Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

thực trạng nhận thức và thực hiện các quy định cảu pháp luật về phòng chống bạo lưc gia đình ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.78 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là tổ ấm là nơi thỏa mãn nhu cầu tình cảm vật chất cũng như tinh
thần cho mỗi thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống. thế
nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi mà tình trạng bạo lực
gia đình đang là vấn đề cấp thiết, mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới. theo số liệu điều tra của Liên đoàn phụ nữ toàn quốc bạo lực gia
đình đang đe dọa cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình trên lục địa
(theo thống kê của tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/2008). Quả thực đây là một
con số không nhỏ, ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây vấn đề bạo lực gia đình
được nghiên cứu mới được nhiên cứu ở một số công trình của hội liên hiệp phụ nữ
và một số tác giả trong nước. chính vì tính cấp thiết của vấn đề này mà nhóm em
xin được chọn đề tài : “thực trạng nhận thức và thực hiện các quy định cảu pháp
luật về phòng chống bạo lưc gia đình ở nước ta hiện nay”. Trong khuôn khổ của
bài viết nhóm em xin đề cập tới vấn đề thực trạng nhận thức và hiện trạng bạo lực
gia đình trong sinh viên trường luật.
I.

Tính cấp thiết của đề tài.

Trên thực tế, tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng phổ biến ở
nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng tăng
cao, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng của con người xảy ra
hàng ngày, chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em. Như có 66% các vụ li hôn ở việt nam
liên quan tới bạo lực gia đình,25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 23% gai
đình có bạo lực về thể chất, có tới 82% hộ nông dân nông thôn và 80% hộ ở thành
thị có xảy ra bạo hành gia đình... Điều đó không những trái với truyền thống văn
hóa tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc ta mà quan trọng hơn là đã xâm phạm đến
quyền con người.


Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình - một vấn đề có tính toàn cầu - được


xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Có mấy vấn đề cần trao đổi về tình hình nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam
hiện nay đó là sự tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều đúng là bạo lực giới
nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam giới gây ra
với phụ nữ. Nhưng cần nhận thấy rằng cũng còn có bạo lực của phụ nữ đối với
nam giới. Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội cho thấy có
khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm
chính là những bà vợ. Nhiều công trình nghiên cứu xã hội học trên thế giới cũng
cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ.
Để thực hiện mục tiêu “mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi
người và là tế bào lành mạnh của xã hội”, vấn đề cần đặt ra là xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ và phòng, chống bạo lực gia đình. Đánh giá đúng vị trí
của gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực
hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trước thực trạng
bạo lực gia đình đáng báo động.
II.

Tình hình nghiên cứu đề tài.

Vấn đề bạo lực gia đình đã được sách báo, các công trình nghiên cứu đề cập
một cách đa dạng phong phú. Song việc nghiên cứu vấn đề bạo lực gia đình trên
khía cạnh của những người học luật nói chung và những người có thể trở thành
“nhà làm luật” trong tương lai thì chưa được quan tâm đúng mức. Trong các công
trình nghiên cứu các tác giả thường đề cập đến tình hình bạo lực gia đình trong mối
quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái với tính chất chung chung. Chẳng hạn như
Tạp chí lí luận chính trị ( số 3/2003) cảu Hoàng Bá Thịnh về “ Bạo lực giới trong
gia đình: thực trạng và giải pháp ngăn chặn”, luận văn “ một số vấn đề pháp lí về
bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Thị Hồng Minh ( trường đại học



khoa học xã hội và nhân văn). Cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập tới
vấn đề bạo lực gia đình trong nhận thức của sinh viên như công trình nghiên cứu
vấn đề bạo lực gia đình của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội. Do đó vấn
đề tiếp tục nghiên cứu bạo lực gia đình trong xã hội Việt Nam vẫn là một việc quan
trọng về cả lí luận lẫn thực tiễn. Chính vì lí do này mà nhóm em xin được tiến hành
cuộc điều tra tìm hiểu về sự nhận thức của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội về
các quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình và thực trạng bạo lực gia đình
trong gia đình của chính những sinh viên này.
III.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu đề



tài.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Tăng thêm sự hiểu biết cho mọi người về các quy luật tâm lý của



các thành viên trong gia đình, từ thành viên nhỏ đến lớn.
Tìm hiểu về thực trạng hiểu biết pháp luật phòng chống bạo lực gia đình năm



2008 của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội.
Tìm hiểu thực trạng tình trạng bạo lực trong gia đình của sinh viên Luật Hà






Nội.
Nguyên nhân gây gia tình trạng bạo hành gia đình .
Các biện pháp nhằm hạn chế nạn bạo hành gia đình.
Từ các thông tin nhiều chiều đưa ra những nhận định về tình trạng bạo lực gia
đình nước ta hiện nay, tổng hợp các phương pháp để có thể cải thiện tình hình
trong tương lai.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
• Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu bạo lực gia đình.
• Khảo sát định lượng, định tính về thực trạng bạo lực gia đình.
• Đánh giá tình hình thực hiện các quy định củ luật phòng chống bạo hành gia
3.

đình.
Phương pháp nghiên cứu đề tài.

Trong đề tài này nhóm đi vào nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của vấn đề bạo
lực trong gia đình Việt Nam hiện nay dựa trên kết quả khảo sát 100 sinh viên luật


của trường Đại học Luật Hà Nội. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu
kết hợp với các kiến thức đã được học tại môn học: “ xã hội học pháp luật” của
trường Đại học Luật Hà Nội, các phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng
hợp, so sánh và tiến hành thu thập một số thông tin từ nguồn internet.Từ đó kết
hợp với những hiểu biết của các thành viên trong nhóm về các quy luật tâm lý thực
tế trong cuộc sống để nêu lên hậu quả cũng như nguyên nhân và giải pháp của vấn
đề: “ tìm hiểu thực trạng nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật về
phòng chống bạo lưc gia đình ở nước ta hiện nay nhưng dưới góc độ là nhận thức
và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình của sinh

viên trường đại học Luật Hà Nội”.
4.

Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào sự hiểu biết của sinh viên
trường đại học Luật Hà Nội về các quy định của Luật phòng chống bạo lực gia
đình và thực trạng bạo lực gia đình trong chính gia đình các sinh viên này.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.

