Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Các loài thực vật quý hiếm ở VQG Bến En Phần II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.67 MB, 42 trang )

MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA
THANH HÓA – 2016
1


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT QUÝ HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA
THANH HÓA – 2016
2


CÁC TÁC GIẢ THAM GIA SOẠN THẢO
AUTHORS
HỌ VÀ TÊN
1. Tiến sỹ Trần Ngọc Hải
2. Thạc sỹ Đặng Hữu Nghị
3. Thạc sỹ Lê Đình Phương
4. Thạc sỹ Tống Văn Hoàng
5. Thạc sỹ Nguyễn Quang Sỹ
6. Kỹ sư Lê Văn Dũng
7. Kỹ sư Phạm Văn Hùng



BỘ PHẬN CÔNG TÁC
Trường Đại học Lâm nghiệp
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En
Vườn quốc gia Bến En

3


25. Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume)
Tên địa phương: Lành ngạnh nam, đỏ ngọn
Bộ: Chè (Theales)
Họ: Ban (Hypericaceae)
25.1. Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ cao 15 - 25m, đường kính 30 - 50cm. Vỏ màu vàng nâu, nhẵn,
thường bong thành lớp mỏng, thịt trắng hồng, có sợi và dịch màu vàng sẫm.
Cành mọc đối, màu đỏ nhạt. Lá mỏng hình bầu dục, hơi nhọn ở hai đầu, dài 5 6cm, rộng 3cm, nhẵn có nhiều điểm dấu trong mờ, gân bên 10 đôi. Cuống lá dài
2 - 3mm.
Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume)
1

2

Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn, hoa màu đỏ, đơn độc hay 2 - 4 cái, nụ
hình cầu; cuống hoa 3 - 5mm, có đốt. Cánh đài 5, hình bầu dục thuôn, có những
đường màu đen nhạt. Cánh tràng 5 hình dải có 3 tuyến. Nhị hợp thành 3 bó có

cuống rộng, mang những chỉ nhị rời đến quá nửa. Bầu dài 6mm, hình nón, vòi 3;
quả nang hình trứng nhọn, cao 12mm, có các Cánh đài phát triển bao bọc đến
1/3 quả. Hạt hình trứng ngược.
25.2. Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài cây ưa sáng ngay từ nhỏ, chỉ gặp cây mạ ở nơi đất trống
trên những đồi thấp, ráo, không mọc nơi ẩm ướt.
Tái sinh bằng hạt và chồi rất mạnh, sinh trưởng tương đối chậm. Mùa khô
cây rụng lá. Tháng 5 cây nở rộ cùng với ra lá non. Tháng 8 - 9 quả chín.
25.3. Phân bố:

4


Trong nước: cây mọc ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Thái, Nam Hà, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc... Trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương
rẫy, bãi trống đồi hoang..
Thế giới: Campuchia, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc...
25.4. Giá trị:
Gỗ màu nâu đỏ có vân hơi xoắn, kết cấu mịn, chất gỗ cứng, nặng, tỷ trọng
0,8, dễ chế biến và chịu mục... Có thể dùng làm đồ chạm trổ, hàng mỹ nghệ, gia
cụ, xây dựng...
Theo đông y, cây có vị ngọt, đắng, tính mát. Bộ phận dùng là lá non, vỏ
cây, vỏ rễ. Người bị đầy bụng, ăn không tiêu, uống nước nấu lá lành ngạnh giúp
tiêu hóa tốt. Thường dùng 100g lá non nấu 1 lít nước, thay nước uống hàng
ngày. Khi bị cảm nắng, sốt thì dùng lá non 50 g nấu 1 lít nước uống.
25.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LR, IUCN – 2013.
25.6. Tình trạng bảo tồn:
Là loài phân bố rộng khắp cả nước trong rừng thứ sinh, nguy cơ ít.
26. Thành ngạnh lá đào (Cratoxylum formosum (Jack.) Benth. et Hook. f. ex

Dyer)
Tên địa phương: Thành ngạnh vàng, lành ngạnh, may tien, ti u.
Bộ: Chè (Theales)
Họ: Ban (Hypericaceae)
26.1. Đặc điểm nhận dạng:
Là một loài cây thuộc họ Ban ( Hypericaceae), cây nửa rụng lá, cao từ 20 30m, đường kính 40 - 65cm, thân hình trụ thẳng, phân cành ngang, tán hình tháp
thưa. Vỏ thân màu xám nâu, nứt dọc có nhiều gai nhọn ở gốc, dài 7 - 15cm. Thịt
vỏ dày 1,2 - 1,7cm, tầng vỏ ngoài màu nâu mỏng, dễ bong, tầng giữa màu vàng
có nhiều nhựa thơm màu vàng tươi, để nâu biến thành màu đen. Cành non có
lông màu vàng.
Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục dài, dài 7 - 9cm, rộng 1,2 - 1,4cm,
nhẵn bóng màu xanh pha nâu hồng, đầu thuôn dần thành mũi ngắn, gốc lá hình
nêm, 7 - 8 đôi gân bên. Cuống lá dài 4 - 5mm. Cụm hoa thành bó 5 - 8 hoa ở các
5


kẽ lá rụng, màu hồng có mùi thơm. Cánh đài 5 hình trứng. Cánh tràng 5, hình
trứng ngược, họng tràng có vảy và có 3 tuyến. Nhị nhiều xếp thành 3 bó. Bầu
hình nón 3 cạnh, 1 vòi; quả nang hình trứng, dài 8 - 9cm, rộng 4 - 5cm, màu nâu.
Thành ngạnh lá đào (Cratoxylum formosum (Jack.))
1

