Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

“Thực trạng nước thải ở địa phương và giải pháp xử lí”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 25 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

-

Sở Giáo dục và Đào tạo
Trường: THPT
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Họ và tên:

..., tháng 1 năm 2019

1


I.

Tên tình huống
“Thực trạng nước thải ở địa phương và giải pháp xử lí”

II.

Mục tiêu giải quyết tình huống

Quê tôi là vùng đồng bằng ven biển có hệ thống kênh mương tưới tiêu dày đặc mang lại


nhiều nguồn lợi cho đời sống người dân trong huyện nhưng gần đây, cùng với sự phát
triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mọc lên nhiều khu công nghiệp và các doanh
nghiệp . Nguồn nước thải từ các nhà máy , khu công nghiệp chưa qua xử lí cùng với
nước thải sinh hoạt đã được thải trực tiếp xuống những con sông, kênh rạch ở gần đó
gây ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
những người dân xung quanh. Chính quyền địa phương và cơ quan bảo vệ môi trường
cũng đã có những biện pháp cải tạo môi trường các dòng sông nhưng chưa thực sự đem
lại kết quả đáng kể và lâu dài. Từ thực tế trên cùng với kiến thức mà chúng tôi đã được
học trong trường, chúng em xin đề xuất một số giải pháp “sử lý nước thải ở địa phương“
nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường sống của địa phương mình. Đồng thời qua
đó cũng góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống
1, Khảo sát thực tế
III.

Tìm hiểu về vấn đề xử lí nước thải ở địa phương, chúng tôi đã đi tìm hiểu thực tế
tại một số cơ sở sản xuất chiếu cói, các cơ sở làm bún, và một vài hộ gia đình và một số
con sông, kênh rạch xung quanh địa bàn huyện Kim Sơn để tìm hiểu.
a, Cơ sở sản xuất chiếu cói
Kim Sơn vốn nổi tiếng với làng nghề chiếu cói và chúng tôi vẫn luôn tự hỏi
người ta sử lý nước thải như thế nào. Vì vậy chúng tôi đã đến một số doanh nghiệp sản
xuất chiếu cói để tìm hiểu.

2


Doanh nghiệp chiếu cói Đổi Mới
Thực tế đa số các doanh nghiệp chiếu cói nhỏ, lẻ trên địa bàn huyện Kim Sơn đều

nhuộm chiếu cói theo phương thức thủ công và nguồn nước thải sau khi nhuộm cũng

không được sử lý theo quy trình sử lí nước thải chuẩn. Có một số doanh nghiệp nhỏ thì
thải trực tiếp ra môi trướng sống xung quanh
Nhuộm cói theo phương thức thủ công

Sản phẩm của doanh nghiệp chiếu cói
3


Ở một số doanh nghiệp chiếu cói lớn hơn ở Kim Sơn: chúng tôi đã có một cuộc
phỏng vấn ngắn với người phụ trách khâu xử lý nước thải, người đó nói rằng, doanh
nghiệp của họ vì không có đủ điều kiện kinh tế nên người ta chỉ có thể đổ vôi và sau đó
nước thải đã được xử lí sẽ chảy theo ống ngầm ra bể chứa.

Xử lý nước nhuộm bằng vôi

Nước thải sau khi sử lý vẫn còn rất đen màu nước nhuộm

Ngoài nhuộm chiếu cói thì trên địa bàn huyện Kim Sơn còn có các cơ sở in giấy
tiền cũng sử dụng mực in nhiều măù sắc và đa số là các cơ sở nhỏ lẻ tại địa phương nên
hầu hết không có khâu sử lý nước thải mà thải trực tiếp ra môi trường đất hoặc ra sông
4


ngòi xung quanh. Lượng nước thải này cũng tương đối lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống ở địa phương.

b, Cơ sở làm bún
Tại một số cơ sở sản xuất bún thì nguốn nước thải vô cùng lớn.

