Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đặc tính cá nhân riêng biệt của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với một tác phẩm văn chương, độc giả quan tâm và yêu mến phần lớn là sự thành công
trong khắc họa hình tượng nhân vật. Đồng thời, đó cũng là một trong những mực thước để đánh
giá một nhà văn. Vì vậy, có thể nói nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm. Là phương tiện để
tác giả truyền tải nội dung, tư tưởng, tình cảm của họ vào trong tác phẩm. Để hiểu được tác
phẩm một cách sâu sắc thì chúng ta cần đi sâu, khai thác tác phẩm. Bên cạnh đó, việc nắm bắt
được thế giới nhân vật, tính cách riêng biệt của nhân vật cũng là một điều rất cần thiết bởi đó
cũng chính là phát ngôn của một tác phẩm.
Tính cách nhân vật được xây dựng trên nhiều phương diện nghệ thuật khác nhau. Rất
nhiều khía cạnh để thể hiện thông qua việc miêu tả ngoại hình, nội tâm, thông qua cử chỉ, hành
động lời nói hoặc thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác. Bên cạnh đó, việc tạo ra một
nhân vật riêng biệt cũng là thử thách đối với nhà văn, có nghĩa là tạo ra tính cách cá nhân riêng
biêt, tạo ra sự đột phá trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Điều này là một thử thách lớn đòi hỏi
một nhà văn tinh tế, điêu luyện và đầy tài hoa.
Xét trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm lớn của dân tộc. Đây là
một tác phẩm thuộc loại hình truyện thơ Nôm ở thế kỉ XVIII, XIX. Tác phẩm khi vừa ra đời và
cho đến tận bây giờ đã làm cho thi đàn xôn xao rất nhiều, nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu
tốn biết bao nhiêu giấy mực bình luận, khen chê Truyện Kiều. Đối với nhân dân, Truyện Kiều là
một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Họ ngâm Kiều, bình Kiều, bói Kiều, họ
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ bằng những câu Kiều. Qua đó, ta thấy Truyện Kiều đã chiếm một vị
trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam.
Truyện Kiều được đưa lên bàn cân mổ xẻ rất nhiều không chỉ ở nội dung mà còn ở tuyến
nhân vật mà Nguyễn Du xây dựng. Nổi bật hơn hết, nhân vật Thúy Kiều đã làm tốn biết bao
nhiêu giấy mực khen, chê của các nhà phê bình nghiên cứu.
Từ những lý do trên, người viết đã chọn Đặc tính cá nhân riêng biệt của Thúy Kiều trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du làm đề tài nghiên cứu. Đề tài này không những giúp cho người viết
tiếp thu được những kiến thức về văn học, tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt trong tâm hồn, tình
cảm, đặc biệt trong tư cách của Thúy Kiều với những mẫu người phụ nữ cùng thời, mà còn giúp
người viết vận dụng được những kiến thức lí luận văn học chung về nghệ thuật miêu tả nhân vật,
tính cách nhân vât vào một tác phẩm văn học cụ thể.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện Kiều có vị trí rất quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Trong một số các nhà
văn trung đại Việt Nam có lẽ Nguyễn Du xứng đáng nhất với danh hiệu nghệ sĩ – nghệ sĩ tài hoa.
Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn như Chu Mạnh Trinh, Xuân Diệu, Hoài Thanh,...đã đi sâu
nghiên cứu và tìm hiểu Truyện Kiều và xem đó như là sự nghiệp của đời mình. Đã nghiên cứu
rất nhiều đề tài cũng như phê bình văn học về mặt nội dung, nghệ thuật đối với Truyện Kiều. Đề
tài về nhân vật cũng đã tốn rất nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu. Cũng như thế, nhân vật
Thúy Kiều cũng được đem lên bàn cân và mổ xẻ rất nhiều. Từ tư tưởng tình cảm, tính cách,... để
rồi đề cao mẫu người phụ nữ riêng biệt trong thời đại bấy giờ mà Nguyễn Du đã rất thành công
với Thúy Kiều. Khi nhận được đề tài, người viết đã rất thích thú khi đi sâu tìm hiểu đặc tính cá
nhân của nhân vật Thúy Kiều. Nhìn chung, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh được
ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả tính cách nhân vật qua từng khía cạnh, làm
rõ nội tâm, ngoại hình, hành động nhầm bộc lộ tính cách của nhân vật. Những vấn đề trên,


2

người viết đã tham khảo và vận dụng vào việc thực hiện đề tài Đặc tính cá nhân riêng biệt của
Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thuận lợi và có cơ sở hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà người viết nghiên cứu ở đây là Đặc tính cá nhân riêng biệt của Thúy Kiều
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống hơn những phương
thức nghệ thuật mà Nguyễn Du đã sử dụng để miêu tả tính cách riêng biệt của Thúy Kiều như:
miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, nội tâm nhằm làm bộc lộ tính cách nhân vật , có cơ sở
so sánh với các nhân vật nữ cùng thời. Để thực hiện đề tài này, người viết chọn Nguyễn Du và
Truyện Kiều / Nguyễn Văn Tố. - 2 tr - Tài liệu toàn văn xem tại địa chỉ: .
Và Thi pháp truyện Kiều : Chuyên luận / Trần Đình Sử. - Hà Nội : Giáo Dục, 2002 làm tư liệu
tham khảo chính. Đồng thời người viết tham khảo những ý kiến của các tác giả xung quanh
Truyện Kiều và những tác phẩm truyện thơ Nôm khác có liên quan để so sánh nhằm làm nổi bật
vấn đề cần thực hiện.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng những mục tiêu mà đề tài đặt ra trước hết người viết tìm đọc những tư liệu lí
luận về nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật, đặc biệt về nhân vật Truyện Kiều. Bên cạnh đó,
người viết cũng sẽ tìm đọc những tài liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều của các nhà nghiên
cứu. Trong đó, người viết đặc biệt chú ý đến những công trình có đề cập đến nghệ thuật miêu tả
tính cách nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du trong Truyện Kiều để nắm vững kiến thức nhằm
tạo cơ sở vững chắc giúp người viết đi sâu vào tìm hiểu Đặc tính cá nhân riêng biệt của Thúy
Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Trên cơ sở những tài liệu đó, người viết sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và
so sánh để thấy được giá trị đặc sắc cũng như tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả
tính cách riêng biệt của nhân vật Thúy Kiều. Trong quá trình thực hiện đề tài người viết có kết
hợp thao tác giải thích, chứng minh và phân tích. Đây cũng là phương pháp chính trong quá
trình thực hiện nhằm làm nổi bật vấn đề. Bên cạnh đó, người viết cũng có liên hệ với một số ý
kiến cụ thể của các tác giả và trích dẫn một số dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm và các sách tham
khảo để bài viết có cơ sở vững chắc hơn.


