Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

“ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP của VIỆC ĐÁNH bắt cá BẰNG KÍCH điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC
TIỄN

-

Sở Giáo dục và Đào tạo
Trường: THPT
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Họ và tên học sinh:

Kim Sơn, tháng 1 năm 2018


I.

TÊN TÌNH HUỐNG

“ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC ĐÁNH BẮT CÁ BẰNG KÍCH
ĐIỆN ( ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN) “
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Về kiến thức :
- Bổ sung kiến thức về phương pháp đánh bắt cá bằng kích điện
- Tăng cường kiến thức thực tế về thực trạng và tác hại của việc đánh bắt cá bằng phương
pháp này.


- Từ đó, tác động để làm giảm các tác hại khôn lường của phương pgasp đánh bắt nguy
hiểm này.
2. Về thái độ:
- Nâng cao trách nhiệm, ý thức cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường sống và tính mạng
của mình cũng như người dân xung quanh.
- Từ việc đi tìm hiểu thực tế, có thêm kiến thức cũng như kĩ năng xã hội cần thiết để giải
quyết những tình huống thực tiễn khác trong đời sống ngày nay.
III.

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 . Khảo sát thực tế
- Qua khảo sát thực tế một số xã trên địa bàn huyện Kim Sơn , chúng em nhận thấy
hiện nay ở trên địa bàn huyện vẫn còn tiếp diễn hiện tượng đánh bắt cá bằng
phương pháp kích điện . Việc đánh bắt cá bằng phương pháp này tuy có lợi trước
mắt nhưng hậu quả nó để lại là vô cùng nghiêm trọng .


Hình 1 : Người dân Kim Sơn kích điện bắt cá trên sông
- Mặc dù đánh cá bằng kich điện đã bị cấm vài năm gần đây nhưng có thể
thấy , người dân huyện Kim Sơn vẫn đã và đang coi thường pháp luật khi sử dụng
hình thức đánh bắt cá nguy hiểm này .

Hình 2 : Người dân sử dụng thuyền để đi kích điện
- Không chỉ đánh bắt cá gần bờ , nhiều người dân còn sử dụng cả thuyền nhỏ ,
thuyền đơn để phục vụ cho việc đánh bắt cá .
2 . Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
Để thấy được thực trạng, tác hại cũng như cơ sở lí thuyết của phương pháp kích
điện để đánh bắt cá, chúng tôi đã vận dụng kiến thức của một số bộ môn như sau:



- Môn Vật Lý: Các kiến thức về cơ sở lí thuyết của việc đánh bắt cá bằng
phương pháp điện phân thông qua việc tìm hiểu:
+ Cơ chế hoạt động của bộ dụng cụ đánh bắt cá bằng phương pháp điện
phân.
+ Bản chất của phương pháp điện phân trong quá trình đánh bắt cá.
- Môn Hóa Học:
+ Tìm hiểu về chất điện phân dẫn điện trong môi trường nước ao, hồ, sông,
suối,… nơi diễn ra hiện tượng đánh bắt cá bằng phương pháp điện phân hay còn gọi là
kích điện như: muối, bazơ, axit…
+ Bản chất của quá trình điện li của các chất điện phân dẫn đến việc sinh
ra dòng điện trong các môi trường này.
- Môn Sinh Học: Tác hại của việc đánh bắt cá bằng phương pháp kích điện
đến môi trường sống.
- Môn Ngữ Văn: Lên ý tưởng cho bố cục bài viết, trình bày câu từ, lối dẫn dắt
phù hợp.
- Môn Tin Học: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, soạn thảo văn bản và
cắt ghép video, hình ảnh có liên quan..
- Môn Địa Lí: Biết được vị trí địa lí, địa hình, thời tiết tại những địa điểm
đánh bắt cá bằng phương pháp kích điện.
- Môn Giáo Dục Công Dân: Giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm của mỗi
người dân trong việc nói không với việc đánh bắt cá bằng kích điện.
IV.