Nước thải ngâm gạo và nước thải lọc bún


5


Nước thải sau khi làm bún

Chúng tôi đã đến
hỏi chủ cơ sở sản
xuất về việc sử lý nước thải tại cơ sở làm bún nhưng họ đã từ chối trả lời. Sau đó
chúng tôi có hỏi một số người dân xung quanh để tìm hiểu về cơ sở làm bún này
thì đa số người dân cho biết mùi nước thải bún hàng ngày được thải trực tiếp ra
sông và mùi hôi thối bốc lên rất nồng nặc.

Nước thải làm bún được thải trực tiếp ra kênh

6


Con sông nơi đường ống rãnh chảy ra
Khi một người trong số chúng tôi trực tiếp xuống lấy nước thải thì mùi bốc lên rất
khó chịu. Đây chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ nhưng nếu tất cả mọi cơ sở sản xuất này đều
không có ý thức trong việc sử lý nước thải thì hậu quả xảy ra đối với môi trường sẽ lớn

như thế nào?
Học sinh tự xuống lấy mẫu nước thải
7


c, Sông, ngòi trên địa bàn huyện kim sơn
Gần như tất cả những con kênh nhỏ nằm cắt ngang trên địa bàn của các

xóm, làng của huyện Kim Sơn đều ở trạng thái đáng báo động về độ ô nhiễm nguồn
nước. Nguồn nước thải của các hộ dân hai bên bờ kênh đều đổ trực tiếp ra dòng chảy. Và
với quan điểm rất bình thường là đổ ra sông rồi nước sẽ đẩy hết rác thải đi …. Thì đã từ
lâu người dân xung quanh coi các con kênh này là nơi xả rác và nước thải . Thật tình cờ
là chúng tôi đi thực tế vào đúng ngày nước sông đang cạn. Và nếu như không phải
chúng tôi đi quay vào ngày hôm nay thì chúng ta sẽ không thể biết được có bao nhiêu
thứ kinh khủng đang nằm ở dưới đáy sông này.Nước sông thì đen ngòm và bốc lên một
mùi rất khó chịu. Liệu rằng có bất kỳ một sinh vật nào có thể sống được ở 1 môi trường
như thế này không?

Con kênh trên địa bàn xã Lưu Phương – Kim Sơn
Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt, nước nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ từ đồng
ruộng đã xả tràn ra sông làm nước sông bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng. Người dân
lại dùng nguồn nước này để trồng cấy, sinh hoạt nên nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe cộng đồng.

8


Rác thải nổi trên sông Ân

2. Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
-

-

Sử dụng kiến thức môn Tin Học: tìm kiếm thông tin trên mạng internet
Sử dụng kiến thức môn Công Nghệ và Hóa Học: khảo sát tình trạng ô nhiễm của
các dòng sông, nước thải làm bún và nước thải phẩm nhuộm trên địa bàn huyện
Sử dụng kiến thức môn Sinh Học: tìm hiểu những chất gây độc đối với cơ thể con

người, tìm hiểu sử lý nước thải theo phương pháp vi phân
Sử dụng kiến thức môn Vật Lý: ứng dụng nguyên lí hoạt động của phương pháp
điện phân để lọc bỏ các kim loại nặng có trong nước thải.
Sử dụng kiến thức môn Địa Lí: phân tích mạng lưới sông ngòi, xem xét nguồn nước
thải đổ về đâu
Sử dụng kiến thức môn Toán: tính toán số đo, kích thước để xây bể điện phân, bể vi
phân. Tính toán mật độ cây trồng để làm trong sạch nguồn nước…
Sử dụng kiến thức môn Công Dân: tìm hiểu và đưa ra những chính sách bảo vệ môi
trường, thuyết phục các chủ doanh nghiệp có những biện pháp sử lí nước thải trước
khi ra môi trường và đưa ra những biện pháp phòng tránh của người dân xung quanh
đó.
Sử dụng kiến thức môn Văn Học: Tuyên truyền và nhắc nhở hại người dân trước
sự độc hại của nguồn nước thải đối sức khỏe và trong sinh hoạt cuả người dân .