3

Lời cảm ơn
Lời nói đầu, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học
Thủ Dầu Một, cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học vừa qua.Và đặc biệt trong kì học này, Khoa đã tổ chức cho
chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên chúng em .Đó
là môn học “Nguyễn Du và Truyện Kiều”.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Hà Thanh Vân đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng
buổi học trên lớp và những lần thảo luận về bài học, đề tài cũng như về cách viết một đề tài báo
cáo. Nếu không có sự hướng dẫn, góp ý về hướng nghiên cứu thì em nghĩ bài tiểu luận của em
sẽ khó hoàn thiện . Nhờ sự tận tâm của cô và những kiên thức bổ ích em đã hoàn thành xong bài
tiểu luận báo cáo này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô!
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn và giảng viên TS. Hà Thanh
Vân thật dồi dào sức khoẻ và luôn vững niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của
mình, truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Bình Dương, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hiền


4

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương I. Nhân vật trong văn học và chức năng của nó trong
tác phẩm
1.1. Khái niệm “nhân vật văn học”
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét,
xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc
không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
1.2. Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể
hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền
nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật
trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề
của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện
quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền
lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con
người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong

cuộc đời.
Nhân vật văn học còn có chức năng trong việc tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện
trong tác phẩm và cái vẫn thường gọi là cốt truyện. Một phần lớn nhờ nhân vật mà kết cấu nhiều
tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các
phương tiện ngôn từ được phát lộ, rồi tự chúng trở thành những phương tiện nghệ thuật độc lập,
có thể được nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm mĩ chuyên biệt.
1.3. Đặc điểm của nhân vật văn học
Trước hết ta thấy, nhân vật văn học có thể được dựng lên bởi một mẫu nào đó ở đời sống
nhưng lại không phải là một bản sao từ nguyên bản đó. Nhân vật sẽ được dựng nên cùng một hệ
thống những đặc điểm để tạo nên một nét riêng biệt về ngoại hình, tính cách, lời ăn tiếng nói...,
mang sứ mệnh thể hiện một thông điệp có một ý nghĩa bao quát gửi đến người đọc, người đọc sẽ
chiêm nghiệm và đánh giá, đó chính là nét thường thấy của một nhân vật văn học.
Để khu biệt các nhân vật văn học với nhau một cách dễ dàng, người đọc thường nhìn nhận
bởi một chuỗi những dấu hiệu của một nhân vật. Đầu tiên sẽ là “Tên” mà tác giả đã đặt hoặc tạm
đặt. Kế đến như đã có nhắc ở trên, những dấu hiệu khác là đặc điểm diện mạo, tiểu sử, tính cách,
lời nói, hành động và số phận nhân vật. Chính nhờ có một chuỗi những dấu hiệu này mà ta có
thể tính, đếm được số lượng nhân vật có tróng tác phẩm, cũng như có thể tách riêng từng nhân
vật ra để phân tích. Từ đó, chúng xoay quanh chặt chẽ với nhau tạo nên những tính cách, số
phân riêng biệt của mỗi nhân vật. Ngoài ra, nhân vật văn học còn có những điểm đặc thù, phân
biệt rất rõ với nhân vật được thể hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác như: hội họa, điêu
khắc


5

Chương II. Những nét tiêu biểu của nhân vật Thúy Kiều
Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều theo tuyến nhân vật chính diện.
Nhân vật này được miêu tả theo lối lý tưởng hóa, bằng phương pháp ước lệ tượng trưng hướng
đến sự điển hình hóa cao độ. Cũng vì lẽ đó nhân vật Thúy Kiều đã bước ra từ trong những trang
sách để sống với cuộc đời thực, một phần nào đó đã trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá

con người.
2.1. Ngoại hình nhân vật Thúy Kiều
Bên cạnh nghệ thuật tả cảnh đa dạng đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị của truyện
Kiều, Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật tả ngoại hình điêu luyện nhằm đề cao tính cách, vẻ
đẹp cũng như tài năng của các nhân vật.
Ngoại hình nhân vật chính là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm những yếu tố
như: hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo… Nói chung, ngoại hình là những gì
liên quan đến con người mà chúng ta nhìn thấy được. Đối với Nguyễn Du, khi miêu tả nhân vật
thì ngoại hình luôn là yếu tố quan trọng được ông đặc biệt quan tâm bởi đó cũng chính là cơ sở
để bộc lộ tính cách nhân vật.
Nếu như trong văn học hiện đại, khi miêu tả ngoại hình nhân vật, các tác giả thường hướng
đến những chi tiết chân thực, cụ thể, sinh động thì trong văn học cổ điển các tác giả lại hướng
tới những chi tiết mang tính ước lệ, tượng trưng, thường chỉ điểm sơ qua một vài nét tiêu biểu.
Và Nguyễn Du cũng là một trong những tác giả chịu ảnh hưởng của khuynh hướng này.
Tuy nhiên, Nguyễn Du vẫn có sự cách tân, sáng tạo độc đáo, ông đã thổi vào đó khá nhiều
chất liệu của đời sống. Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Du đã lựa chọn và tìm ra những
nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt đựoc những nét
riêng biệt, cá thể của nhân vật. Đồng thời, nắm bắt được những đặc điểm ẩn bên trong của tính
cách nhân vật.
Nhắc đến nhân vật Thúy Kiều chính là nhắc đến tài năng và tâm huyết của Nguyễn Du
khi dồn vào ngòi bút để làm nổi bật chân dung của nhân vật này, từ ngoại hình, tính cách cho
đến số phận đầy bi kịch. Nếu nhân vật Thúy Vân- em của Thúy Kiều, được miêu tả là một thiếu
nữ mang một vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu và trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ tuổi
trăng rằm:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.(19 – 22)
Phép ẩn dụ và nhân hóa được sử dụng hết sức thành công trong bốn dòng thơ miêu tả Thúy
Vân. Tác giả mang hết mọi vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi nhất trong thiên nhiên như “trăng, hoa,

mây, tuyết, ngọc” để so sánh vẻ đẹp quí phái, cao sang của nàng, vẻ đẹp của Thúy Vân còn hơn
cả những cái tinh khôi nhất của thiên nhiên và thiên nhiên bị khuất phục trước vẻ đẹp của nàng.
Như vậy, khi miêu tả ngoại hình của Thúy Vân, Nguyễn Du đã quy định cho tính cách của
nàng. Đó là một người đoan trang, thùy mị, trang nhã, quý phái, có một tâm hồn trong trắng, cao
thượng. Một vẻ đẹp như thế, thiết nghĩ không ai có thể sánh kịp. Thế nhưng, đó lại chỉ là cái nền
để Nguyễn Du tô vẽ, làm bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,


6

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.(23 – 26)
Lúc đầu ta cứ ngỡ không ai có thể đẹp bằng Thúy Vân bởi bức chân dung Thúy Vân đã
tuyệt hảo, hoàn mĩ. Nhưng không ngờ Thúy Kiều lại đẹp hơn Thúy Vân nữa. Đó chính là nghệ
thuật đòn bẩy. Các từ “càng, phần hơn” đã cho thấy Thúy Kiều hơn Thúy Vân, nổi trội hơn
Thúy Vân cả về tài lẫn sắc. Như thế ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vẻ đẹp: một người đoan
trang, ưa nhìn và đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, còn một người lại sắc sảo mặn mà khiến cho người
ta phải “nhìn càng đắm, ngắm càng say”.
Nếu Thúy Vân càng “trang trọng”, “đoan trang” bao nhiêu thì Thúy Kiều càng “sắc sảo”,
“mặn mà” bấy nhiêu. Từ “sắc sảo” gợi lên sự lanh lợi, tinh khôn, còn từ “mặn mà” thể hiện sự
đậm đà, mạnh mẽ, đa tình. Cụm từ “làn thu thuỷ” cho thấy đôi mắt Kiều trong như nước mùa
thu, trên cái làn nước ấy có cả sóng xao động, và “nét xuân sơn” cho thấy chân mày nàng đẹp
như dáng núi mùa xuân. Không cần dài dòng, chỉ với một câu thơ Nguyễn Du đã cho ta thấy vẻ
đẹp của Kiều vượt bật, hơn hẳn vẻ đẹp của Thuý Vân, và rồi ông khẳng định: “So bề tài sắc lại
là phần hơn”.
Những từ “ghen, hờn” được tác giả nhân hóa để dùng cho hoa và liễu là những loài đẹp
nhất, dịu dàng, tươi thắm nhất thế mà phải thua Thúy Kiều, vì vậy mà chúng đố kị, ghen ghét
với nàng. Mượn cây lá thiên nhiên, Nguyễn Du muốn dự báo và suy ngẫm về tương lai, cuộc đời

Thúy Kiều.
Khi tả Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ điểm qua các từ ngữ chứ không miêu tả cụ thể như nét
đẹp của cô em. Điều này cho ta thấy nét đẹp của nàng không thể nào khắc họa cụ thể được, vì
không có câu từ nào có thể lột tả hết được mà chỉ có thể hình dung là “một tuyệt thế giai nhân”
“Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”: Câu thơ này muốn nói về sắc thì chỉ có một mình
Kiều là nhất, về tài thì may ra có người thứ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thường lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Với sáu câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã có thể giải thích ý “tài đành họa hai”. Đã vốn
được trời ban cho một trí tuệ thông minh, sáng suốt lại có ý chí học hỏi, luyện tập thì tất nhiên là
khó có người vượt qua nổi. Thúy Kiều giỏi mọi lĩnh vực: hội họa, thơ ca, chơi cờ,… nhưng lĩnh
vực tài nhất và cũng là hợp với người con gái dịu dàng, xinh đẹp như Kiều nhất là âm nhạc .
Nguyễn Du miêu tả ngoại hình của Thuý Kiều, ông đã chú ý khắc họa tính cách thông minh, tài
trí, thanh quý, sắc tài, và rất mực khôn ngoan của nàng.
Bên cạnh đó, ngoại hình của Thúy Kiều còn được Nguyễn Du miêu tả với những thay đổi
khác nhau qua những giai đoạn. Khi gặp Thúc Sinh ở lầu xanh là lúc Kiều mang sức hấp dẫn,
quyến rũ, nàng đã đem theo sóng gió cuộc đời vào nhan sắc của mình vì “Ngày xuân càng gió,
càng mưa, càng nồng”. Nguyễn Du thật táo bạo khi miêu tả vẻ đẹp hình thể của Thúy Kiều.
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. (1312 – 1313)
Kết hợp với từ láy “dày dày” , Nguyễn Du đã phô bày được vẻ đẹp thân thể của nàng, cái
vẻ đẹp đó “trong” như “ngọc”, “trắng” như “ngà” và Nguyễn Du đã ví nó như một “tòa thiên
nhiên”.
Ta thấy rõ ràng rằng, ở xã hội phong kiến thời xưa, người phụ nữ không được tôn vinh, coi
trọng mà ngược lại, họ bị chà đạp không thương tiếc. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã vượt qua sự bất
công đó với tấm lòng nhân đạo của mình. Ông hết sức nâng niu, đề cao vẻ đẹp và tài năng của



