Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhtại công ty TNHH SX TM Vạn Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.53 KB, 53 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Bảng 2.1

Cơ cấu nguồn nhân lực kinh doanh của công ty

Bảng 2.2

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 đến năm 2016

Bảng 2.3

Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2014 – 2016

Bảng 2.4

Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2014 – 2016

Bảng 2.5

Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2014 – 2016

Bảng 2.6


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Bảng 2.7

Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.8

Kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh qua 3 năm 2014 –
2016

Trang


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Hình 2.1

Nệm cao su Vạn Thành

Hình 2.2

Nệm Mousse Vạn Thành

Hình 2.3


Nệm bông ép Vạn Thành

Hình 2.4

Nệm lò xo Vạn Thành

Hình 2.5

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty SX & TM Vạn Thành

Hình 2.6

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Hình 2.7

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “ Nhật kí
chung”

Hình 2.8

Sơ đồ ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán

Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
SX
TM

DN
DT
TSCĐ
BCĐKT
LNTT
LNST
VCSH
TS
NV
TNDN

:Trách nhiệm hữu hạn
: Sản xuất
: Thương mại
: Doanh nghiệp
: Doanh thu
: Tài sản cố định
: Bảng cân đối kế toán
: Lợi nhuận trước thuế
: Lợi nhuận sau thuế
: Vốn chủ sở hữu
: Tài sản
: Nguồn vốn
: Thu nhập doanh nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, các công ty đang nỗ lực cạnh tranh từng ngày để tìm
được chỗ đứng trên thị trường. Lẽ tất nhiên là các công ty phải chịu áp lực cạnh tranh
rất gay gắt từ mọi phía. Vì vậy có một câu hỏi đặt ra mà không một doanh nghiệp nào

khi bước chân ra thị trường mà không suy nghĩ đến. Đó là“làm thế nào để có thể đứng
vững, và phát triển được bền lâu”. Để làm được những điều đó, ngoài việc nâng cao
chất lượng hàng hóa dịch vụ còn phải có một đội ngũ nhân viên có năng lực, nhất là kế
toán giỏi để có thể đi sâu vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh gúp nhà quản trị
ra được quyết định tốt nhất, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.Để có
thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt được ví như là“Thương
trường cũng như chiến trường”. Các công ty, doanh nghiệp cần phải tập trung, chú
trọng giải quyết vào ba vấn đề cơ bản đó là: Sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản
xuất như thế nào? Các công ty phải tự quản lý mọi vấn đề của mình từ vốn, lao động
cho đến bán hàng,...Tất cả đều hướng tới một mục tiêu là lợi nhuận. Và nó sẽ trở thành
yếu tố để quyết định được công ty thành công hay là phá sản. Vì vậy, các công ty phải
sử dụng hiệu quả các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp,cũng như công ty cần nắm
bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn
vị để phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu
quả luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm và trở thành điều kiện thiết yếu để
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy nên em đã lựa chọn đề
tài“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM Vạn
Thành”.
Mục tiêu của bài báo cáo này:Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty thông
qua việc nghiên cứu tính chất của từng khoản mục chi phí,doanh thu,lợi nhuận,…Tìm
ra nguyên nhân để mà từ đó có thể đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty
TNHH SX & TM Vạn Thành thể hiện qua các báo cáo tài chính của công ty trong
vòng 3 năm 2014 – 2016, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh
doanh của Công ty TNHH SX & TM Vạn Thành.
Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lí luận chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhtại Công ty TNHH SX & TM
Vạn Thành.
Chương 3: Đánh giá thực trạng và một số ý kiến hoàn thiện.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong một thời kì kế toán nhất định, hay kết quả kinh
doanh là biểu tượng bằng tiền phản ánh chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng
lãi ( nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ ( nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí).Kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.Kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán ( gồm
cả sản phẩm, hàng hóa,bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của các sản
phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản như:chi phí
khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lí,
nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.Kết
quả hoạt động tài chính: số chênh lệch của thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí
hoạt động tài chính.Kết quả hoạt động khác: số chênh lệch giữa các thu nhập khác, các
khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.1.2. Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh
nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN.Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản
và với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp thì
công việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác
hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển nhu cầu thông tin cho nhà quản trị
càng nhiều, đa dạng và phức tạp thì khi đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
cũng hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu
thông tin cho các nhà quản trị.Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi
trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích hoạt động kinh doanh
như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động


8

sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh
nghiệp.Nói tóm lại phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh & các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các
phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
1.1.3. Phương pháp sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Để có thể nắm được một cách đầy đủ nhà phân tích thường sử dụng các phương
pháp như: Phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân
tích Dupont.
1.1.3.1.