9


IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Huy động Đoàn TNCS các xã tham gia thực hiện dự án
2. Sử lý nước thải phẩm nhuộm bằng phương pháp điện phân
3. Sử lý nước thải làm bún; nước thải chăn nuôi bằng phương pháp lọc sinh học kị
khí, xây hệ thống Bioga thu hồi và sử dụng khí ga…
4. Sử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học. Trồng cây thủy sinh để cải
tạo nguồn nước sông ngòi và tạo cảnh quan đẹp
5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng cách tuyên truyền trong nhà trường,
tại xóm làng…, treo các biển báo, nhắc nhở dọc theo các dòng sông và trên địa bàn
huyện Kim Sơn
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


1. Kiến thức chung về nước thải và xử lí nước thải:
a) Định nghĩa
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và bị thay đổi

-

tính chất ban đầu của chúng.
Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm có trong nước, làm sạch nước
và có thể đưa nước đổ vào nguồn hoặc đưa vào tái sử dụng.
b, Phân loại nước thải
* Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà
máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. VD: phẩm nhuộm
từ doanh nghiệp sản xuất chiếu cói, nước thải từ cơ sở làm bún
- Trong phẩm thuộm có:
+ Thành phần các hóa chất hòa tan trong nước thải nhuộm rất cao (NaOH….)
+ Thành phần các chất hữu cơ trong nước thải cao : COD, BOD 5 cao do trong nước
thải có hồ tinh bột từ công đoạn hồ.
+ Nồng độ kim loại cao
- Trong nước thải của bún có BOD5, COD, TKN
10


Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải từ cơ sở làm bún
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,
khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải sinh hoạt khu dân cư có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy, giàu các chất Nito,
Photpho với các thông số BOD5, COD, TSS, Tổng Nito, Tổng Phot pho, Coliform khá
cao.
* Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau,
qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.

* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên chúng được thu gom
theo hệ thống riêng.
* Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ
thống cống thoát của huyện; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên.
c, Tác hại của nước thải chưa qua sử lí đối với môi trường và sức khỏe con người
-

-

Đối với môi trường: có hại cho hệ sinh thái nước và hệ sinh thái trên cạn nói chung.
Ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường đất, môi trường nước, và cả môi trường
không khí …
Đối với sức khỏe con người:
+ Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng, thậm chí là có cả một làng đều mắc bệnh suy thận. Người dân sinh sống
quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn
trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành
sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
+ Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
11


+ Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp
với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các
loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các
loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết,
viêm xương, thiếu máu.

+) Nguồn nước thải ô nhiễm đi theo kênh rạch xâm nhập vào đồng ruộng, vào
mạch nước ngầm, nước mưa…và ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi và con
người.
2, Các giải pháp giải quyết tình huống
Giải pháp 1: Huy động Đoàn TNCS các xã tham gia thực hiện dự án
Những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống của nhiều địa phương trên cả nước. Việc sử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường
sống là một vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đất nước của
Đảng và nhà nước ta trong những năm qua. Nhà nước luôn khuyến kích mọi cá nhân,
đoàn thể tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Do vậy dự án sử lý nước thải phù hợp
với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nên chắc chắn sẽ được chính
quyền địa phương nhất trí ủng hộ. Đoàn thanh niên các xóm, xã là lực lượng đông đảo
tiên phong trong các họat động xã hội, nên nhận trách nhiệm quản lý và tổ chức thực
hiện dự án.
Giải pháp 2: Sử lý nước thải phẩm nhuộm bằng bể điện phân

-

Sơ đồ của bể điện phân:

Sơ đồ bể điện phân
1. Thân bể

2. Anot

12

3. Catot

4. Màng.



-

Nguyên lí hoạt động của bể điện phân: Sử dụng quá trình Oxi hóa của anot và khử
của catot
+ Anot thường được làm từ các vật liệu không hòa tan khác nhau có tính chất điện

phân như graphit, macnetit (Fe3O4), PbO2…
+ Catot được làm bằng molipden, hợp kim của vonfram với sắt hay niken; từ than
chì, thép không gỉ và các kim loại khác được phủ lớp molipden, vonfram hay hợp chất
của chúng.
Khử kim loại nặng.
Các quá trình khử của catot được ứng dụng để loại các ion kim loại ra khỏi nước
thải với sự tạo thành cặn, nhằm chuyển các cấu tử gây ô nhiễm thành các hợp chất ít độc
hơn hoặc về dạng dễ tách ra khỏi nước như cặn, khí. Quá trình này có thể được sử dụng
để làm sạch nước thải ra khỏi các ion kim loại nặng như Pb 2+, Sn2+, Hg2+, Cu2+, As3+ và
Cr6+. Quá trình khử của catot đối với ion kim loại xảy ra như sau: M n+ + ne