7

người phụ nữ. Điều này đã được thấy rõ khi ông dồn hết cái tình và tài để miêu tả các nhân vật
của mình, hơn hết chính là Thúy Kiều, nhân vật được ông đồng cảm và thương xót. Thế gian bao
nhiêu cái đẹp ông đều dành phần hơn cho Thúy Kiều. Có lẽ điều đó để giải thích cho số phận
của nàng vì tuyêt hảo như thế nên cuộc đời ghét ganh mà xô ngã nàng với vô vàn sóng gió.
2.2. Thúy Kiều – một tâm hồn đa sầu, đa cảm
Kiều là một cô gái đa sầu, đa cảm, đây là nét tính cách cơ bản nhất, xuyên suốt toàn bộ
cuộc đời nàng. Khi nghe kể về cuộc đời Đạm Tiên, Kiều đã có những dự cảm chẳng lành về
cuộc đời mình. Sau đó, nàng gặp Kim Trọng – một chàng trai hào hoa, phong nhã đã làm xao
động tâm hồn nàng. Sau cái lần gặp gỡ ấy, đã làm Kiều phải suy nghĩ.
Đăm đăm lặng ngắm bóng hoa
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời. (177 – 178)
Đó là linh cảm về cuộc đời mình, một tình trạng rối ren, mối này vướng mối khác, cho
thấy trong lòng Kiều lúc này có rất nhiều nỗi lo lắng, băn khoăn, có rất nhiều cảm xúc đang trộn
lẫn vào nhau khiến Kiều phải trăn trở:
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không? (181 – 182)
Những tâm sự của Kiều hiện lên với nhiều nỗi băn khoăn, lo lắng nhưng cũng ngập tràn
niềm hy vọng cho thấy tâm hồn nàng hết sức phong phú. Một người có tính cách như thế thì
chắc chắn cuộc sống sẽ không được yên ổn, điều đó đã được chứng minh trong suốt quãng đời
mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Đến khi sắp phải rơi vào tay Mã Giám Sinh thì những ý nghĩ
thầm kín của Kiều cũng không thể bày tỏ cùng ai mà chỉ biết tự nhủ mình.
Ngập ngừng thẹn lục e hồng,
Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen. (782 – 788)
Đây là thái độ ngập ngừng e thẹn của Kiều cùng với tâm trạng “xót xa”, đau đớn, thương
xót của nàng khi phải từ bỏ mối tình trong trắng, thiêng liêng với Kim Trọng và rơi vào tay của
một kẻ vô loài, để rồi nàng càng hối hận. Kiều nghĩ rằng, nếu biết trước mình không được gắn

bó với chàng Kim mà phải đi theo Mã Giám Sinh thì nàng đã trao thân cho người yêu, để giờ
đây khỏi phải ôm sầu tủi hận.
Biết thân đến bước lạc loài,
Nhụy đào thà bẻ cho người tình chung. (791 – 792)
Qua ngôn ngữ độc thoại của Kiều, ta thấy tâm trạng đau xót cùng với sự hối tiếc của
nàng, đó cũng chính là sự thể hiện tính cách mạnh mẽ, táo bạo báo hiệu một sự phát triển tính
cách ở nàng. Từ nay, Kiều sẽ không còn e dè, rụt rè nữa mà nàng sẽ hành động liều lĩnh, sẽ
chống đối quyết liệt để bảo vệ cho nhân phẩm của mình. Sau này, khi đã chấp nhận tiếp khách
do mắc mưu Tú Bà, mặc dù sống trong cảnh “Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm”, Kiều vẫn
khôn nguôi tự ý thức về mình. Tâm hồn của nàng lúc này trở nên trống trải, cô độc, đau đớn đến
tột cùng vì:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa. (1233 – 1234)
Nàng ý thức được rằng mình đang phải sống trong cảnh “buôn phấn bán hương”, một
cuộc sống tủi nhục, và nàng muốn thoát ra thế nhưng không làm sao khác được. Qua những
giằng xé đau đớn trong nội tâm của Kiều ta thấy nàng là một cô gái có ý thức về bản thân mình.
Ở Kiều chứa đựng một sức sống mãnh liệt dù sống trong cảnh trụy lạc nhưng tâm hồn Kiều lúc
nào cũng trong sáng, thanh cao. Qua đó, ta cũng thấy được nét tính cách rất hiên ngang, mạnh
mẽ ở nàng, một cô gái không bao giờ thỏa hiệp với cuộc sống xấu xa, nhơ nhuốc hiện tại dù


8

trong bất kì hoàn cảnh nào nàng vẫn luôn ước mơ được trở lại cuộc sống trong sạch, được trở về
với những người thân yêu nhất.
2.3. Thúy Kiều – người phụ nữ chân thành trong tình yêu
Bàn về chuyện tình của Thúy Kiều, người đọc không thôi thương xót cho mối tình KiềuKim. Một ngày thanh minh trong tiết trời xuân đẹp, họ đã gặp nhau. Trái tim của thiếu nữ xinh
đẹp, tài hoa đã xao động trước dáng vẻ phong nhã của chàng thư sinh tài hoa. Để rồi đêm hôm
ấy, bao nổi ngổn ngang đã dậy sóng trong tâm hồn nàng:
Người đâu gặp gỡ làm chi?

Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Khi xao động với chàng Kim, Kiều đã thầm nghĩ chàng đã trở thành ý trung nhân và
ngược lại chàng Kim cũng thể hiện nỗi nhớ mong.
Cho dù lúc đầu Kiều có nói lời “khước từ” theo lối đưa đẩy với chàng Kim:
“Dù khi lá thắm chỉ hồng / Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”
, thì sự thật trái tim của nàng cũng đã đầy ắp tình yêu ngay từ ngày thanh minh mới gặp chàng.
Và nàng đã nhận lời đính ước với chàng Kim mà không chờ đến ý kiến của mẹ cha như nàng đã
nói:
Đã lòng quân tử đa mang
Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung!
Mối tình Kiều – Kim còn là một mối tình táo bạo và hồn nhiên, vượt lên trên khuôn khổ
của lễ giáo phong kiến. Sau ngày đính ước, chớp lấy “cơ hội” khi cả nhà đi vắng, Kiều đã sang
nhà chàng Kim hai lần, buổi chiều và ban đêm để gặp chàng. Bàn chân nàng “xăm xăm băng lối
vườn khuya một mình”, thật mãnh liệt, chúng như có “ma lực” của ái tình lôi cuốn, chủ động và
tự tin, nàng đã đi, đi theo tiếng gọi của con tim đắm say tình yêu! Không thể có bất kỳ sợi dây
nào của lễ giáo phong kiến có thể trói buộc được bước chân của nàng! Nàng tự biết rằng
“khoảng vắng đêm trường” là một không gian và thời gian rất “nhạy cảm”, nhưng không phải vì
thế mà e dè không đến với nhau. Thế nên, ngay khi gặp chàng, Kiều đã nói với Kim Trọng:
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Nàng lo sợ, biết đâu có một ngày nào đó, câu chuyện ái tình của hai người đêm nay chỉ
như một giấc chiêm bao… Và trong đêm ấy, Kiều – Kim đã thề nguyền “Trăm năm tạc một chữ
đồng đến xương”, có “vầng trăng vằng vặc” trên trời cao chứng giám, có hương trầm ngào ngạt
tỏa thơm và có tiếng đàn tuyệt vời của Kiều ngân rung, làm cho kỷ niệm của buổi thề nguyền
càng thêm thiêng liêng và tha thiết
Đúng như nàng đã cảm nhận, mối tình của Kiều – Kim mới chớm nụ, chưa kịp đơm hoa
thì giông bão ập tới. Kiều phải bán mình để cứu cha và em. Đêm trao duyên cho Thúy Vân, bên
“ngọn đèn khuya”, nàng xót xa thương chàng Kim mai ngày khi trở lại vườn Thúy nơi này thì
tình xưa đã lìa tan:
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khít cho người dở dang.

Để rồi, nàng nức nở, vật vã khóc than:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Mối tình đầu đẹp đẽ và đầy mộng mơ giữa Kiều và Kim sẽ còn đọng lại mãi mãi trong
trái tim nàng, “mai sau dù có bao giờ”, không thể nhạt phai.
Đó còn là một mối tình trong trắng, trinh nguyên. Trong suốt chiều dài tác phẩm, mối tình
Kiều – Kim không hề vẩn đục bởi màu sắc nhục dục. Cái đêm Thúy Kiều táo bạo sang nhà Kim
Trọng tự tình, trước gương mặt mỹ nhân và trong tiếng đàn huyền diệu, lại trong một hoàn cảnh
nhạy cảm, con “sóng tình” trong lòng Kim Trọng trào dâng, “xem trong âu yếm có chiều lả lơi”.


9

Mặc dù rất yêu chàng, nhưng Kiều đã không để cho tình yêu lấn át đạo lý, cương thường. Nàng
đã khéo chối từ và không ngã vào tay chàng Kim:
Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Cô gái trẻ ấy đã giữ gìn sự trinh trắng của tâm hồn và thể xác, bởi nàng biết trân trọng sự
thiêng liêng của tình yêu, của hạnh phúc mai sau:
Phải điều ăn sổi ở thì
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày.
Nàng sang nhà Kim đêm ấy là để trao cho chàng tình yêu, còn chuyện trao thân chưa phải
lúc. Nàng nói với chàng Kim, như để “vỗ về” chàng:
Vội chi liễu ép hoa nài,
Còn thân ắt cũng đền bồi có khi.
Nhưng rồi điều đó sẽ mãi mãi không bao giờ xảy ra trong cuộc đời của cả hai người, kể cả
sau này Kiều – Kim có ngày đoàn viên sau mười lăm năm xa cách. Đã có một lần, biết phải thất
thân với Mã Giám sinh, nhớ đến chàng Kim, Kiều cảm thấy ân hận và luyến tiếc:
Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung!

