Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.78 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
KHÓA 2010 - 2014
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM - THỰC TIỄN
TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Thị Lê Huyền Phạm Thị Diệu Thúy
Lớp: K34AB - Dân Sự
Huế, 03/2014


GVHD: 
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo Khoa Luật- Đại học Huế đã
tận tình giảng dạy cho em những kiến thức bổ
ích, đó chính là nền tảng cơ bản, làm hành
trang vô cùng quý giá trong việc học tập,
nghiên cứu cũng như trong công việc sau này
của em.
Đặc biệt, với tấm lòng biết ơn sâu sắc,
em xin trân trọng cảm ơn cô giáo, Thạc só
Nguyễn Thò Lê Huyền, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành được khóa
luận tốt nghiệp này. Trong thời gian làm khóa
luận, em đã tìm hiểu về lý thuyết, thực tiễn
cùng với những kiến thức đã được học, và
sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thò Lê Huyền,


em đã nắm được những kiến thức cơ bản về
phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo
lực gia đình đối với trẻ em nói riêng.
Em cũng xin cảm ơn các bác, các anh, các
chò đang công tác ở Tòa án nhân dân Thò xã
Hương Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Khóa luận của em đã hoàn thành theo
đúng quy đònh của nhà trường nhưng do sự hạn
chế về kiến thức của bản thân cũng như
hạn chế về mặt thực tiễn nên khó tránh
2
2
SVTH: 

GVHD: 
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thò Diệu Thúy
MỤC LỤC
3
3
SVTH: 

GVHD: 
4

SVTH: 

GVHD: 
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là cái nôi của xã hội, là môi trường giáo dục và phát triển đầu tiên của
con người. Gia đình là nơi hình thành nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy ai
cũng mong mình được sống trong một gia đình tràn đầy yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạo lực gia đình đã và đang trở thành một
trong những nguyên nhân làm cho gia đình mất đi ý nghĩa vốn có ban đầu của nó.
Bạo lực gia đình đã có từ rất lâu trong đời sống gia đình, nhưng hiện nay đang
trở thành một vấn đề nhức nhối khiến dư luận xã hội phải đặc biệt quan tâm. Bạo
lực gia đình không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ, tinh thần của người phụ nữ,
nam giới mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em. Điều 27 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 chỉ rõ “cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng,
giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất,
trí tuệ, đạo đức”. Một thực tế đáng buồn hiện nay là ngày càng có nhiều bậc cha mẹ
ngược đãi, bạo hành con cái; cha mẹ lạm dụng quyền làm cha làm mẹ của mình, coi
việc đánh mắng con, sử dụng bạo lực là phương pháp giáo dục con hiệu quả và thiết
thực. Đây là nhận thức sai lầm, khi cha mẹ lạm dụng những hình thức kỷ luật,
những hành vi bạo lực trong việc giáo dục con em mình, thì khi đó, gia đình đã
không thực sự là tổ ấm, là nơi ấm áp, bình yên nhất cho các em. Hơn thế nữa, sử
dụng bạo lực còn vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng và không mang lại hiệu quả
tích cực trong quá trình giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. Số liệu khảo sát
điều tra xã hội học trên toàn quốc cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%,
gâytổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối
loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%.[18]
Đối với vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc
phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp
và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và đặc biệt là Luật
5
SVTH: 

GVHD: 
Phòng, chống bạo lực gia đình được thông qua tháng 11/2007, có hiệu lực tháng
7/2008. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã
hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Mặc dù vậy, những quy phạm pháp luật này vẫn chưa thực sự đi vào cuộc
sống, tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.
Vì vậy, cần có cái nhìn đầy đủ về vấn đề pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình,
đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống góp phần
làm giảm bạo lực đối với trẻ em. Từ đó, có những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Chính từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài:
“Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại Thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tính mới của đề tài
Đối với vấn đề bạo lực gia đình, đã có Luận văn thạc sĩ luật học “Luật phòng
chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình” của tác giả
Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu hành vi bạo lực gia
đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế” của tác giả Nguyễn Thị Bình (Hà Nội,
2010); luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Đinh Thị Hồng Minh. Những đề tài này đi vào nghiên cứu tất cả
các đối tượng, chứ không riêng một đối tượng nào. Tác giả cũng chưa thấy công
trình nào đề cập đến bạo lực gia đình đối với trẻ em. Vì vậy cần có sự nghiên cứu về
từng đối tượng cụ thể để có giải pháp tối ưu nhất cho việc hạn chế bạo lực đối với
trẻ em trong xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ những bất cập trong quy định
cũng như áp dụng các quy định của pháp luật phòng chống bạo lực gia đình vào thực

tiễn để từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục có hiệu quả.
Để đạt được mục đích trên, tác giả sẽ giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:
6
SVTH: 