M. Ở đây,

các kim loại lắng lên catot và được thu hồi.
-

Thí nghiệm thực tế:
Chúng tôi đã lấy mẫu nước thải nhuộm chiếu cói về tiến hành thí nghiệm sử lí

phẩm nhuộm bằng phương pháp điện phân.

- Hiện tượng: Thoạt đầu phẩm nhuộm sủi bọt ở 2 cực, dần dần xuất hiện
vẩn đục ở dưới đáy bình. Sau đó màu phẩm màu nhạt dần và có kim loạn nặng bám vào
cực dương

13


Nước nhuộm lúc bắt đầu được điện phân

Nước nhuộm có nhiều kết tủa và trong dần

Nước nhuộm sau thời gian điện phân

14


Mẫu nước thải đã được sử lí khi cho dòng điện đi qua  Kết quả: nước
trong hơn rất nhiều, có kim loại nặng bám vào các điện cực, có bọt bẩn nổi
trên bề mặt. Nếu thiết kế thêm thiết bị hớt bọt bẩn thì nước đã sạch hơn rất
nhiều , giảm rất nhiều ô nhiễm cho môi trường .

Từ thí nghiệm thành công này ta có thể thấy được phương pháp điện phân có thể loại bỏ
được phần lớn kim loại nặng có hại cho sức khỏe con người ra khỏi nước thải trước khi
thải ra ngoài môi trường.
Tuy nhiên chúng tôi kiến nghị thêm là hệ thống bể điện phân phải đi kèm với nhiều
giai đoạn kết hợp với các phương pháp vật lý khác như chắn bằng lưới lọc các vật liệu
thô trôi nổi trong nước thải; khuấy trộn; keo tụ/ bông tụ, tuyển nổi, lắng, lọc... để lọc
bỏ hoàn toàn những tạp chất còn dư thừa trong nước thải.

15



Mặt tích cực của phương pháp điện phân trong việc xử lí nước thải là thiết kế lắp
đặt đơn giản, sản phẩm thải ra môi trường chủ yếu là khí H 2 sạch, thân thiện với
môi trường có thể áp dụng cho các hộ gia đình để tái sử dụng nguồn nước thải và
hạn chế đáng kể việc nước thải gây ô nhiễm môi trường

Giải pháp 3: Sử lý nước thải làm bún; nước thải chăn nuôi bằng phương
pháp lọc sinh học kị khí, xây hệ thống Bioga thu hồi và sử dụng khí ga…
* quy trình xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học kị khí

16


Mô hình bể lọc kị khí
- Vật liệu lọc: xỉ than là vật liệu được lựa chọn trong quá trình nghiên cứu.
- Mô hình bể lọc kị khí: cấu tạo của bể lọc kị khí là thùng nhựa dung tích V = 50 lít
được đậy kín, bên trong chứa vật liệu lọc, bên dưới có một tấm đỡ vật liệu lọc. Nước
thải được đi vào bể lọc kị khí theo đường ống dẫn từ trên bể cao vị xuống. Nước thải sau
khi được lọc tại bể kị khí được dẫn sang bể đĩa quay sinh học theo đường ống dẫn phía
dưới đáy của bể kị khí.
Mô hình thiết bị đĩa quay sinh học
- Các đĩa quay sinh học: diện tích bề mặt lớn và độ nhám để vi sinh vật có thể bám
dính trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.
- Trục quay: các đĩa được lắp trên trục quay.
- Bể xử lý: làm bằng tôn được sơn chống gỉ, với dung tích 60lít.
- Hệ thống động cơ: động cơ được sử dụng trong mô hình là động cơ giảm tốc. Hệ
thống bánh đai truyền động được sử dụng để giảm giảm tốc độ xuống khoảng 3
vòng/phút (tỉ lệ khoảng 1:5).
+ Quá trình hiếu khí( là phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ nhờ vi sinh vật):