2

26.2. Sinh học, sinh thái:
Cây tiên phong ưa sáng mọc ở hầu hết các cánh rừng sau khai thác hoặc bị
mất rừng vì các nguyên nhân khác, đồi trọc, bãi hoang, nương rẫy cũ. Cây ưa
sáng, chịu khô hạn.. Trong rừng nửa rụng lá, có mùa mưa và mùa khô xen kẽ,
chịu hạn. Ra hoa vào tháng 4, có quả tháng 9.
26.3. Phân bố:

Thế giới: Lào, Campuchia, Indonesia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc.
Trong nước: Cây mọc ở Thanh Hóa (Bến En) và các tỉnh Miền Đông nam
bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước ... cho đến Đắc Lắc (Đắc Mâm),
Ninh Thuận, Khánh Hòa (Hòn Bà).
26.4. Giá trị:
Gỗ mịn màu nâu nhạt, tỷ trọng 0,945, nhưng không bền, chóng mục mọt
nên ít được dùng. Có nhưa thơm.
Ngọn non dùng làm rau ăn sống, hơi chát chát; có thể dùng nấu canh
chua. Lá dùng pha trà uống dễ tiêu hóa và giải nắng nóng. Thường dùng cành lá
chữa cảm sốt, viêm ruột, ỉa chảy và khản cổ, ho mất tiếng.
26.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LR, IUCN – 2013.
26.6. Tình trạng bảo tồn:
Là loài phân bố rộng khắp cả nước trong rừng thứ sinh, nguy cơ ít.
27. Dưa cứt chuột (Actinostemma tenerum Griff.)
6


Tên địa phương: Xạ hung mềm, bình chấp
Bộ: Bầu bí (Cucurbitales)
Họ: (Cucubitaceae)
27.1. Đặc điểm nhận dạng:
Dưa cứt chuột là cây dây leo bò rất mảnh, sống hàng năm, dài 1,5-2m,
thân lúc non có lông ngắn, gần nhẵn lúc già; Lá hình tim - tam giác, dài 4 - 10
cm, rộng 3 - 7 cm, có 3 thùy; mép có răng thưa, mỏng; chóp lá nhọn; gốc lá có
tai, có 3 gân gốc; gân bên 3 đôi; cuống lá dài 2 - 5 cm. Tua cuốn đơn hoặc xẻ
hai. Hoa đực và hoa cái cùng gốc. Cụm hoa đực dạng chuỳ, dài 15 cm, có nhiều
hoa; hoa đực nhỏ, màu vàng lục nhạt; lá đài 5, hình tam giác hẹp; tràng hình sao
gồm 5 cánh hoa hình ngọn giáo, dài 3 mm. Nhị 5, gần giống nhau, rời; bao phấn
1 ô, có trung đới dày; cuống hoa hình sợi. Hoa cái mọc đơn độc ở nách lá, có

cuống ngắn, có lông; bầu trung, hình trứng, 1 - 2 ô, mỗi ô có 1 - 3 noãn treo; vòi
nhụy ngắn, núm chia 2 thùy. Quả hình trái xoan, hơi nhọn ở đầu, kích thước 2 x
1,5 cm, khi khô mở bằng nắp cắt ngang. Hạt thường 2, không có cánh, một mặt
phẳng, một mặt lồi, kích thước 15 x 10 - 14 mm; mặt có vân hình mạng.
Dưa cứt chuột (Actinostemma tenerum Griff.)
1

2

27.2. Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 4. Tái sinh bằng hạt. Cây mọc trên đất bùn ẩm ướt vùng
nước ngọt, hoặc ven bờ, ở độ cao 100 - 300 m.
27.3. Phân bố:
Thế giới: Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc,
Đài Loan, Ấn Độ, CHLB Nga.
Trong nước: Phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam chỉ bố rải rác ở một số
nơi như Hà Tây cũ (Thủ Pháp), Thanh Hóa (Bến En).
7


27.4. Giá trị:
Nguồn gen hiếm, loài cây có quả hạp mọc được trên đất sình lầy. Hạt và
toàn cây dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu nhiệt giải độc; hạt có dầu.
Rễ có vị đắng, tính mát; có tác dụng tán kết độc, tiêu ung thũng, lợi niệu
dùng trị sưng lở vú, ho đờm, sang dương thũng độc và rắn độc cắn. Toàn cây có
độc tác dụng lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, khu thấp dùng chữa ung
sang thũng độc. Hạt dùng trị thủy thũng, cam tích, rắn cắn.
27.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1 c,d, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
27.6. Tình trạng bảo tồn:

