................................................................... 25
3.2. BÀN LUẬN...................................................................................................... 45
3.2.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu .................................... 45
3.2.2. Phân tích tình hình kê đơn thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên
bệnh nhân ngoại trú.................................................................................... 46
3.3. Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................ 56
3.3.1. Ý nghĩa ...................................................................................................... 56
3.3.2. Hạn chế ...................................................................................................... 57
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 58
4.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58
4.1.1. Về đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu ........................................... 58
4.1.2. Về tình hình kê đơn thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân
ngoại trú ..................................................................................................... 58
4.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1 ................................................................................................................ PL-1
Phụ lục 2 ................................................................................................................ PL-2
Phụ lục 3 ................................................................................................................ PL-3
Phụ lục 4 ................................................................................................................ PL-4

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ACE

Angiotensin Converting Enzyme

Thuốc ức chế men chuyển


ADA

American Diabetes Association

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối của cơ thể

BN
DDD

Bệnh nhân
Defined Dose Daily

Liều dùng trung bình hằng ngày

DPP-IV Dipeptidyl peptidase IV enzym
ĐTĐ

Đái tháo đường

GAD

Glutamic acid decarboxylase


GLP-1

Glucagon like peptid-1

Peptid giống Glucagon-1

HbA1c

Hemoglobin A1c

Hemoglobin gắn glucose

HDL

High Density Lipoprotein

Lipoprotein tỷ trọng cao

IDF

International Diabetes Federation

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

OGTT

Oral glucose tolerance test

Nghiệm pháp dung nạp glucose


PDD

Prescribed daily doses

Liều kê đơn hằng ngày

PNCT
PPARγ

Phụ nữ có thai
Perovisome proliferator-activated
receptor γ

SGLT2

Sodium Glucose Transporter 2
Tăng huyết áp

THA
TG

Triglycerid

VLDL

Very Low Density Lipoprotein

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp

WHO


World Heath Orgnization

Tổ chức Y tế thế giới

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sự phát triển ĐTĐ trên thế giới qua các năm theo thống kê của IDF ........ 2
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 17

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm khác nhau giữa ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 ................................. 5
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ (ADA 2018) ............................. 7
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ theo ADA 2018 ..................................................... 9
Bảng 1.4. Một số tương tác của các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 ................................. 15
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................. 19
Bảng 2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................... 21
Bảng 3.1. Độ tuổi và giới tính của BN trong nghiên cứu ......................................... 25
Bảng 3.2. Tỷ lệ (%) BN đi tái khám ......................................................................... 25
Bảng 3.3. Số đơn thuốc ĐTĐ typ 2 được kê trong từng tháng ................................. 26
Bảng 3.4. Số thuốc được kê trong một đơn .............................................................. 26
Bảng 3.5. Số hoạt chất điều trị ĐTĐ typ 2 được kê trong một đơn ......................... 27
Bảng 3.6. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 được sử dụng .................................. 27
Bảng 3.7. Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 sử dụng trong đơn nghiên cứu.................. 28
Bảng 3.8. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 được sử dụng trong từng tháng ...... 29

Bảng 3.9. Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 được sử dụng trong từng tháng ................ 30
Bảng 3.10. Liều dùng hằng ngày của các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên BN nghiên
cứu ......................................................................................................... 31
Bảng 3.11. So sánh PDD của các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 được sử dụng cho BN với
DDD theo tiêu chuẩn của WHO ............................................................ 35
Bảng 3.12. Các nhóm thuốc điều trị bệnh mắc kèm được sử dụng .......................... 36
Bảng 3.13. Tương tác giữa thuốc ĐTĐ typ 2 và thuốc trị bệnh kèm ....................... 38
Bảng 3.14. Tương tác giữa các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 và nhóm thuốc điều trị
bệnh kèm ............................................................................................... 40
Bảng 3.15. Tương tác giữa các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 ........................................ 42
Bảng 3.16. Các tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu..................................... 43
Bảng 3.17. Các sai sót gặp trong mẫu nghiên cứu ................................................... 44

v


Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học – Năm học 2017 – 2018
PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hà Thị Ngọc Trâm
Hướng dẫn khoa học: ThS. DS. Phạm Hồng Thắm
Mở đầu: Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, nằm trong ba căn bệnh có nguy cơ tử
vong cao cùng với bệnh tim mạch và ung thư mà xã hội phải đương đầu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu, cắt ngang
mô tả trên đơn thuốc của bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong 6 tháng đầu năm 2018.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu bao gồm 24049 đơn thuốc của 6157 bệnh nhân. Tỷ lệ mắc bệnh
ở nữ (chiếm 61,70%) cao hơn nam. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 60,9 ± 11,6 tuổi. Tỷ lệ bệnh
nhân tái khám (76,35%) cao hơn hẳn tỷ lệ khám lần đầu. Tỷ lệ kê đơn vào tháng 2 thấp nhất
(14,17%) và tháng 1 cao nhất (18,24%). Một đơn có chủ yếu từ 5 (16,99%) đến 6 thuốc