⦁ Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử
dụng khử chất hữu cơ chứa cacbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản
ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Trong số những quá trình
này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank) là quá trình phổ biến nhất.
⦁ Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình
bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate
hoá với màng cố định.
+ Quá trình kỵ khí. (là quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng vi sinh vật kỵ khí tạo
thành chất không độc hay dễ xử lý với môi trường): Nước thải được phân phối từ dưới
lên, qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh
vật. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó

17


thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ
theo máng lắng chảy xuống

* quy trình xử lý nước thải sản xuất bún, nước thải chăn nuôi bằng hệ thống hầm
Biogas

Nước thải sản xuất bún được đưa về hầm ủ Biogas nhằm xử lý các hợp chất hữu cơ với
nồng độ ô nhiễm cao giúp giảm bớt áp lực cho các công trình đơn vị phía sau, đồng thời khí
Biogas được thu hồi làm nhiên liệu đốt lò hơi, đun nấu, phát điện.Nước thải sau đó được đưa về
bể điều hòa để điều hòa lại nồng độ ô nhiễm, ổn định lưu lượng cho công trình xử lý sinh học.
Nước thải sau khí ra khỏi bể điều hòa được đưa về bể xử lý sinh học thiếu khí để loại bỏ nitrat
nhờ quá trình khử nitrat và khử một phần COD, BOD.Tiếp đó nước thải sản xuất bún được đưa
vào bể xử lý sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ có trong
nước thải làm nguồn dinh dưỡng để phát triển, và khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và
chuyển hóa toàn bộ amoni thành nitrat.Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng sinh học để lắng

18


toàn bộ lượng cặn lơ lửng có trong nước thải bằng quá trình lắng trọng lực. Một phần bùn thải
ra từ bể lắng sẽ được đưa ra bể chứa bún để đem đi xử lý. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại
bể xử lý sinh học hiếu khí để đảm bảo cho mật độ vi sinh vật phát triển trong bể.Nước thải sau
khi ra khỏi bể lắng sinh học sẽ được đưa qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn có hại còn lại
trong nước trước khi được thải ra nguồn tiếp nhận

Giải pháp 4: Sử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học. Trồng cây thủy
sinh để cải tạo nguồn nước sông ngòi và tạo cảnh quan đẹp


Sử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học

Có thể xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học được
ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng
như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ…
dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây
ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm
thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
- Quy trình sử lý

* Lợi dụng dòng chảy đặt lưới vớt rác ở các cửa sông:
Huyện Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, nước sông mương ở đây
thường xuyên lên xuống theo quy luật của con nước. Khi nước lên, dòng chảy kéo theo
rác từ nơi khác chảy vào các con sông nhỏ. Còn khi nước rút thì dòng chảy lại kéo theo
19



rác tồn đọng trong các sông nhánh đổ ra sông lớn. Vậy nên ta có thể bố trí đặt lưới vớt
rác ở các cửa sông để hứng và vớt rác từ các sông lớn đổ về khi nước lên và vớt rác tồn
đọng từ các nhánh ra sông lớn khi nước xuống. Dùng lưới vớt rác vừa tiết kiệm được
công thu gom rác, vừa vớt được triệt để rác với chi phí rẻ mà không tốn nhiều công sức.
Lưới vớt rác được thiết kế như sau:
+ Dùng lưới mắt cáo buộc vào 2 thanh ngang thành dạng túi, bề rộng tùy thuộc vào cửa
sông.
+ Dùng 2 cọc đứng cao từ 2 - 2,5m, cắm sát bờ sông hoặc tựa vào thành cầu cống làm
làm trụ đỡ.
+ 2 thanh ngang đỡ trên và dưới, giúp lưới không bị giúm; thanh ngang dưới đặt chìm
xuống nước khoảng từ 0,5 - 1m; thanh ngang trên cách mặt nước khoảng 1m.
+ Đặt lưới hướng dòng chảy để hứng rác, khi đầy rác, dùng 2 dây buộc sẵn vào 2 đầu
thanh ngang dưới kéo lên khỏi mặt nước, rác nằm gọn trong lưới ta lấy rác ra dễ dàng.