Do rừng bị phá hoại kéo theo sinh cảnh bị thay đổi, đầm lầy có thể khô
hạn vào mùa khô làm cây bị chết, hoặc do đầm lầy bị khai phá thành ruộng nước
hoặc thành ao nuôi thủy sản làm mất môi trường sinh sống.
Cần nghiên cứu gây trồng trong các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn
thuốc Nam.
28. Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, 1902.)
Tên địa phương: Dần toòng, cỏ thần kỳ, ngũ diệp sâm, cây trường thọ, dây
lõa hùng
Bộ: Bầu bí (Cucurbitales)
Họ: (Cucubitaceae)
28.1. Đặc điểm nhận dạng:
Là một loài thực vật thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Cây dây leo, dài 80
- 120 cm, có tua cuốn, sống hằng năm. Lá mọc cách, cuống lá dài 3 - 4 cm, lá
kép chân vịt dạng pêđal, gồm 5 - 7 lá chét; phiến lá chét cỡ 3 - 9 x 1,5 - 3 cm,
mép lá có răng cưa. Cụm hoa dạng chuỳ thòng. Hoa nhỏ, mẫu 5, đơn tính khác
gốc. ống bao hoa rất ngắn; cánh hoa rời nhau, dài 2,5 mm. Nhị 5, bao phấn dính
thành đĩa. Bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô, tròn, đường kính 5 - 9 mm, màu đen. Hạt
2 - 3, treo.
28.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 7 - 8, có quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng thân và hạt. Mọc
rải rác ở vùng núi đá vôi hoặc trên đất núi lửa, ở độ cao đến 2.000 m.
28.3. Phân bố:
8


Trong nước: Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh (Móng Cái), Hoà Bình, Thanh Hóa (Bến En), Thừa Thiên - Huế, Kontum,
Gia Lai.
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaixia, Philippin,
Inđônêxia.

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, 1902.)
1

2

28.4. Giá trị:
Toàn cây băm nhỏ, phơi khô, nấu nước uống, có tác dụng bổ dưỡng,
cường tráng; dùng làm thuốc chữa viêm khí quản, viêm gan, viêm thận, loét dạ
dày và hành tá tràng, giải độc, chữa ho và long đờm, chống bệnh béo phì.
28.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm EN A1a,c,d, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
28.6. Tình trạng bảo tồn:
Khu phân bố bị chia cắt (chủ yếu mọc trên núi đá vôi); thường xuyên bị
khai thác (cắt toàn dây) tràn lan và quá mức (nhất là ở Cao Bằng, Lạng Sơn) để
lấy nguyên liệu làm thuốc và bán qua biên giới Trung Quốc.
Hạn chế việc khai thác kiểu diệt nguồn giống; nên tổ chức thu hạt gieo
trồng ở vùng núi đá vôi để tạo nguồn nguyên liệu dùng trong nước và xuất khẩu.
29. Thung trắng (Tetrameles nudiflora R.Br.)
Tên địa phương: Tung, Búng, Dàng
Bộ: Thu hải đường (Begoniales)
Họ: Đăng (Datiscaceae)
29.1. Đặc điểm nhận dạng:
9


Là cây thân gỗ cao đến 20m, có vỏ nứt nẻ, màu xám nhạt, gỗ mềm. Lá
sớm rụng, chỉ mọc sau khi hoa nở, xếp so le; phiến lá hình bầu dục, gốc tròn, có
răng ngắn ở mép.
Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực họp thành chuỳ hình tháp nhiều hoa; hoa
cái hợp thành bông nhiều hoa không cuống, lớn hơn hoa đực. Quả nang nhỏ,

chứa nhiều hạt thuôn, to cỡ 1mm.
Thung trắng (Tetrameles nudiflora R.Br.)
1

2

29.2. Sinh học, sinh thái:
Ra hoa tháng 6-9; có quả tháng 11-12; tái sinh bằng hạt.
Thung trắng mọc trên đất hơi khô đến hơi ẩm, trong rừng thưa dọc bờ
sông, suối hoặc các trảng cây bụi.
29.3. Phân bố:
Thế giới: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước
Đông Dương tới Inđônêxia.
Trong nước: Ở nước ta, cây mọc ở vùng trung du từ Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bắc Thái, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa... cho đến các rừng nửa
rụng lá ở Lâm Đồng (đèo Bảo Lộc) và Đồng Nai (Định Quán).
29.4. Giá trị:
Vỏ có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, thanh huyết và thông mật, dùng làm
thuốc trị thấp khớp, phù thũng, cổ trướng, các bệnh về gan, vàng da hoặc bồi bổ
sức khỏe. Cây non mới có vài lá dùng sắc uống chữa co giật.
Gỗ nhẹ, được dùng làm tăm xỉa răng hoặc chế tác đồ dùng hàng ngày.
10


29.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LR, IUCN – 2013.
29.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài phân bố rộng trong cả nước, ít nguy cơ.
30. Sến mật (Madhuca pasquieri H.J. Lam)
Tên địa phương: sến dưa, sến giũa, sến ngũ điểm, sến năm ngón, chên

Bộ: Thị (Ebenales)
Họ: Hồng xiêm (Sapotaceae)
30.1. Đặc điểm nhận dạng:
Sến mật là cây gỗ to, cao 25 - 35 m, đường kính thân có khi tới 0,5 - 0,7
m; có nhựa mủ trắng. Vỏ màu nâu thẫm, nứt ô vuông, cành non có lông.
Lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược - thuôn hay hình bầu dục, dài 12 - 16
cm, rộng 4 - 6 cm, gân bên 13 - 15 đôi, cuống lá dài 1,5 - 3,5 cm.
Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá phía đỉnh cành, mỗi chùm mang 2 - 3
hoa, cuống hoa dài 1,5 - 2,5 cm. Đài cao 4 - 5 mm, có lông ở phía ngoài, 4 thuỳ
bằng nhau. Tràng màu trắng vàng, dài 5 mm, có 6 - 10 thuỳ hình thuôn. Nhị 12 22, chỉ nhị ngắn. Bầu hình trứng, có 6 - 8 ô, có lông; vòi dài 8 - 10 mm, có lông.
Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5 - 3 cm, có 1 - 5 hạt. Hạt hình
bầu dục, dài 2 - 2,2 cm, rộng 1,5 - 1,8 cm.
30.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa từ tháng 1 - 3, quả chín từ tháng 11 - 12. Tái sinh bằng hạt và
chồi. Cây gặp mọc rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trong rừng, nơi ẩm, tầng đất
dày, ở độ cao đến 1.300 m.
30.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Văn Bàn), Sơn La, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Tây (Ba
Vì), Thanh Hoá, Nghệ An (Quế Phong, Quì Châu, Quì Hợp), Hà Tĩnh (Hương
Khê, Hương Sơn), Quảng Bình (Bố Trạch), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.
Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam).
30.4. Giá trị:
Gỗ tốt, cứng, màu đỏ nâu khi khô bị nứt nẻ, được sử dụng trong xây dựng,
đóng tàu thuyền. Sến mật được xếp vào nhóm gỗ tứ thiết. Hạt chứa 30 - 55 %,
11