Cơ sở lí luận.


Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây tổn hại cho
một ai đó. Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được pháp luật và cộng đồng xã hội
quan tâm với những nỗ lực không ngừng để khống chế và ngăn chặn bạo bạo lực
xảy ra. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 được thông qua nhằm nêu ra
các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình, trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong hong chống bạo hành gia đình.Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa cụ thể bạo lực gia đình, đó là:
" Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình". Quy định như vậy nhằm tạo cơ sở phân biệt với hành vi bạo lực khác cũng
như để xác định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong bạo lực gia đình.
Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ
gây tổn thương đến cuốc sống, danh dự, sức khỏe của các thành viên trong gia đình
mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn

như: mại dâm, ma túy, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em…
Qua đó thấy được, bạo lực gia đình không còn là vấn đề nội bộ của gia đình mà đã
trở thành một điều cần quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy mà nhà nước Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có
vấn đề bạo hành gia đình như: Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật
hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, pháp lệnh
người cao tuổi.... Các quy định pháp luật tuy đã đề cập tới các biện pháp bảo vệ gia
đình và phòng ngừa bạo hành gia đình, tuy nhiên vẫn chưa có các quy định trực
tiếp, riêng biệt về phòng, chống bạo hành gia đình. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, tại
kì họp thứ 2, Quốc Hội khóa XII đã thông qua luật phòng chống bạo hành gia đình
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2008.


Các hành vi bạo lực gia đình gồm có 4 nhóm hành vi lớn sau:
- Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
- Nhóm 2, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc
hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp
lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình.
- Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá
hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc tài sản chung của các thành
viên gia đình hay cưỡng ép lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng
hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính.
- Nhóm 4 , nhóm hành vi bạo lực về tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ
tình dục.
II.


Nhận thức của sinh viên luật về bạo lực gia đình hiện nay.

Sau đây là sự nhận xết đánh giá của nhóm về thực trạng nhận thức các quy định
của Luật phòng chống bạo hành gia đình dựa trên kết quả điều tra từ 100 phiếu
điều tra:
Câu 1: Theo bạn vì sao tình trạng BLGD ở gia đình có thể sẽ tái diễn?

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo
lực gia đình vẫn tái diễn. Cụ thể:


* Chiếm tỉ lệ lớn nhất (38%) là ý kiến cho rằng tình trạng bạo lực gia đình vẫn
tái diễn do chính những thành viên trong gia đình chưa có hiểu biết pháp luật.
* Chiếm tỉ lệ khá lớn (23%) là ý kiến do các biện pháp chế tài của pháp luật
chưa đủ sức răn đe nên chưa thể ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình vẫn
tiếp tục tái diễn trong xã hội.
* Chiếm 23% ý kiến cho rằng do mặt trái của cơ chế thị trường.
* Chiếm 13% ý kiến cho rằng nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình là do
địa phương chưa có các cách giải quyết phù hợp với tình hình của địa phương
mình.
* Và chỉ có 3% ý kiến cho rằng là do các nguyên nhân khác.
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bạo lực gia
đình. Có nhiều ý kiến khác nhau về những nguyên nhân này nhưng nhìn chung kết
quả phỏng vấn xã hội học vấn chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản. Trước hết, điều
mà ai cũng có thể nhận thấy là công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo
lực gia đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một
bộ phận người dân còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia
đình vẫn còn tiếp tục xảy ra. Nhiều người do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho
rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…
Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên

không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực.
Nền kinh tế thị trường cùng những khó khăn về kinh tế cũng là một trong
những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường
tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới
các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo
lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có
bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp
nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo
lực vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực
gia đình còn chưa đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là
vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không nên can thiệp. Chính vì
vậy, phản ứng của cộng đồng đối với các hành vi bạo lực gia đình còn thờ ơ, chưa
mạnh mẽ. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình
còn chưa kịp thời, nghiêm minh, vì thế bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không bị
ngăn chặn.


Để ngăn ngừa có hiệu quả và giảm những tác động của bạo lực gia đình, các
quy định của pháp luật cần phải được nghiêm chỉnh thi hành và cần có cơ chế theo
dõi, giám sát việc thi hành đó. Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của
mỗi người và toàn xã hội. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cụ thể trong việc
bảo đảm có sự ứng phó toàn diện, mang tính phối hợp và linh hoạt với bạo lực gia
đình.
Tiếp đó khi hỏi các bạn: “ Theo bạn tại sao khi xảy ra bạo lực gia đình, cơ quan
điều tra thường khó phát hiện?” thì , hầu hết các bạn được phỏng vấn cho rằng do
tâm lí mặc cảm, sợ người khác chê cười nên những nạn nhân của bạo lực gia đình
thường che dấu đi tình trạng bị bạo lực của mình với suy nghĩ như vậy sẽ giữ được
yên ấm cho gia đình và cho qua chuyện. chính tâm lí mặc cảm này đã khiến cho
tình trạng bạo lực gia đình vẫn tiếp tục tái diễn và gây rất nhiều khó khăn cho việc
phát hiện và xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do không nhận thức đầy

đủ về bạo lực gia đình, cộng thêm tâm lý xấu hổ, e ngại nên rất nhiều phụ nữ bị
chồng bạo lực vẫn cam chịu, im lặng, và chỉ tìm đến các cơ quan chức năng khi
mức độ bạo lực đã quá nghiêm trọng, không còn đủ sức chịu đựng.
Từ nhận định trên có thể thấy cách hiểu của các bạn về bạo lực gia đình còn khá
là hạn chế. Chính vì lí do này mà khi hỏi các : “Theo bạn như thế nào được gọi là
bạo lực gia đình?” đã có nhiều ý kiến khác nhau về hành vi được coi là bạo lực gia
đình, chủ yếu mọi người chỉ hiểu bạn lực gia đình là hành vi chồng đánh vợ.
Nhưng thực ra bạo lực ra đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình (khoản 2- Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Từ đó
các bạn còn có phần nhận định hạn chế về việc xác định đâu là hành vi bị coi là
bạo lực gia đình.