GVHD: 
Thứ nhất, tác giả giải quyết một số vấn đề lý luận chung về bạo lực gia đình và
pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
Thứ hai, tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực
gia đình để chỉ ra những hạn chế trong quy định của pháp luật về vấn đề này.
Thứ ba, tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực
gia đình tại địa bàn Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó rút ra những
nguyên nhân và hậu quả của vấn đề bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Thứ tư, trên cơ sở chỉ ra những vướng mắc trong quy định của pháp luật,
những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cũng
như việc làm rõ nguyên nhân của chúng, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể để
khắc phục những vấn đề trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em và thực tiễn áp dụng
pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em tại Thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề tài “Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại
Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” tập trung nghiên cứu những quy định
của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đối với trẻ em, có xem xét
tới các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật khác và tập trung tại địa
bàn Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2010 - 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên

cứu như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, quy nạp, sử dụng kết quả
thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung khóa luận.
7
SVTH: 

GVHD: 
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu có hệ thống pháp luật về phòng chống bạo
lực gia đình đối với trẻ em, đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện những
quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật. Kết quả nghiên cứu này trong chừng mực nào đó cũng
có thể làm tài liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu vấn đề này.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan chức
năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và toàn diện đối với vấn
đề pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em cũng như thực tiễn thực
hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế.Từ đó các cơ quan có chức năng thẩm quyền có thể đưa ra những
phương pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện luật phòng chống bạo lực đối với
trẻ em có hiệu quả hơn, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi bạo lực. Đây cũng là tài
liệu tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong phòng chống bạo lực
gia đình.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
khóa luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối
với trẻ em tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
8
SVTH: 


GVHD: 
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm trẻ em
Để tìm hiểu về pháp luật phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì trước
hết chúng ta cần hiểu như thế nào được gọi là trẻ em. Người ta thường sử dụng cụm
từ “trẻ em”, “trẻ con” hay “trẻ thơ” để chỉ những người ở một độ tuổi nhất định
trong giai đoạn đầu của con người. Ở góc độ khoa học, trẻ em được định nghĩa tuỳ
theo góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể, như trong triết học, trẻ em được xem
xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tương
lai của quốc gia, dân tộc đều tuỳ thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Đối với chuyên ngành xã hội học, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai
trò xã hội khác với người lớn, vì vậy, cần được xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh
trưởng, nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển thành người lớn. Trong tâm lý học,
khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nhân
cách con người. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận
theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể được coi là người lớn hay trẻ
em phụ thuộc vào năm sinh của người đó tại thời điểm xác định.
Trẻ em, theo cách hiểu thông thường là những đứa trẻ nhỏ, chưa trưởng thành.
Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về tuổi trẻ em. Tuy nhiên, có
một số quy định không thống nhất, thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi
là trẻ em, ở văn bản khác đã thành… người lớn, dẫn đến những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện.
Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và
áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới mười tám tuổi. Bên cạnh đó, trong các Công ước
quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên bố của
9
SVTH: 