Sau này, khi gặp lại chàng Kim, nàng không muốn đem tấm thân đã vẩn nhiều cát bụi của
trần thế mà dâng lên mối tình trong trắng ngày xưa:
Người yêu ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau!
Mối tình Kiều – Kim là một mối tình thủy chung vô hạn. Ngay sau khi đính ước, thề
nguyền, gặp cảnh tai biến, lúc chia tay để chàng Kim về quê chịu tang chú, Kiều đã nói với
chàng Kim tấm lòng son sắt, thủy chung của mình:
Cùng nhau trót đã nặng lời,
Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ.
Và:
Đã nguyền hai chữ đồng tâm,
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.
Lời thề nguyền ấy là thiêng liêng và nó đã đi theo suốt cuộc đời nàng Kiều.
Khi ở lầu Ngưng Bích, tấn bi kịch bị lừa gạt, bị sỉ nhục đang còn đè nặng lên trái tim
Kiều, nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về chàng Kim:
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Và những ngày đau đớn tủi nhục ở lầu xanh, nàng cũng không quên được hình bóng của
chàng:
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Ngay cả khi Kiều đã là vợ Thúc Sinh, trong tâm trạng cô đơn, ngóng chờ Thúc Sinh đang
về nhà xin phép Hoạn Thư chấp thuận cho nàng được làm vợ lẽ, Kiều vẫn thầm nhớ đến lời thề
nguyền chung thủy với chàng Kim năm xưa:
Tóc thề đã chấm ngang vai
Nào lời non nước, nào lời sắt son?
Trong suốt mười lăm năm lưu lạc, Kiều phải lấy Thúc Sinh, Bạc Hạnh và cả Từ Hải nữa, là
những cuộc hôn nhân đầy tính toán mưu mô và cưỡng đoạt, thì cái sợi tơ tình yêu và lời thề thủy
chung với chàng Kim xưa vẫn không đứt trong sâu thẳm tâm hồn nàng:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,



10

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.
2.4. Thúy Kiều- một số phận đặc biệt
Văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân
trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã
hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến.
Có thể khẳng định rằng, cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phục là hai tâm
trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Cả
nước Việt thời phong kiến chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc nghiệt tối tăm. Và vô hình
chung, số phận của người phụ nữ cũng không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã
hội. Trong thơ ca, họ hiện lên là những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Họ có chung thân phận là
đều bị xã hội phong kiến nam quyền chà đạp lên khát vọng hạnh phúc.
Như trình bày, họ có một số phận chung khi sống trong cùng một thời đại, như một quy luật
khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Nhưng có lẽ, mỗi kiểu mẫu là mỗi số phận
riêng biệt. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải
khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng
nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi
oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn. Nàng Vũ Nương đã không tự quyết định chọn lựa
cho số phận của mình. Chỉ vì bị Trương Sinh nghi oan mà nàng đã tự vẫn, không là con đường
sống, không là mạnh mẽ. Có lẽ, so bề Thúy Kiều, nàng là phận nữ nhi yếu đuối và không bứt
phá cho cuộc đời mình, mặc dầu nàng được đầy sự ca ngợi bởi công - dung – ngôn - hạnh. Một
số phận cam chịu điển hình cho số phận phụ nữ đương thời không thể không nhắc đến Thúy Vân
– em gái của Thúy Kiều. Tuy cuộc đời nàng không truân chuyên, 15 năm lưu lạc như Thúy Kiều
mà được hưởng một cuộc sống êm đềm. Nhưng có lẽ đây là người phụ nữ cũng có nhiều bi kịch
hơn là hạnh phúc. Nàng luôn bị động trước những tình thế “ đặt vào thế đã rồi”. Trong đêm trao
duyên, dường như đồng cảm với nỗi lòng của Thúy Kiều, nàng Vân đã cùng thức để chia sẻ, an
ủi chị:

“Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
“Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”
Từ đây, sau những lời an ủi, số phận của Thúy Vân bắt đầu với sự hy sinh cá nhân. Nàng
nhận lời giữ mối lương duyên giùm chị. Nàng sống với cuộc sống không có tình yêu. Bao nhiêu
tình cảm đông đầy, nghĩa tình Kim Trọng đã dành trọn cho Thúy Kiều. Chỉ có Thúy Vân mới
hiểu được nỗi đau đớn của mình. Nỗi đau của Thúy Vân là nỗi đau của một cuộc hôn nhân
không có tình yêu. Một cuộc hôn nhân chỉ nhằm thực hiện một mục đích đạo lý. Từ khi Kim
Trọng kết hôn với Thúy Vân suốt mười lăm năm dường như chúng ta không thấy những phút
giây âu yếm, hạnh phúc của hai người. Thúy Vân là tuýp người phụ nữ an phận, cũng như những


11

người phụ nữ đương thời, nàng không có sự quyết định cho bản thân mà luôn nghe theo những
lời sắp đặt của bề trên.
Đưa ra vài dẫn chứng về người phụ nữ thời phong kiến để từ đó thấy được cái cá nhân
riêng biệt của Thúy Kiều được rõ hơn. Qua hình tượng nàng Kiều và với những giá trị hiện thực,
giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm “Truyện Kiều”, ta có thể thấy rõ được quan niệm nghệ
thuật mới tiến bộ về con người, về cá nhân của đại thi hào Nguyễn Du. Thuý Kiều- một người
con gái tài hoa, xinh đẹp- một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, một tài năng hiếm thấy, nổi bật về cả
cầm, kì, thi, hoạ. Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết của mình vào sáng tạo hình tượng Thuý
Kiều, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ vốn không được coi trọng trong xã hội đương thời bằng
một tấm lòng trân trọng yêu thương. Đó là điều hiếm, hoặc thậm chí không tìm thấy trong các
tác phẩm trước “Truyện Kiều”, và các nhà thơ khác trước Nguyễn Du. Nghệ thuật đòn bẩy được
sử dụng thật tài tình, cái đẹp “mười phân vẹn mười”, “sắc sảo mặn mà”, Thuý Kiều quả là một
giai nhân hiếm có trên đời. Nếu như Thuý Vân có một vè đẹp “mây thua”, “tuyết nhường”, hài