Phương pháp so sánh


Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được các nhà phân tích sử
dụng phổ biến nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân
tích.Để sử dụng phương pháp này thì cần phải xác định rõ gốc so sánh, điều kiện so
-

sánh và kĩ thuật so sánh.
Gốc so sánh: Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho phù
hợp.
Kỳ gốc là năm trước nếu muốn thấy xu hướng phát triển của đối tượng phân tích.
Kỳ gốc là năm kế hoạch nếu tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình
hình thực hiện mục tiêu đặt ra, kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành nếu tiêu chuẩn
so sánh này thường được sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức

-

trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành.
Điều kiện so sánh: Số liệu của các chỉ tiêu trong quá trình phân tích phải đảm bảo tính
thống nhất về không gian và thời gian, nghĩa là phải cùng một nội dung kinh tế, một
phương pháp kế toán, đơn vị đo lường, phạm vi, thời gian và quy mô không gian xác

-

định.
Kỹ thuật so sánh: Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chính xác thì nhà phân
tích cần lựa chọn kĩ thuật so sánh thích hợp với mục tiêu so sánh. Đối với bài phân tích
muốn kết quả so sánh biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu
kinh tế nên sẽ sử dụng kĩ thuật so sánh bằng số tương đối – đây là kết quả của phép
chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc.
Ngoài ra, nếu muốn kết quả so sánh biểu hiện cho sự biến động về khối lượng,
quy mô thì nhà phân tích sẽ lựa chọn kĩ thuật so sánh bằng số tuyệt đối.Đây là kết quả

của phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc. Nhà phân tích cũng có thể so
sánh bằng số bình quân, đây là dạng đặc biệt của so sánh tuyệt đối, biểu hiện đặc trựng


9

chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị kinh tế, một bộ
phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Số so sánh bình quân ta sẽ đánh
giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng của doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh có ưu điểm là đơn giản và dễ thực hiện, song khi sử dụng
phương pháp này trong quá trình phân tích thì các nhà quản lí chỉ mới dừng lại ở trạng
thái biến đổi nhanh lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu. Để tìm hiểu sâu xem nguyên
nhân dẫn đến sự tăng giảm này thì phương pháp so sánh vẫn chưa hoàn thành được
mục tiêu này.
1.1.3.2.

Phương pháp thay thế liên hoàn

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh nhằm
mục đích biết được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng
cách đặt nhân tố trong điều kiện giả định và khi xác định ảnh hường của các nhân tố
nào thì người ta sẽ loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Có thể khái quát phương pháp
này như sau:
Bước 1: Xác định công thức, tức là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức báo gồm tích số
các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu phân tích. Khi thiết lập công thức thì cần phải sắp
xếp các nhân tố chính yếu trước, nhân tố thứ yếu sau.
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích bằng cách so sánh số liệu thực hiện với số
liệu gốc, phần chênh lệch đó chính là đối tượng phân tích.

Bước 3: Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việ cthay thế từng
nhân tố một: khi thay thế một nhân tố thì cố định các nhân tố còn lại, nhân tố nào đã
được thay thế thì cố định ở kì phân tích, nhân tố nào chưa được thay thế thì có định ở
kì gốc.
Bước 4: Tìm nguyên làm thay đổicác nhân tố, nếu do nguyên nhân bên trong
doanh nghiệp thì tìm biện pháp thích hợp để khắc phục, củng cố xây dựng phương
hướng cho kì sau.
Ưu điểm của phương pháp này dễ thực hiện, dễ tính toán hơn so với phương
pháp khác dùng để xác định nhân tố ảnh hưởng. Tuy vậy các mối quan hệ của các yếu
tố phải được giả định có quan hệ theo mô hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có
thể có mối quan hệ theo nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào đó
ta phải giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế điều này hoàn toàn
không xảy ra


10

1.1.3.3.