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Giải pháp 1: Thấy được tác hại khi sử dụng phương pháp kích điện để đánh
bắt cá.
- Đưa ra những hình ảnh và sự kiện gây tác hại đến con người và môi trường sống, từ

đó tìm ra được nguyên nhân là do tác hại của phương pháp này.
2. Giải pháp 2: Phân tích hậu quả của các tác hại này.
- Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để thuyết trình về tác hại của phương pháp
kích điện đối với đời sống con người.
3. Giải pháp 3: Phân tích nguyên nhân để có thể đánh cá bằng phương pháp kích
điện.
4. Định hướng và mục tiêu trong tương lai để loại bỏ phương pháp đánh cá nguy
hiểm này.
- Để giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng thức liên môn đã được học tập
trong nhà trường kết hợp với sự nghiên cứu, tìm tòi trên các phương tiện thông tin,


đặc biệt từ nguồn Internet cùng những hiểu biết của bản thân về phương pháp đánh
cá bằng kích điện từ đó đề xuất một số giải pháp để ngăn chặn và bảo vệ môi trường
sống và tính mạng người dân bị ảnh hưởng.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Giải thích cơ sở lí thuyết của việc đánh bắt cá bằng kích điện
- Đánh cá bằng xung điện hay còn gọi là đánh cá bằng kích điện là hoạt động đánh cá
thông qua việc sử dụng xung điện gây giật và sốc hàng loạt ở cá dẫn đến cá tê liệt
hay cá chết hàng loạt để có thể dễ dàng bắt lấy chúng.

Hình 3: Kích điện trên 1 dòng sông
- Để chích điện bắt cá người ta thả xuống nước hai điện cực cathode và anode cách
nhau một khoảng đủ xa, cỡ 2 đến 10 m, rồi bấm công-tắc phóng xung điện mạnh, cỡ
100-500V, để tạo điện trường trong nước. Điện trường này tác động tới cá ở vùng
giữa và vùng gần hai điện cực. Thông thường thì chúng bị sốc điện, và nếu điện cực
mạnh hoặc phóng kéo dài thì sốc điện có thể làm chúng chết.


Hình 4: Bộ dụng cụ đánh bắt cá bằng kích điện

- Phương pháp này thường chỉ áp dụng đối với các vùng nước ngọt ở ao, hồ, kênh, rạch
có diện tích nhỏ.
- Trong nước ao , hồ, lạch kênh có chứa các chất như axit , bazo, muối, đều là những
chất dẫn điện tốt.

Hình 5: Dòng sông thuận lợi cho việc kích điện đánh cá
- Chích điện không thực hiện được ở vùng nước mặn, vì độ dẫn điện của nước mặn tốt
hơn độ dẫn điện của mô trong cá nên dòng điện không xâm nhập vào cơ thể cá.
2. Thực trạng của hiện tượng này ở huyện Kim Sơn
- Mặc dù đã được các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng liên tục
cảnh báo về sự nguy hiểm đến tính mạng và sự nguy hại đối với môi trường sinh thái,


tuy nhiên, hiện nay, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện vẫn tiếp diễn ở nhiều địa
phương trên địa bàn huyện.

Hình 6: Tình trạng đánh cá bằng kích điện vẫn đang diện ra trên địa bàn huyện
- Vào những ngày này, dạo quanh một vòng trên các đồng ruộng thuộc địa bàn huyện
những nơi xa trung tâm, không khó để bắt gặp người dân dùng xung điện để đánh bắt
cá. Chính vì tình trạng đánh cá bằng xung điện ngày càng gia tăng nên môi trường
sinh thái ở các sông ngòi, ao, hồ, đồng ruộng… đang bị đe dọa nghiêm trọng, có thể
thấy rõ là số lượng cá tôm, sinh vật có ích ngày càng bị sụt giảm, môi trường bị suy
kiệt. Thêm vào đó, tính mạng người dân cũng rất nguy hiểm khi dùng những dụng cụ
tự chế để đánh bắt cá.