(17,55%). Số đơn phối hợp thuốc đái tháo đường với nhau chiếm tỷ lệ cao nhất (69,60%).
Trong mẫu nghiên cứu có sử dụng 7 nhóm thuốc với 11 hoạt chất điều trị đái tháo đường typ 2.
Trong đó, 3 nhóm thuốc viên chiếm tỷ lệ nhiều nhất là biguanid (79,92%), sulfonylure (53,49%)
và nhóm ức chế alpha - glucosidase (18,54%). Insulin cũng được sử dụng khá nhiều (32,84%).
Nhóm thiazolidindion không được sử dụng do nguy cơ ảnh hưởng lên tim mạch và bàng quang.
Có 2 thuốc được sử dụng ở liều cao hơn DDD của WHO là Glimepirid và Glibenclamid. Chỉ
có 7 trường hợp có tương tác ở mức độ nghiêm trọng (Repaglinid + Clopidogrel). Tổng số sai
sót gặp trong mẫu nghiên cứu là 501 chiếm 2,08%.
Kết luận: Nghiên cứu đã mơ tả tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên
bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong 6 tháng đầu năm 2018. Từ đó, đề
xuất các hướng can thiệp nhằm gia tăng việc kê đơn hợp lý.
Từ khóa: đái tháo đường typ 2, liều lượng, thuốc, bệnh nhân ngoại trú, tương tác.


Final assay for the degree of BS Pharm – Academic year: 2017-2018
ANALYSIS USED MEDICINE IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS AT
NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL, HO CHI MINH CITY
The author’s name: Ha Thi Ngoc Tram
Supervisor: Pham Hong Tham
Introduction: Diabetes mellitus is a chronic disease, one of three diseases that are at high
risk of death along with cardiovascular disease and cancer that society faces.
Materials and methods: A retrospective, cross-sectional, descriptive study of patients type
2 diabetic patients receiving outpatient treatment at Nhan Dan Gia Dinh Hospital for the first 6
months 2018.
Results: The sample consisted of 24049 prescriptions from 6157 patients. The incidence of
disease in females (61,70%) is higher than that of males. Mean age was 60,9 ± 11,6 years. The
rate of follow-up (76,35%) was higher than that of the first visit. The lowest prescription was
February (14,17%) and the highest prescription was January (18,24%). The number of drugs in
a prescriptions most common is from 5 (16,99%) to 6 (17,55%). The number of diabetic drug
combinations was the highest (69,60%). In the sample, 7 groups of drugs were used with 11

active substances for type 2 diabetes mellitus. Among them, the most used group of drugs were
biguanide (79,92%), sulfonylurea (53,49%), and the alpha-glucosidase inhibitor group
(18,54%). Insulin is also used a lot (32,84%). Thiazolidinedione is not used because of the risk
of cardiovascular and bladder effects. There are two drugs used at higher doses than WHO
DDD are Glimepiride and Glibenclamide. Only 7 cases had serious interactions (Repaglinide +
Clopidogrel). The total number of errors encountered in the sample was 501, accounting for
2,08%.
Conclusion: The study described the use of medication for type 2 diabetes in outpatients at
Nhan Dan Gia Dinh Hospital in the first half of 2018. Increase the reasonable prescription.
Key word: type 2 diabetes mellitus, doses, drugs, outpatients, interactions.


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính, nằm trong ba căn bệnh có nguy
cơ tử vong cao cùng với tim mạch và ung thư mà xã hội phải đương đầu [9], [12].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017 cho thấy số người hiện đang
mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới là 425 triệu người, tăng khoảng 10 triệu người so
với năm 2015 và ước tính sẽ tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045 [24].
Trong 4 loại ĐTĐ thì ĐTĐ typ 2 đang được cả xã hội quan tâm vì nó chiếm
khoảng 90-95% tổng số người mắc bệnh, thường được phát hiện muộn và khi phát
hiện thì đã có nhiều biến chứng tạo nên gánh nặng lớn về kinh tế cho bệnh nhân (BN)
và toàn xã hội [11], [18], [26]. Theo Bộ Y tế, trong tổng số BN ĐTĐ chỉ có 31,1%
được chẩn đốn bởi bác sĩ trước đó (cịn 68,9% chưa được phát hiện) [23].
Theo IDF (2017), Việt Nam nằm trong khu vực có số người mắc ĐTĐ cao nhất
trên thế giới [24]. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn mà còn ở hầu hết
mọi nơi, từ miền núi, trung du đến đồng bằng.