dầu béo dùng để ăn hay dùng cho một số ngành công nghiệp. Dầu chữa đau dạ
dày. Lá nấu thành cao để chữa bỏng.

30.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1cd, IUCN – 2013; nhóm EN A1a,c,d, Sách đỏ Việt
Nam – 2007 nhưng vẫn thường xuyên bị khai thác lấy gỗ xây dựng và thu hái
hạt ép dầu nên ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh tự nhiên.
30.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài bị khai thác mạnh. Mặc dù vùng phân bố rộng, nhưng bị chia cắt,
cùng với nạn chặt phá rừng làm cho nơi cư trú bị xâm hại nghiêm trọng. Nhiều
vùng hiện không gặp những cá thể trưởng thành có kích thước lớn như mô tả.
Sến mật hiện đã được bảo vệ ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và một số
vườn quốc gia. Song cũng chưa thật an toàn vì vẫn bị khai thác trái phép. Ngoài
việc được bảo vệ như trên, cần đưa vào trồng rừng rộng rãi.
Sến mật (Madhuca pasquieri H.J. Lam)
1

2

31. Cơm nguội rừng (Ardisia sylvestris Pit.)
Tên địa phương: Lá khôi, cây độc lực, đơn tướng quân, khôi nhung
Bộ: Anh thảo (Primulales)
Họ: Họ Đơn nem (Myrsinaceae)
31.1. Đặc điểm nhận dạng:
12


Lá khôi là loại cây bụi nhỏ, cao 10 - 70 cm, có thể cao 1,5 – 2,0 m thân
rỗng xốp, có thân rễ bò, không phân cành.
Lá mọc cách thường màu tím, tập trung ở đầu thân, phiến lá hình bầu dục
hoặc trứng ngược, cỡ 20 - 40 x 6 - 12 cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung,
mặt dưới màu tím đỏ, đầu lá nhọn hoặc tù, giảm dần và men xuống gốc, không
cuống hoặc cuống có cánh rộng; mép khía răng cưa nhọn, nhỏ, đều nhau, có lông

màu nâu trên các gân, nhiều hơn ở mặt dưới; gân bên 28 - 35 đôi, gân cấp 3 hình
mạng nổi rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa chùm tán ở nách lá, dài 5- 10 cm. Hoa mẫu 5. Lá đài hình tam giác
hoặc thuôn, nhọn, hợp ngắn ở gốc, có điểm tuyến và lông mi. Cánh hoa màu hồng,
hình mác, dài 3 mm, đầu tù hoặc nhọn, có điểm tuyến. Nhị ngắn hơn cánh hoa,
bao phấn hình mác nhọn, chỉ nhị rất ngắn. Bầu trên, hình trứng. Quả hạch hình
cầu, đường kính 7 - 8 mm, màu đỏ, có điểm tuyến. Hạt 1, hình cầu, lõm ở gốc.
Cơm nguội rừng (Ardisia sylvestris Pit.)
2

1

31.2. Sinh học và sinh thái:
Cây ra hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 1 – 2.
Là loài có khu phân bố rộng, nhưng tái sinh hạt kém, cây ưa bóng, mọc
dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, ven suối, ở độ cao đến 1.200 m.
31.3. Phân bố:
Trong nước: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc (Tam Đảo). Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá (Lang
Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành, Như Thanh, Như Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu),
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Phú Lộc), Đà Nẵng.
Thế giới: Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây).
13


31.4. Giá trị:
Trong lá có tanin và glucosid. Tanin được ứng dụng trong y học vì có khả
năng làm kết tủa prtein, cầm ỉa chảy rất nhanh, dùng để giải độc kim loại nặng,
tanin còn có tính sát trùng nhẹ, ức chế sự lên men do vi khuẩn ở đường tiêu hoá.
Lá được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa đau dạ dày, đau bụng,