Hình 7: Người dân vẫn ngang nhiên kích điện đánh cá ở xã Quang Thiện
- Các chích điện nhỏ thường được cá nhân dùng ở Việt Nam thì dùng ắc quy 6V hoặc
12V qua bộ kích điện để có nguồn điện áp cao, giống như phiên bản trong vợt điện
bắt muỗi, nhưng công suất lớn hơn. Tại ngõ ra của bộ chích này có một tụ điện để trữ



điện năng. Khi bấm công-tắc thì điện phóng ra dạng xung và mau chóng bị giảm áp.
Khi phóng điện xuống vùng nước thì hầu hết các loài động vật thủy sinh từ to đến
nhỏ quanh khu vực đó đều bị điện giật tê liệt. Nếu điện áp đủ cao và công suất phát
đủ lớn để xung điện kéo dài thì từ cá con đến cá lớn tép, cua, tôm, lươn, rắn có thể
chết nổi bụng lên mặt nước.

Hình 8: Cá chết hàng loạt khi dùng phương pháp kích điện để đánh cá

-

Những người đánh bắt cá bằng xung điện bơi xuồng cặp hai bên bờ sông lúc nước
ròng (triều xuống) dùng vợt điện chích cá nổi lên mặt nước, rồi vớt bỏ vô xuồng, dây
điện được đấu nối với dây xích ở túi chài, vừa quăng chài, kẹp bình ắc-quy, những
con cá cách vùng chài khoảng 1m cũng bị giật nhào vào chài. Không chỉ dùng cần
vợt bằng điện, nhiều người còn dùng lưới điện để tận diệt được nhiều cá hơn.


Hình 9: Người dân bắt đầu kích điện đánh cá khi triều xuống
3. Hậu quả của việc đánh bắt cá bằng kích điện
- Nghề đánh bắt cá bằng kích điện ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác hàng năm của ngư dân. Vì nó có thể làm chết
hầu hết các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng ảnh hưởng của xung điện.
- Ngoài ra, nó còn hủy hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản,
làm cho trứng của các loài thủy sản bị phá hủy.
- Khi kích điện đánh cá , rất nhiều loài cá nhỏ cũng bị nguồn điện này giật chết. nhưng
người đánh cá chỉ vớt những con cá to, để lại cá nhỏ . Chính những con cá nhỏ khi
chết đi mà không được vớt lên, cứ ở mãi dưới nước trong một khoảng thời gian dài
đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường



Hình 10 . Cá chết gây ô nhiễm môi trường
- Nguy hiểm hơn, nhiều người đi chích điện do bất cẩn, chủ quan đã bị điện giật gây tử
vong, hình thức chích điện này rất nguy hiểm tới tính mạng của con người khi sơ suất
bị điện giật, không chỉ dùng ghe, mà nhiều người còn lội dọc bờ sông để chích điện,
tự gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hình 11: Cách làm nguy hiểm khi sử dụng phương pháp đánh cá bằng kích điện
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện tràn lan
- Biết rằng dùng xung điện để đánh bắt cá là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng
vì cuộc sống mưu sinh, hơn nữa, làm nghề này cũng có đồng ra đồng vào, đủ lo cho
con cái ăn học nên người dân bất chấp cả hiểm nguy. Theo một số người dân cho
biết, đầu tư một bộ xung điện không đắt lắm, có các loại từ 12-16 con sò, bán kính
hoạt động từ 8-10m và tùy vào mục đích sử dụng hoặc loại dùng bình ắc quy 24V,
kích lên dòng điện 220V cũng có khả năng sát thương tương tự. Để có một bộ xung
điện khá đơn giản, chỉ cần đầu tư khoảng 1,7 triệu đồng là có thể mua một bình ắc
quy 12V và các linh kiện đi kèm, cộng với một bình nhựa và hai cần tự chế là có
ngay một bộ để hành nghề.