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy mức độ quan tâm của sinh viên về pháp
luật phòng chống bạo lực gia đình là chưa cao. Cụ thể là, khi được hỏi thế nào là
bạo lực gia đình thì hầu như phần đông các ban sinh viên chưa hiểu đúng về bao
lực gia đình. Có 45% các ý kiến nghiêng về quan điểm bạo lực gia đình là hành vi
hành hạ về thể xác như đánh đập, tra tấn. Chỉ có số ít các bạn sinh viên nhận thức
được bạo lực gia đình là bạo lực trên ba măt đó là bạo lực về thể xác, bạo lực về
tinh thần và bạo lực tình dục. Việc nhận thức không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng
không biết rõ được quyền và nghĩa vụ cua mình đối với người khác, từ đó dẫn tới
nhưng lỗi đáng tiếc chỉ do thiếu hiểu biết về hành động của mình, Ví dụ như việc
chồng đánh vợ một cách man rợ, chửi bới vợ hàng ngày chỉ vì coi vợ như một món


đồ đã mua và mình có thể tùy ý với món đồ đó, cũng như người vợ không biết rằng
mình đang bị bạo hành mà chỉ cho rằng đây là việc làm để người chồng thể hiện
sức mạnh của mình hàng ngày. Đặc biệt, qua kết quả khảo sát thì trừ 18% những
người chọn tất cả các hành động được nêu ra là bạo lực gia đình thì không còn ai
cho rằng việc cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, có hành vi trái

pháp luật buộc các thành viên trong gia đinh rời khỏi chỗ ở, điều này thể hiện rằng
hầu hết mọi người đều có những tư tưởng lỗi thời rằng ai đứng tên chủ hộ trong sổ
đỏ thì có quyền đuổi người khác ra khỏi nhà, đây là một thực trạng về sự thiếu hiểu
biết pháp luật. Do đó, việc cần làm nhất hiện nay đó chính là nâng cao nhận thức
cho mọi người .

Trên thực tế ở Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng
phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều
hướng tăng cao, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng của con
người xảy ra hàng ngày chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em. Bạo hành gia đình để lại
một hậu quả nghiêm trọng, có thể các vết thương về thể xác sẽ nhanh chóng phục
hồi và lành lặn nhưng những vết thương về tình thần rất khó để xóa nhòa. Để tìm
hiểu về quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình, nhsom chúng em đã khảo
sát và kết quả có 41/100 người cho rằng luật quy định về cách phòng ngừa bạo
hành gia đình ở Việt Nam hiện nay; 36/100 lại cho rằng trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cá nhân, gia đình, tổ chức trong việc phòng chống bạo lực gia đình xử
phạt vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân
của bạo hành gia đình chiếm 23% và 5% còn lại là ý kiến khác. Từ trên đây, nhóm
chúng em nhận thấy đa phần mọi người đều biết về luật phòng chống bạo lực gia
đình nhưng họ chỉ biết sơ qua chứ không cặn kẽ, sâu sắc.
Về vấn đề nạn nhân của bạo lực gia đình thường là ai thì các bạn sinh viên
trường đại học luật Hà Nội đã trả lời như sau:

Nhìn vào biểu đồ trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy được những đối tượng bị bạo
lực gia đình tác động đến. bao gồn người vợ, người con, người chồng và một số
đối tượng khác. Cụ thể như sau: 80% ý kiến cho rằng người vợ là đối tượng nạn
nhân của tình trạng bạo lực gia đình; 13% ý kiến người con là nạn nhân của bạo
lực gia đình; 2% ý kiến người chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình và có 5% ý
kiến là các đói tương khác (ví dụ như những người già yếu, mất sức lao động trong
gia đình…)



Nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới, do đó họ gặp rất nhiều khó khăn
khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý cũng như sự bảo vệ. Ở nhiều quốc gia, trong
đó có Việt Nam, sự bất bình đẳng giới dai dẳng và nền văn hóa mà ở đó “sự thống
trị” của nam giới đối với phụ nữ được chấp nhận, đã dung túng, coi bạo lực gia
đình là điều đương nhiên và phải giữ im lặng về điều đó. Vì vậy, cần có những nỗ
lực không ngừng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này và thay
đổi thái độ để bạo lực gia đình không còn là một vấn đề cần phải che đậy, những
người phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình có thể tìm kiếm sự trợ giúp và
hỗ trợ.
Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng
bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn
nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ
dĩ đa phần người đàn ông sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ là do họ không nhận thức
được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải tất cả
hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ
dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ:
mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự…; hoặc có những hành vi cưỡng bức về
tình dục, kiểm soát về kinh tế…
Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ người chồng mới là chủ thể gây ra tình trạng
bạo lực trong gia đình. Bởi lẽ thực tiễn đã cho thấy trong xã hội ngày nay, hiện
tượng người vợ sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là hiếm. Không
chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới, những cách ứng xử thô bạo mà họ còn trực
tiếp gây ra những tổn thương về thể chất hoặc tính mạng của người chồng. Do đó
bạo lực gia đình xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng đang ngày càng phát triển và
gây nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên khác
trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều, ngoài
vấn đề tâm lý còn phải kể đến vấn đề đạo đức, kiến thức giải quyết mâu thuẫn gia
đình…

Tồn tại song song với đó là bạo lực giữa cha mẹ và con cái: Với tâm lý, truyền
thống, thói quen của người Việt, thì vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái thì
được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những
hành động “dạy bảo” con cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho
vọt – Ghét cho ngọt cho ngào” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều
ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết
để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực
để chúng phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần
nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy


nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã
và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại
bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo
dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Không hiểu xuất phát từ đâu nhưng có lẽ vì sức ép trong gia đình đối với nhau
mà hiện nay bạo lực gia đình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng
đang ngày càng gia tăng. Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn
thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư
hỏng hoặc một vài lý do khác. Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những
người con đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy của cha mẹ
nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập,
chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. Chúng
ta có thể dễ dàng nhìn thấy nguyên nhân đơn giản dẫn đến hành vi trên là do:
những người già thì sức khỏe yếu, không còn sức lao động nên cần có người chăm
sóc; trong khi những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền
của, thời gian, công sức của mình cho cha mẹ, đúng như câu ca dao xưa mà người
đời hay đọc “Cha mẹ nuôi con bằng trời bể - Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.
Điều này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận giới
trẻ hiện nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ “hiếu” của dân

