Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 nguồn tham khảo đáng tin cậy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.08 KB, 2 trang )

5 nguồn tham khảo đáng tin cậy
Quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học đòi
hỏi người học phải sử dụng rất nhiều nguồn tham khảo. Dưới
đây là 5 nguồn thông tin đáng tin cậy mà bạn có thể tham
khảo. Bạn có thể dễ dàng kiếm chúng dưới dạng bản in,
chương trình trên đĩa CD-Rom hay dưới dạng trực tuyến.
Từ điển (Dictionary)
Từ điển cung cấp nghĩa, cách phát âm và cách đánh vần từ. Các tác giả biên soạn những cuốn từ
điển tổng hợp (unabridged dictionaries) đã nỗ lực hoàn thiện chúng bằng cách đưa vào tất cả
các từ hiện đang thông dụng của một thứ tiếng cùng những thông tin tổng quát về các từ đó.
Những cuốn từ điển loại này thường không cung cấp ý nghĩa và thông tin về các từ ít xuất hiện
trong các sách, báo hay tạp chí. Còn những cuốn từ điển chuyên ngành (specialized
dictionaries) sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các từ liên quan đến một lĩnh vực cụ thể như
vũ trụ, toán học, sinh học, tâm lý học v.v... Trong những quyển từ điển loại này, bạn sẽ tìm thấy
một cách dễ dàng những thuật ngữ chuyên ngành hiếm khi được sử dụng ngoài lĩnh vực đó.
Từ điển đồng nghĩa (Thesaurus)
Từ điển loại này sẽ cung cấp cho bạn những từ đồng nghĩa (synonyms) với những từ thông
dụng. Những từ đồng nghĩa được cung cấp trong từ điển này sẽ có cùng nghĩa hoặc có ý nghĩa
tương tự từ gốc mà bạn cần tra. Ví dụ khi tra “easy” bạn sẽ tìm thấy một từ đồng nghĩa của nó là
“simple”. Một từ điển đồng nghĩa chứa nhiều từ đồng nghĩa cho một từ hơn một cuốn từ điển
thông thường. Chúng không chỉ giúp bạn diễn đạt ý tưởng của mình trong các bài viết một cách
đơn giản, cô đọng và súc tích mà còn khiến lời văn của bạn thêm sinh động, phong phú bởi những
cách diễn đạt khác nhau.
Bách khoa toàn thư (Encyclopedia)
Bách khoa toàn thư thường cung cấp cho người đọc những bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau
mà tác giả là những chuyên gia, học giả hàng đầu trong lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, bách khoa toàn
thư còn có thể cung cấp những hình ảnh minh hoạ, bản đồ, định nghĩa của các từ và những nguồn
tham khảo khác mà bạn có thể sử dụng để tìm thêm thông tin. Một cuốn bách khoa toàn thư thông
thường (general encyclopedia) cung cấp những bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Còn bách
khoa toàn thư theo chủ đề (subject encyclopedia) sẽ có những bài viết đầy đủ và chi tiết hơn tập
trung vào các chủ đề, những sự kiện hay về một lĩnh vực nghiên cứu nhất định.


Niên lịch (Almanac)
Đây là một nguồn tham khảo độc bản được xuất bản hàng năm cung cấp những thông tin thực tế
hữu ích về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở đây, bạn có thể tìm thấy thông tin về các quốc gia trên thế
giới, về chính phủ hay các sự kiện lịch sử cũng như nhiều vấn đề khác. Và mỗi năm niên lịch lại
được cập nhật một lần nên những thông tin mà nó cung cấp sẽ là những thông tin mới nhất.
Tập bản đồ (Atlas)
Atlas là tuyển tập những tấm bản đồ. Phổ biến nhất hiện nay là tập bản đồ nêu rõ đặc điểm chính
trị cũng như địa hình của các quốc gia trên thế giới. Bản đồ hành chính (political map) chỉ rõ ranh
giới giữa các quốc gia. Bản đồ địa lý (physical map) chỉ ra những đặc điểm của bề mặt trái đất
như núi, sa mạc hay mực nước biển. Bạn cũng có thể sử dụng bản đồ hướng dẫn (road map) để
tìm đường đi từ từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra những bản đồ đặc biệt dành cho những lĩnh
vực khác như bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ đại dương, thậm chí cả bản đồ cấu trúc cơ thể con
người.
Tận dụng tốt những nguồn tham khảo quan trọng này sẽ giúp bạn tìm thấy những tài liệu cần thiết
cho công việc học tập và nghiên cứu của mình.

×