Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO VỚI VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.95 KB, 8 trang )

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

DANH SÁCH NHÓM 4

Trần Thị Thu Hà
Cao Thị Hồng Hạnh
Lê Văn Tình
Nguyễn Thị Ngọc Hoài
Nguyễn Thị Xuân Thu
Tăng Thị Bích Hạnh
Võ Thị Lan
Lê Thị Lan Anh
Trần Thị Huế
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Ngô Thị Quyên
Phan Chí Tâm
Hoàng Tấn Hùng



QUYỀN IM LẶNG CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO VỚI VẤN ĐỀ QUY ỀN CON
NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015
I. Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền im lặng trong Lu ật tố
tụng hình sự
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của quyền im lặng trong Luật t ố t ụng
hình sự
1.1.1 Khái niệm
Quyền im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận một cách rõ
ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên th ế
giới.
Quyền im lặng là quyền của bị can, bị cáo, người bị bắt, người bị tạm
giữ có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai ch ống l ại chính
mình hay tự buộc mình có tội.
1.1.2 Ý nghĩa quyền im lặngcủa bị can, bị cáo
* Ý nghĩa về mặt xã hội
- Quyền im lặng góp phần tăng cường trách nhiệm của các c ơ quan
tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố và xét x ử
- Quyền im lặng đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và xã h ội đ ối v ới
việc góp phần tôn trọng, bảo vệ quyền con người; quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân; đảm bảo dân chủ, xét x ử công bằng, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm, không
làm oan người vô tội.
- Việc mở rộng quyền cho bị can, bị cáo là một xu h ướng tiến bộ
trong nền xã hội tiến tới dân chủ, công bằng về quyền con người
được đề cập cao hơn.
* Ý nghĩa về mặt pháp lý
- Để hạn chế việc bức cung, mớm cung và nhục hình và để tránh tình
trạng oan sai
- Quyền của bị can, bị cáo được mở rộng hơn cũng là xu h ướng t ốt.
Họ sẽ có cơ hội để tự bảo vệ mình, tránh được nh ững sai sót t ừ l ời

khai ban đầu trong điều kiện bị hạn chế quyền công dân
- Với việc ghi nhận và thực hiện quyền này, bị can, bị cáo đ ược b ảo
đảm thực hiện các quyền bào chữa, tự bào chữa, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình theo quy định của Hiến Pháp và pháp lu ật.
- Quy định về quyền im lặng của bị can, bị cáo nh ằm bảo đ ảm tính
minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận th ức thống nhất trong quá
trình lấy lời khai, hỏi cung.
1.2 Nội dung cơ bản quyền im lặng của bị can, bị cáo
Quyền im lặng của bị can, bị cáo không được ghi nh ận tr ực
tiếp nhưng đã được chuyển hóa trong nhiều điều luật của Bộ luật tố


tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Đây được xem là quy đ ịnh ti ến b ộ
vượt bậc, giải quyết được nhiều bất cập trong tố tụng các vụ án mà
các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng lời khai bất lợi cho b ị can, b ị
cáo hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ để kết tội h ọ khi
đưa ra truy tố, xét xử:
+ Khoản 1 Điều 13 BLTTHS 2015 quy định “Người bị buộc tội
được coi là không có tội cho đến khi được ch ứng minh theo trình t ự,
thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật”
Quy định này xuất phát từ tình huống của hoạt đ ộng điều tra,
truy tố, xét xử, khi có sự không rõ ràng trong việc xác định căn c ứ c ủa
trách nhiệm hình sự, các tình tiết liên quan đến tội và lỗi của người
bị buộc tội mà cả quá trình tố tụng và sự nỗ lực của các c ơ quan tiến
hành tố tụng đã không thể làm rõ, dẫn đến tình huống hoài nghi, có
mâu thuẫn giữa các hướng giải quyết mà chính các cơ quan đó
không thể khắc phục được. Để chống khuynh hướng buộc tội theo
kiểu tư duy: “thà làm oan còn hơn bỏ lọt”, BLTTHS năm 2015 kh ẳng
định rõ: những hoài nghi đó nhất thiết phải được giải quy ết theo

hướng có lợi cho người bị buộc tội. Đây là một nguyên tắc mà quy ền
im lặng của bị can, bị cáo thể hiện một cách gián tiếp đ ược tôn
trọng.
+ Điều 15 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc
về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có
quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
+ Điều 16 quy định "Người bị buộc tội có quyền tự bào ch ữa,
nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa"
+ Điểm e khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Đi ều 59; đi ểm d
khoản 1 Điều 60; điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015 quy đ ịnh
người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can
và bị cáo đều có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không
buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc ph ải nh ận
mình có tội.
+ Điểm b khoản 1 Điều 73 quy định người bào ch ữa có quy ền
có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung b ị
can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung
đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm gi ữ, bị can. Sau mỗi
lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quy ền kết thúc, ng ười
bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
+ Khoản 3 Điều 309 BLTTHS 2015 cho phép tại phiên toà,
trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả l ời các câu h ỏi thì H ội
đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quy ền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác


và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi đ ược ch ủ
tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác v ề các
vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Đây có thể được coi là một nội dung của quyền im lặng, quy