tộc Việt Nam.
Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn
tại từ lâu nhưng chiến tỷ lệ không lớn, vì mức bộ phụ thuộc giữa các thành viên
này không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Nạn nhân chủ yếu của loại
bạo lực này là phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham gia vào sự
“giáo dục” những người làm dâu, làm con trong gia đình. Ngoài ra, những mâu
thuẩn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa
các thành viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong
cuộc sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau… .
Tóm lại với một nhận thức về bạo lực gia đình của sinh viên trường đại học luật
Hà Nội mà nhóm thu được từ 100 bạn sinh viên khác nhau như vậy thì một câu hỏi
đặt ra là những người học luật mà hiểu biế còn khá hạn chế vậy thì những người
khác, bản thân họ có thể đã được tiếp xúc với luật phòng chống bạo hành gia đình
nhưng cũng có thể không thì họ nhận thức như thế nào về các quy định của pháp
luật phòng chống bạo hành gia đình và phải chăng luật phòng chống gia đình vẫn
còn là luật trên giấy tờ nhiều hơn là luật thực định?


III.

Thực trạng bạo lực gia đình trong gia đình của sinh viên trường đại
học Luật Hà Nội.

Trên thực tế các cách để tìm hiểu về luật phòng chống bạo lực bạo lực gia đình
khá phong phú và đa dạng. Có tới khoảng >95/100 người được hỏi: “ Bạn biết các
thông tin về luật phòng chống bạo lực gia đình qua đâu?” là đã tìm hiểu luật này
qua sách báo và phương tiện thông tin đại chúng. Điều này chứng tỏ luật phòng
chống bạo lực gia đình ngày càng được quan tâm một cách sâu sắc. Tuy nhiên việc
tập trung tới 67 ý kiến cho biết là đã tìm hiểu điều luật này qua thông tin đại chúng
một mặt chứng tỏ sức mạnh của truyền thông song cũng cần phải đẩy mạnh tuyên

truyền giáo dục hơn nữa. Nhất là giáo dục để mọi người có thể hiểu một cách đầy
đủ và hợp lý nhất luật này. Tránh tình trạng hiểu sai và làm sai luật. Bởi thông tin
đại chúng đưa nhiều song cũng cần phải có sự tìm hiểu và chắt lọc thông tin một
cách thông minh và tỉnh táo. Nên tìm hiểu các thông tin về luật này trên các cổng
thông tin uy tín…

Bạn biết các thông tin về luật phòng chống bạo lực gia đình qua đâu?
Có khoảng 89% trong số phiếu được phát ra cho rằng vấn đề BLGĐ xảy ra chủ yếu
cả ở thành thị và nông thôn, 67% số phiếu cho rằng BLGĐ ở nông thôn và số phiếu
còn lại là ở thành thị và vùng khác.

Hầu hết ở mọi nơi trong xã hội đều có hành vi bạo lực gia đình nhưng theo một số
nghiên cứu thì bạo lực gia đình thông thường xảy ra chủ yếu ở vùng nông thôn xa
xôi (vùng núi – những nơi ít người). Nguyên nhân của việc tập trung ở vùng núi –
nông thôn có thể là do đây là vùng xa xôi, hẻo lánh ít có người qua lại, người dân ở


đây ít được tiếp xúc với pháp luật, thông tin đại chúng khiến, trình độ dân trí
những khu vực này còn hạn chế và có thể sự khó khăn ở khu vực này đã khiến cho
vấn đề bạo lực gia đình thường tập trung rất nhiều ở đây. Đã có nhiều bài báo,
phóng sự nói về vấn đề bạo lực gia đình ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, thậm chí
vấn đề bạo lực gia đình ở những vùng này còn đã đi vào trong những tác phẩm văn
học…
Cũng như câu hỏi nghiên cứu ở trên, hầu hết mọi người đều cho rằng trình
độ nhận thức, học vấn sự hiểu biết pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng bạo lực gí đình hiện nay nhưng bên cạnh đó phần lớn bộ phận người dân đều
cho rằng nhà nước chưa có những chế tài thực sự nghiêm khắc để trừng trị thích
đáng những người có hành vi bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình nếu ở mức
thấp thì chỉ bị cảnh cáo, nhắc nhở, thậm chí đơn giản hơn là nếu như có bạo lực gia
đình xảy ra thì tổ dân phố hoặc trưởng thôn, trưởng xóm sẽ đến hòa giải và mọi

chuyện lại như bình thường (có nhiều trường hợp bạo lực gia đình tái diễn vô cùng
nhiều lần và không có sự thay đổi sau khi bị nhắc nhở). Nếu bạo lực gia đình cao
hơn nữa thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính (việc xửa phạt hành chính này chỉ ở
mức độ thấp và trung bình, chưa thực sự mang tính răn đe cho người vi phạm).
Còn khi bạo lực gia đình gây tổn hại đến thể xác một cách nặng nề thì vấn đề này
sẽ được Luật Hình sự điều chỉnh. Với những quy định đó thì vấn đề bạo lực gia
đình sẽ vẫn còn tiếp tục tiếp diễn vì nó chưa mang tính nghiêm khắc, nó chỉ quan
tâm tới vấn đề thể xác và sức khỏe của người bị bạo lực gia đình chứ chưa có quan
tâm tới việc bạo lực gia đình sẽ tác động như thế nào đối với tâm lí của họ và sự
tác động của nó đối với văn hóa xã hội. Chính vì quy định chưa thực sự nghiêm
khắc và cách thức áp dụng của nó chưa thực sự khiến người ta có sự e dè khi thực
hiện hành vi bạo lực gia đình. Một số người cho rằng khi có vấn đề bạo lực gia
đình xảy ra cần nghiêm khắc hơn đối với người thực hiện bằng cách bắt tạm giữ,


tạm giam hay ghi vào án tích, truy cứu trách nhiệm hình sự không còn những hình
phạt nhẹ như cảnh cáo hay phạt hành chính nữa.