Hình 12: Bộ dụng cụ đơn giản thường được người dân sử dụng

- Việc quản lý vấn đề này còn quá lỏng lẻo, một phần vì chưa thành lập được lực lượng
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sự vào cuộc một cách tích cực, quyết liệt của chính quyền
ở địa phương còn hạn chế. Mặt khác cũng chưa có một chế tài đủ mạnh để xử phạt,
nghiêm cấm.
5. Giải pháp giải quyết tình huống từ phía địa phương và nhiệm vụ của học sinh
trong việc giải quyết tình huống
- Về phía các cơ quan chức năng :
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác thủy


sản trên phạm vi địa bàn quản lý, kể cả trên các sông và vùng nội đồng

Hình 13: Bãi bồi ven biển ở huyện Kim Sơn


+ Các cấp, các ngành, đoàn thể ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ,thường
xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường, nguồn
lợi thủy sản tại cơ sở và liên tục thống kê, phát hiện xử lý tổ chức, cá nhân dùng xung
điện đánh bắt thủy hải sản phải tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại khi sử
dụng xung điện bắt thủy hải sản, cần vận động nhân dân, nhất là những hộ ký cam kết
không sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản. Đồng thời, thành lập tổ, đội hoặc
nhóm thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm vi phạm

Hình 14: Các lãnh đạo tỉnh đi kiểm tra sông ngòi
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát bờ vùng, ao đầm, nhất là vào mùa nước,
mùa cá sinh sản
+ Bổ sung hành vi, vi phạm và mức xử phạt đối với sử dụng xung điện
cầm tay, giao thẩm quyền xử phạt cho các cấp xã, huyện, tỉnh, thủ trưởng các ngành
+ Tiếp tục tổ chức giao khoán mặt nước, chuyển đổi cơ cấu nghề khai
thác ven bờ, vùng nội đồng, tạo việc làm để giảm số người khai thác ven bờ, vùng nội
đồng.
+ Cần xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều đề tài, dự án bảo tồn, tái tạo,
phát triển nguồn lợi thủy sản
- Trách nhiệm của học sinh :
+ Bổ sung thêm kiến thức về phương pháp đánh bắt cá bằng kích điện,
tìm hiểu thêm nhiều phương pháp đánh bắt cá an toàn, được Nhà nước cho phép áp dụng
ở chính địa phương mình.



Hình 15: Mô hình tàu, thuyền lí tưởng đùng để đánh bắt cá an toàn, hiệu quả
+ Tuyên truyền cho gia đình , làng xóm về tác hại của việc đánh bắt cá
bằng kích điện từ đó ý thức hơn trong công tác đánh bắt cá, cũng như ngăn chặn các
hành vi đánh bắt cá bằng kích điện.
+ Báo cáo với nhà trường , gia đình khi phát hiện người dân sử dụng hình thức này để
đánh bắt cá để có các biện pháp ngăn chặn kịp thờ

VI . Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 . Về mặt môi trường
Bởi vì hậu quả từ việc đánh bắt cá bằng phương pháp này đối với môi trường
là rất lớn nên việc mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm là vô cùng cần thiết . Hơn
nữa , việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề còn giúp cho người dân vừa trang trải thu nhập
mà lại đảm bảo tính mạng hơn rất nhiều . Nếu các giải pháp trên được thực hiện thì chắc
chắn rằng chỉ sau một thời gian ngắn nữa thôi , chúng ta sẽ không còn phải nhìn thấy
những hình ảnh người dân đánh cá bằng kích điện trên địa bàn huyện nữa .
2 . Về mặt xã hội
Việc đi thực tế và đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống đã làm chúng
em cảm thấy thêm yêu quê hương và có ý thức bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ cuộc
sống của những người dân quê mình . Chúng em mong muốn rằng những biện pháp này
sẽ được thực hiện trong thời gian gần đây để giảm thiểu và rồi triệt để ngăn chặn hành vi
vi phạm này .
3 . Về mặt kiến thức
Việc đi thực tế và bắt tay thực hiện bài tập đã giúp chúng em có nhiều hơn
kiến thức cuộc sống . Đặc biệt còn khiến chúng em thấu hiểu hơn về cuộc sống người
dân nơi huyện nhà còn nhiều khó khăn,vất vả . Từ đây , thôi thúc chúng em góp phần
nhỏ bé của mình để đóng góp cho quê hương mình .


Kim Sơn, ngày 15 tháng 01 năm 2018
Tác giả sản phẩm


Ký, ghi rõ họ tên

Ký, ghi rõ họ tên



×