trị sài lở. Rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, sắc uống
chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
31.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU A1a,c,d+2d, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
31.6. Tình trạng bảo tồn:
Tuy loài có khu phân bố rộng, nhưng số lượng cá thể ít do tái sinh hạt kém,
lại bị khai thác làm dược liệu với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt
khác những nơi có cây con mọc lại bị chặt phá rừng nên có thể bị tuyệt chủng vì
không còn môi trường sống thích hợp.
Đề nghị chỉ khai thác có mức độ và giữ lại những cây con chưa đến tuổi thu
hái. Cấm khai thác loài này trong các Vườn quốc gia. Có thể tổ chức gây trồng để
lấy nguyên liệu làm thuốc.
32. Bồ an (Colona auriculata (Baill.) Craib.)
Tên địa phương: Không xác định
Bộ: Bông (malvales)
Họ: Đay (Tiliaceae)
32.1. Đặc điểm nhận dạng:
Bồ an là cây bụi cao 1,5m, nhánh xiên, đầy lông trăng trắng. Lá mọc so le;
phiến tròn dài, thon, gốc không cân xứng, gân từ gốc 3 - 4, mặt dưới đầy lông, lá
kèm 1, 5cm.
Hoa vàng có lông, cánh hoa có đốm đỏ; nhị nhiều bầu có lông; cuống nhị,
nhụy dài. Quả tròn, to 2cm, có 5 cánh có lông; hạt nhiều.
32.2. Sinh học, sinh thái:
Ra hoa tháng 6 – 8 hàng năm. Tái sinh bằng hạt.
Là cây ưa sáng, thường gặp trên bãi hoang, ven rừng ở nơi đất khô.
32.3. Phân bố:

14



Trong nước: Mọc rải rác từ Thanh Hóa tới các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.
Thế giới: Phân bố ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam.
32.4. Giá trị:
Rễ cây được dùng để chế loại thuốc uống hạ sốt.
Cây có hoa đẹp, tán nhiều có thể sử dụng làm cây bóng mát, cây cảnh.
Bồ an (Colona auriculata (Baill.) Craib.)

32.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LR, IUCN – 2013.
32.6. Tình trạng bảo tồn:
Loài có phân bố rộng, khả năng tái sinh tốt, thích hợp nhiều lại đất và khí
hậu, hiện ít bị tác động.
Có thể gây trồng tạo cảnh quan.
33. Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte)
Tên địa phương: Dó bầu, dó trầm.
Bộ: Trầm hương (Thymeleales)
Họ: Trầm hương (Thymeleaceae)
33.1. Đặc điểm nhận dạng:
Trầm hương Là cây gỗ to, thường xanh, cao đến 15 - 20 m, có khi tới 30
m, đường kính 40 - 50 cm hay hơn. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc, dễ bóc. Cành có
lông, có màu nâu sẫm với các lỗ khí trên phần già. Chồi ngọn có lông màu vàng
nhạt. Tán lá thưa. Lá hình trứng thuôn, bầu dục hay hình giáo dài, cỡ 8 - 9 cm x
15


3,5 - 5,5 cm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu nhạt hơn và có lông mịn,
chóp lá có mũi nhọn, gốc lá nhọn hoặc tù, mép nguyên, gần dai; gân bên 15 - 18
đôi mảnh, không đều, tận cùng thành mép dày và hơi cuộn lại; gân cấp 3 rất
mảnh, rõ; cuống lá dài 4 - 5 mm, có lông nhẹ.
Hoa nhỏ, mọc thành cụm hình tán ở nách lá gần đầu cành non, màu vàng

nhạt; cuống hoa dài 0,6 - 1 cm, có lông mỏng.
Đài hình chuông, nông, 5 thùy, có lông. Phần phụ cánh hoa dạng trứng,
dài 1 mm, có lông rậm, và đính ở họng đế hoa. Cánh hoa 10. Nhị 10, xếp trên
hai vòng; ô phấn thuôn, dài 1 mm, nhẵn; chỉ nhị dài 1 mm, nhẵn. Bầu hình
trứng, có lông, cao 2,5 - 4,5 mm, 2 ô, mỗi ô 1 noãn treo; vòi nhụy ngắn 0,7 - 1
mm, có lông; núm hình đầu, màu đen nhạt, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang hình
trứng ngược, dài 4 cm, rộng 3 cm, khi khô nứt làm hai mảnh, cứng, có lông
mềm màu vàng xám, mang đài tồn tại. Cuống quả dài 1 cm. Hạt 1.
Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte)
1

2

33.2. Sinh học, sinh thái:
Ra hoa tháng 2 - 4, quả chín tháng 5 - 7. Khả năng tái sinh tốt nơi sáng,
nhưng cây mạ ít gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng trong
rừng hoặc ven rừng.
Cây thường mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, ở độ cao 300 - 1000
m. trên sườn dốc và thoát nước. Ưa đất feralit điển hình hay feralit núi phát triển
trên đá kết, đá phiến, hoặc đá granit, tầng đất trung bình hoặc mỏng, hơi ẩm, độ
pH biến động từ 4 - 6.
33.3. Phân bố:
Trong nước: Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh

16


Hoà, Bình Thuận và tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc), tập trung nhiều từ Hà Tĩnh
đến Bình Thuận.

Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.
33.4. Giá trị:
Vỏ cây có sợi thường dùng buộc, làm nguyên liệu giấy, làm dây. Gỗ nhẹ,
có mùi thơm, không bền vì mối mọt, ít được dùng làm đồ gia dụng, nhưng đặc
biệt khi cây gỗ bị nhiễm nấm Cryptosphaerica mangifera sẽ tạo thành Trầm, có
mùi thơm đặc biệt.
"Trầm" hay còn gọi là "Trầm hương", "Kỳ Nam" là một sản vật quý, dùng
làm hương liệu hay chưng cất tinh dầu. "Trầm hương" còn được dùng làm thuốc
an thần, chữa trị một số bệnh như ngộ gió, đau bụng, ỉa chảy, đau dạ dày, nôn
mửa, hen suyễn, lao, trị rắn cắn.
Do có giá trị kinh tế cao nên cây Trầm hương đã bị chặt phá hết sức bừa
bãi để tìm kiếm "Trầm". Mặc dù cây có vùng phân bố tương đối rộng, nhưng với
mức độ khai thác ồ ạt, thêm vào đó là nạn phá rừng đã làm cho nguồn Trầm
hương ở Việt Nam giảm sút rõ rệt. Hiện nay hầu như không tìm thấy những cây
lớn trong tự nhiên. Đã trồng được khoảng 10.000 ha.
33.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm CR A1cd, IUCN – 2013 và nhóm EN A1c,d, B1+2b,c,e,
Sách đỏ Việt Nam – 2007.
33.6. Tình trạng bảo tồn:
Do có giá trị kinh tế cao nên cây Trầm hương đã bị chặt phá hết sức bừa
bãi để tìm kiếm "Trầm". Mặc dù cây có vùng phân bố tương đối rộng, nhưng với
mức độ khai thác ồ ạt, thêm vào đó là nạn phá rừng đã làm cho nguồn Trầm
hương ở Việt Nam giảm sút rõ rệt. Hiện nay hầu như không tìm thấy những cây
lớn trong tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều nơi gây trồng Trầm hương với
diện tích đến hàng nghìn ha.
Cần có kế hoạch bảo vệ triệt để các cây Trầm hương hiện có trong các
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Cần đi sâu nghiên cứu cụ thể hơn nữa
quá trình tạo thành "Trầm".
34. Vang (Caesalpinia sappan L.)
Tên địa phương: Tô mộc, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang

Bộ: Đậu (Fabales)
17


Họ: Vang (Caesalpiniaceae)
34.1. Đặc điểm nhận dạng:
Vang là cây gỗ nhỏ, cao 5 - 8 m, đường kính thân có thể tới 15cm. Thân
cong queo, phân cành sớm, thân và cành có nhiều gai. Gỗ thân có dác, lõi phân
biệt, dác màu trắng; lõi màu vàng đỏ hay nâu đỏ.
Lá kép lông chim hai lần, chẵn; cuống chung dài tới hơn 30 cm. Lá chét
nhỏ, gồm 6 - 14 đôi, gần như không cuống, hình thang lệch, đầu lá nhỏ hơn,
khuyết. Lá kèm biến thành gai. Hoa màu vàng, mọc thành chùm phân nhánh, ở
đầu cành, hơi có lông màu gỉ sắt. Lá bắc hình mác dài, sớm rụng. Lá đài 5, có
nhiều chấm đỏ. Cánh hoa có lông. Nhị 10, thò ra ngoài, gốc chỉ nhị có lông. Bầu
nhỏ, có lông; vòi nhụy hình chỉ, quả đậu hoá gỗ cứng gần hình thang lệch, dài 5
- 8cm, rộng 3 - 4cm, đầu có mũi nhọn, cứng; mỗi quả có 3 - 4 hạt, hình trái xoan
dẹt, màu nâu.
Vang (Caesalpinia sappan L.)
1

2

34.2. Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 10. Cây sống ở các tỉnh phía Nam
có mùa hoa quả muộn hơn khoảng 4 tháng. Cây mọc chồi vào mùa xuân. Trồng
được bằng hạt vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 - 6 đối với các
tỉnh phía Nam).
Cây mọc rải rác ở ven rừng, rừng thứ sinh, quanh làng bản. Cây còn được
trồng ở vườn, nương rẫy, hàng rào. Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh; ưa đất tốt,
có thể sống được trong điều kiện bán khô hạn.

34.3. Phân bố:
18


Trong nước: Thanh Hóa (Bến En), Hoà Bình (Kim Bôi), Sơn La (Phù
Yên, Mộc Châu), Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Hiện tại được trồng rải rác trong phạm
vi gia đình tại một số tỉnh trung du, miền núi: Từ 1978 có trồng ở Tây nguyên.
Thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaixia, Philippin.
34.4. Giá trị:
Nguồn gen qúi hiếm. Gỗ được dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, kiết lỵ hoặc
làm thuốc sát trùng (rửa vết thương), xoa bóp khi bị chấn thương gãy xương.
Ngoài ra, loài thực vật thuộc họ Đậu Fabaceae có vỏ còn được dùng làm thuốc
nhuộm màu vàng, gỗ làm thuốc nhuộm nâu đỏ.
Gỗ tô mộc là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt
(khi bốc mộ). Phần lõi gỗ rắn, không bị nứt nẻ, được dùng để chạm khắc đồ mỹ
nghệ và chế tác đồ gia dụng cao cấp.
34.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm LR, IUCN – 2013; nhóm NT, Sách đỏ Việt Nam – 2007.
34.6. Tình trạng bảo tồn:
Đối với cây mọc tự nhiên đã lâm vào tình trạng bị đe dọa. Tuy vậy, cây đã
được đưa vào trồng rải rác trong phạm vi gia đình số lượng không đáng kể.
Khảo sát lại một số điểm ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hóa nhằm phát
hiện nơi còn sót lại những cây mọc tự nhiên. Khoanh bảo vệ để cây phát tnển
trong trạng thái tự nhiên. Phổ biến trồng trong nhân dân làm hàng rào vườn hoặc
có thế dùng làm hàng rào phân lô, chắn gió cho cà phê (Tây Nguyên) đế lấy gỗ
thân làm thuốc và các công dụng khác.
35. Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.)
Tên địa phương: Lim
Bộ: Đậu (Fabales)
Họ: Vang (Caesalpiniaceae)