Theo kết quả điều tra xã hội học của nhóm, trong số 100 người được hỏi về việc
quan tâm tới vấn đề bạo lực gia đình thì có 67 người tỏ ra rất đáng lo ngại, 28 cảm
thấy lo ngại, 7 người thấy bình thường và chỉ 2 người thấy rằng bạo lực gia đình ở
Việt Nam đang có xu hướng giảm. Đây quả là con số đáng mừng cho sự quan tâm
của xã hội, của sinh viện Luật nói riêng đến vấn đề bạo lực gia đình. Thực tế, mỗi
ngày bạo lực gia đình xảy ra không phải là hiếm và hậu quả của nó để lại không hề
đơn giản chút nào. Tuy không phải là con số tuyệt đối song khi được hỏi đến thì có
tới 91/100 người cảm thấy rất lo ngại và lo ngại quan tâm đến vấn đề này thì
chứng tỏ xã hội đã có thái độ và sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề bạo lực gia đình ở
nước ta hiện nay. Đây là cơ sở đầu tiên để xã hội nhận biết mức độ nguy hiểm của
vấn đề bạo lực gia đình để từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả vấn đề.


Thông qua khảo sát sơ bộ về ý kiến của các học sinh trường đại học luật thì
tỷ lệ giữa chênh lệch giữa số người đã từng là nạn nhân và số người chưa từng là
nạn nhân của bạo lực gia đình là rất lớn :
A. Chỉ có 14% tỷ lệ chọn có ( đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình )
B) Có 86% tỷ lệ chọn chưa ( chưa từng là nạn nhân của bạo lực gia đình )
Qua con số này ta có thể thấy bạo lực gia đình là một vấn đề thường xuyên và chưa
có dấu hiệu dừng lại và đi xuống. Song khi được hỏi về cá nhân, điều riêng tư thì
chỉ có 14 người thừa nhận mình đã từng là nannj nhân của bạo lực gia đình. Trong
khi đó vẫn còn con số khá lớn (86 người) phủ nhận mình từng là nạn nhân của bạo
lực gia đình. Đây có thực là con số đáng tin cậy? Rõ ràng khi được hỏi những câu


tế nhị như vậy các bạn thường là né tránh và nói sai không đúng với những điều
mình đã trải qua. Nguyên nhân xuất phát từ tự ái cá nhân. Các bạn ngại đưa ra
thông tin về cuộc sống cá nhân của mình. Điều này không phải là xấu nhưng cũng
thật đáng lo ngại khi các bạn không đủ tự tin để nói ra điều mình khó khăn để mà
cho những người xung quanh được có cơ hội giúp đỡ bản thân mình.
Tiếp đó nhóm đưa ra câu hỏi: “Bạn bị bố/ mẹ/anh /chị trong gia đình bạo
hành vì lí do gì?” hầu hết các câu trả lời đều là việc chưa chịu khó học bài, hay cãi
lại cha mẹ, hoặc do người bố say rượu gây ra. Như vậy, chúng ta thấy rằng, dù là
chưa chịu khó học bài hay do bố say rượu gây ra thì cũng đều là nguyên nhân
chính diễn ra thường xuyên , hàng ngày trong cuộc sống thực tiễn.
Vậy thì, trong tất cả những nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị bạo hành nói
trên thì bạn đều có thể trình báo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được tư
vấn hoặc giúp đỡ. Và chúng ta cũng tự nên hạn chế đến mức thấp nhất hành vi
mang tính làm nguyên nhân cho bạo lực gia đình, vì đây có thể sẽ là phương pháp
tốt nhất để không xảy ra bạo lực gia đình và cũng không gây ra mâu thuẫn giữa
mọi người trong gia đình.
Liên quan đến nguyên nhân bị bố mẹ thực hiện hành vi bạo lực chủ yếu
xuất phát từ những nguyên nhân như là: vì kết quả học bài của con cái trên lớp

không tốt, cãi lời bố mẹ, quan điểm “thương cho roi cho vọt”… Nhưng cũng
không thể phủ nhận những nguyên nhân xuất phát từ chính người bố, người mẹ,
anh, chị… như là cậy là lớn tuổi nên áp đặt ý chí của mình nên các thành viên nhỏ
tuổi hơn. Hay minh chứng rõ ràng hơn cả là theo một điều tra mới nhất, khoảng 1/3
các vụ bạo hành gia đình hiện nay đều là do rượu bia, không làm chủ được bản
thân, kiểm soát được hành vi của mình gây nên. Tình trạng này xảy ra rất nhiều
trong cuộc sống. Rượu, bia, đồ uống có cồn là những chất gây tê liệt thần kinh,


khiến con người ta rơi vào trạng thái không tỉnh táo, khi ở trạng thái này con người
ta không còn có khả năng điều khiển được hành động, lời nói và cả suy nghĩ của
mình nên khi ở trong trạng thái này thường có hành vi BLGĐ xảy ra.
Vậy khi là nạn nhân của bạo lực gia đình chúng ta có nên chống cự hay
không ? đây cũng câu mà nhóm đưa ra để hỏi. Trong đó 67% số người chọn
phương án sẽ chống cự khi rơi vào tình trạng là nạn nhân của bạo lực gia đình, chỉ
có 23% số người chọn phương án không chống cự khi rơi vào tình trạng là nạn
nhân của bạo lực gia đình và 10% còn lại là những người không biết mình có phải
là nạn nhân hay không hoặc có thể là họ chưa bị bạo hành bao giờ nên họ không
biết cách xử sự khi bị rơi vào tình trạng này.
Vậy, với kết quả trên thì ta có thể nhận thấy: Trong trường hợp này nạn nhân
chống cự lại vì bảo vệ an toàn cho chính bản thân họ là lẽ thường tình. Ta có thể dễ
hiểu ra rằng tại sao lại có nhiều người chọn giải pháp này. Bởi không có mấy ai có
thể cam chịu ngồi yên để người khác xâm phạm đến mình cả. Với 23% số người
chọn cách xử sự là không chống chả lại thì con số này không phải là nhiều. Đa số
họ chọn cách này là vì họ không muốn cho người ngoài thấy được cảnh gia đình họ
như vậy, bởi sự việc này cũng có thể nói là chẳng tốt đẹp gì, hoặc cũng có nhiều ý
kiến phản ánh rằng khi chống cự sẽ chỉ làm mọi chuyện thêm rắc rối và khó giải
quyết hơn mà thôi. Nhưng đáng lo ngại là 10% số người còn lại hầu hết là những
người không nhận biết được là mình có phải là nạn nhân hay không bởi có thể gia
đình họ có bạo hành nhưng ở mức độ thấp và không đáng để họ để ý đến. Hoặc

cũng có nhiều người chưa bao giờ là nạn nhân của tình trạng bạo hành nên họ chưa
nghĩ đến việc sẽ làm thế nào khi bị như vậy.