GVHD: 
Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Công ước của Liên hợp quốc về quyền
trẻ em (năm 1989)… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có
thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nội luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm
hơn. Song, các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNESSCO…
đều xác định trẻ em là người dưới mười tám tuổi.
Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức được
đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979,
trong đó tại Điều 1 quy định “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới
sinh đến mười lăm tuổi”. Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
được ban hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới mười sáu tuổi (Điều 1) “Trẻ em
quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Độ tuổi này
tiếp tục được khẳng định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ
tuổi trẻ em được pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới mười sáu
tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công ước quốc tế, nhưng quy định
của Việt Nam vẫn được coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ước.
Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn
có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật
Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình,… Tuy nhiên một số văn bản
như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự không dùng thuật ngữ “trẻ em” mà dùng thuật
ngữ “người chưa thành niên” trong khi thuật ngữ này lại có nội hàm rộng hơn do
người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi, trong khi thuật ngữ trẻ em theo
quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004 là người
dưới mười sáu tuổi. Việc mỗi văn bản quy định mỗi thuật ngữ khác nhau cùng điều
chỉnh về vấn đề trẻ em sẽ tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tác
giả cho rằng khi có sự không thống nhất giữa các văn bản khác với Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004 thì cần áp dụng Luật Bảo vệ, chăm

10
SVTH: 

GVHD: 
sóc và giáo dục trẻ em để tạo nên sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Do đó, các
cơ quan chức năng cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản luật, đề xuất một độ tuổi
thống nhất để sử dụng các thuật ngữ pháp lý cho phù hợp. Có thể theo phương án,
một luật sửa nhiều luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật
liên quan đến độ tuổi của trẻ em.
Bên cạnh đó, việc quy định độ tuổi của trẻ em dưới mười sáu tuổi vẫn có nhiều
ý kiến khác nhau, trong đó đa số đều tán thành quan điểm nâng độ tuổi của trẻ em
đến dưới mười tám tuổi. Đến thời điểm này, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội) vẫn đang tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia pháp
luật, nhà nghiên cứu về tâm - sinh lý lứa tuổi và đặc biệt là lấy ý kiến của trẻ em và
người dân về việc nâng độ tuổi của trẻ em lên dưới mười tám tuổi. Việc quy định
nâng độ tuổi của trẻ em vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa tránh được việc phải
sử dụng nhiều khái niệm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, đồng thời việc quy
định độ tuổi này cũng đã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Tạo cho trẻ em trở thành công dân trưởng thành, tham gia đầy
đủ hơn vào đời sống xã hội [17].
Từ những phân tích trên, tác giả xin mạnh dạn đưa ra khái niệm trẻ em như
sau: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười tám tuổi”. Khái niệm này phần nào
có thể bao hàm được cả khái niệm trẻ em của Công ước và của các ngành luật thuộc
hệ thống pháp luật quốc gia, cũng phù hợp với tâm sinh lý của người Việt Nam hiện
nay vì người dưới mười tám tuổi chưa phát triển đầy đủ về sức khoẻ và nhận thức,
chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người thành niên nên đòi hỏi cần có sự
quan tâm đặc biệt, cần có sự bảo vệ, chăm sóc của gia đình và xã hội nhiều hơn để
tạo đà cho các em phát triển đầy đủ, trở thành người có ích cho xã hội, tránh rơi vào
các tệ nạn hoặc vi phạm pháp luật; tạo ra sự thống nhất quản lý xã hội bằng pháp
luật đối với mọi người dân, không tạo ra “khoảng trống” trong việc bảo vệ, chăm

sóc quyền con người theo một chu kỳ vòng đời người. Việc quy định độ tuổi trẻ em
dưới mười tám tuổi là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
11
SVTH: 

GVHD: 
1.1.2. Khái niệm bạo lực gia đình
Cách hiểu chung nhất về bạo lực gia đình, đó là những hành vi bạo lực xảy ra
trong phạm vi gia đình, là sự xâm phạm hay ngược đãi về mặt thể chất hoặc tinh
thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội của các thành viên trong gia đình.
Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực hoặc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
nhằm hăm dọa hay đánh đập một người trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát
người đó. Khái niệm bạo lực gia đình cũng tương đồng với khái niệm bạo hành gia
đình, nó được dịch ra từ tiếng nước ngoài (violence).
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì: “Bạo
lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về
giàu - nghèo hay trình độ học vấn.
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm bốn nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực
thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:
Nhóm một, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ
hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc
gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ
và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc
thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Nhóm hai, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

Nhóm ba, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập
phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong
gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia
12
SVTH: 