định này nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo s ự nh ận
thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Ngoài ra, trong
BLTTHS cũng đã có những quy định gián tiếp thể hiện một số nội
dung khác của quyền im lặng, ví dụ như quy định về việc người bào
chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can; quy định tại phiên tòa,
trong giai đoạn xét hỏi, nếu khi được hỏi, bị cáo không trả l ời thì
HĐXX chuyển sang hỏi người khác. Các quy định về quy ền bào ch ữa,
Bộ luật hình sự không coi hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo
không đúng sự thật của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là t ội ph ạm.
Như vậy, lần đầu tiên "quyền im lặng" đã được thể hiện thành một
trong các quyền quan trọng của người bị buộc tội. Đây có thể xem là
một bước tiến của BLTTHS Việt Nam trong quá trình hội nh ập v ới
luật pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham
gia, là một thành tựu quan trọng của nền tư pháp nhân loại.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng quyền im lặng bao giờ cũng
có tính hai mặt của nó, do đó phải sử dụng quyền này m ột cách linh
hoạt, khôn khéo, không phải lúc nào im lặng cũng t ốt, c ần s ử d ụng
đúng đối tượng, đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tốt nh ất.
II. Thực tiễn đảm bảo quyền im lặng thông qua tình hu ống c ụ
thể
2.1 Tóm tắt nội dung vụ án hoa hậu Phương Nga
Năm 2009, Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ quen biết nhau qua
mạng xã hội Facebook.
Năm 2012, Nga nói với ông Mỹ rằng mình có thể mua nhà giá rẻ nên
nói ông Mỹ đưa tiền Nga mua giúp. (Cao Toàn Mỹ là doanh nhân, từng
kinh doanh bất động sản còn Phương Nga mới về Việt Nam đ ược vài
năm).
Sau nhiều lần giao dịch không thành công với nhiều lần chuy ển tiền
của ông Mỹ, đến tháng 11/2013, Nga viết giấy xác nhận đã nhận của
ông Mỹ 16.5 tỉ đồng (Việc chuyển và nhận tiền từ ông Mỹ đ ược c ả

hai xác nhận là có thật. Tuy nhiên mục đích của việc chuy ển và nh ận
tiền đó theo lời khai của hai bên là khác nhau. Ông Mỹ cho rằng đ ầy
là tiền chuyển để nhờ Nga mua nhà, còn Nga nói rằng đây là ti ền ông
Mỹ cho Nga trong quá trình quan hệ tình cảm).
Ngày 1/4/2014, Mỹ tố Nga mượn tiền mở Spa nhưng không trả.
(Bản chất đây là một quan hệ dân sự và tranh chấp là m ột tranh
chấp dân sự)


Tháng 9/2014, Cao Toàn Mỹ thay đổi nội dung tố cáo là Nga nh ận
tiền từ Cao Toàn Mỹ để đi mua nhà. Th ời đi ểm n ộp đ ơn t ố cáo Mỹ
chưa có chứng cứ chứng minh Nga dùng tiền để đi mua nhà.
Ngày 03/3/2015, Cao Toàn Mỹ mới chính thức cung cấp 5 giấy tờ
liên quan đến việc giả tạo, hồ sơ khống về mua nhà
Ngày 19/2/2015, Phương Nga bị bắt. Sau đó Nguyễn Đức Thùy Dung,
là bạn của Nga cũng bị bắt vì tình nghi là đồng phạm
Ngày 21/9/2016, Tòa án nhân dân TP HCM đưa vụ án ra xét xử sơ
thẩm.
2.2 Đánh giá việc áp dụng pháp luật với vấn đề quy ền im l ặng
thông qua vụ án
2.2.1 Về yếu tố pháp luật
Qua vụ án hoa hâu Phương Nga có thể thấy rằng vai trò của
pháp luật đối với quyền im lặng của bị cáo trong quá trình gi ải
quyết vụ án, cụ thể như sau:
- Điều 15 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về c ơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quy ền
nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”, đây là c ơ s ở
pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đầy đủ trách nhiệm
của mình để đảm bảo quyền cho bị cáo Nga.
- Điểm e khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; đi ểm d kho ản 1