Hằng năm hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) đều cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị ĐTĐ. Tại Việt Nam, vào 07/2017 Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị ĐTĐ typ 2 mới (ban hành kèm theo quyết định 3319 QĐ/BYT ngày
19/07/2017). Sự ra đời của các hướng dẫn điều trị mới chính là các tài liệu chun
mơn mới nhất hướng dẫn việc chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ.
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là một trong những bệnh viện Đa khoa hạng I
trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong khu trung tâm thành phố đông
dân cư đang ngày càng đô thị hóa với mức sống khá cao. Với quy mơ lớn, hằng ngày
bệnh viện phục vụ khoảng hơn 4000 lượt BN đến khám bệnh. Trong đó, có rất nhiều
BN mắc ĐTĐ mà chủ yếu là ĐTĐ typ 2. Bên cạnh đó, ngày nay thuốc điều trị ĐTĐ
cũng rất đa dạng và phong phú mang lại nhiều thuận lợi cũng như thách thức trong
vấn đề lựa chọn thuốc. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài này với
mục tiêu: khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ typ 2 trên
BN ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Từ đó, đề xuất các hướng can thiệp
nhằm gia tăng việc kê đơn hợp lý.
1


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế năm 2017 về chẩn đoán và điều trị ĐTĐ
typ 2: “Bệnh ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng
glucose huyết do khiếm khuyết về tiết Insulin, về tác động của Insulin, hoặc cả hai.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim,

mạch máu, thận, mắt và thần kinh” [2].
Bệnh ĐTĐ được WHO định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng
bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của
Insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương,
rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở
mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [21], [27].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đái tháo đường
IDF đưa ra số liệu năm 2017 cho thấy số người hiện đang mắc bệnh ĐTĐ trên
toàn thế giới đã tăng lên con số 425 triệu người, tăng khoảng 10 triệu người so với
năm 2015 và ước tính sẽ tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045.
Số lượng người mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng không ngừng. Đáng chú ý hơn,
bệnh ĐTĐ đã tấn công trên mọi đối tượng, mọi độ tuổi [24].

Hình 1.1. Sự phát triển ĐTĐ trên thế giới qua các năm theo thống kê của IDF [24]
2


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

Hầu hết các quốc gia phải dành một phần ngân sách đáng kể để phòng và điều
trị bệnh ĐTĐ. Hiện phần lớn chi phí này dành cho việc điều trị các biến chứng của
bệnh. Thế giới đang phải tốn chi phí cho căn bệnh này 471 tỷ đơ la/năm. Chiếm 11%
tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở người lớn [27].
ĐTĐ đang gây ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn cầu và đặc biệt là các nước
đang phát triển. Việt Nam nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đây là khu vực
có số người mắc ĐTĐ cao nhất trong các khu vực trên thế giới (159 triệu người vào
năm 2017, ước tính sẽ tăng lên 183 triệu người vào năm 2045).
Theo thống kê chưa đầy đủ, IDF ước tính tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu

người mắc ĐTĐ, chiếm khoảng 6% dân số. Việt Nam đang nằm trong khu vực có tốc
độ gia tăng ĐTĐ hằng năm là 15% [24].
Những con số trên cho thấy ĐTĐ đang là một vấn đề lớn cho nền y tế.
1.1.3. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường
typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú
Theo nghiên cứu tiến cứu, không can thiệp của Nguyễn Khánh Ly (2014) trên
52 BN ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2014 đến
15/04/2014 thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 ở nữ (46,15%) tương đương với nam. Độ
tuổi trung bình mắc bệnh là 53,10 ± 11,33 tuổi. Tình hình tái khám của BN giảm dần
trong 3 tháng nghiên cứu. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên BN ngoại trú
gồm 7 hoạt chất thuộc các nhóm: Insulin, biguanid, sulfonylure, ức chế αglucosidase, ức chế DPP-IV. Metformin là thuốc có tỷ lệ sử dụng cao nhất với
45,74%. Sulfonylure cũng được sử dụng nhiều với tỷ lệ 23,40%. Trong đó, Gliclazid
chiếm 12,23% và Glimepirid chiếm 11,17%. Ngoài các thuốc điều trị dạng uống thì
Insulin cũng được sử dụng với tỷ lệ khá lớn (22,34%). Nhóm ức chế DPP-IV được
sử dụng dưới dạng viên phối hợp với Metformin: Sitagliptin (1,60%) và Vildagliptin
(2,66%). Nhóm ức chế α-glucosidase được dùng với tỷ lệ thấp (4,29%). Nhóm
thiazolidindion khơng được sử dụng. Khơng có cặp tương tác chống chỉ định hay ở
mức độ nghiêm trọng, phần lớn là các cặp tương tác cần thận trọng hoặc cân nhắc