Liên quan tới bạo lực thể xác bạn hay bị bố/mẹ/anh/chịthựchiệnhành vi ?
Câu hỏi này là câu hỏi đóng phức tạp, những người trả lời được phép chọn nhiều
đáp án. Có 37 người tham gia trả lời câu hỏi này, trong đó có 14 người chọn là
đánh đấm, hoặc đánh bằng vật có thể tổn thương, 13 người chọn là bị hành vi khác,
8 người chọn tát hoặc ném vật gì đó làm tổn thương ngoài da, còn 2 người chọn
đẩy hoặc xô thứ gì vào, kéo tóc. Điều này cho thấy rằng, hình thức thực hiện hành
vi bạo lực gia đình chủ yếu bằng hành động đánh đấm, sử dụng vật dụng gây tổn
thương… hình thức đẩy hoặc xô thứ gì vào, kéo tóc chiếm tỉ lệ thấp. Mức độ
nghiêm trọng của bạo lực gia đình gia tăng một cách đáng kể, gây ảnh hưởng
không hề nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của nạn nhân. Nếu không được kiểm soát,
hành vi sẽ dẫn đến là tội phạm được quy định trong bộ luật Hình sự một cách
nhanh nhất, hơn là những hành vi đã được liệt kê ở trên. Rõ ràng, bạo lực gia đình
là vấn nạn, gây nhức nhối trong xã hội, đòi hỏi phải có sự chung tay của mỗi người
dân, mỗi người là tấm gương sáng về hiểu biết pháp luật, nhân cách tốt.

Bạo lực tinh thần bạn thường bị?
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục tâm hồn, thể chất trẻ
thơ. Thế nhưng hiện nay, bạo lực gia đình đang làm xói mòn các giá trị, truyền
thống sự bền vững của gia đình. Không chỉ để lại hậu quả nặng nề về thể chất, mà
sự thiệt hại về tinh thần (tâm hồn) cũng không hề thua kém. Qua cuộc điều tra thực


tế cho thấy bạo lực tâm hồn có nhiều cách thực hiện, bạo lực tinh thần tiềm ẩn
nhiều nguy cơ làm lệch lạc tư tưởng, ảnh hưởng tâm lý sâu sắc với mỗi cá nhân.
Kết quả như biểu đồ trên cụ thể:
1.

2.
3.

Bằng cách sỉ nhục, lăng mạ làm cho cá nhân rất tồi tề chiếm 23%
Bằng coi thường hoặc làm bạn bẽ mẳ trước mặt người khác 14%
Đe dọa hay dọa nạt cá nhân bằng bất cứ cách nào như quát mắng, đập phá đồ

4.
5.

đạc: 31%
Dọa hoặc đuổi ra khỏi nhá:12%
Hành vi khác: 11%.
Qua thực tiễn thu thập, có thể thấy có rất nhiều hành vi để gây ra bạo lực

tinh thần, thậm chí có nhiều hành vi được thực hiện cùng nhau để tạo nên bạo lực
tinh thần. Đó là sỉ nhục - lăng mạ, sự quát mắng, coi thường, day ghiến..... dù là
hành vì nào đi chăng nữa thì việc bạo lực tâm hồn đều mang đến hậu quả rất nặng
nề. Các nạn nhân khi bị bạo lực tinh thần thường dễ bị suy kiệt, mệt mỏi, tinh thần
hoảng loạn, nhiều người không chịu được còn tìm đến cái chết, hay có những nạn
nhân trở nên tâm thần.... không những vậy, bạo lực tinh thần còn gây ảnh hưởng
đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không khí gia đình căng
thẳng, cha mẹ lạnh nhạt, hay cãi chửi nhau... đều khiến cho tâm lý trẻ em không ổn
định, sự gây lệch lạc về nhận thức, những tổn thương tâm lý... sẽ ngấm nhầm hủy
hoại tinh thần nạn nhân, đẩy nạn nhân vào ngõ cụt cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần
phải tuyên truyền hơn nữa, giáo dục hơn nữa và pháp luật cần phải răn đe hơn nữa
để vấn đề bạo lực gia đình nói chung và bạo lực tinh thần nói riêng ngày càng được
đẩy lùi và hướng.
Có phải đối với bất kì ai khi là nạn nhân của bạo lực gia đình cũng sẽ cảm
thấy khó chịu? khi được hỏi các bạn sinh viên trường luật Hà Nội về vấn đề này thì

có 78 ý kiến cho biết mình cảm thấy tủi thân, buồn bã;14 ý kiến cảm thấy tức giận,
bất mãn, ức chế; 7 ý kiến không trả lời, hoặc chưa bị bố mẹ đánh bao giờ; và duy


nhất có 1 ý kiến cảm thấy hối lỗi, quyết tâm cố gắng không để bố mẹ thất vọng
nữa.
Qua kết quả khảo sát nói trên có thể nói rằng, bạo lực gia đình là một quả
bom, một khi phát nổ, nó tấn công mạnh mẽ đến các tế bào tinh thần của các thành
viên trong gia đình, mà trong đó, có thể nói đối tượng “yếu ớt”, dễ bị tổn thương
nhất chính là trẻ em, là những đứa con – thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình.
Mà trái tim vốn “nặng” hơn bộ não trong việc điều khiển hành vi của con người,
đặc biệt là người Á Đông, những tổn thương và kích động về tinh thần có thể dẫn
đến những hệ lụy đáng sợ đối với con trẻ. Không thể khẳng định là tất cả, nhưng
phần lớn trẻ em, người chưa thành niên hư hỏng, hay thậm chí sa ngã vào con
đường tội lỗi, phạm pháp đều có đời sống gia đình không êm ấm.
Thứ nhất, gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng khi ta non nớt, là bệ phóng nâng đỡ
khi ta chập chững với những hoài bão, và là bến đỗ cuộc đời cho ta tìm về khi vấp
ngã hay mệt mỏi. Dân gian có câu “trong ấm, ngoài yên”, dù ta có là ai, nam hay
nữ, già hay trẻ, làm nghề nghiệp nào trong xã hội, thì chỉ cần có một “hậu phương”
vững chắc là gia đình, ắt hẳn sẽ có nhiều niềm tin, và động lực để vươn lên, để
sống cho thật tốt và khẳng định mình ngoài xã hội. Bạo lực gia đình khiến trẻ em
buồn bã, tủi thân, tuyệt vọng, sợ hãi, mất niềm tin vào những người thân yêu, thậm
chí có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, tự kỉ và lối sống khép mình, nhút nhát, cản trở
con đường phát triền bình thường, đẩy đủ và toàn diện về mọi mặt.
Thứ hai, bạo lực gia đình khiến đối tượng bị bạo lực cảm thấy phẫn uất, tức
giận, đặc biệt là đối tượng người chưa thành niên. Đây là đối tượng có đặc điểm
tâm lí hết sức phức tạp, thiếu trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống, khả năng tự
kiềm chế chưa cao. Họ có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá cao, được
tôn trọng, dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, thiếu tính thực tế, dễ bị kích