20


Mô hình lưới vớt rác

* Trồng cây thủy sinh để cải tạo nguồn nước và tạo cảnh quan đẹp
Tìm hiểu về cây thủy sinh
Môi trường nước có sự tồn tại của 3 đơn vị cấu thành: Động vật, vi sinh vật và
thực vật thủy sinh. Động vật chỉ ăn chất hữu cơ. Vi sinh vật có nhiệm vụ phân giải chất
hữu cơ thành vô cơ. Thực vật thủy sinh là các loài có lá, có rễ, phần lớn chúng đều có bộ
rễ rất lớn. Đây chính là bộ phận để hấp thụ chất hữu cơ và kim loại nặng có trong nước.
Tất cả các loại chất thải trong nước sẽ được bộ rễ của loài thực vật này truyền lên
lá. Lá chứa chất vô cơ dư thừa, vì thế lá của chúng luôn có màu xanh rất đặc trưng và
nước ao, hồ thường trong vắt nhờ có họ hàng nhà thực vật thủy sinh này. Do đó, trồng
các loại cây thủy sinh như sen, súng, rong đuôi chó... sẽ giúp cải thiện đáng kể chất
lượng nguồn nước. Các loài này giúp chuyển hóa, hấp thụ các loại vi khuẩn có hại trong

nước để làm sạch nguồn nước. Theo các chuyên gia, sử dụng thực vật thủy sinh để làm
giảm ô nhiễm là biện pháp có từ lâu, không những hút được chất độc, các cây này còn
giúp tăng khả năng làm sạch của sông hồ. Ta quan tâm tơi các loại cây thủy sinh sau:
+ Cây hoa sen:
Thân rễ của sen mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi
ngay trên mặt nước. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên
mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo
chiều ngang tới 3 m, lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có
thể có đường kính tới 20 cm. Sen có nhiều giống được trồng, với màu hoa dao động từ
màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó chịu được rét tốt. Loài cây này có
thể trồng bằng hạt hay thân rễ.

21


Vẻ đẹp của hoa sen

+ Cây hoa súng:
Các loài súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên
trên mặt nước. Lá đơn, hình tròn, mọc cách. Hoa xếp vòng, cánh nhiều, xếp lợp. Nhị
nhiều, xếp xoắn. Hoa súng có thể có mùi thơm. Hiện nay tồn tại khoảng vài trăm giống
hoa súng khác nhau.
Cây súng ngoài có tác dụng cho hoa đẹp, cải tạo môi trường, nó còn có tác dụng
làm các bài thuốc chữa bệnh. Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây được dùng làm
thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu...

Vẻ đẹp hoa súng

22



+ Rong đuôi chó:
Đây là thực vật thủy sinh sống ở tầng giữa của nước, hay được tìm thấy trong các loại ao, hồ, đầm lầy
cũng như các dòng suối chảy chậm tại khu vực nhiệt đới và ôn đới. Thân cây có thể dài tới 1 mét, tại các khoảng
dọc theo các đốt của thân cây chúng sinh ra các vòng lá màu xanh lục sáng, thường là hẹp bản và tạo nhánh. Các
lá phân nhánh này khá giòn và cứng. Chúng không có rễ, nhưng đôi khi phát triển các lá bị biến đổi có bề ngoài
tựa như rễ, với mục đích neo đậu cả cây xuống đáy nước. Chúng sinh sống tốt trong môi trường nhiều ánh sáng
và khả năng tạo ra nhiều ôxy. Trong ao hồ nó tạo thành các chồi dày vào mùa thu và chìm xuống đáy tạo ra cảm
giác như thể nó bị sương giá làm chết nhưng khi mùa xuân đến thì các chồi này sẽ phát triển trở lại dạng thân dài
và dần dần phủ kín ao hồ.
Việc nhân giống chúng khá dễ dàng. Chỉ với một mẩu nhỏ thân cây thì cuối cùng nó cũng sẽ phát triển
thành một cây mới. Nó tiết ra các chất có độc tính đối với các loài tảo (hành vi cảm nhiễm) và trong điều kiện
thích hợp với nó thì gần như nó ngăn cản một cách có hiệu quả sự phát triển của các loại tảo.