3


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

giữa lợi ích và nguy cơ, khơng có nhiều ý nghĩa lâm sàng như: sulfonylure +
Fenofibrat, sulfonylure + ức chế men chuyển, sulfonylure + Indapamid [16].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không can thiệp của Đỗ Anh Tuấn (2016) trên 300
BN điều trị ĐTĐ typ 2 tại phòng khám Ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

từ 01/2014 đến 12/2015 cho thấy, tuổi trung bình mắc bệnh là 57,4 ± 11,1 tuổi. Trong
đó, nam chiếm tỷ lệ 48%. Danh mục thuốc điều trị gồm có 4 hoạt chất thuộc 4 nhóm:
Insulin, biguanid, sulfonylure, ức chế α-glucosidase. Trong đó, biguanid được sử
dụng nhiều nhất (64,67%), sulfonylure chỉ dùng Gliclazid (44,33%), ít sử dụng nhóm
ức chế α-glucosidase (2,67%). Insulin chiếm 53,67%. BN được sử dụng phác đồ đơn
trị chiếm tỷ lệ thấp 36,4%. Gliclazid chủ yếu được dùng ở mức liều 120 mg/ngày. Số
BN dùng Metformin có sự gia tăng theo từng tháng và được dùng chủ yếu ở liều 5001000 mg/ngày. Liều dùng chủ yếu của Insulin thấp hơn 30 UI. Acarbose chủ yếu
dùng ở liều 50-100 mg/ngày [18].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lê Thị Nhật Lệ trên 257 BN ĐTĐ typ 2 điều
trị ngoại trú tại phòng khám Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2017 cho
thấy có 69,6% nữ và 30,4% nam. Tuổi trung bình mắc bệnh là 60,2 ± 9,8 tuổi và độ
tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (56,0%) [14].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không can thiệp của Trịnh Quang Huy (2018) trên
125 BN ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ
01/12/2017 đến 15/03/2018 cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 61,7 ± 10,08 tuổi.
Nữ (64,0%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam. BN được điều trị đơn trị với tỷ lệ 44,8%. Danh
mục thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 có 5 nhóm: biguanid, sulfonylure, ức chế αglucosidase, ức chế DPP-IV và Insulin [10].
1.1.4.

Phân loại:

• ĐTĐ typ 1 cịn gọi là ĐTĐ phụ thuộc Insulin. Nguyên nhân dẫn đến thiếu
hoàn tồn Insulin vì tế bào β đảo tụy bị phá hủy (trên 90%), có thể do tự miễn
(typ 1A) hoặc do tự phát (typ 1B) [12], [15].
• ĐTĐ typ 2 cịn gọi là ĐTĐ khơng phụ thuộc Insulin. Ngun nhân do giảm
bài tiết Insulin tương đối phối hợp với kháng Insulin của thụ thể [15].
4


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học


Hà Thị Ngọc Trâm

Bảng 1.1. Đặc điểm khác nhau giữa ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 [12], [15], [17]
Đặc điểm
Thiếu hụt Insulin
Kháng Insulin
Tế bào β đảo tụy
Kháng thể

ĐTĐ typ 1

ĐTĐ typ 2

Tuyệt đối

Tương đối hay một phần

Khơng

Có thể có

Bị phá hủy

Khơng bị phá hủy

Kháng thể kháng tiểu đảo Kháng thể kháng tiểu đảo
Langerhans (+)

Langerhans (-)


Tuổi khởi phát

< 40

> 40 (xu hướng trẻ hóa)

Thể trạng

Gầy

Béo hoặc bình thường

Thấp hoặc khơng đo được

Bình thường hoặc cao

Thường gặp

Rất thường gặp

Khởi phát đột ngột

Tiến triển và khởi phát âm

Insulin máu
Tiền sử ĐTĐ
trong gia đình

Hội chứng tăng đường huyết thầm, không bộc lộ các triệu

Triệu chứng

(ăn nhiều, uống nhiều, tiểu chứng lâm sàng
nhiều, gầy nhanh) rầm rộ
Ceton niệu (+)

Điều trị

Ceton niệu (-)