Điều 60; điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS 2015 quy đ ịnh ng ười b ị
bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can và bị
cáo đều có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không bu ộc
phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình
có tội, thì đây là cơ sở pháp lý để bị cáo Nga bảo vệ quy ền và l ợi ích
hợp pháp cho chính bản thân mình, có quy ền không trả l ời nh ững
câu hỏi bất lợi cho mình.
Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã tôn trọng và bảo vệ
tuyệt đối quyền im lặng của bị can, bị cáo từ giai đoạn điều tra, truy
tố cho đến giai đoạn xét xử. Điều này thể hiện một bước phát tri ển
mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.2.2 Yếu tố con người
* Đối với bị cáo Nga
Tuy trong giai đoạn đầu của quá trình điều tra bị cáo không s ử d ụng
tốt quyền im lặng của mình nhưng cho đến khi vụ án đ ược đ ưa ra
xét xử ngày 22/6 bị cáo đã sử dụng một cách triệt để quy ền c ủa
mình, cụ thể như sau:
- Bị cáo Nga đã xin chủ tọa được dùng “quyền im lặng” và giữ nguyên
lời khai như phiên tòa trước đó, đồng thời không trình bày thêm.


- Bị cáo nhấn mạnh trước tòa, việc thực hiện “quyền im lặng” là do
chủ ý của bị cáo, không bị ai ép buộc gì.
Tương tự, trước những câu hỏi của công tố viên, bị cáo Nga vẫn giữ
“quyền im lặng”. Phương Nga cho rằng: “Bị cáo sẽ không trả lời bất
kỳ câu hỏi nào của VKS trong phiên tòa hôm nay”.
- Bị cáo không tin tưởng Viện kiểm sát, không tin t ưởng c ơ quan
điều tra…”; “không phải bị cáo không hợp tác mà bị cáo giữ quy ền im
lặng”.
Trước câu hỏi chất vất của đại diện viện kiểm tra, Ph ương Nga đ ối

đáp: “Bị cáo không tin tưởng vào bất cứ ai vì bị cáo bị uy hiếp, ép
buộc khai như thế này, khai như thế kia”.
Khi Viện kiểm sát hỏi bị cáo Nga về các lời khai của người liên quan
tại tòa, Nga không ý kiến và nói với công tố: “Sự im lặng không có
nghĩa là nhận tội hay không nhận tội, sự im lặng chỉ là s ự im l ặng”.
Đồng thời, Nga cũng nói mình không có nghĩa vụ chứng minh mình
vô tội, bị oan. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các
cơ quan tố tụng. Và với những bằng chứng ngụy tạo trong vụ án thì
không thể kết tội bị cáo.
Thông qua những câu trả lời của bị cáo trước Tòa, cho thấy bị cáo đã
sử dụng một cách thuần thục quyền im lặng của mình, biết khai
đúng lúc, đúng thời điểm và mang lại hiệu quả cao. Kết quả là Tòa
quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung và cho bị cáo được tại ngoại.
* Đối với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
Ở đây có dấu hiệu của sự vi phạm và không đảm bảo quy ền im lặng
của bị cáo Nga.
Thứ nhất, khi không có sự có mặt của luật sư bào ch ữa cho bị
cáo nhưng các cơ quan này không giải thích quy ền và nghĩa v ụ của b ị
cáo đặc biệt là quyền im lặng mà lại tiến hành hỏi cung.
Thứ hai, trong vụ án này có dấu hiệu của sự ép cung, mớm
cung mặc dù đây mới chỉ là lời khai của bị cáo, chưa có kết luận đi ều
tra. Nhưng cũng cho thấy quyền im lặng của bị can, bị cáo ch ưa đ ược
đảm bảo thực hiện.
* Đối với Hội đồng xét xử
Ở phiên tòa lần này, chủ tọa Vũ Thanh Lâm và HĐXX đã làm
đúng luật và làm rất tốt, đảm bảo được quyền của bị cáo, của các
luật sư, HĐXX và VKS, đảm bảo để người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng đều có cơ hội làm rõ sự thật vụ án, th ể hiện c ụ th ể
như sau:
Tại tòa, chủ toạ đã tạo điều kiện cho mọi người được khai báo, trình