35.1. Đặc điểm nhận dạng:
Lim xanh là cây gỗ lớn, thường xanh cao 20-25m, có thể cao đến 30m,
đường kính 70-90cm, có thể đến 200 cm. Lim xanh có cấu trúc đơn trục, thân
tròn, gốc có bạnh vè nhỏ. Gỗ Lim xanh có giác lõi phân biệt, giác màu xám nhạt
hay vàng nâu; lõi khi mới chặt màu xanh vàng sau chuyển màu nâu sẫm, rất
cứng, ít cong vênh, không bị mối mọt. Cây Lim xanh lúc non vỏ ngoài có mầu
19


xám với các vết nứt dọc nhẹ màu nâu, khi già vỏ có màu nâu sẫm, nứt ô vuông
hay bong vảy lớn và có nhiều lỗ vỏ nổi rõ; thịt vỏ dày, màu hồng.
Tán lá dày, xoè rộng bốn xung quanh, độ dày tán lá từ 1/4 - 1/3 chiều cao
vút ngọn. Lá kép lông chim 2 lần, mọc so le; 3-4 đôi cuống thứ cấp, mỗi cuống
có 9-17 lá chét nhỏ, mọc cách hình trái xoan, có mũi nhọn, gốc tròn; mặt trên
xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, có gân nhỏ nổi rõ ở cả 2 mặt, lá non màu xanh
nhạt, già màu xanh đậm.
Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.)
1

2

20


4

3

Cụm hoa hình chuỳ, gồm nhiều bông dài 20-30cm mọc ở đầu cành. Hoa
nhiều, nhỏ, màu trắng vàng. Lá đài 5, hợp ở gốc thành hình chuông, đầu chia

5 thuỳ; cánh tràng 5, rời, hẹp và dài; nhị 10, bao phấn quay vào trong và nứt
theo rãnh dọc; bầu đính ở đáy của đài, vòi ngắn, núm nhuỵ không rõ. Quả
đậu, hình thuôn, dài khoảng 15 - 30cm, rộng 3 - 4cm. Hạt 6 - 12, dẹt, có vỏ
cứng, màu nâu đen và có rãnh tròn quanh hạt. Một kilogram có khoảng 700 1.100 hạt.
35.2. Sinh học, sinh thái:
Cây non ưa bóng chỉ tái sinh tốt trong rừng râm mát, ánh sáng vừa phải.
Cây ưa đất sét hoặc sét pha sâu dày. Có khả năng tái sinh chồi, nhưng sinh
trưởng kém.
Lim xanh có phân bố trên toàn bộ diện tích VQG Bến En nhưng tập trung
tại khu vực rừng giống Sông Chàng và khu chuyên gia Điện Ngọc trên đồi núi thấp
và đồi thoải, có độ cao từ 51 – 141m, địa hình tương đối bằng phẳng, không có
sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 - 250 nhưng không phân bố trên núi đá vôi.
Lim xanh là loài cây thường xanh, không có mùa rụng lá rõ rệt. Mùa ra
hoa kéo dài trong từ tháng 3 – 6. Mùa quả bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào
tháng 01 năm sau. Thời gian chín của quả từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12 và
bắt đầu rụng từ tháng 12, rụng hết vào tháng 01 năm sau, lúc chín vỏ quả chuyển
từ màu xanh sang màu nâu sẫm.
35.3. Phân bố:
Cây mọc ở nhiều tỉnh trên miền Bắc như Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Bắc Thái,
Hà Bắc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...
35.4. Giá trị:

21


Gỗ có dác màu xám nhạt, gỗ sớm màu vàng nâu, gỗ muộn màu vàng đen,
lõi khi mới chặt màu xanh vàng sau chuyển thành nâu sẫm. Gỗ hơi óng ánh, dăm
thô, thớ xoắn, chéo. Tỷ trọng 0,947 (15% nước). Lực kéo ngang thớ 29kg/cm2,
lưc nén dọc thớ 608kg/cm2, oằn 1,546kg/cm2, hệ số co rút 0,47 - 0,61.
Gỗ qúy rất bền, dùng trong kiến trúc, xây dựng công trình thuỷ lợi, cầu

cống, đóng tàu thuyền, làm ván sàn, tà vẹt, đóng đồ trang trí trong gia đình.
35.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm EN A1c,d, IUCN – 2013 và nhóm IIA – Nghị định
32/2006/NĐ-CP.
35.6. Tình trạng bảo tồn:
Là loài có phân bố rộng, khả năng tái sinh tốt nhưng gỗ rất được ưa
chuộng trong xây dựng và sản xuất đồ gia dụng nên thường bị khai thác trái
phép. Hiện là đối tượng đẫ được bảo tồn và phát triển tại Vườn quốc gia Bến En
(Thanh Hóa).
Hạn chế kha thác trong tự nhiên và tăng cường nghiên cứu trồng rừng trên
quy mô lớn.
36. Xoài rừng (Mangifera minutifolia Evrard)
Tên địa phương: Xoài lá nhỏ
Bộ: Cam (Rutales)
Họ: Đào lộn hột ( Anacardiaceae)
36.1. Đặc điểm nhận dạng:
Xoài rừng là một là cây gỗ trung bình với tán lá rất dày. Chiều cao có thể
đạt tới 25m, đường kính 40cm, chiều cao phân cành có thể tới 10m. Có hình
dáng bên ngoài tương tự như các loài trong chi Xoài (Mangifera). Cây Xoài
rừng là một loài cây thân gỗ lớn mọc trong rừng tự nhiên, cao khoảng 15-30m,
đường kính 40 cm – 1 m. Là cây thường xanh có tán rộng.
Lá nguyên, mọc so le, dạng lá đơn, thuôn dài, mặt trên nhẵn bóng có màu
xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn. Lá dài từ 15-30 cm và rộng từ 5-7 cm. Gân
chính cùng với hệ thống gân phụ hình xương nổi rõ ở mặt dưới lá. Một năm xoài
có thể ra 3 - 4 đợt chồi tùy theo giống, tùy vào tuổi cây, thời tiết khí hậu và tình
hình dinh dưỡng; cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang cho quả; cây già
rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh hoàn toàn, mỗi lần ra lá
cành xoài dài thêm 20-30 cm.
22



