Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn THPT chuyên đại học vinh lần 2 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.46 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây
Đa phần người trẻ Việt Nam hiện nay thì lại chú ý quá nhiều vào họchành, vào sự nghiệp. Cuộc sống
hầu như chỉ biết đến công việc, không biếtđến các trải nghiệm khác, đến những điều khác cần thiết trong
cuộc sống nhưâm nhạc, khiêu vũ, các môn thể thao, dã ngoại, leo núi... Ngay cả kỹ năngsống còn như bơi
lội không phải người trẻ nào cũng biết, đừng nói đếnnhững trải nghiệm đặc biệt thử thách khả năng chịu
đựng của bản thân, khiếncon người bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm cuộc sống thêm
phongphú. Điều mà giới trẻ Việt Nam nên làm là cân bằng giữa những trải nghiệmlàm giàu cuộc sống,
và những kinh nghiệm có thể đóng góp vào sự phát triểndài hạn cho nghề nghiệp
Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạclối mất phương hướng,
lãng phí thời gian, thì họ không biết rằng những gì họđang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất
nhiều trong cả cuộc đờicòn lại.
Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề.Đây là khoảng thời gian
mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thờigian nghỉ ngơi thụ hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời
gian này để học hỏi,bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hànhnhiều
hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹnăng nếu không được học trong thời
trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít vachạm rất khó để học lại được.
Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại mộtngày để sống.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?- Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017, tr 136-137)
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn văn đề cập đến những nhược điểm gì của tuổi trẻ hiện nay? (thông hiểu)
Câu 2. Theo tác giả, vì sao mỗi người cần trải nghiệm và tích lũy kĩ năng sống nhiều hơn khi còn trẻ?
(thông hiểu)


Câu 3. Theo anh/chị thế hệ trẻ cần làm gì để tăng cường trải nghiệm cuộc sống? (vận dụng)
Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến: “Kỹ năng nếu như không được học trong thời trẻ thì sau này môi
trường ổn định, ít va chạm và rất khó để học được?” Vì sao? (vận dụng)
Phần II.LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong phần Đọc- hiểu: Hãy sống như thể ta chỉ còn một ngày để sống. (vận dụng cao)
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua hai đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
- Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn


Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015; tr. 118, 119, 120)
Từ đó làm nổi bật lên sự vận động trong quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua hai đoạn
thơ. (vận dụng cao)
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Câu 1.
*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Đoạn văn đề cập đến những nhược điểm của tuổi trẻ hiện nay đó là:
- Chú ý quá nhiều học hành, sự nghiệp, không biết đến các trải nghiệm tinh thần khác (khiêu vũ, thể thao,
âm nhạc…)


- Dám bước ra khỏi vùng an toàn, tìm kiếm những cơ hội mới
- Tham gia các chương trình trải nghiệm, thử thách khả năng của bản thân
- Chơi thể thao, học thêm về âm nhạc, hội họa,…
- Đi nhiều nơi, khám phá nhiều thứ…
Lưu ý: tùy trải nghiệm của cá nhân, có thể đề xuất các biện pháp khác…
Câu 4.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
HS có thể lựa chọn câu trả lời là Đồng ý hoặc Không đồng ý. Chỉ cần đưa ra lời giải thích thỏa đáng

- Đồng ý với ý kiến: Thời trẻ là lúc chúng ta có khả năng học tập nhanh nhạy nhất, hiệu quả nhất; cần
phải tích lũy kĩ năng sớm để có ích cho tương lai sau này. (…)
- Không đồng ý với ý kiến: Học tập là việc của cả đời, chỉ cần chủ động, tích cực học hỏi thì học kĩ năng
trong thời điểm nào cũng hữu ích cả. (…)
Phần II.LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
a. Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn trình bày đúng hình thức một đoạn văn khoảng 200 chữ.
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
b. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu vấn đề
- Giải thích vấn đề nghị luận
Hãy sống như thể ta chỉ còn một ngày để sống: sống mạnh mẽ, vươn lên, cống hết hết mình & sống tràn
trề nhiệt huyết.
đây là triết lí sống mạnh mẽ, tích cực, tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách,
nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ
động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa.
- Bàn luận, chứng minh ý nghĩa
- Giải thích vì sao mỗi người nên chọn cách sống “như thể ta chỉ còn một ngày để sống”
+ Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Tuổi xuân của mỗi người là
hữu hạn, bởi vậy ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những
tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận
từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình.
+ Mỗi người cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống
luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó


khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm

trưởng thành.
+ Khi ta chọn sống “như thể còn một ngày để sống”: đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình. Ta
sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những
điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở
nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người.
- Giải thích vì sao không nên chọn cách sống thụ động, trì trệ:
+ Cuộc sống xung quanh biến động không ngừng, nếu ta sống thụ động thì ta không dám đối mặt trước
những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi
ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai
biết đến.
+ Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng” – cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão
thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống. “Điều quan
trọng không phải bạn sống bao nhiêu lâu mà là bạn sống như thế nào.”
- Dẫn chứng liên hệ:
+ Thơ văn hoặc dẫn chứng trong cuộc sống hang.
+ Trong bài thơ Giục giã, nhà thơ Xuân Diệu viết:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
- Nhà thơ Ấn Độ R.Ta-go nói : “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn
hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”
- Bàn bạc mở rộng vấn đề :
- Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần
phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách
trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà
quên mất bản thân mình.
- Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không phải ta đang hèn nhát,
chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên
phía trước.
Phản đề: Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, hèn nhát, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi.
- Bài học nhận thức và hành động

Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không
ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ.
Câu 2.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Sinh năm 1943 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế trong một gia đình có truyền thống yêu nước
và cách mạng, thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa
xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
* Giới thiệu đoạn trích “Đất Nước”
- Xuất xứ: nằm trong phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974,
viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của
thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Cảm nhận về hình tượng Đất Nước qua hai đoạn trích
1) Hình tượng Đất Nước trong đoạn 1 – Đất Nước hình thành từ truyền thống văn hóa của cha ông lâu đời
- Trong đoạn thơ tác giả trả lời câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ?
- Đất Nước đã có từ rất lâu đời, gắn liền với những truyền thuyết cổ tích xa xưa mà mỗi chúng ta đều
được nghe kể trong suốt thời thơ ấu:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa ” mẹ thường hay kể


Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Đó là sự tích trầu cau thấm đượm tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em.
Đó là truyền thuyết Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh đuổi giặc Ân.
- Đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những thuần phong mĩ tục:
Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng búi tóc thành cuộn sau gáy là một trong những n t văn hóa
đặc thù.
Lối sống coi trọng nghĩa tình, hôn nhân đậm bền khi trải qua những thử thách “gừng cay muối mặn”.
- Đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường:
+ Dựng nhà:
Cái kèo, cái cột thành tên
+ Nền văn minh nông nghiệp:
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
-> Chốt lại đoạn thơ mở đầu Nguyễn Khoa Điềm nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta: Đất nước có từ ngày
đó... Ngày đó là ngày đất nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa được tạo dựng trong một khoảng
thời gian lâu dài.
2) Hình tượng Đất Nước trong đoạn 2 – Đất Nước trong chiều dài lịch sử - Đất Nước ở hiện tại và tương
lai
+ Trong hiện tại, đó là một Đất Nước giản dị và gần gũi, gắn liền với tình yêu của anh và em, gắn liền với
sự đoàn kết của cả dân tộc. Chính tình yêu và sự đoàn kết đó mới tạo nên sức mạnh cho toàn dân:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Trong tương lai, đó là một Đất Nước với triển vọng tươi sáng, là Đất Nước được tạo dựng bởi thế hệ
măng non tiếp bước:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:
Tác giả đã kh p lại đoạn thơ bằng lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước:
Đất Nước là máu thịt, là phần không thể thiếu trong mỗi con người:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
+ Chính vì vậy chúng ta phải biết cùng nhau xây dựng đất nước, cống hiến và hi sinh để bảo vệ đất nước:
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
- Tư tưởng mà nhà thơ muốn truyền tải qua cách định nghĩa mới mẻ về Đất Nước
Tác giả nêu định nghĩa về đất nước từ các góc nhìn toàn diện – truyền thống văn hóa và chiều dài lịch sử.
Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến một cái nhìn mới, nghiêng nhiều hơn về các không gian riêng tư, không
gian đời thường để phát hiện ra một Đất Nước hết sức thân quen, gần đối với cá nhân mỗi người.
-> Từ đó tác giả đã nêu bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân, để khơi gợi trách nhiệm của mỗi cá nhân
với Đất Nước
- Tổng hợp, đánh giá
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất liệu dân gian phong phú.
- Mạch thơ mang đậm chất triết luận, vừa sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm.



×