Phương pháp Dopunt

Mô hình Dopunt là kĩ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một
doanh nghiệp bằng các công cụ quản lí hiệu quả truyền thống. Trong bài phân tích này
có vận dụng mô hình Dopunt để phân tích mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài
chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số.
Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính , chúng ta có thể phát
hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Ví dụ, khi phân tích tỷ suất sinh lời của Tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản


Tỉ suất sinh lời
của tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế
=

Doanh thu thuần

X

Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Hay
Tỉ suất sinh lời của

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh
=
X
1.1.4.
tổng tàiThông
sản tin sử dụng phân
thutích
thuần

Hệ số vòng quay tổng tài
sản

1.1.4. Thông tin sử dụng phân tích

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài
chính, được hình thành thông qua việc xử lí các báo cáo kế toán: Đó là bảng cân đối kế
toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo chi tiết khác.
Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể , là bảng
tổng hợp, cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị về
tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định . Thời điểm
quy định là ngày cuối cùng của kì báo cáo. Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng
cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kì hạch toán .
Số liệu trên bảng cân đối kế toán có thể cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài
sản đó.Bảng cân đối kế toán có một vai trò quan trọng bới nó là đề tài để nghiên cứu ,
đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử
dụng vốn ở một thời điểm nhất định. Thông qua bảng cân đối kế toán ta có thể xem xét


11

quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn , cũng như các mối quan hệ khác ,
giúp cho người quản lí thấy rõ tình hình huy động vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để
mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ và khả năng thanh toán, kiếm tra
các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch...Từ đó phát hiện được
tình hình mất cân đối và có phương hướng, biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan
hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thật sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi
cho doanh nghiệp.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cho biết sự dịch chuyển của tiền
vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,nó cho phép dự tính khả
năng hoạt động của doanh nghiệp tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các
nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ
với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp. Từ đó
có thể xác định kết quả họat động kinh doanh lãi hay lỗ. Như vậy báo cáo kết quả kinh

doanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong một thời kì nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình thực
hiện nghĩa vụ với Nhà nước và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động , kĩ
thuật và trình độ quản lí sản lí, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng báo cáo tài chính khác:Khi hiệu quả phân tích hoạt động của doanh nghiệp
ta cần phải có số liệu chi tiết về chi phí lãi vay, chi phí khả biến và bất biến trong
khoản mục các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh , chi phí bán hàng, chi phí quản lí
doanh nghiệp. Tất cả những số liệu trên muốn có được thì cần phải xem chi tiết trên
các sổ kế toán chi tiết tại doanh nghiệp.
1.2.

Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1.1.

Phân tích doanh thu

Doanh thu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu của doanh nghiệp có
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong thời kì nhất định.
Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài
chính, doanh thu từ hoạt động khác và thu nhập khác.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị
cần phân tích doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của
doanh nghiệp. Để phân tích tình hình doanh thu. Chỉ tiêu để phân tích tình hình doanh


12

thu là: Tổng doanh thu trong kì là tổng doanh thu của tất cả các hoạt động của doanh

nghiệp.
Tốc độ tăng tổng doanh thu:

Tốc độ tăng tổng
doanh thu

1.2.1.2.

=

Doanh thu kì này - Doanh thu kì trước

x

100%

Doanh thu kì trước

Phân tích chi phí

Chi phí là hao phí về nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đạt được một kết quả
kinh doanh nhất định. Khi tham gia vào kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong muốn
tối đa hóa lợi nhuận , lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những
chi phí bỏ ra. Do đó việc tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy nhất mà các
doanh nghiệp đi đến lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh. Chi phí hoạt động sản
xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, nó luôn thay đổi trong quá trình tái
sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh.
Các khoản chi phí của doanh nghiệp bao gồm:Gía vốn hàng bán là biểu hiện
bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một
loại sản phẩm nhất định. Riêng đối với doanh nghiệp thương mại như Công ty TNHH

TM&SX Vạn Thành không sản xuất ra hàng hóa mà chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ
thì giá vốn hàng bán còn bao gồm chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán
trong kì.Chi phí tài chính gồm có chi phí lãi vay, chi phí dự phòng các khoản đầutư tài
chính, lỗ từ đầu tư tài chính, lỗi do chênh lệch tỉ giá.Chi phí quản lí doanh nghiệp là
toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lí trong toàn doanh nghiệp. Đó
là những chi phí hành chính, kế toán, quản lí chung...Chi phí bán hàng là toàn bộ
những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi
phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lượng nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng,
khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm,
hàng hóa,..Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của
doanh nghiệp gồm chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ, chệnh lệch lỗ do đánh giá lại
vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư
dài hạn khác, bị phạt thuế và các khoản chi phí khác.


