Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước và chứng minh rằng cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lí hành chính nhà nước quan trọng nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.56 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước……………………………
2. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước……………………………..

II.

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC LÀ CHỦ THỂ QUAN TRỌNG
NHẤT CỦA QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

1. Cơ quan hành chính nhà nước tham gia quản lí trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội………………………………………………………………….
2. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành rất lớn…………………………………………………………………
III.

NHẬN XÉT CHUNG

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết : Trong bộ máy nhà nước, hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động của hệ thống cơ
quan này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, là chủ thể tác động trực tiếp
và thường xuyên đến quyền, lợi ích của tổ chức và cá nhân ở mọi thành phần xã


hội. Vậy để hiểu biết hơn về hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nhóm em xin
được chọn đề tài “Phân tích khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
và chứng minh rằng cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lí hành chính
nhà nước quan trọng nhất ” để làm đề tài cho bài tập nhóm của nhóm lần này.
Trong quá trình làm của chúng em chắc hẳn sẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót
chúng em rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ kinh nghiệm của thầy cô để
chúng em có thể hoàn thiện hơn về mặt kiến thức.

NỘI DUNG
I.

Khái niệm và đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước.

1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước
được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước (quản lý nhà
nước trong lĩnh vực hành pháp). Vậy cơ quan hành chính nhà nước là gì? “Cơ
quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc
trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện
hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm
vi thẩm quyền do pháp luật quy định”.
2. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước.
a.

Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà
nước.

Thứ nhất, cơ quan HCNN có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích
hướng tới lợi ích công. Cơ quan HCNN là cơ quan nhà nước có quyền nhân danh



nhà nước tức là được sử dụng quyền lực nhà nước, được sử dụng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước và được ban hành các VBQPPL có hiệu lực bắt buộc thực hiện
đối với các chủ thể để thực hiện chức năng quản lý HCNN với mục đích vì lợi ích
tập thể, vì lợi ích công cộng.
Thứ hai, hệ thống cơ quan HCNN có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định
cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ tại điều 2 hay từ điều
9 đến điều 18 quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ trong từng
lĩnh vực cụ thể như kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục….
Thứ ba, nguồn nhân sự chính của cơ quan HCNN là đội ngũ cán bộ, công chức
được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh
cán bộ, công chức.
Thứ tư, cơ quan quản lý HCNN cũng thực hiện quyền lực theo nguyên tắc:
Quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phối hợp giữa quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Giống như cơ quan nhà nước, cơ quan HCNN có quyền ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật hành chính; có quyền thực hiện các biện pháp mang
tính quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật trên thực
tế; có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm…
b. Đặc điểm đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ nhất: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành
chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hànhđiều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành
luật) nhằm thực hiện chức năng quản lí HCNN. Đây là phương diện hoạt động chủ
yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cơ quan
HCNN và cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý
nhà nước nhằm hoàn thành chức năng cơ bản của mình.
Thứ hai: Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung
ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp
tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo thứ bậc, có mối quan hệ mật



thiết phụ thuộc với nhau vê tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý
HCNN. Ví dụ, mối quan hệ giữa Chính phủ với bộ và cơ quan ngang bộ như sau:
Bộ và cơ quan ngang bộ phải chịu sự quản lý của Chính phủ. Chính phủ lãnh đạo
công tác của bộ và cơ quan ngang bộ, quy định về cơ cấu tổ chức, cách thức,
phương pháp thực hiện của bộ và cơ quan ngang bộ.
Thứ ba: Thẩm quyền của các cơ quan HCNN được pháp luật quy định trên cơ
sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Chính phủ có
thẩm quyền chung đối với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước. UBND các cấp chỉ
có thẩm quyền trong phạm vi mà mình quản lý. Đó là những quyền và nghĩa vụ
pháp lí hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.
Thứ tư: Các cơ quan HCNN đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan
quyền lực nhà nước cung cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan
quyền lực nhà nước.
Thứ năm: Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực
thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy HCNN là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội. Ví dụ; Các trường Đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào
tạo; các tổng công ti, các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an….
Tóm lại: Cơ quan HCNN là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc
trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quamn quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện
hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm
vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
II.

Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lí hành chính quan
trọng nhất.

1. Cơ quan hành chính nhà nước tham gia quản lí trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.

Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực
hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong khi
đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi,
lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Tòa án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát chủ yếu thực
hiện chức năng kiểm tra, giám sát,… Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước thực


hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã
hội… Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như trong lĩnh vực kinh doanh có: tổng
công ty, tập đoàn, công ty, nhà máy…; trong lĩnh vực hành chính chính trị có: Bộ
Công an; bộ Quốc phòng…; trong lĩnh vực văn hóa xã hội có: các học viện, các
bệnh viện, các viện nghiên cứu, các nhà hát…; trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật
có: các trường học, các trung tâm… Ở tất cả những lĩnh vực đó, chủ thể quản lý
hành chính sẽ đi sâu để tham gia vào những hoạt động cụ thể:
+) Trong lĩnh vực kinh tế:Các cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành rất nhiều
các quy định một mặt thể hiện sự cởi mở của Nhà nước trong việc khuyến khích
người dân tham gia xây dựng kinh tế, mặt khác tạo sự thông thoáng cho các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định
61/2010/NĐ- CP quy định về vấn đề khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; các quy định có tính chất điều chỉnh vĩ mô đối với sự phát triển
nền kinh tế. Từ đó, các bộ ngành, cơ quan chuyên trách lại cụ thể hóa vấn đề trong
các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ, ngành mình.
+) Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội: nhằm giữ gìn những khuôn mẫu ững xử tốt đẹp
trong giao tiếp, hưởng thụ, trong sinh hoạt cộng đồng, nghiêm cấm những hành vi
vô văn hóa… Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị định của Chính phủ
số 56/2006/NĐ- CP ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa thông tin, Nghị định số 87/2001/NĐ- CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, phát động những cuộc vận
động lớn như xây dựng gia đình văn hóa mới, xây dựng làng văn hóa. Ngày
25/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tang lễ và lễ hội ( ban hành theo Quyết định số 308/2005/QĐTT). Quy chế này đã đưa ra những chuẩn mực cần thiết đối với việc thực hiện nếp
sống lành mạnh với người dân, xóa bỏ những hủ tục.
+) Trong quản lý xã hội: ở lĩnh vực dân số, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy
định tại khoản 5 Điều 12 về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ như sau: “ Tổ


chức và thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ tăng dân
số”. Nhằm quản lý vấn đề này, Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước về dân số và
trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Ủy ban dân số,
gia đình và trẻ em thực hiện quản lí nhà nước về dân số.
+) Trong lĩnh vực chính trị: cụ thể là trong lĩnh vực tôn giáo, Luật tổ chức Chính
phủ năm 2001 cụ thể hóa nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác tôn giáo: “ Thực
hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hooawngc không theo một tôn giáo nào của công dân; bảo đảm sự bình đẳng của
các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật hoặc các chính sách của
nhà nước”. Cơ quan chuyên trách giúp chính phủ quản lý vấn đề này là Ban tôn
giáo Chính phủ.
Như vậy, ta có thể thấy không chỉ có một hay hai lĩnh vực quản lý như những
cơ quan khác. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước còn tham gia vào mọi lĩnh
vực đời sống xã hội.
2. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành rất lớn.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức quản lí hành chính trực tiếp,
mang tính chất pháp lí, đóng vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước.
Không phải tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đều có thể thực hiện
hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật bởi nó được pháp luật quy định
rất cụ thể về chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục cũng như hiệu lực thi hành. Chỉ có
cơ quan hành chính nhà nước, với những thẩm quyền được pháp luật quy định cụ

thể mới có thể tiến hành tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước nêu trên
đặc biệt là hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm
pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo


thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.( Điều 1 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật).
Về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản pháp luật do
cơ quan quyền lực nhà nước ban hành chứa đựng những quy định mang tính chất
khái quát cao, trong khi hoạt động quản lí hành chính nhà nước lại bao trùm lên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội phức tạp đòi hỏi những quy định mang tính cụ
thể, chi tiết nhiệm vụ cụ thể hóa thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước. Trong
các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những
quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ
cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước, xác định rõ
thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của các chủ thể quản lý... Có rất nhiều
văn bản như Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định,chỉ thị của bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Ủy ban nhân dân... Ví dụ,
Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ
tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng. Các cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới có trách nhiệm cụ thể hóa và đưa vào thực tiễn các
nghị quyết, nghị định của cơ quan nhà nước cấp trên. Cụ thể, để đưa Nghị quyết số
55/NQ-CP ngày 14/12/2010 vào thực tiễn, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư:
Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây
dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi nghị quyết số 55/NQ-CP ngày
14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc pham vi
chức năng quản lí của Bộ Xây dựng; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành

Quyết định Về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thay thế thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long.


Các cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát tuy có thực hiện hoạt động ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nhưng không nhiều bằng cơ quan hành chính nhà nước và
chủ yếu để thực hiện chức năng chính của các cơ quan đó như : Nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao,... Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan này rất
hạn chế, chỉ được quy định cho Tòa án nhân dân tối cao. Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao, và các văn bản do các chủ thể này ban hành cũng rất hạn chế,
thường là hướng dẫn áp dụng pháp luật. Ví dụ như Thông tư Số: 01/2014/TT-CA
ngày 28/4/2014 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành về nội quy phiên tòa. Thông
tư này quy định về nguyên tắc tổ chức phiên tòa, nội quy phòng xử án, việc bảo vệ
phiên tòa và thực hiện các quyết định của Chủ tọa phiên tòa.
Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ quan hành chính nhà
nước không chỉ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện chức năng của
mình mà còn quy định thẩm quyền của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
khác. Đồng thời vai trò điều chỉnh của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước
qua đó được thể hiện một cách tương đối đầy đủ và sáng tạo.
III. Nhận xét chung.
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà
nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Là cơ
quan chủ yếu thực hiện việc bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của
các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và
thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính – chính
trị. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm thực hiện hoạt động chấp
hành – điều hành của nhà nước. Với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để tổ
chức, điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý, qua đó thể hiện một cách rõ

nét mối quan hệ “quyền lực - phục tùng” giữa chủ thể quản lý và các đối tượng
quản lý.


Hoạt động quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước
được đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tính
chủ động, sáng tạo. Tính chủ động, sáng tạo này được thể hiện ở chỗ trong quá
trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước có thể đề
ra những chủ trương biện pháp quản lý thích hợp đối với các đối tượng khác nhau,
tạo điều kiện cho họ sự lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ
sở nghiên cứu và xem xét tình hình cụ thể. Điều này dẫn tới việc các văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành là rất lớn, điều này
dường như không phù hợp với chức năng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước
là chấp hành luật. Nhưng đó có thể nói là sự cần thiết của pháp luật Việt Nam, bởi
vì các quy tắc xử sự chung trong luật và các văn bản khác của các cơ quan quyền
lực nhà nước không bao hàm hết mọi vấn đề của đời sống xã hội nên cần có hoạt
động lập quy của cơ quan hành chính nhà nước chi tiết hóa căn cứ vào những điều
kiện lãnh thổ và thời gian, đảm bảo chấp hành luật một cách đúng đắn, hiệu quả,
phù hợp với yêu cầu của luật.
Mặt khác, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật quy
định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp.
Điều đó nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước tham gia quản lý trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội và chỉ bị giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành –
điều hành. Cơ quan hành chính nhà nước thông qua thiết lập những quan hệ này để
thực hiện chức năng cơ bản của mình.

KẾT THÚC
Qua việc phân tích về khái niệm cũng như đặc điểm của cơ quan hành chính nhà
nước, ta có thể thấy rằng cơ quan hành chính nhà nước không chỉ là một bộ phận
quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn là chủ thể quản lí hành chính nhà nước

quan trọng nhất. Để cơ quan hành chính nhà nước có thể phát huy được vai trò của
mình trong quản lí hành chính nhà nước đòi hỏi phải tiến hành cải cách bộ máy
hành chính, một nội dung rất quan trọng trong việc cải cách hành chính.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hành chính, trườn đại học Luật Hà Nội



myweb.pro.vn/doc-luan-van?id=25546
thuvien24.com
websrv1.ctu.edu.vn



×