Bắc buộc dùng Insulin

Thay đổi lối sống, thuốc ĐTĐ
dạng uống hoặc Insulin

• ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 6 trở đi và khơng
có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó [2]. Nguyên nhân do ở những
tháng cuối thai phát triển nhanh nên nhu cầu Insulin tăng gấp 3-4 lần bình
thường dẫn đến thiếu Insulin tương đối và do khi mang thai cơ thể mẹ sinh ra
nội tiết tố có tác dụng đề kháng Insulin [12].
• Các typ đặc hiệu khác
- Bệnh xuất hiện sau một số bệnh nội tiết như: basedow, u tủy thượng thận,
cushing,….
- ĐTĐ do thuốc: thuốc tránh thai, corticoid, hc-mơn tuyến giáp, thuốc lợi
tiểu thải muối (Furosemid, Hypothiazid),… [12], [17].
5


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học


Hà Thị Ngọc Trâm

1.1.5. Cơ chế bệnh sinh
Đường từ thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được bẻ gãy thành các đường đơn như
glucose. Sau khi lưu hành trong máu, glucose được đưa vào tế bào để sử dụng tạo
thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Insulin là hc-mơn do các tế bào β của tuyến tụy nội tiết bài tiết, có tác dụng
vận chuyển glucose vào tế bào. Khi glucose huyết tăng cao, tuyến tụy sẽ bài tiết một
lượng Insulin vừa đủ để vận chuyển glucose vào tế bào. Khi glucose huyết xuống
thấp tụy sẽ ngừng bài tiết Insulin [25].
ĐTĐ typ 1:
Các tế bào β của tụy bị phá hủy gần như hồn tồn bởi q trình tự miễn, khơng
thể bài tiết Insulin (thiếu hụt Insulin tuyệt đối), làm lượng đường trong máu tăng cao.
ĐTĐ typ 1 thường xuất hiện ở những người có hệ gen nhạy cảm.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gồm có: các tự kháng thể kháng tế bào đảo tụy, tự
kháng thể kháng Insulin, tự kháng thể kháng glutamic acid decarboxylase (GAD) và
tự kháng thể kháng tyrosin phosphatase [15], [22].
ĐTĐ typ 2: có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh
của ĐTĐ typ 2 là kháng Insulin và rối loạn tiết Insulin kết hợp với nhau [15]:
• Rối loạn tiết Insulin: tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất Insulin
bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa
glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là:
- Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết Insulin.
- Bất thường về số lượng tiết Insulin.
• Kháng Insulin: ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ typ 2 và tăng glucose máu xảy
ra khi khả năng bài xuất Insulin của các tế bào β đảo tụy không đáp ứng thỏa
đáng nhu cầu chuyển hóa. Các hình thức kháng Insulin:
- Giảm khả năng ức chế sản xuất glucose (gan).
- Giảm khả năng thu nạp glucose (mô ngoại vi).
- Giảm khả năng sử dụng glucose (ở các cơ quan) [10], [16].


6


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ (ADA 2018)
dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
Tiền ĐTĐ
HbA1c

5,7%-6,4%
(39-47 mmol/mol)

Glucose huyết tương

100-125 mg/dL

lúc đói

(5,6-6,9 mmol/L)

OGTT

140-199 mg/dL
(7,8-11 mmol/L)


Glucose huyết tương ở

ĐTĐ
≥ 6,5% (48 mmol/mol)
≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
≥ 200 mg/dL(11,1 mmol/L)
≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L)*

thời điểm bất kỳ

• HbA1c: xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng thí nghiệm được chuẩn
hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Glucose huyết tương lúc đói: BN phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể
uống nước lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua
đêm từ 8-14 giờ).
• OGTT: nghiệm pháp dung nạp glucose. Kết quả glucose huyết tương ở thời
điểm sau 2 giờ uống 75 gam glucose. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường
uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của ADA: BN nhịn đói từ nửa đêm
trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75 gam
glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút. Trong 3 ngày trước
đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
• * BN có kèm các triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (ăn nhiều, uống
nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh).
• Khi khơng có triệu chứng rõ của tăng glucose huyết (ăn nhiều, uống nhiều,
tiểu nhiều, gầy nhanh) thì lặp lại xét nghiệm lần 2. Thời gian thực hiện xét
nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất từ 1-7 ngày.

7



Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu
quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL
(7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm chuẩn hóa quốc tế, có thể đo
HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [2], [20].
1.1.7.