động. Do vậy đối với những đứa trẻ có tính cách lì lợm, gai góc, mạnh mẽ, một khi
bị đánh mắng, hay bị dạy dỗ bởi phương pháp “thương cho roi cho vọt” mà chúng
cảm thấy là vô cớ và không phục thì rất dễ gây ra nỗi căm ghét, thù hận. Từ đó dẫn
tới lối sống buông thả, “trả thù đời”.
Thật đáng buồn khi số lượng người được hỏi trả lời rằng chưa bị bạo lực quá
ít, điều này chứng tỏ tình trạng bạo lực gia đình đã và đang là một nỗi ám ảnh, là kí
ức tuổi thơ đau buồn của khá nhiều người.

Khi bị bố (mẹ) mắng hay đánh, bạn cảm thấy như thế nào?
Thông thường đối với bất kì một sự kiện nào mà khiến tâm trạng chúng ta
trở nên hoảng loạn thì chúng ta luôn hướng tới tìm kiếm một chỗ dựa tinh thần.nếu
như là nạn nhân của bạo hành gia đình bạn sẽ tìm ai để chia sẻ không? Đây là câu
hỏi được 100% các bạn sinh viên trả lời. trong đó có 34% có chia sẻ (với bạn bè,
với ông bà, với bố - khi bị mẹ đánh và ngược lại) và 66% không chia sẻ (tự chịu
đựng một mình)

Qua khảo sát trên, có thể thấy hầu hết nhạn nân của bạo lực gia đình không
chia sẻ hay tìm sự giúp đỡ của người khác, nếu có thì phần lớn chỉ chia sẻ và tìm
sự giúp đỡ từ những người thân thiết.
Điều này xuất phát từ lối sống “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, hay “chuyện
nhà là chuyện riêng”, đặc biệt đối tượng trẻ em và người chưa thành niên thì thiếu
hiểu biết và kinh nghiệm sống, không có tiếng nói, khiến cho một số trường hợp
bạo hành nghiêm trọng, thương tâm không được phát hiện và xử lí kịp thời. Mặt
khác, đây cũng là yếu tố dẫn tới tình trạng trẻ em và người chưa thành niên bị lâm


vào tình trạng buồn bã, tủi thân, tuyệt vọng, sợ hãi, thậm chí là bệnh trầm cảm, tự
kỉ và lối sống khép mình, nhút nhát, cản trở con đường phát triền bình thường.
Đồng thời gây ra nỗi căm ghét, thù hận dẫn tới lối sống buông thả, “trả thù đời”.

IV.

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY:

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người phát triển, nhưng trong một gia đình
baoj lực gia đình xảy ra liên miên thì liệu những con người trong đó có thực sự trở
thành được người có ích trong xã hội? vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả trong hoạt
động phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Đối với
vấn đề này, nhóm chúng em xin được đưa ra một vài biện pháp cụ thể như sau:
1.

Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
Biện pháp mà chúng ta phải quan tâm hàng đầu là tăng cường hơn nữa

công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Phòng chống BLGĐ,
Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các
tầng lớp nhân dân về BLGĐ:
Mục đích biện pháp này là thông qua tuyên truyền,giáo dục để đưa pháp luật đến
gần hơn với đông đảo người dân, nâng cao nhận thức cho họ về phòng, chống
BLGĐ, thực hiện bình đẳng giới theo quy định của Luật Phòng, chống BLGĐ và
luật Bình đẳng giới nhằm góp phần củng cổ xây dựng gia đình Việt Nam no ấm,
bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Có nhiều hình thức tuyên truyền như:
- Tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, phát thanh truyền hình.


- Tuyên truyền cổ động bằng các hình thức trực quan như panô, treo băng
rôn, khẩu hiệu về các thông điệp phòng, chống BLGĐ về bình đẳng giới trên các

tuyến phố chính, nơi tập trung đông dân của địa phương.
- Tuyên truyền bằng sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện thời sự, nói chuyện
chuyên đề, đội thông tin lưu động,…
- Tuyên truyền bằng văn nghệ nhỏ nhẹ, kịch thông tin,…
- Tuyên truyền giữa các thành viên trong gia đình, khu phố, địa phương.
Biện pháp này có ý nghĩa rất lớn trong các hoạt động phòng, chống bạo lực
gia đình. Bởi việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục có hiệu quả sẽ nâng cao được
nhận thức của đông đảo người dân về pháp luật, huy động được một lực lượng
vững mạnh, cùng chung tay để giảm dần các vụ bạo lực gia đình góp phần xây
dựng gia đình hạnh phúc tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống, duy trì nếp
sống văn hóa, không bạo lực trong xã hội.
Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình và bạo lực gia đình,
góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống
tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, công tác thông tin - giáo
dục - truyền thông về bạo lực gia đình qua tivi, đài, báo, tạp chí, các tờ rơi, tờ gấp,
loa truyền thanh, tuyên truyền của cán bộ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn
thể, các cộng tác viên dân số, qua các buổi hội họp cần tới được tất cả các nhóm
công dân, nhất là các gia đình nghèo.Tăng cường truyền thông cho những người
thực thi pháp luật và nhân dân về BLGĐ, phòng chống BLGĐ, buôn bán người, trợ
giúp pháp lý cho phụ nữ .
Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình là sự bất
bình đẳng giới, là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phân biệt địa vị, vai trò của phụ


nữ và nam giới trong gia đình, vận động nam giới nói riêng và toàn xã hội nói
chung hiểu biết về quyền của phụ nữ, đồng thời phải nâng cao kiến thức, nhận thức
cho chị em để họ hiểu được quyền của mình để có ý thức tự bảo vệ, nâng cao địa
vị, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.