Hoa xoài ra từng chùm ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30 cm, có rất
nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính
và hoa đực. Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Quả
xoài thuộc dạng quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng, trên có những thớ
sợi, khi nẩy mầm thì hơi mở ra. Quả xoài sống có màu xanh lá, xanh ngọc hoặc
màu trắng xanh; khi chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon
được nhiều người ưa thích và được xem là một loại quả quí.
Xoài rừng (Mangifera minutifolia Evrard)
1

2

36.2. Sinh học, sinh thái:
Xoài rừng ra hoa vào tháng 9-11, quả chín vào tháng 7-8 năm sau.
Thích hợp với nhiệt độ 24oC – 27oC, mọc trên nhiều loại đất khác nhau
nhưng phải có tầng mặt sâu, khả năng chịu hạn tốt.
36.3. Phân bố:
Chi Xoài có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Á nhưng Xoài rừng là
loài cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố từ miền Trung đến Nam bộ.
36.4. Giá trị:
Xoài rừng là một loại cây ăn quả mang tính đặc hữu của Việt Nam nhưng
năng suất không cao.
Cây có tán đẹp, xanh quanh năm có thể trồng làm cảnh, cây bóng mát. Gỗ
dễ mối mọt nên ít được sử dụng để sản xuất đồ mộc. Toàn thân cây có nhựa có
thể dùng trong y dược.
36.5. Phân hạng:
Thuộc nhóm VU DD2; IUCN – 2013.
36.6. Tình trạng bảo tồn:


23


Là loài đặc hữu của Việt Nam, phạm vi phân bố hẹp, gỗ ít giá trị, sản
lượng và chất lượng quả thấp nên bị phá bỏ ở nhiều nơi và chưa được đầu tư
nghiên cứu. Tuy nhiên, Xài rừng có tán, hoa đẹp và xanh quanh năm nên có thể
trồng làm cây tạo cảnh quan, cây đường phố và chiết xuất nhựa cho y dược.
37. Trám đen (Canarium tramdenum Dai et Jakovt)
Tên địa phương: Không xác định
Bộ: Cam (Rutales)

Họ: Trám (Burseraceae)
37.1. Đặc điểm nhận dạng:
Trám đen là cây gỗ lớn, cao (7)10-20(30) m, đường kính (15)30-60(90) cm.
Thân thẳng, phân cành cao, đẽo vỏ cây ra có mùi thơm hắc.
Lá kép lông chim lẻ, không lá kèm; lá chét 7-15, nhẵn, lệch, thường có dạng
hình lưỡi hái, hình trứng thuôn, cỡ 6-17 x 3-7,5 cm, mép nguyên, đầu có mũi nhọn
ngắn, gốc hình nêm xiên.
Cụm hoa ở nách lá hay ở đầu cành. Cụm hoa đực hình chuỳ thưa, nhiều
hoa. Cụm hoa cái hình chùm, ít hoa. Hoa đực dài 7 mm, mảnh; lá đài 3 thuỳ rõ.
Nhị 6, chỉ nhị dính ở gốc; bầu thoái hóa. Hoa cái dài 9 mm; lá đài gần cụt ; chỉ
nhị dính trên 1 nửa; bầu nhẵn. Cành mang quả dài 8-35 cm, có từ 1-4-6 quả,
cuống quả dài.
Quả hình thoi hẹp, cỡ 3-4 x 1,7-2 cm, tiết diện ngang hình tròn hay gần
tròn, vỏ quả tương đối dày, lúc chín màu tím đen, hạch cứng, 3 ô.
Trám đen (Canarium tramdenum Dai et Jakovt)

24



1

2

3

4

37.2. Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 4-6, có quả tháng 9-12. Tái sinh bằng hạt. Mọc ở rừng
nguyên sinh và thứ sinh của các tỉnh trung du và miền núi phía bắc và miền
Trung, ở độ cao dưới 700 m.
37.3. Phân bố:
Trong nước: Lai Châu (Mường Nhé), Sơn La (Mộc Châu, Sông
Mã),Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Nà Hang), Thái Nguyên, Phú Thọ (Cầu Hai),
Bắc Giang (Hiệp Hòa), Hà Tây (Ba Vì), Hoà Bình (Lương Sơn), Ninh Bình (Cúc
Phương), Thanh Hoá (Thạch Thành, Bến En), Nghệ An (Quỳ Châu).
Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.
37.4. Giá trị:
Cây có giá trị kinh tế, mọc nhanh, gỗ làm đồ dùng thông thường.
25


×