Các biến chứng thường gặp

• Biến chứng cấp tính
- Nhiễm toan ceton.
- Hơn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.
- Hạ glucose huyết.
- Hơn mê nhiễm toan acid lactic.
• Biến chứng mạn tính
- Biến chứng mạch máu lớn (biến chứng tim mạch) là nguyên nhân tử
vong chính, thường gặp hơn ở ĐTĐ typ 2. Các bệnh lý tim mạch có thể mắc
gồm: bệnh mạch vành, THA, rối loạn lipid máu.
- Bệnh lý mạch máu nhỏ (bệnh vi mạch trong ĐTĐ) tổn thương chủ yếu ở
các mao mạch và tiểu động mạch tiền mao mạch với biểu hiện dày màng
đáy, tăng tính thấm mao mạch và mao mạch dễ vỡ như: bệnh lý võng mạc,
bệnh lý thận, bệnh lý thần kinh.
• Các biến chứng khác
- Nhiễm trùng.
- Bệnh lý bàn chân.
- Tổn thương khớp [15].
1.1.8.


Điều trị

1.1.8.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
• Nguyên tắc điều trị: phải có sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và
dùng thuốc hạ đường huyết để việc điều trị bệnh ĐTĐ có hiệu quả [17].
• Mục tiêu điều trị: mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết đạt mục
tiêu và ổn định kéo dài. Điều trị và ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là biến
chứng trên tim mạch [15], [17].
8


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ theo ADA 2018 [20]
Chỉ số
HbA1c
Đường huyết trước ăn
Đường huyết sau ăn
Huyết áp

Mục tiêu
< 7,0% (cá thể hóa)
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)
< 180 mg/dL
< 140/90 mmHg (< 130/80 nếu có bệnh thận, BN trẻ)
LDL: < 100 mg/dL (2,6 mmol/L)
< 70 mg/dL (1,81 mmol/L)


Lipid máu

HDL: > 40 mg/dL (1,1 mmol/L) (nam)
> 50 mg/dL (1,30 mmol/L) (nữ)
TG: < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)

1.1.8.2. Phương pháp điều trị
• Điều trị không dùng thuốc
- Chế độ ăn: chế độ ăn khỏe mạnh là một phần quan trọng trong chăm sóc
BN ĐTĐ, đem lại những lợi ích tích cực đối với việc kiểm sốt cân nặng,
chuyển hóa trong cơ thể và thể trạng chung của BN [25].
+ Cân đối tỷ lệ các chất và cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống
hằng ngày.
+ Chọn thức ăn có chỉ số glucose máu thấp, hạn chế muối, ăn nhiều rau
quả, hạn chế rượu bia.
+ Chia nhỏ và phân bố bữa ăn phù hợp để duy trì nồng độ glucose trong
máu ổn định.
+ Phối hợp tốt với các thuốc điều trị nếu có [18].
- Chế độ tập luyện: mục đích là làm giảm glucose máu qua việc giảm tính
kháng Insulin, giảm yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch [10], [16].
+ Nên tập những môn rèn luyện dẻo dai, bền bỉ như đi bộ, đi xe đạp,… hơn
là những bài tập nặng.
+ Luyện tập thường xuyên, phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe [18].

9


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học


Hà Thị Ngọc Trâm

- Kiểm soát glucose máu: cần kiểm tra glucose máu lúc đói 2-3 lần/tuần và
kiểm tra glucose máu sau ăn khi đã dùng thuốc để có thể điều chỉnh chế độ
ăn uống và dùng thuốc cho phù hợp [18].
- Giáo dục BN: nội dung giáo dục BN bao gồm:
+ Thay đổi lối sống: tăng hoạt động thể lực, chế độ ăn giảm calo, lựa chọn
thực phẩm, thiết kế bữa ăn hợp lý, tham gia các câu lạc bộ ĐTĐ,… [12].
+ Về thuốc: cho BN nhận biết về thuốc được chỉ định: tác dụng điều trị,
các phản ứng bất lợi có thể gặp và cách khắc phục, tương tác có thể gặp
giữa thuốc đang sử dụng với các thuốc không kê đơn và thực phẩm chức
năng,….Cách chăm sóc bàn chân khi bị biến chứng, cách giám sát
glucose máu tại nhà [12].
- Khám định kỳ: để theo dõi các biến chứng, đồng thời có tham vấn khơng
định kỳ với thầy thuốc khi có vấn đề đặc biệt xảy ra.
• Điều trị bằng thuốc
- ĐTĐ typ 1: Insulin là chỉ định bắt buộc với ĐTĐ typ 1 để đảm bảo ổn định
glucose máu cho BN. Liều lượng Insulin tùy thuộc tình trạng thiếu Insulin.
Chọn dạng Insulin, phân chia liều tùy thuộc vào mức độ hoạt động và cách
sống của BN [15].
- ĐTĐ typ 2:
+ Dùng các thuốc hạ đường huyết: sau khi chế độ ăn và vận động thể lực
bị thất bại trong kiểm sốt đường huyết. Sử dụng thuốc ln kèm chế độ
ăn uống và vận động thể lực [15].
+ Dùng Insulin.
+ Phối hợp các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2.
1.2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
1.2.1.

Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 đường uống


1.2.1.1. Nhóm biguanid : đầu tay trị ĐTĐ typ 2, đặc biệt ưu tiên lựa chọn trên
BN béo phì vì thuốc khơng gây tăng cân [2], [12].
- Đại diện: Metformin.
10


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

- Liều lượng: liều khởi đầu 500 hoặc 850 mg/ngày. Liều thường dùng 5002000 mg/ngày. Liều tối đa 2500 mg/ngày [1], [2].
- Tác dụng:
+ Ở cơ, cải thiện độ nhạy cảm của receptor với Insulin.
+ Giảm sự tạo Insulin tại gan.
+ Làm chậm sự hấp thu glucose ở ruột [1].
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, giảm vitamin B12, phát ban [2], [12].
- Chống chỉ định: nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức ngoại biên (suy tim,
suy hô hấp), suy thận, rối loạn chức năng gan, thận, PNCT, chế độ ăn ít calo
(để giảm cân), nghiện rượu [6].
- Uống trước hoặc sau khi ăn, nên khởi đầu ở liều thấp và tăng liều từ từ mỗi
5-7 ngày để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa [2].
1.2.1.2. Nhóm thiazolidindion
- Đại diện: Pioglitazon và Rosiglitazon (hiện đã bị rút khỏi thị trường do
Rosiglitazon gây biến chứng tim mạch, còn Pioglitazon làm tăng nguy cơ
ung thư bàng quang [23], [24]).
1.2.1.3. Nhóm sulfonylure: ưu tiên lựa chọn trên BN có cân nặng bình thường
và thừa cân nhẹ vì gây tăng cân [12].
- Đại diện:
+ Thế hệ 1: Tolbutamid, Tolazamid, Chlorpropamid, Acetohexamid. Các

thuốc nhóm này hiện nay ít dùng vì độc tính cao đối với thận (do thuốc
có trọng lượng phân tử lớn).
+ Thế hệ 2: Glibenclamid, Gliclazid, Glipizid, Glibornurid (ít gây hạ
đường huyết hơn các sulfonylure khác).
+ Thế hệ 3: Glimepirid (ngồi tác dụng kích thích tế bào β đảo tụy tiết
Insulin cịn làm tăng nhạy cảm của mơ ngoại vi với Insulin) [4].
- Liều lượng:
+ Glipizid: hiện không lưu hành tại Việt Nam.

11


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

+ Gliclazid: liều khởi đầu 40-80 mg/ngày. Liều tối đa 320 mg/ngày. Dạng
phóng thích chậm liều khuyến cáo tối đa là 120 mg/ngày.
+ Glimepirid: liều thường được khuyến cáo 1-8 mg/ngày.
+ Glibenclamid: liều khởi đầu 2,5 mg/ngày. Liều thường dùng 5-10
mg/ngày. Liều tối đa 20 mg/ngày [2].
- Tác dụng: kích thích tế bào β đảo tụy tiết Insulin [12].
- Tác dụng phụ: chủ yếu là hạ đường huyết, dị ứng, tăng cân [6].
- Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1, BN suy gan, thận, ĐTĐ nhiễm toan ceton,
PNCT [6].
- Uống trước bữa ăn (khoảng 30 phút) [2].
1.2.1.4. Nateglinid và meglitinid: hạ đường huyết sau ăn mạnh nhưng ngắn hơn
sulfonylure [6].
- Đại diện: Repaglinid.
- Liều lượng: 0,5-1 mg/bữa ăn. Liều tối đa: 16 mg/ngày [4].

- Tác dụng: kích thích tế bào β đảo tụy tiết Insulin [4], [6].
- Tác dụng phụ: hạ đường huyết, tăng cân [6].
- Dùng trước các bữa ăn 15 phút [2].
1.2.1.5. Nhóm ức chế α - glucosidase: dùng trong trường hợp ĐTĐ có đường
huyết sau ăn tăng cao [12]. Chỉ có tác dụng với bữa ăn có nhiều
carbohydrat [2].
- Đại diện:
+ Thế hệ 1: Acarbose (hiện có tại Việt Nam). Liều lượng: có thể tăng từ
25 mg đến 50 mg hoặc 100 mg/mỗi bữa ăn [1].
+ Thế hệ 2: Voglibose (chưa có tại Việt Nam) chủ yếu ức chế q trình
phân hủy đường đơi nên ít tác dụng phụ không mong muốn hơn [4].
- Tác dụng: ức chế hấp thu glucid từ ruột [12].
- Tác dụng phụ: khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy [6], [12].
- Chống chỉ định: BN < 18 tuổi, các bệnh lý ruột mạn tính có giảm tiêu hóa
và giảm hấp thụ nặng, PNCT, cho con bú. Các bệnh lý có thể nặng thêm khi
12