Cây rong đuôi chó

Giải pháp 5: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng cách tuyên truyền trong
nhà trường, tại xóm làng…, treo các biển báo, nhắc nhở dọc theo các dòng sông và
trên địa bàn huyện Kim Sơn
Giáo dục trách nhiệm của công dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường
- Khắc phục mâu thuẫn nảy sinh giữa con người và thiên nhiên, để hoạt động của con
người không phá vỡ cân bằng của tự nhiên.
Thực hiện tốt luật pháp vá các chính sách của nhà
nước về bảo vệ môi trường
- Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới môi trường… cần
báo ngay cơ quan chính quyền địa phương để xử lí
-

Hưởng ứng giờ Trái Đất


23


Giáo dục trách nhiệm của học sinh trong việc góp sức bảo vệ môi trường
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng, không vứt rác
bừa bãi…
Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường, lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm; tích cực
tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc…
Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng cách treo các biển báo, nhắc nhở ở
dọc các dòng sông
Mặc dù trồng thực vật thủy sinh là biện pháp hữu hiệu, nhưng không phải là tuyệt
đối. Ta cần phải kết hợp nhiều biện pháp tổng thể như nạo vét sông hồ, hạn chế không
cho nước thải chảy vào sông mương và thả các loại động vật có lợi như trai, ốc ... Nhưng
một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bảo vệ nước sông hồ là ý thức của cộng
đồng. Một khi cộng đồng vẫn hồn nhiên xả rác và nước thải xuống sông hồ thì không có
một biện pháp nào có thể giúp sông hồ thoát bẩn.
Vậy nên, song song với các biện pháp trên, ta phải tìm cách nâng cao ý thức của
cộng đồng bằng cách in các danh ngôn ngắn gọn, ý nghĩa lên các biển báo để treo dọc
dòng sông. Thử hỏi với một dòng sông sạch, có hoa đủ màu đua sắc, có những câu châm
ngôn ý nghĩa, còn ai lỡ xả rác, xả nước thải nữa không? Tạo ra cảnh quan đẹp là cánh
giáo dục ý thức môi trường bằng cảm xúc, nó hiệu quả hơn nhiều cách tuyên truyền
chunh chung khác.
IV.

Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

1. Đối với môi trường

Đây là giải pháp cải tạo môi trường bằng biện pháp vật lí nên nó giải quyết được

triệt để vấn đề, đem lại tác dụng lâu dài và không làm phát sinh thêm hóa chất trông quá
trình xử lý giống như các biện pháp cải tạo môi trường khác. Nếu các giải pháp trên
được thực hiện, chỉ sau thời gian không lâu, tình trạng ô nhiễm nước sẽ được khắc phục
và môi trường nước sẽ sớm trong sạch trở lại. Khi mà cả hệ thống sông trong huyện là
những con sông sạch đẹp, hoa nở tràn ngập hương sắc thì quang cảnh đó sẽ vun đắp
thêm tình yêu các con sông quê hương của mỗi người dân. Chúng em tin rằng bằng lỗ
lực của đoàn thanh niên, thế hệ trẻ chúng em, dòng sông quê em sẽ được cải tạo thành
những dòng sông đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng quê hương.
2. Đối với xã hội
24


Các giải pháp trên tạo ra cảnh quan, không gian đẹp, thân thiện trên các dòng
sông, có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Chính
những việc làm nhiệt tình của đoàn thanh niên khi tham gia dự án đã mang một ý nghĩa
giáo dục môi trường mạnh mẽ, việc làm thiện nguyện của các đoàn viên trở thành tấm
gương bảo vệ môi trường tạo sự lan tỏa hành động ra toàn xã hội. Chúng em mong
muốn được thực hiện dự án trên như khát khao góp sực trẻ vào công công xây dựng quê
hương.

Kim Sơn, ngày 15 tháng 01 năm 2019

Tác giả sản phẩm
Ký, ghi rõ họ tên

Ký, ghi rõ họ tên

25



×