hoà với cảnh vật xung quanh, với thiên nhiên, tính cách đoan trang thuỳ mị như ngầm báo trước
một tuơng lai êm đềm, phẳng lặng thì Thuý Kiều với vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”,
ngầm dự báo trước số phận của nàng sẽ gặp nhiều bất trắc, nhiều sóng gió bão táp. Thúy Kiều đã
trải qua hầu hết những đau khổ của người phu nữ dưới chế độ phong kiến; gia đình li tán, tình
yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí, và rồi cuộc đời hầu hết
không chồng, không con giữa 30 tuổi xuân. Nhưng có lẽ khác với Vũ Nương, Thúy Kiều được
lựa chọn. Cha và em bị bắt, Thúy Kiều quyết định bán mình để chuộc cha và em. Số phận bi
thương và thảm kịch sau này của nàng cũng không phải do người khác quyết định mà do chính
nàng tự quyết định. Thúy Kiều là mẫu người phụ nữ dám quyết định trong mọi ngã rẽ của đời
mình. Nàng dám yêu, dám vượt ra lễ giáo để đi tìm người nam nhân mà nàng thầm thương, để
rồi tình yêu ấy được đáp hồi trọn vẹn, thủy chung. Nàng biết được thế cục gia đình, phận làm
chị, nàng tự quyết “bán mình chuộc cha”.... ngay cả việc quyết định ở bên những người đàn ông
mà nàng biết rằng họ sẽ giúp được mình những gì. Đấy là sự khôn ngoan, mạnh mẽ trong con
người nàng, nhưng chưa dừng ở đây, khi nhắc đến Thúy Kiều là nhăc đến một chuỗi bi kịch, một
số phận “hơn người” khi đặt trong sự so sánh với những người phụ nữ cùng thời. Bi kịch đầu
tiên, cũng là nguyên nhân của chuỗi bi kịch trong cuộc đời Thúy Kiều là bán mình chuộc cha và
em. Bi kịch xảy ra với nàng Kiều theo một trình tự trong sự mắc lừa từ lần này đến lần khác một
cách logic và có tính hệ thống. Trong mười lăm năm lưu lạc, nàng chịu sự dày vò, chà đạp về thể
xác và tinh thần. Đầu tiên, nàng bị mắc lừa Mã Giám Sinh Trên thực tế, Mã Giám Sinh mua
Kiều về với mục đích bán cho Tú Bà để kiếm lời. Bị lừa, Thúy Kiều rút dao tự vẫn nhưng không
thành, đây cũng là lý do để Tú Bà đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chờ cơ hội giăng lưới
tìm cách giữ chân nàng. Trong chuỗi bi kịch của Thúy Kiều, bi đát nhất là mắc lừa Hồ Tôn Hiến.
Ở bên Từ Hải, có “Triều đình riêng một góc trời”, vậy mà vẫn hoa mắt trước cám dỗ vật chất
“Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu”. Thúy Kiều đã bị mua chuộc bởi ngọc vàng, gấm vóc của
Hồ Tôn Hiến để rồi hồ đồ dụ Từ Hải ra hàng. “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” - một bậc
anh hùng hảo hán đã phải gánh chịu một bài học quá muộn màng: “Ai ngờ một phút tan tành
thịt xương” do chính hồng nhan tri kỷ gây nên... Trong gia đình và xã hội, Kiều đều tỏ ra là
người trọng nhân, trọng nghĩa. Trên bước đường đời phiêu bạt, kẻ áp bức đọa đày nàng rất nhiều
mà người xót thương, giúp đỡ cùng không ít, Kiều đều khắc cốt, ghi tâm. Đến lúc báo ân báo
oán, Kiều trả ân trước, báo thù sau. Thường tình, người ta ghi sâu oán hơn ân nên trả oán trước

trả ân. Nhưng Kiều là con người trung hậu, vị tha, nghĩ đến người nhiều hơn nghĩ đến mình nên
nàng trọng ân hơn oán. Thúc Sinh, mụ quản gia, Kiều Nhi, Giác Duyên… đều dược nàng đền ơn
rất hậu và đánh giá rất cao hành động tốt đẹp của họ trước đây đối với nàng:


12

Ngàn vàng gợi chút lễ thường,
Mà tòng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân!
Từ những bi kịch của gia đình, dẫn đên bi kịch của chính bản thân. Từ bỏ tình yêu đầu
đời với một tấm lòng thủy chung để bán mình chuộc cha và em. Từ những cú lừa suốt mười lăm
năm đắng cay để rồi có ngày đoàn tụ với gia đình. Thúy Kiều đã trãi qua các cuộc bể dâu đầy
chua xót, để rồi vượt lên hết là tấm lòng cao đẹp của nàng được thể hiện trên số phận, trên ân và
oán. Đặc biệt, thể hiện một người phụ nữ dám đương đầu với sóng gió, chứ không kết liễu đời
mình như Vũ Nương, không chịu an phận và theo sự sắp đặt nếu như mình còn sức phản kháng,
sự khác biệt đó được so với chính Thúy Vân. Nguyễn Du đã xây dựng tài tình nhân vật Thúy
Kiều với rất nhiều tình tiết, xoay quanh cuộc đời nàng, thông qua ngoại hình, hành động, ngôn
ngữ cũng như nội tâm của nhân vật. Đưa Thúy Kiều trở thành cái tên được những thế hệ mai sau
nhắc đến và cảm thông khi nhăc đến Truyền Kiều nói chung và nhân vật Thúy Kiều nói riêng.