bày hết ý kiến; được quyền cung cấp và giao nộp chứng cứ cho


HĐXX; người bào chữa qua việc xét hỏi bị cáo, người bị hại và người
làm chứng đã phát hiện nhiều tình tiết mới, cụ thể:
- Hồ sơ vụ án có 2 bản ghi lời khai, một của bị cáo Ph ương Nga và
một của ông Cao Toàn Mỹ ở vào thời điểm khác nhau nhưng nội
dung giống nhau từ dấu chấm, dấu phẩy; những lời khai của người
bị hại mâu thuẫn với diễn biến sự việc; vai trò của người làm ch ứng
Mai Phương như thế nào trong nghi vấn tạo dựng tài liệu giả, sau
khi người bị hại đã tố cáo Phương Nga với cơ quan điều tra.
- Có dấu hiệu vi phạm hoạt động tư pháp của điều tra viên qua l ời
khai được "thông cung" của bị cáo Thùy Dung tại phiên tòa; vi ệc bị
cáo Dung nhận thư của bạn trai - nhân chứng Lữ Minh Nghĩa - có s ự
chứng kiến của 2 người cùng phòng giam…
Đặc biệt HĐXX đã quyết định thay đổi biện pháp ngăn ch ặn, trả h ồ
sơ để điều tra bổ sung. Điều này cho thấy Tòa không ch ỉ căn c ứ vào
lời khai của bị cáo mà căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác đề đảm bảo
quyền im lặng của bị cáo Nga một cách tối đa.
* Đối với Luật sư
Trong vụ án này thì cả hai bên đều có Luật s ư bào ch ữa nên
việc đảm bảo quyền im lặng sẽ được đảm bảo hơn, nh ưng đối v ới
các vụ án khác thì sao. Theo một thống kê, cả nước có 62 Đoàn luật
sư với hơn 6.250 luật sư và hơn 3.000 người tập sự hành nghề luật
sư đang hoạt động trong 2.750 tổ chức hành nghề luật sư. Nếu đ ối
chiếu với khoảng 90 triệu dân mà chỉ có 6.250 luật sư hành ngh ề là
quá ít - bình quân 1 luật sư phải phục vụ hơn 14.000 dân và t ập
trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành ph ố Hồ Chí
Minh. Mà để đảm bảo thực hiện quyền im lặng của bị can, bị cáo thì
vai trò của luật sư là rất lớn. Vì vậy để đảm bảo quyền im lặng của

bị can, bị cáo được đảm bảo trong thực tiễn thì cần có đội ngũ lu ật
sư đông đảo, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
2.2.2 Yếu tố cơ sở vật chất
Thứ nhất, về hệ thống ghi âm, ghi hình
Tại khoản 6 Điều 183 BLTTHS 2015 quy định việc hỏi cung b ị can
phải được ghi âm, ghi hình, nhưng trên thực tế thì vẫn chưa th ực
hiện được vì hệ thống camera, ghi âm, ghi hình vẫn ch ưa đảm bảo.
Đó chính là lý do vì sao trong vụ án hoa hậu Ph ương Nga có nghi ng ờ
về việc ép cung, mớm cung nhưng vẫn chưa thể xác định được. Vì
vậy nếu việc ghi âm ghi hình được đảm bảo thực hiện tốt thì sẽ
không có sự vi phạm khi lấy lời khai, hỏi cung, và quy ền im l ặng của
bị can, bị cáo sẽ được đảm bảo.
Thứ hai, về hệ thống phương tiện, thiết bị điều tra
Hiện nay hệ thống phương tiện, thiết bị điều tra vẫn ch ưa đáp ứng
trong quá trình phá án khi không có sự phối h ợp, khai báo của b ị can,


bị cáo. Trong vụ án hoa hậu Phương Nga thì khi bị cáo không khai
báo về thời gian làm hợp đồng tình ái, cũng như việc ai là ng ười gi ả
chữ ký của ông Mỹ trong 25 giấy tờ mua nhà, con dấu của doanh
nghiệp Trâm Anh là từ đâu và những vấn đề khác thì C ơ quan đi ều
tra rất khó để xác định những vấn đề này với các thiết bị nh ư hiện
nay. Đặc biệt là với 05 tờ nilong do ông Nghĩa cung cấp, theo các
chuyên gia là rất khó để giám định được chữ trên các bức thư nilong
đó. Vì vậy, nếu muốn đảm bảo quyền im lặng của bị can, bị cáo và
không bỏ lọt tội phạm thì cần phải đồng bộ, hiện đại các trang thiết
bị cho việc điều tra.
Ngoài ra cũng cần phải đồng bộ hệ thống nhà giam giữ, các c ơ s ở
vật chất khác nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền im lặng c ủa
bị can, bị cáo theo tinh thần của BLTTHS 2015.




×