GVHD: 
đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát
thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Nhóm bốn, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan
hệ tình dục, kích dục,…
Mỗi nhóm bạo lực có thể được thể hiện ở nhiều hành vi khác nhau. Những
hành vi đó được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
năm 2007, bao gồm:
“- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,
tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia
đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”
Việc Luật Phòng, chống bạo lực gia đình liệt kê những hành vi như trên sẽ đảm
bảo được tính minh bạch, thuận tiện khi áp dụng, nhất là đối với công tác tuyên
truyền, giáo dục và xử lí những người có hành vi bạo lực. Tuy nhiên, cần có sự phân
13
SVTH: 

GVHD: 
loại hành vi thành từng nhóm bao gồm bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo
lực về tình dục và bạo lực về kinh tế.
1.1.3. Khái niệm bạo lực gia đình đối với trẻ em và phòng chống bạo lực gia đình
đối với trẻ em
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết trong cuốn từ điển tâm lý: “Gia đình gồm bố,
mẹ, con và có hay không một số người khác ở chung một nhà”. Tính chất của gia
đình thay đổi tuỳ theo biến động của xã hội. Phương thức sản xuất và các thể chế kỷ
cương xã hội chi phối mạnh mẽ tâm lý của các thành viên trong gia đình. Trước đây,
gia đình gắn liền với một cấu trúc xã hội chặt chẽ, sự bền vững của gia đình ít tuỳ
thuộc vào tình tình hay ý muốn chủ quan của từng cá nhân. Còn sự bền vững gia
đình ngày nay tuỳ thuộc chủ yếu vào tính tình và ý muốn chủ quan của từng thành
viên, đặc biệt là của hai bố mẹ. Dù sao, xưa và nay, gia đình vẫn là nơi để cho mỗi
thành viên có thể từ tấm bé bồi dưỡng về vật chất và tinh thần, là chỗ dựa khi cuộc
sống ngoài xã hội gặp khó khăn, gia đình vẫn là “tổ ấm”. Nhưng trong nhiều hoàn
cảnh xảy ra, gia đình không còn là tổ ấm nữa mà mâu thuẫn nội bộ biến gia đình
thành “một ung nhọt” gây ra những hiện tượng bệnh lý về thể chất cũng như tinh
thần. Để trở thành một con người có nhân cách độc lập trong xã hội, trẻ em phải
được phát triển về cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm, sự phát triển của
ba mặt này có quan hệ khăng khít và hỗ trợ thúc đẩy nhau. Chính vì vậy, trẻ cần
được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trong một môi trường an toàn, lành mạnh, gia
đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo sự phát triển cả
ba phương diện của trẻ. Thế nhưng, hiện nay có không ít trẻ em phải sống trong sự

sợ hãi, lo lắng ngay trong chính gia đình của mình, đó là bạo lực gia đình và các em
là nạn nhân trực tiếp của nó. Nhiều gia đình có những biện pháp giáo dục thô bạo và
những hành vi trừng phạt trẻ diễn ra có thể để lại những hậu quả lâu dài theo suốt
cuộc đời của trẻ nhỏ.
Như vậy, bạo lực gia đình đối với trẻ em là những hành vi bạo hành thể chất,
tinh thần do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ em.
14
SVTH: 

GVHD: 
Đối với trẻ em, có hai hình thức bạo lực chính đó là bạo hành về thể xác và về tinh
thần.
Thứ nhất, bạo lực thể xác: Bạo lực thể xác đối với trẻ em như: đánh đập, gây
tổn thương, bỏ đói, đầu độc, không chăm sóc về mặt y tế, không đảm bảo an toàn
sinh hoạt nhất là đối với trẻ em dưới ba tuổi. Bạo lực về mặt thân thể cũng có nhiều
mức độ khác nhau:
- Mức độ nhẹ: Ngắt hoặc véo làm cho đau, hậu quả để lại là những vết bầm
tím, vệt hằn trên da.
- Mức độ vừa: Giật mạnh, kéo, lắc hoặc rứt tóc. Cha mẹ dùng tay, chân (đánh
đấm) hay kết hợp sử dụng các dụng cụ nhỏ như roi, que, thước kẻ, cán chổi Hậu
quả là làm giảm vận động, trẻ khó hoặc không viết, đi lại bình thường trong một
khoảng thời gian ngắn.
- Mức độ mạnh: cha mẹ sử dụng những dụng cụ to như thanh củi, thắt lưng da,
thanh sắt và gây ra các hậu quả như làm gãy xương và hoặc thương tích bên trong,
làm tàn tật và hoặc biến dạng vĩnh viễn.
- Mức độ cao nhất và cũng để lại hậu quả lớn nhất đó là hành vi giết người.
Thứ hai, bạo lực tinh thần: Bạo lực về tinh thần bao gồm những lời nói, thái độ,
hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hay nhiều thành viên làm tổn thương tới
nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực tinh
thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, sở thích riêng