13

Kết Luận
Nguyễn Du một người nghệ sĩ tài ba đã mang đến một hình tượng nhân vật Thúy Kiều –
đại diện cho những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Chính cái xã
hội ấy đã chà đạp lên những phẩm chất và vẻ đẹp mà đáng nhẽ ra phải có cuộc sống hạnh phúc
của họ. Qua đó, ta nhận thấy ở Nguyễn Du một “cái tâm trong sáng” trong muôn vàng cái xô bồ,
thối nát của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã vận dụng hết bút lực, vắt cạn máu tim
để cho ra đời Truyện Kiều – một đứa con tinh thần bất tử với thời gian. Ông là một nghệ sĩ, một

nghệ sĩ vô song, là một trái tim lớn, không chỉ thế Nguyễn Du còn là một nhà văn hóa lớn, ông
đã thu góp tinh hoa văn hóa các thời đại, các chân trời, tinh hoa văn hóa dân gian và trả về cho
nền văn hóa ấy những sản phẩm sáng tạo làm vẻ vang hai tiếng Con Người.
Về Truyện Kiều thì luôn chứa đựng nguồn đề tài vô cùng phong phú, từ những đề tài mang
tầm cỡ rộng lớn khái quát nhất đến những đề tài cụ thể, sinh động nhất. Những ai muốn nghiên
cứu sâu thì Truyện Kiều là một chân trời rộng mở vì từ khi “sinh ra” Truyện Kiều đã là một
tiếng vang lớn về nội dung lẫn nghệ thuật. Đến ngày nay, sau bao nhiêu năm dài đằng đẳng thì
Truyện Kiều vẫn còn nhiều ẩn số vẫn chưa được khai thác hết.
Truyện Kiều là tiếng kêu. đứt ruột về thân phận con người – nhất là người phụ nữ trong xã
hội phong kiến mà nhân cách bị chà đạp, vùi dập thảm thương. Thúy Kiều là cô gái có nghĩa có
tình. Mặc dù rơi vào cảnh ngộ éo le, đau khố triền miên nhưng trong bối cảnh cuộc đời tăm tối
ấy, phẩm giá Thúy Kiều vẫn thanh cao, rạng ngời. Có thế ví Thúy Kiều như một bông sen nở
giữa đầm lầy. Phẩm hạnh quý giá ấy khiến cho hình tượng Thúy Kiều trở nên bất diệt. Nhân vật
Thúy Kiều đã để lại cho chúng ta những bài học đạo lí thấm thía và bổ ích. Dó là giá trị nhân
văn lớn lao của tác phẩm.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998.
2. Tào Văn Ân (chủ biên) - Lí luận văn học - Đại học Cần Thơ, 2000
3. Phan Thanh Đạm (chủ biên) - Sách giáo khoa Làm văn lớp 10 - NXB Giáo dục, 2000.
4. Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên) - Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm - NXB Giáo dục, 2007.
5. Hà Minh Đức (chủ biên) - Lí luận văn học - NXB Giáo dục, 1997.
6. Lê Bá Hán - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo dục, 2006.
7. Dương Quảng Hàm (chủ biên) - Văn học Việt Nam sử yếu - NXB Hội nhà văn TP
HCM, 1996.
8. Nguyễn Thái Hòa - Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp - NXB KHXH Hà Nội,
1997.

9. Vũ Văn Kính, Truyện Kiều – Đối chiếu chữ nôm quốc ngữ - NXB Viện bảo tàng lịch sử
TP Hồ Chí Minh, 1992.
10.Lê Đình Kỵ - Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực - NXB KHXH Hà Nội, 1970.
11.Đặng Thanh Lê - Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm - NXB KHXH, 1979.
12.Đặng Thanh Lê - Về ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều - Tạp chí văn học số 3, 1997.
13.Phương Lựu (chủ biên) - Lí luận văn học (Tập 2) - NXB Giáo dục, 1987
14.Nguyễn Công Lý (chủ biên) - Tập làm văn – Giáo trình dành cho sinh viên khoa ngữ
văn cao đẳng và đại học đại cương - NXB Đà Nẵng, 1997.
15.Đặng Thai Mai (chủ biên) - Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - NXB Hà
Nội, 2003.
16.Phan Ngọc - Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều - NXB KHXH Hà
Nội, 1985.
17.Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội, 1978.
18.Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục,
2003.
19.Đỗ Minh Tuấn - Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều - NXB VHTT
Hà Nội, 1995.
20.Trần Đình Sử - Một số vấn đề thi pháp học hiện đại - NXB Hà Nội, 1993.
21.Trần Đình Sử (chủ biên) - Lí luận văn học (Tập 2) - NXB Đại học sư phạm Hà Nội,
2006.
22.Bùi Tất Tươm (chủ biên) - Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt - NXB Giáo
dục, 1997.
23.Lê Trí Viễn (chủ biên) - Lịch sử văn học Việt Nam (Tập 3) - NXB Giáo


15

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................4
Chương I. Nhân vật trong văn học và chức năng của nó trong tác phẩm......................4
1.1. Khái niệm “nhân vật văn học”.............................................................................4
1.2. Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm.................................................... 4
1.3. Đặc điểm của nhân vật văn học..............................................................................4
Chương II. Những nét tiêu biểu của nhân vật Thúy Kiều ...........................................5
2.1. Ngoại hình nhân vật Thúy Kiều...................................................................................5
2.2. Thúy Kiều – một tâm hồn đa sầu, đa cảm..............................................................7
2.3. Thúy Kiều – người phụ nữ chân thành trong tình yêu............................................8
2.4. Thúy Kiều- một số phận đặc biệt .........................................................................10
Kết luận...................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo....................................................................................................14



×