13

Tốc độ tăng của tổng chi phí:
Tốc độ tăng của chi

=

phí

Chi phí kì này- Chi phí kì trước
Chi phí kì trước

x


100

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng hay giảm của chi phí. Do chỉ tiêu tổng chi phí
chỉ phản ánh về quy mô tiền vốn phục vụ quá trình kinh doanh và xác định số phải bù
đắp từ thu nhập trong kì nên người ta thường dùng thêm chỉ tiêu này để phản ánh trình
độ sử dụng các loại chi phí trong kì, chất lượng của công tác quản lí chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tỉ suất chi phí:
Tỉ suất chi phí

=

Tổng chi phí
Tổng doanh thu

x

100

Đây là chỉ tiêu cho biết cứ để có được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Nhà quản trị dựa vào chỉ tiêu này để so sánh, phân tích
trình độ quản lí và sử dụng chi phí giữa các kì trong doanh nghiệp. Từ đó doanh
nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận đồng thời kiểm soát
được rủi ro trong kinh doanh.
1.2.1.3.

Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đáng giá hiệu quả

kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh lợi nhuận bao gồm:
Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản chênh lệch giữa doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ ( bao gồm giá vốn hàng
bán, chí phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp).
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và chi của hoạt
động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán
chứng khoán, hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động kinh doanh bất động sản,
chênh lệch giữa tiền gửi ngân hàng với tiền vay ngân hàng,...


14

Lợi nhuận khác: là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh, những khoản thu này mang tính chất không thường xuyên. Hay
nói cách khác lợi nhuận khác là chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và chi phí
khác phát sinh trong kì.
- Lợi nhuận trước thuế được xác định trên cở sở tổng thu nhập trừ tổng chi phí.
- Lợi nhuận sau thuế được xác định bằng lợi nhuận sau thuế trừ thuế thu nhập
Tốc độ tăng lợi nhuận kì này so với kì khác

Tốc độ tăng lợi nhuận

=

Lợi nhuận kì này - Lợi nhuận kì trước
Lợi nhuận kì trước

x


100

Các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá quy mô, mức độ tăng trưởng lợi
nhuận nói chung cũng như bộ phận lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cơ bản
kì này so với kì trước.
1.2.2. Phân tích khả năng sinh lời
1.2.2.1.

Tỉ suất sinh lời của doanh thu

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kì báo cáo. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính trên cơ sở
so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp ( hoặc tổng lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp ) với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập hoạt động tài
chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
1.2.2.2.

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu
đồng lời nhuận trong kì báo cáo. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tính
trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp( hoặc tổng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo.
1.2.2.3.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.


15

1.3.

Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp

1.3.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả hoạt động là thương số giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Hiệu quả
hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng tất yếu đối với mọi doanh nghiệp và là
mối quan tâm của các nhà quản trị. Được xác định bằng công thức:

Hiệu quả kinh doanh =

Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào

Trong đó:
Kết quả đầu ra là các yếu tố liên quan đến sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,...
Chi phí đầu vào là các yếu tố như giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, vốn chủ
sở hữu, tài sản,...
Dựa theo công thức, ta có các cách để tăng hiệu quả hoạt động:giảm chi phí đầu
vào; tăng kết quả đầu ra; tốc độ tăng kết quả đầu ra cao hơn tốc đô tăng của chi phí đầu
vào.Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kì phân tích thì thu được
bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp càng lớn. Kết quả đầu ra có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản
lượng, doanh thu, lợi nhuận,... Chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: gía
thành sản xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, tư liệu lao động, đối tượng lao

động, vốn cố định,...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc đánh giá khả năng đạt được kết
quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp bởi vì mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi
nhuận, bảo đảm sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ
này các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị phải sử dụng và phát huy triệt để tiềm năng
kinh tế của mình. Nếu như bất kì một doanh nghiệp nào mà không đảm bảo chắc chắn
được khả nưng sinh lãi, mức lợi nhuận trong tương lai của đơn vị mình thì giá trị của
doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và nếu tình hình này kéo dài sẽ làm cho người chủ doanh
nghiệp có nguy cơ mất vốn.
1.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử
dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đợn vị


16

kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
đánh giá được chất lượng quản lí kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng
cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn.Hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình
sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết
quả. Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:

Hv = G/V

Trong đó:

Hv là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong kì phân tích của doanh nghiệp .
G: là sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ

V: là vốn kinh doanh bình quân dùng vào kinh doanh trong kì.
1.3.3. Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của doanh nghiệp sau một thời
gian hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tổng số tiền lãi tính bằng số tuyệt đối chưa thể
đánh giá được đúng đắn chất lượng tổ chức, quản lí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Bởi vậy các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ thu được tổng số tiền lãi lớn hơn
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.Vì vậy, cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Mức doanh lợi theo vốn kinh doanh được xác định bằng công thức:

Mức doanh lợi theo vốn kinh
doanh

=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng số vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào sản xuất
kinh doanh trong kì thì thu được bao nhiêu đồng về tiền lãi. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao.


17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
VẠN THÀNH
2.1.


Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH SX & TM
Vạn Thành

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty:
-Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN THÀNH
-Trụ sở chính: 15 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, Thành phố

Đà Nẵng.
-Điện thoại: 0236 582 707
-Fax:
0236 582 755
-Website: www.nemvanthanhdanang.com
-Email:
-Giấy phép đăng kí kinh doanh: Số 0400475960 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố
Đà Nẵng cấp ngày 09/01/2004
-Vốn điều lệ: 3.168.000.000 VND
-Mã số thuế: 0400475960
-Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm từ cao su
• Mặt hàng kinh doanh của công ty.
 Sản phẩm nệm cao su:

Hình 2.1: Nệm cao su Vạn Thành
 Nệm mousse:


18

Hình 2.2: Nệm Mousse Vạn Thành.
 Nệm bông ép:


Hình 2.3: Nệm bông ép Vạn Thành

 Nệm lò xo :


19

Hình 2.4: Nệm lò xo Vạn Thành.
 Qúa trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH SX & TM Vạn Thành hiện nay tiền thân là chi nhánh của Công
ty TNHH SX & TM Nệm Vạn Thành có trụ tại: 9 Bùi Cẩm Hồ, phường Tân Thới
Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM, theo giấy phép thành lập số 147/GP-UB ngày
25/10/1993 do UBND TP.HCM cấp. Trong quá trình hoạt động, đến đầu năm 2004, chi
nhánh này đã tách thành công ty riêng và đi vào hoạt động độc lập tại thành phố Đà
Nẵng.Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển với phương châm đề ra “ Uy tín
chất lượng trên hết, khách hàng là quan trọng hàng đầu” cùng với sự nổ lực không
ngừng của hàng ngũ cán bộ nhân viên công ty đã từng bước đưa công ty TNHH SX &
TM Vạn Thành đi lên, dần khẳng định vị thế trong lĩnh vực phân phối buôn bán và bán
lẻ các mặt hàng nệm, mút trên địa bàn các tỉnh thành cả nước.
Phương châm hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Vạn Thành luôn hướng về một phương châm đơn giản:” Làm thật tốt và
làm tốt hơn nữa những gì khách hàng mong đợi!Không bao giờ thỏa mãn những gì đã
đạt được. Cải tiến và không ngừng cải tiến, hướng về những mục tiêu ngày càng cao
hơn hẳn khách hàng yêu cầu. Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.Giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian là danh dự và uy tín của doanh
nghiệp.Giá cả luôn hợp lý thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường”.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty:



Chức năng:


20

Đối với nhà sản xuất:
Phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng một cách ngắn nhất.Mở rộng thị trường
ra toàn bộ khu vực miền Trung.Triển khai các chương trình Maketing và các chương
trình khuyến mãi đã lên kế hoạch.Quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng cũng như
quần chúng.
Đối với nhà nước và người tiêu dùng:
Phục vụ đời sống dân sinh.Làm gần khoảng cách khách hàng tiếp xúc với sản
phẩm.Góp phần làm tăng thu nhập cho ngân sách địa phương từ thuế.
• Nhiệm vụ:
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Hoàn thành các nhiệm vụ tài chính đã đặt ra
nhằm góp phần thực hiện các chỉ tiêu của công ty.Nghiêm chỉnh chấp hành các chính
sách, chế dộ nhà nước, đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ chế độ tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động của công nhân viên.
 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp:
Vốn điều lệ: 3.168.000.000 VND. Vốn do 2 thành viên góp là: Bà Dương Thùy
Trang với số vốn 2.00.000.000 chiếm 63,1% và bà Tạ Thị Mai với số vốn góp
1.168.000.000 chiếm 36.9% của công ty TNHH SX & TM Vạn Thành.Với nguồn lực
tài chính này thì đủ để doanh nghiệp hoạt động ổn định.
 Nguồn nhân lực của doanh nghiêp
Với một đội ngũ lao động 12 nhân viên. Trong đó:
- Tuổi bình quân: trên dưới 30 tuổi.
- Nhân viên có trình độ từ cao đăng trở lên: Chiếm trên 60% tổng số.
- Nhân viên có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm: chiếm khoảng 40%