của mỗi người. Không giống với bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần còn được chia ra
thành hai dạng nhỏ đó là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp.
- Bạo lực trực tiếp: có nghĩa rằng trẻ em trực tiếp là nạn nhân bị các thành viên
khác trong gia đình chửi mắng, dùng các từ ngữ thô lỗ, đôi khi phạm đến nhân cách
chỉ trích hành vi sai trái của trẻ; lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa, ví trẻ như những con vật
hay các hiện tượng xấu xa, ghê tởm.
15
SVTH: 

GVHD: 
- Bạo lực gián tiếp: có nghĩa trẻ không phải là nạn nhân mà chỉ là người chứng
kiến những hành vi bạo hành của thành viên này đối với thành viên khác trong gia
đình.
Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm
lý và sự phát triển của trẻ.
Chính từ những vấn đề đó, việc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là vô
cùng cần thiết và cấp bách, đây không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách
nhiệm của gia đình, cá nhân cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên, khái niệm phòng chống
bạo lực đối với trẻ em vẫn chưa được đề cập tới. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả có
thể hiểu phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em là hoạt động của Nhà nước, gia
đình, cá nhân (người có hành vi bạo lực và trẻ em chịu tác động của hành vi bạo lực gia
đình) và toàn xã hội nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi bạo hành đối với trẻ em
trong gia đình.
1.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ
em
1.2.1. Nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em
Theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007,
nguyên tắc của phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em bao gồm:
Thứ nhất, kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực
gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia

đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam.
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và
phòng chống bạo lực đối với trẻ em nói riêng bởi nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế
quan hệ trong gia đình thường mang tính khép kín, với các thành viên gia đình cũng
như những người xung quanh, việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen
vào. Vì thế, những vụ việc bạo hành gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện
cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và
16
SVTH: 

GVHD: 
thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn
chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi
nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp
luật có thể dẫn tới phá hủy các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình. Chính vì
vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải trong vấn đề này là
rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: trẻ em được trang bị
kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực thì nhận thức được tính chất,
hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được
trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.
Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi xảy ra
để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng trong lĩnh
vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em thì việc phòng ngừa càng có ý
nghĩa quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra những tổn
thương nhất định cho trẻ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, ảnh hưởng
đến mối liên kết trong gia đình. Mặt khác, những quan hệ gia đình luôn mang tính
gắn kết, một khi hành vi bạo lực bị phát hiện và đưa ra xử lí thì rất khó hàn gắn
được. Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động phòng, chống bạo
lực gia đình đối với trẻ em.

Thứ hai, hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em cần được phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong lĩnh vực
bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi càng có ý
nghĩa quan trọng, nếu không thì có thể trở thành "thói quen", được chấp nhận với cả
nạn nhân, người vi phạm và những người xung quanh. Thực tế cho thấy, nếp sống,
nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn cho rằng những hành vi bạo lực trong
gia đình là bình thường, thậm chí đôi khi là cần thiết. Vì thế, những hành vi bạo lực
mà luật quy định thường không được nhìn nhận, khó phát hiện, và càng khó ngăn
17
SVTH: 

GVHD: 
chặn, xử lý. Do đó, quy định về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức,
trách nhiệm của mọi công dân trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho
trẻ em cả về thể chất và tinh thần, tổn hại tới mối quan hệ gia đình. Điều này sẽ được
hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời.
Thứ ba, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước;
ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Giúp đỡ và bảo vệ trẻ em là điều cần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như
một nguyên tắc quan trọng, mọi người đều phải tuân theo. Như đã phân tích ở trên,
những vấn đề về gia đình, trong đó có bạo lực gia đình đối với trẻ em thường không
nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ
coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ những đứa
trẻ bị bạo lực trở nên hạn chế, nhất là khi trẻ còn phụ thuộc vào gia đình. Ngoài ra,
việc giúp trẻ em như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những
lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra
những xử sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em.