Biện pháp này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vai trò của pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình bởi nó hướng tới một lực lượng đông đảo nhất,
trực tiếp chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình.
2.

Biện pháp tăng cường vai trò của các cơ quan, chủ thể:

Đây cũng là một biện pháp rất quan trọng để hướng người dân đến việc thực hiện
pháp luật phòng, chống BLGĐ một cách hiệu quả. Các lực lượng chức năng từ
trung ương đến địa phương sẽ là lực lượng giám sát việc thực hiện pháp luật trong
phòng, chống BLGĐ của người dân. Đặc biệt là các lực lượng ở địa phương như
cán bộ phường, quận, huyện, tổ dân phố, hội thanh niên, hội phụ nữ,… là những
lực lượng gần gũi với đời sống người dân, trực tiếp giám sát và quản lý sát xao vấn
đề thực hiện pháp luật của người dân.
Các lực lượng này cần phải là những người đi đầu trong vấn đề thực hiện pháp
luật, họ phải là những người có trách nhiệm, quan tâm đến đời sống người dân,
đồng thời phải là những người thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh nhất để làm
gương cho tất cả mọi người dân sống tại địa phương mình quản lý.
Cần phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn dứt khoát các hiện tượng BLGĐ tại
địa phương.Các lực lượng chức năng sẽ là người đưa ra những giải pháp để nâng
cao ý thức thực hiện pháp luật của người dân. Khi phát hiện bất cứ hiện tượng
BLGĐ nào cần nhanh chóng ngăn chặn và đề ra biện pháp xử lý thích hợp và tuân


thủ đúng pháp luật. Khi xảy ra BLGĐ, các lực lượng chức năng trước hết là phải
ngăn chặn bạo lực, tìm biện phải giải hòa, trong trường hợp cần thiết phải giúp đỡ
nạn nhân của bạo lực, nếu giải hòa không hiệu quả thì cần có biện pháp xử lý để
chấm dứt hành vi bạo lực của đối tượng cần ngăn chặn. Các lực lượng chức năng
không những cần có những giải pháp thúc đẩy người dân tự giác thực hiện mà còn
phải có cách giải quyết nhanh, mạnh và hiệu quả đối với những gia đình xảy ra bạo

lực để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc do BLGĐ gây ra.
Các đối tượng gây ra bạo lực và gia đình của họ cần phải tôn trọng quyết
định của các lực lượng chức năng khi họ tham gia ngăn chặn, giải hòa hay xử lý
người có trách nhiệm. Điều này sẽ giúp phát huy hiệu quả vai trò của các lực lượng
này trong công tác phòng, chống BLGĐ, cũng như thể hiện sự tôn trọng pháp luật
của các đối tượng khi xảy ra hiện tượng bạo lực trong gia đình.
3.

Xử lí nghiêm minh các hành vi BLGĐ:

Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối
với hành vi bạo lực là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8
Luật Phòng, chống BLGĐ. Những hành vi này của cơ quan, người có thẩm quyền
vô hình dung là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng BLGĐ không được
cải thiện.
Việc xử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực
trong gia đình sẽ giống như giáng một đòn dứt khoát vào hành vi bạo lực nhằm
chấm dứt ngay lập tức và chấm dứt triệt để hiện tượng bạo lực trong gia đình. Luật
pháp cần nghiêm minh buộc các tác nhân bạo hành phải thay đổi cách nhìn nhận
của mình về vấn đề bạo lực. Phải có những biện pháp xử lý, răn đe thích hợp để họ
nhận thức được việc làm sai trái của mình cũng như những hậu quả mà họ đã, đang
và sẽ gây ra khi thực hiện hành vi bạo lực đối với thành viên trong gia đình. Một


người bị xử phạt thích đáng sẽ là tấm gương cho những người khác để họ tránh
hoặc chấm dứt ngay hành vi bạo lực trái pháp luật.
Việc xử lý các hành vi trái pháp luật này là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ
quan chức năng, những người có thẩm quyền. Đòi hỏi họ phải thực hiện nhiệm vụ
của mình một cách kịp thời, dứt khoát, không dung túng, bao che và phải đúng
theo quy định của pháp luật. Qua đó để mọi người thấy rằng, pháp luật chính là

công lý, là chỗ dựa vững chắc cho mọi công dân trong việc phân xử đúng, sai.
Thay vì tự xử hay dùng bạo lực với nhau thì người ta sẽ tìm đến pháp luật. Chứ nếu
cứ để pháp luật không nghiêm thì chẳng khác gì đang khuyến khích người dân giải
quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung
bằng các hành vi bạo lực. Hơn nữa, mỗi người trong gia đình và toàn thể xã hội
hãy có tinh thần tự giác tìm hiểu pháp luật, có nhận thức, thái độ đúng đắn trong
thực hiện pháp luật để đẩy lùi và ngăn chặn được các hiện tượng bạo lực, duy trì
hạnh phúc gia đình, cải thiện chất lượng đời sống, góp phần xây dựng một xã hội
hòa bình, văn minh.
4.

Hoàn thiện pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình.

Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật như luật hôn nhân gia đình, bình đẳng
giới, luật phòng chống bạo lực gia đình, luật hình sự. Tăng cường hiệu lực của
pháp luật bằng các hình thức cụ thể nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi
bạo lực. Có chính sách hỗ trợ nạn nhân BLGĐ và con cái họ. Có cơ chế thực thi
pháp luật, chế tài và cơ chế giám sát việc thực thi pháp luật ở địa phương.
Giáo dục pháp luật, các qui định của pháp luật về bảo đảm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em. Để pháp luật đi vào cuộc sống phải
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp luật cơ bản cho người dân,
như Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,


×