21

Bảng 2.1 : Cơ cấu nguồn nhân lực kinh doanh của công ty

Tên chức vụ

Số người

Giám đốc

01

Nhân viên kinh doanh

02 nhân viên bán sỉ
02 nhân viên bán lẻ

Nhân viên kế toán

02

Bảo vệ

02

Thủ kho

01


Nhân viên vận chuyển

02

Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty
Công ty TNHH SX & TM Vạn Thành được bố trí một cơ cấu tổ chức gọn, nhẹ,
đảm bảo việc thực hiện công tác quản lí trong công ty. Việc sắp xếp nhân sự của Công
ty phù hợp với trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn của từng người, có thể tham
gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.


22

2.1.1.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KINH
DOANH

Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Hình 2.5: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty SX & TM Vạn Thành.
2.1.1.2.


Phân công, phân nhiệm về quản lí các cấp

Giám đốc
Giám đốc có trách nhiệm quản lí, điều hành phụ trách hoạt động chung của toàn
công ty, có quyết định cao nhất trong mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công
ty.Xây dựng chiến lược, tổ chức phát triển hệ thống kinh doanh của công ty. Trực tiếp
phụ trách các bộ phận của công ty.Trực tiếp kí các hợp đồng kinh tế và văn bản giao
dịch.Đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của
công ty trước pháp luật và các chủ thể có liên quan.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ:Điều tra nghiên cứu thị trường, các hoạt động của
kênh phân phối và các hình thức phát triển bán hàng của đối thủ cạnh tranh trong khu
vực để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty.Trực tiếp triển khai thực hiện chiến
lược, kế hoạch xây dựng kênh phân phối, phát triển khách hàng. Phối hợp với phòng
kế toán để tổng hợp và đánh giá hiệu quả của bộ phận kinh doanh nhằm đưa ra các giải
pháp kinh doanh một cách toàn diện hơn.Bộ phận bán hàng thuộc phòng kinh doanh
có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện họat động nhận hàng và bán hàng tại công ty.
Phòng kế toán


23

Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong
công ty,cung cấp thông tin kinh tế, tài chính, lập các báo cáo tài chính theo chuẩn mực
kế toán và chế độ hiện hành.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty
2.1.2.1.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty


Hoạt động chính tại công ty là kinh doanh thương mại. Công ty trực tiếp mua hàng
từ Công ty TNHH Nệm Vạn Thành và tổ chức bán hàng trực tiếp tại của hàng, bán
hàng theo đơn đặt hàng các sản phẩm nệm, mút và các sản phẩm khác từ cao su.
2.1.2.2.

Phương thức tiêu thụ hàng hóa tại công ty

Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng
Với phương thức bán hàng trực tiếp thì việc mua bán diễn ra tại cửa hàng công
ty. Khách hàng có nhu cầu sẽ tới trực tiếp tại công ty để mua hàng, nhân viên bán hàng
sẽ lập phiếu xuất hàng các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng và giao cho khách
hàng
Bán hàng theo đơn đặt hàng
Những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm nhưng không đến trực tiếp tại cửa
hàng tại công ty sẽ được cung cấp thông tin về sản phẩm tại website tại công ty hoặc
gọi điện trực tiếp đến phòng kinh doanh để được tư vấn và thực hiện đặt hàng qua điện
thoại hoặc qua website, email tại công ty. Sau khi nhận được thông tin mua hàng từ
phía khách hàng, bộ phận bán hàng sẽ lập đơn dặt hàng theo nhu cầu sản phẩm của
khách hàng và tiến hàng giao hàng. Dựa vào đơn đặt hàng công ty tiến hành nhập kho
thêm hoặc giao hàng ngay tùy vào lượng hàng trong kho. Công ty sẽ giao hàng miễn
phí đến tận nơi các khách hàng trong nội thành Đà Nẵng theo thời gian quy định tại
đơn đặt hàng.
2.1.2.3.