Thứ tư, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ
quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Bạo lực gia đình đối với trẻ em từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình
mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Do đó việc phòng, chống bạo
lực gia đình đối với trẻ em là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là
của nhà nước và những người có liên quan. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống bạo
lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan
tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không có
nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức không đúng tầm quan
trọng, ý nghĩa của nó. Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định tầm
quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân,
18
SVTH: 

GVHD: 
gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với
trẻ em.
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phòng chống bạo lực gia đình
1.2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình
Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại
Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bao gồm:
“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng,
nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác
theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo
lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.”
Khi bị chính những người thân của mình gây ra những tổn thương, trẻ em, nạn
nhân của bạo lực gia đình, rất cần nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội.
Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những
mối liên hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ,
dứt khoát cần thiết để bảo vệ cho trẻ em, bởi vì những người thực hiện hành vi bạo
lực chính là những người trong gia đình. Do đó, trẻ em cần sự giúp đỡ của các cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm,
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức
là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện kịp thời. Bởi vì thực tế cho thấy ở
rất nhiều nơi, việc can thiệp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình còn rất e dè vì quan
niệm đấy là “chuyện riêng”, là vấn đề tế nhị của các gia đình.
19
SVTH: 

GVHD: 
Bên cạnh đó, trong rất nhiều trường hợp, trẻ em- nạn nhân của bạo lực gia đình
cần được giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có
thể được chữa lành bằng sự chăm sóc y tế; nhưng với tổn thương về tâm lý thì rất
khó để chữa trị. Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng, tự ti… có thể theo trẻ
suốt thời gian dài, khiến trẻ không thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, ảnh
hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em. Vì vậy, trẻ rất cần được tư vấn tâm lý để
vượt qua những nỗi ám ảnh này và trẻ cần được biết rằng chúng không có lỗi trong
việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi
những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, trẻ em cần được biết những quy định của
pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp
tương tự.
Bên cạnh những quyền lợi như vậy, trẻ em - nạn nhân của bạo lực gia đình
cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là: cung cấp thông tin liên quan đến bạo

lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Do tính chất
rất nhạy cảm của tội phạm cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ thể, pháp luật
không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng chống bạo lực gia đình hay tố
giác người có hành vi bạo lực. Điều này hoàn toàn hợp lý. Pháp luật quy định nghĩa
vụ cung cấp thông tin của nạn nhân vì hành vi bạo lực dù diễn ra trong gia đình
nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử
lý kịp thời; nạn nhân của bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ
mình trong giới hạn nhất định, và đó có thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng,
xã hội.
1.2.2.2. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em
Người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em là người đã gây ra những tổn
hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho các thành viên là trẻ em trong gia đình. Trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bao gồm:
20
SVTH: 

GVHD: 
“1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi
bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia
đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo
quy định của pháp luật.”
Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo
lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay
hành vi bạo lực. Cộng đồng ở đây là chỉ chung những người biết được về hành vi,
có thể là thành viên khác trong gia đình, hành xóm, tổ dân phố, người chứng kiến…
Sự can thiệp ở đây phải là can thiệp hợp pháp, tức là chỉ được thực hiện những điều

pháp luật cho phép (buộc chấm dứt hành vi, cấp cứu nạn nhân…). Mọi sự can thiệp
trái pháp luật (sử dụng vũ lực với người có hành vi bạo lực gia đình, tiếp tay cho
hành vi bạo lực…) đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tôn trọng sự can
thiệp nghĩa là người có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo
những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, thù
địch, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Tất nhiên, hành vi bạo lực
cũng cần phải được chấm dứt ngay. Quy định này tưởng chừng như là chung chung
nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ là thực
hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó,
nghĩa là bản thân họ phải phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp,
cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp. Điều này rất quan
trọng vì trong nhiều trường hợp, người có hành vi vi phạm không nhận thấy sai lầm
của mình mà thậm chí còn trút giận sang những người can thiệp (chửi bới, xúc phạm
và có khi là đánh đập, hành hung…), do đó đã làm hạn chế sự tham gia của cộng
đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Ngược lại, những sự can thiệp
bất hợp pháp, điển hình là việc dùng vũ lực để ngăn chặn hành vi bạo lực một cách
21
SVTH: 