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

sự sinh hơi trong ruột già tăng (hội chứng dạ dày, tim mạch, thoát vị cỡ lớn
hay loét) [18].
- Dùng thuốc ngay khi bắt đầu ăn [2].
1.2.1.6. Nhóm ức chế DPP-IV: dùng đơn độc không làm thay đổi cân nặng,
không gây hạ glucose huyết.
- Đại diện : Sitagliptin, Vildagliptin, Saxagliptin, Linagliptin.
- Liều lượng:
+ Sitagliptin: liều thường dùng 100 mg/ngày, giảm đến 50 mg/ngày khi độ

lọc cầu thận ước tính cịn 50-30 ml/phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu
thận giảm còn 30 ml/phút.
+ Vildagliptin: 50 mg/1-2 lần/ngày.
+ Saxagliptin 2,5-5 mg/ngày.
+ Linagliptin: 5 mg/ngày [2].
- Tác dụng : ức chế DPP-IV làm kéo dài tác động của incretin nội sinh
GLP-1 [2], [6].
- Tác dụng phụ : viêm tụy, viêm mũi, nhức đầu [2], [30].
1.2.1.7. Nhóm ức chế SGLT2
- Đại diện: Dapagliflozin.
- Liều lượng: 5-10mg/ngày.
- Tác dụng: giúp tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc qua cầu thận, do đó ức
chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose, làm tăng thải glucose
qua đường tiểu và giúp giảm glucose huyết.
- Tác dụng phụ: nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu [2].
1.2.2. Insulin
Insulin là một protein gồm 51 acid amin, gồm 2 chuỗi polypeptid A và B. Chuỗi
A gồm 21 acid amin và chuỗi B gồm 30 acid amin, nối với nhau bởi 2 cầu nối disulfid
ở vị trí acid amin thứ 7 (cystein – cystein) và vị trí thứ 20 của nhánh A với vị trí thứ
19 nhánh B (cystein – cystein) [17].

13


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Hà Thị Ngọc Trâm

• Ưu điểm:
- Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi nên làm

giảm nồng độ glucose máu.
- Insulin còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn cản tạo thể ceton.
- Insulin cịn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng trên chuyển hóa glucid,
lipid, protid [18].
• Nhược điểm:
- Hạ glucose máu (thường gặp khi quá liều hoặc tiêm Insulin xong nhưng ăn
muộn, bỏ bữa, vận động quá sức kéo dài, không bổ sung năng lượng) [17].
- Dị ứng ban đỏ, ngứa nơi tiêm (thường xảy ra hơn khi dùng Insulin nguồn
gốc động vật) [12], [17].
- Dày và cứng hoặc u mỡ chỗ da tiêm (tránh tác dụng này nên thay đổi vị trí
tiêm) [12], [17], [34].
- BN có cảm giác sợ tiêm, sợ dùng Insulin phức tạp, sợ bị kỳ thị.
- Lấy sai liều thuốc.
- Chi phí Insulin và kim tiêm.
- Gây tăng cân [22].
- Chống chỉ định với BN tâm thần, BN không chú ý đến vấn đề tự giám sát
đường huyết.
- Bảo quản chỗ mát 2-50C, tránh ánh sáng. Nếu để ở nhiệt độ phòng khoảng
P

P

250C dễ bị mất 10-20% hoạt tính trong 2-3 tháng [12].
P

P

Liều lượng: khơng có giới hạn liều Insulin.
-


Dùng phối hợp với thuốc viên: liều khởi đầu của Insulin nền là 0,1-0,2
UI/kg cân nặng.

-

Điều trị chỉ bằng Insulin: liều khởi đầu 0,25-0,5 UI/kg cân nặng/ngày [2].

-

Liều lượng Insulin ở mỗi BN đều rất khác nhau tùy theo thể trạng BN, mức
đường huyết, tình trạng các biến chứng, các bệnh lý phối hợp, thói quen ăn
uống,... [17]. Việc lựa chọn Insulin, liều lượng Insulin, phối phợp với các
loại thuốc hạ glucose máu phải tùy thuộc từng cá nhân BN cụ thể.
14


×