Thị trường và chính sách bán hàng

Thị trường Miền Trung: Bán từ Vinh đến Quảng Ngãi.
Chính sách bán hàng: Khi cung cấp cho khách hàng các sản phẩm không đạt yêu
cầu trong hợp đồng như kém chất lượng, sai quy cách...( trường hợp này thường ít xảy
ra) thì công ty sẽ nhận lại hàng và giao lại hàng theo đúng tiêu chuẩn cho khách

hàng.Trong hoạt động bán hàng công ty thường đưa ra các chương trình khuyến mãi
nhằm thu hút khách hàng. Chương trình khuyến mãi thường được thực hiện bằng cách
giảm giá hàng bán hoặc tặng các sản phẩm đính kèm. Đồng thời, Công ty cũng thực


24

hiện chính sách chiết khấu thương mại nhằm huyến khích khách hàng mua với ố lượng
lớn. Chiết khấu thương mại được xác định theo từng lần bán.
2.1.2.4.

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi:
Công ty bán hàng trực tiếp nên nắm toàn đầu mối theo dõi khách hàng thường
xuyên, tiếp nhận thông tin nhanh. Nhãn hiệu tại công ty có nhiều người biết đến, đây là
điều khiện thuận lợi để công ty có thị trường lớn trên con đường cạnh tranh.Sản phẩm
chất lượng tốt, da dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có thu nhập trung
bình, khá trở lên.Giá cả cạnh tranh: Công ty phát triển theo hướng “ đa giá”, tạo nhiều
sự lựa chọn cho khách hàng. Thị trường rộng lớn: Ngay từ lúc thành lập, công ty đã xác
định thị trường nội địa là chủ lực. Hiện tại khu vực miền Trung công ty bán từ Vinh đến
Quảng Ngãi.Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt: Có thương hiệu
lâu năm, khẳng định vị thế của mình qua các giải thưởng đã đạt được như: 17 năm liên
tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.Chăm sóc khách hàng tốt: Vạn Thành
quan tâm dến việc bảo vệ thương hiệu,thực hiện khuyến mãi,hậu mãi,tạo những dịch vụ
tốt chăm sóc cho khách hàng.
Khó khăn:
Đối thủ cạnh tranh quá mạnh như công ty nệm Kymdan là đối thủ nặng kí ngoài
ra còn có nệm Liên Á và công ty nệm Everon có thương hiệu mạnh, uy tín trên thị
trường . Vì vậy phải có đội ngũ bán hàng năng động và công tác quản lí chặt chẽ.Chủ

yếu công ty Vạn Thành tại Đà Nẵng mua hàng từ công ty SX & TM nệm Vạn Thành
tại TP.HCM, nên về giá và mẫu mã chất lượng sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhà
cung cấp.Lao dộng chủ yếu là phổ thông, lao dộng có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm
còn chiếm tỉ lệ nhỏ.Nguồn lực tài chính còn yếu.
2.2.

Đặc điểm, tình hình công tác kế toán tại công ty
Công ty TNHH SX & TM Vạn Thành tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế

toán tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán, từ khâu
thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán
chi tiết đến kế toán tổng hợp.
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG


25

KẾ TOÁN TỔNG
HỢP
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.2.2. Phân công, phân nhiệm của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng
Chỉ đạo trực tiếp, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công
ty. Tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh tài chính, đôn đốc các khoản
công nợ, phải thu để bảo toàn và phát triển vốn. Chấm công và tính lương cho nhân
viên. Quản lí quỹ tại công ty. Lập quyết toán, kê khai và nộp thuế vào mỗi năm, quý.
Kế toán tổng hợp
Theo dõi tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa.Theo dõi quản lí chặt chẽ các khoản

phải thu, phải trả, tạm ứng và lập báo cáo kịp thời về tình hình công nợ với kế toán
trưởng.Viết phiếu thu chi, thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và giao dịch
với ngân hàng.
2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Trong thời đại hiện đại hóa thông tin kế toán, đa số các hoạt độngkế toán tại công
ty đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính. Hiện nay, công ty đang sử dụng
hình thức sổ kế toán” Nhật kí chung “ trên phần mềm kế toán. Phần lớn các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tại công ty là ở hoạt động mua hàng về nhập kho và bán hàng.


×