GVHD: 
không cần thiết cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng: vừa không ngăn chặn
có hiệu quả hành vi bạo lực gia đình, vừa tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác.
Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ
của người có hành vi bạo lực gia đình. Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những biện pháp như: góp ý, phê
bình trong cộng đồng dân cư hoặc áp dụng chế tài như: cấm tiếp xúc; áp dụng các
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Việc bị xử lý hành vi bạo lực gia đình
vốn không quen thuộc với người Việt Nam, vì rất nhiều người vẫn nghĩ đó là quyền
của họ. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ,

buộc chủ thể phải thực hiện, đảm bảo hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực
gia đình.
Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần
tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân
đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ
chối. Đây tưởng chừng là điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia
đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể, một
bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người thực hiện hành vi khi đã nhẫn tâm ra tay
thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm
sóc; hoặc có khi hành vi là bột phát, họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng do sợ bị
phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị.
Chính vì vậy, pháp luật cần quy định đây là nghĩa vụ, bắt buộc họ phải thực hiện để
đảm bảo quyền lợi về sức khỏe cho nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân từ chối sự
chăm sóc của người đã gây tổn thương cho mình. Điều này là hoàn toàn phù hợp về
tâm lý và người có hành vi bạo lực cũng phải tôn trọng và thực hiện điều đó.
Phù hợp với những quy định của pháp luật dân sự, người thực hiện hành vi bạo
lực cũng phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và
theo quy định của pháp luật. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 không
22
SVTH: 

GVHD: 
nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình.
Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ
của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác
thì chúng ta có thể thấy, nghĩa vụ mà Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền được nhận sự can thiệp hợp
pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của
mình gây ra. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy rằng những

hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, không nhiều mà chủ yếu
do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải
quyết tranh chấp hoặc do nóng giận gây nên. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ
những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ
được hàn gắn.
23
SVTH: 

GVHD: 
1.2.3. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia
đình đối với trẻ em
1.2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về trách
nhiệm của gia đình và các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình
như sau:
“1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống
ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người
có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực
gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo
lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy
định của Luật này.”
Phải khẳng định rằng, gia đình và các thành viên gia đình đóng một vai trò rất
quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em. Gia đình là
nơi đầu tiên có trách nhiệm phát hiện và hòa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các
thành viên trong gia đình. Cùng chung sống dưới một mái nhà, các thành viên gia
đình là người chịu tác động trực tiếp của hành vi, có khả năng phát hiện nhanh

chóng cũng như tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực; họ
cũng là người có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có
hành vi bạo lực thay đổi hành vi bởi vì hai bên có sự hiểu biết về nhau, có mối quan
hệ thân thiết với nhau, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các thành viên khác trong gia
đình đã cổ vũ, khuyến khích cho hành vi bạo lực xảy ra như: ông bà yêu cầu phải
nghiêm khắc khi dạy dỗ cháu; mẹ để mặc cha đánh con hoặc ngược lại… Những
24
SVTH: 

GVHD: 
hành động này phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ là do quan niệm khác
nhau của mỗi người, nhưng lại tác động rất lớn tới người thực hiện hành vi bạo lực:
họ chịu áp lực “phải” thực hiện hành vi nếu không muốn bị người nhà chê bai, khiển
trách; đồng thời khi được ủng hộ, họ càng thấy tự tin, càng cho rằng hành vi đó là
đúng đắn và cần thiết.
Chính vì vậy, pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đình phải có
những trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chống bạo lực gia
đình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên, can ngăn người
có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân Đây là những việc họ hoàn toàn có khả
năng thực hiện, nhưng việc có thực hiện không, thực hiện như thế nào thì lại phụ
thuộc vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh, Nhà nước không quy định đây là
nghĩa vụ mà chỉ là trách nhiệm của gia đình và các thành viên. Tuy nhiên, nếu có
những hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình thì họ phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật. Cụ thể: một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm,
được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 bao gồm:
“1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo
lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực

gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát
hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện
hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật
đối với hành vi bạo lực gia đình.”
25
SVTH: 

×